Google search engine

Đánh giá hiệu quả chương trình quản lý người bệnh suy tim ngoại trú tại khoa tim mạch – lão học BV tim mạch An Giang

NGUYỄN CÔNG THÀNH

PHAN QUỐC THẮNG

TRẦN KIM MINH

PHAN THANH TRÚC

 

TÓM TẮT

Nền tảng: Nhiều người bệnh suy tim thiếu kỹ năng tự chăm sóc. Tư vấn và thúc đẩy việc tự chăm sóc cho người bệnh suy tim giúp giảm tỷ lệ nhập viện liên quan đến suy tim.

Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ nắm vững kiến thức các bước tự chăm sóc tại nhà trước và sau tư vấn. Đánh giá tỷ lệ thực hiện đạt các bước tự chăm sóc tại nhà, tỷ lệ tái nhập viện của người bệnh suy tim và một số yếu tố liên quan.

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có can thiệp

Kết quả: Nghiên cứu có 81 người bệnh suy tim mạn trong chương trình quản lý người bệnh suy tim ngoại trú của Bệnh viện Tim mạch An Giang. Tuổi trung bình 66 tuổi ± 12,4, thấp nhất 33, cao nhất

Nữ tỷ lệ 51,9. Suy tim NYHA độ III chiếm tỷ lệ 84%. Tỷ lệ người bệnh nắm vững kiến thức toàn bộ các bước trước tư vấn chỉ đạt 2,5%, sau tư vấn có cải thiện đạt 11,1% (p= 0,01). Tỷ lệ tái nhập viện > 2 lần sau 3 tháng xuất viện 29,6% và có liên quan với tỷ lệ nắm vững toàn bộ các bước tự chăm sóc tại nhà sau tư vấn (p = 0,03).

Kết luận: Tỷ lệ nắm vững kiến thức toàn bộ các bước tự chăm sóc tại nhà của người bệnh suy tim sau tư vấn đạt 11,1%. Tỷ lệ tái nhập viện sau 3 tháng xuất viện 29,6%. Có mối liên quan giữa tỷ lệ tái nhập viện với tỷ lệ nắm vững toàn bộ kiến thức tự chăm sóc tại nhà của người bệnh suy tim.

Từ khóa: Quản lý suy tim ngoại trú, các bước tự chăm sóc, suy tim mạn.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Suy tim là một hội chứng bệnh lý rất thường gặp và là hậu quả của nhiều bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, bệnh van tim, … Suy tim là tình trạng bệnh lý trong đó cung lượng tim không đủ để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ  thể trong mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân [1]. Tại Việt nam, nhiều chương trình quản lý người bệnh (NB) suy tim được triển khai, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ tái nhập viện và giảm tỷ lệ tử vong cho NB suy tim [2], [3],[4], [5].

Tại Bệnh viện Tim Mạch An Giang, NB suy tim trước khi xuất viện đã được tư vấn, giáo dục các bước tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà thông qua Chương trình quản lý suy tim tại Bệnh viện Tim mạch An Giang. Nhằm đánh giá bước đầu kết quả chương trình này, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả  Chương trình quản lý người bệnh suy tim ngoại trú tại Khoa Tim mạch-Lão học, Bệnh viện Tim mạch An Giang với 2 mục tiêu:

  • Đánh giá tỷ lệ nắm vững kiến thức các bước tự chăm sóc tại nhà trước và sau tư vấn của người bệnh suy
  • Đánh giá tỷ lệ thực hiện đạt các bước tự chăm sóc tại nhà, tỷ lệ tái nhập viện của NB suy tim và một số yếu tố liên

2.  ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • Đối tượng nghiên cứu:

Người bệnh được chẩn đoán suy tim theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế Việt Nam [1], nội trú tại Khoa Tim mạch- Lão học, Bệnh viện Tim Mạch An Giang.

Tiêu chuẩn loại trừ

Người bệnh hoặc người nuôi không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

  • Thiết kế nghiên cứu

Mô tả cắt ngang có can thiệp

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

Lấy mẫu thuận tiện theo trình tự thời gian.

2.2.3. Cách tiến hành nghiên cứu

Cách bước tiến hành nghiên cứu

Điều dưỡng bệnh phòng tiến hành đánh giá kiến thức NB về các bước tự chăm sóc tại nhà theo bảng kiểm, sau đó tư vấn và giải thích lại các bước này. Điều dưỡng bệnh phòng đánh giá lại tỷ lệ nắm vững kiến thức các bước tự chăm sóc của NB suy  tim sau tư vấn.

Bảng 2.1. Bảng kiểm các bước tự chăm sóc tại nhà của người bệnh suy tim [1]

 

TT

 

NỘI DUNG

 

CÁC BƯỚC PHẢI ĐẠT

 

1

Hiểu triệu

chứng của bệnh

1. Theo dõi và nhận biết dấu hiệu khó thở, (khi gắng

sức, khi nằm, giảm khi nghỉ ngơi…)

2. Phù chân, tăng cân nhanh (tăng 2 Kg/ 3 ngày)
2 Chế độ ăn 3. Hạn chế muối ăn vào < 2g/ ngày (khoảng ¼ muỗng

cà phê).

4. Hạn chế ăn chất béo bão hoà, bổ sung Omega -3.
5. Nên ăn nhiều chất xơ và ăn làm nhiều bữa nhỏ.
6. Ngưng thuốc lá. Hạn chế cà phê và các thực phẩm

chứa cồn: rượu, bia.

 

3

Hoạt động thể lực 7. Tập luyện khoảng 30 phút / ngày, từ 5 – 7 ngày trong  tuần với tăng cường độ từ từ lúc khởi đầu và giảm dần cường độ lúc cuối buổi tập.
 

 

 

4

 

 

Tuân thủ điều trị

8. Uống thuốc điều độ, đúng chỉ định mỗi ngày.
9. Không tự ý ngưng thuốc, tự ý thay đổi liều. Tránh

dùng thuốc kháng viêm.

10. Liên hệ ngay với nhân viên y tế khi tình trạng suy

tim diễn tiến bất thường.

 Điều dưỡng bệnh phòng cung cấp cho NB bảng kiểm các bước tự chăm sóc tại  nhà và hướng dẫn tiếp:

  • Cách ghi Sổ tay theo dõi tại nhà ( đã in sẵn và cung cấp cho BN) ( Phụ lục 1).
  • Cách liên hệ nhân viên y tế khi tình trạng suy tim bất thường.
  • Cách tái khám tại bệnh viện cho người bệnh trước khi xuất viện. Điều dưỡng trong nhóm nghiên cứu:
  • Liên lạc với người bệnh qua mạng Zalo hoặc điện thoại di động mỗi tháng 1 lần, đánh giá kết quả các bước tự chăm sóc của NB theo bảng kiểm, tư vấn lại các bước tự chăm sóc mà NB thực hiện chưa đạt; ghi nhận các dấu hiệu khó thở, phù, tăng cân, …, tình trạng tái nhập viện và nhắc lịch hẹn tái khám.
  • Tại phòng khám suy tim của bệnh viện, điều dưỡng trong nhóm nghiên cứu tiếp tục thực hiện các bước trên.
  • Thông tin ghi nhận từ các lần đánh giá sau xuất viện 01 tháng và 03 tháng được đưa vào phân tích trong nghiên cứu.

Cách tính điểm các bước theo Bảng kiểm tự chăm sóc tại nhà

Mỗi bước người bệnh nắm vững kiến thức và thực hiện đạt: 1 điểm, không nắm vững kiến thức hoặc thực hiện không đạt: 0 điểm.

Ghi nhận các biến số

Tuổi, giới, trình độ học vấn. Phân độ suy tim theo NYHA.

Phân suất tống máu thất trái từ kết quả siêu âm tim, Điểm số từ các bảng kiểm.

Số lần tái nhập viện trong vòng 03 tháng sau xuất viện.

2.2.4. Địa điểm nghiên cứu

Khoa Tim mạch Lão học, Bệnh viện Tim mạch An Giang. Thời gian: từ 04/2022 – 11/2022.

2.2.5. Phương pháp thống kê

  • Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.
  • Các biến số liên tục được trình bày bằng: giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.
  • Các biến số định tính được trình bày bằng tỉ lệ phần trăm (%).
  • Mối liên quan giữa tuổi, giới tính, trình độ học vấn và tỷ lệ thực hiện đạt toàn bộ các bước với tỷ lệ tái nhập viện được kiểm định bằng phép kiểm Chi bình phương.
  • Ngưỡng có ý nghĩa thống kê của các phép kiểm là p < 0,05.

3. KẾT QUẢ

Mẫu nghiên cứu gồm 81 người bệnh (NB) suy tim mạn, điều trị nội trú đưa vào  chương trình quản lý suy tim ngoại trú, tại Khoa Tim mạch Lão học- Bệnh viện Tim mạch An Giang từ tháng 3/2022-11/2022.

Bảng 3.1. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu

Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Tuổi
< 50 tuổi 7 8,6
50-65 tuổi 31 38,3
> 65 tuổi 43 53,1
Tuổi trung bình (năm): 66 ± 12,4 (thấp nhất 33; Cao nhất 91)
Giới
Nữ 42 51,9
Nam 39 48,1
Trình độ học vấn
Không đi học 3 3,7
Cấp 1 33 40,7
Cấp 2 29 35,8
Cấp 3 16 9,8
Phân độ suy tim
Độ II 13 16
Độ III 68 84
EF Trung bình: 35,7 ± 7,4 % (thấp nhất: 22%; cao nhất: 50%)
Số lần tái nhập viện sau 03 tháng xuất viện
≤ 2 57 70,4
> 2 24 29,6

 Bảng 3.2. Tỷ lệ nắm vững kiến thức các bước tự chăm sóc trước và sau tư vấn  của NB

 

Nội dung

Trước tư vấn Sau tư vấn  

p

Đạt

n (%)

Không đạt

n (%)

Đạt

n (%)

Không đạt

n (%)

Bước 1 56 (69,1) 25 (30,9) 70 (86,4) 11 (13,6) 0,01
Bước 2 33 (40,7) 48 (59,3) 55 (67,9) 26 (32,1) 0,01
Bước 3 25 (30,9) 56 (69,1) 57 (70,4) 24 (29,6) 0,01
Bước 4 23 (28,4) 58 (71,6) 51 (63) 30 (37) 0,00
Bước 5 31 (38,3) 50 (61,7) 47 (58) 34 (42) 0,01
Bước 6 63 (77,8) 18 (22,2) 70 (86,4) 11 (13,6) 0,01
Bước 7 33 (40,7) 48 (59,3) 55 (67,9) 26 (32,1) 0,01
Bước 8 73 (90,1) 8 (9,9) 78 (96,3) 3 (3,7) 0,02
Bước 9 57 (70,4) 24 (29,6) 78 (96,3) 3 (3,7) 0,20
Bước 10 48 (59,3) 33 (40,7) 79 (97,5) 2 (2,5) 0,16
Nắm vững kiến thức toàn bộ 10

bước

 

 

2 (2,5)

 

 

79 (97,5)

 

 

9 (11,1)

 

 

72 (88,9)

 

 

0,01

Bảng 3.3. Tỷ lệ đạt các bước tự chăm sóc NB thực hiện tại nhà

 

Nội dung

Sau xuất viện 1 tháng Sau xuất viện 3 tháng  

p

Đạt

n (%)

Không đạt

n (%)

Đạt

n (%)

Không đạt

n (%)

Bước 1 70 (86,4) 11 (13,6) 80 (98,8) 1 (1,2) 0,13
Bước 2 55 (67,9) 26 (32,1) 75 (92,6) 6 (7,4) 0,08
Bước 3 57 (70,4) 24 (29,6) 71 (87,7) 10 (12,3) 0,01
Bước 4 51 (63) 30 (37) 60 (74,1) 21 (25,9) 0,01
Bước 5 47 (58) 34 (42) 73 (90,1) 8 (9,9) 0,19
Bước 6 70 (86,4) 11 (13,6) 74 (91,4) 7 (8,6) 0,01
Bước 7 55 (67,9) 26 (32,1) 63 (77,8) 18 (22,2) 0,01
Bước 8 78 (96,3) 3 (3,7) 80 (98,8) 1 (1,2) 0,03
Bước 9 78 (96,3) 3 (3,7) 80 (98,8) 1 (1,2) 0,03
Bước 10 79 (97,5) 2 (2,5) 80 (98,8) 1 (1,2) 0,97

 Bảng 3.4. Mối liên quan tỷ lệ tái nhập viện với một số yếu tố

Yếu tố Số lần nhập viện p
≤ 2 > 2
Giới tính
Nữ 32 (39,5) 10 (12,3) 0,17
Nam 25 (30,9) 14 (17,3)
Nhóm tuổi
<50 tuổi 5 (6,2) 2 (2,5) 0,92
50-65 tuổi 21 (25,9) 10 (12,3)
> 65 tuổi 31 (38,3) 12 (14,8)
Trình độ học vấn
Không đi học 2 (2,5) 1 (1,25) 0,27
Cấp 1 20 (24,7) 13 (16)
Cấp 2 21 (25,9) 8 (9,9)
Cấp 3 14 (17,3) 2 (2,5)
Phân độ suy tim
Độ II 10 (12,3) 3 (3,7) 0,42
Độ III 47 (58) 21 (25,9)
Đạt toàn bộ các bước sau 03 tháng xuất viện
Không đạt 48 (59,3) 24 (29,6) 0,03

(Fisher’s Exact Test)

Đạt 9 (11,1) 0

4. BÀN LUẬN

Mẫu nghiên cứu gồm 81 NB suy tim mạn, điều trị nội trú tại Khoa Tim mạch Lão học- Bệnh viên Tim mạch An Giang từ tháng 4/2022 -11/2022.

4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Tuổi trung bình của 81 NB tham gia nghiên cứu là 66 ± 12,4 tuổi, NB > 65 tuổi chiếm 53,1%; NB nữ chiếm 51,9%. Tương đồng với Nghiên cứu (NC) của Phạm Hồng Nhung và Cộng sự (CS) 66,8 ± 9,6 tuổi, NC của Trần Thị Ngọc Anh 61,2 ±

14,9 tuổi [2], [4]. NC của Vidán MT và CS trên 415 NB > 70 tuổi, nhập viện vì suy tim đã cho thấy hầu hết không thể thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến tự chăm sóc suy tim [10].

Tỷ lệ suy tim độ III theo NYHA trong nghiên cứu này đạt 84%, với EF Trung bình: 35,7 ± 7,4 %. Theo Dodson JA và CS, khoảng ¼ đến ½  số NB  suy tim bị suy giảm nhận thức, những NB này có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động tự chăm sóc bản thân [7].

Trong nghiên cứu này, tỷ lệ NB không đi học và cấp 1 chiếm 44,4%, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng nắm vững kiến thức các bước tự chăm sóc của NB.

Người bệnh tái nhập viện do suy tim từ 2 lần trở lên chiếm 29,6% thấp hơn NC của Phạm Hồng Nhung chiếm tỷ lệ này khá cao với 69,1% [3]. Điều này có thể giải thích người bệnh đưa vào quản lý suy tim được điều dưỡng trong nhóm theo dõi liên hệ tư vấn tình trạng bệnh nhắc nhỡ uống thuốc và tự chăm sóc tốt hơn.

4.2. Tỷ lệ nắm vững kiến thức các bước tự chăm sóc

  • Đánh giá tỷ lệ nắm vững kiến thức về các bước tự chăm sóc trước và sau tư vấn.

Kết quả NC cho thấy bước 9 “Không tự ý ngưng thuốc, tự ý thay đổi liều. Tránh dùng thuốc kháng viêm” và bước 10 “Liên hệ ngay với nhân viên y tế khi tình trạng suy tim diễn tiến bất thường” người bệnh đã hiểu và nắm vững kiến thức ngay từ đầu (p > 0,05). Trước tư vấn, tỷ lệ nắm vững kiến thức các bước 4 “Hạn chế ăn chất béo bão hoà,…”, bước 3 “Hạn chế muối ăn…” , bước 5 “Nên ăn nhiều chất xơ …”, bước 2 “Phù chân, tăng cân nhanh …”, và bước 7 “Tập luyện khoảng 30 phút / ngày …” lần lượt là 28,4%; 30,9%; 38,3%; 40,7% và 40,7%; sau tư vấn tỷ lệ nắm vững kiến thức các bước này tăng rõ rệt với tỷ lệ lần lượt là 71,6%; 69,1%; 61,7%, 59,3% và 59,3% ( p< 0,05).

Kết quả NC cũng cho thấy, sau tư vấn, tỷ lệ không đạt ở bước 3 “ Hạn chế muối ăn…” 29,6% và bước 8 “ Uống thuốc điều độ, đúng chỉ định mỗi ngày” 3,7 % tương đồng với NC của Phạm Hồng Nhung và CS với tỷ lệ lần lượt là 27,2%; 43,2% [3].

Trong nghiên cứu này, tỷ lệ NB nắm vững kiến thức toàn bộ các bước trước tư vấn chỉ đạt 2,5%, sau tư vấn có cải thiện đạt 11,1% ( p= 0,01). NC của Fabbri M và

CS trên 2487 NB suy tim, cho thấy 10,1% NB hiểu biết về sức khỏe mức độ thấp và nhóm NB này có tỷ lệ tử vong và tái nhập viện cao hơn NB có hiểu biết sức khỏe đầy đủ [8].

4.2.2. Đánh giá tỷ lệ đạt các bước tự chăm sóc của NB thực hiện tại nhà

NC cho thấy sau xuất viện 03 tháng, tỷ lệ đạt các bước 3, 4, 6, 7, 8 và 9 được NB thực hiện tại nhà đã cải thiện có ý nghĩa so với sau xuất viện 01 tháng (p<0,05), với tỷ lệ lần lượt là 87,7%; 74,1%; 91,4%; 77,8%; 98,8% và 98,8%. Riêng các bước 1 “ Theo dõi và nhận biết dấu hiệu khó thở”, bước 2 “ Phù chân, tăng cân nhanh

…”, bước 5 “ Nên ăn nhiều chất xơ…” và bước 10 “ Liên hệ ngay với nhân viên y tế khi tình trạng suy tim diễn tiến bất thường” , NB đã nắm vững và thực hiện đạt các bước này ngay từ thời điểm sau xuất viện 30 ngày (p>0,05).

NC của Hà Thị Thúy và CS cho thấy tỷ lệ NB suy tim thực hiện tự cân nặng hàng ngày, tập thể dục hàng ngày, gọi cho bác sĩ hoặc điều dưỡng khi có dấu hiệu suy tim bất thường lần lượt là 49,7%; 61,5%; 25,2% [6]. Các tỷ lệ này trong NC của chúng tôi lần lượt là 92,6%; 77,8%; 98,8%.

NC của Jonkman NH và CS trên 5624 NB suy tim, cho thấy giáo dục tự chăm sóc dài hạn với sự củng cố thường xuyên, đã làm giảm đáng kể số ca nhập viện vì suy tim. Các can thiệp trong thời gian dài hơn sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong [9].

4.2.3. Tỷ lệ tái nhập viện và một số yếu tố liên quan

Kết quả NC cho thấy tỷ lệ tái nhập viện do suy tim > 2 lần trong vòng 03 tháng sau xuất viện đạt 29,6%, thấp hơn trong NC của Phạm Hồng Nhung và CS với tỷ lệ 69,1% [3].

NC của chúng tôi không ghi nhận mối liên quan giữa tỷ lệ tái nhập viện ≥ 2 lần trong vòng 03 tháng sau xuất viện với giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn và phân độ suy tim (p > 0,05). NC ghi nhận mối liên quan giữa tỷ lệ này với tỷ lệ nắm vững kiến thức toàn bộ các bước sau tư vấn (p = 0,03).

NC của Jonkman NH và CS cho thấy các kỹ năng tự chăm sóc được cải thiện có thể làm giảm 20% tỷ lệ nhập viện liên quan đến suy tim [9].

5. Kết luận

Qua nghiên cứu 81 NB suy tim đã được đưa vào chương trình quản lý người bệnh suy tim ngoại trú, tỷ lệ nắm vững kiến thức bước tự chăm sóc tại nhà của NB suy tim sau tư vấn đạt 11,1%. Tỷ lệ tái nhập viện sau 3 tháng xuất viện 29,6%. Có mối liên quan giữa tỷ lệ tái nhập viện với tỷ lệ nắm vững toàn bộ kiến thức tự chăm sóc tại nhà của NB suy tim.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO