Google search engine

Bản tin tổng hợp – Tháng 8/2013

Clopidogrel với aspirin trong đột quỵ nhẹ cấp và cơn thoáng thiếu máu não

Bối cảnh:

Đột quỵ thường xảy ra vài tuần đầu sau cơn thoáng thiếu máu não (TIA) hoặc đột quỵ thiếu máu nhẹ. Điều trị kết hợp aspirin

+ clopidogrel có thể cho sự bảo vệ đột quỵ tái phát sau đó hơn là aspirin đơn thuần.

Phương pháp:

Trong 1 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi có đối chứng với giả dược tại 114 trung tâm ở Trung Quốc, chúng tôi phân ngẫu nhiên 5170 bệnh nhân (BN) trong vòng 24 giờ đầu sau đột quỵ thiếu máu nhẹ hoặc TIA nguy cơ cao vào 2 nhóm điều trị kết hợp (clopidogrel 300mg sau đó 75mg/ngày cho 90 ngày cùng với aspirin 75mg/ngày cho đến 21 ngày) hoặc vào nhóm giả dược kết hợp aspirin 75mg/ngày cho 90 ngày. Tất cả những người tham gia đều nhận aspirin mở nhãn tại liều được xác định bởi nhà lâm sàng 75-300mg vào ngày thứ 1. Kết cục tiên phát là đột quỵ (thiếu máu hoặc xuất huyết) trong vòng 90 ngày theo dõi theo phân tích intention-to-treat. Sự khác biệt điều trị được đánh giá bằng sử dụng mô hình hồi qui Cox, với trung tâm nghiên cứu tác động ngẫu nhiên.

Kết quả:

Đột quỵ xảy ra 8.2% ở nhóm dùng clopidogrel-aspirin, so với 11.7% ở nhóm aspirin đơn thuần (HR 0.68; 95%CI 0.57-0.81; P<0.001). Xuất huyết trung bình-nặng xảy ra 7 BN (0.3%) trong nhóm clopidogrel-aspirin và 8 BN (0.3%) trong nhóm aspirin (p=0.73); tỷ lệ xuất huyết não xảy ra 0.3% mỗi nhóm.

Kết luận:

Những BN bị đột quỵ thiếu máu nhẹ hoặc TIA trong vòng 24 giờ, điều trị kết hợp clopidogrel+aspirin tốt hơn aspirin đơn thuần trong giảm nguy cơ đột quỵ trong vòng 90 ngày đầu và không làm tăng nguy cơ xuất huyết.

 

Ảnh hưởng tim mạch của sự can thiệp lối sống tích cực ở bệnh nhân đái tháo đường type 2

Bối cảnh:

Giảm cân được khuyến cáo cho những bệnh nhân (BN) đái tháo đường típ 2 (ĐTĐ2) có quá cân hoặc béo phì dựa trên những nghiên cứu ngắn hạn, tác động lâu dài trên bệnh lý tim mạch vẫn còn chưa rõ. Chúng tôi xem xét việc can thiệp lối sống tích cực để giảm cân có hay không làm giảm bệnh suất và tử suất ở những BN này.

Phương pháp:

Trong 16 trung tâm nghiên cứu ở Mỹ, chúng tôi phân bố ngẫu nhiên 5145 BN ĐTĐ2 có quá cân hoặc béo phì vào 2 nhóm can thiệp lối sống tích cực (giảm cân thông qua giảm năng lượng đưa vào và tăng hoạt động thể lực) hoặc vào nhóm chứng (nhận những hỗ trợ và giáo dục về ĐTĐ). Kết cục tiên phát là tiêu chí gộp của tử vong do mọi nguyên nhân, NMCT không tử vong, đột quỵ không tử vong, hoặc nhập viện vì đau ngực trong suốt thời gian nghiên cứu tối đa 13.5 năm.

Kết quả:

Thử nghiệm lâm sàng phải ngừng sớm dựa trên phân tích sơ lược (futility analysis) khi thời gian theo dõi trung vị đạt 9.6 năm (tại thời điểm này, khả năng quan sát  cho 1 kết quả dương tính có ý nghĩa để đến cuối nghiên cứu theo hoạch định ước tính chỉ khoảng 1%). Giảm cân trong nhóm can thiệp tích cực nhiều hơn trong nhóm chứng (8.6% so với 0.7% tại thời điểm 1 năm; 6% so với 3.5% tại thời điểm kết thúc nghiên cứu). Can thiệp lối sống tích cực còn giảm hemoglobin glycate hóa nhiều hơn, cải thiện ban đầu nhiều hơn về sức khỏe và các yếu tố nguy cơ tim  mạch toàn bộ, ngoại trừ LDL-C. Kết cục tiên phát xảy ra ở 403 BN trong nhóm can thiệp tích cực và trong 418 BN ở nhóm chứng (1.83 so với 1.92 biến cố trên 100 người –năm; HR 0.95, 95% CI  0.83-1.09, p = 0.51).

Kết luận:

Can thiệp lối sống tich cực chỉ tập trung vào giảm cân không làm giảm tỷ suất biến cố tim mạch ở BN ĐTĐ2 có quá cân hay béo phì.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO