Google search engine

Ngừng tiêm vaccine ngừa cúm A/H1N1 tại VN

Ngày 19/8, Bộ Y tế cho biết, sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo kết thúc dịch cúm A/H1N1 (10/8), việc triển khai tiêm ngừa vaccine cúm A/H1N1 cho đối tượng có nguy cơ cao như phụ nữ có thai, cán bộ y tế, người mắc bệnh mãn tính cũng được bãi bỏ ở Việt Nam.

 

Tuy nhiên, các giám sát sau đại dịch cúm A/H1N1 vẫn được thực hiện khi phát hiện chùm ca bệnh hô hấp nặng hoặc tử vong, vẫn tiến hành điều tra các trường hợp nặng hoặc bất thường, chùm ca bệnh hoặc vụ dịch để tạo điều kiện xác định nhanh chóng những thay đổi quan trọng trong dịch tễ học hoặc mức độ trầm trọng của cúm. Cùng với đó là việc duy trì giám sát các bệnh giống cúm và các trường hợp nhiễm trùng hô hấp cấp tính nặng.

Điều trị cho bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1. Ảnh: TNO

Điều trị cho bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1. Ảnh: TNO

 

WHO cho biết, việc tiêm vaccine phòng bệnh vẫn được coi là một công cụ của việc giảm tỉ lệ mắc và tử vong gây ra bởi virus cúm. Do đó, WHO khuyến cáo chỉ tiêm phòng cho những người có nguy cơ cao ở những nước có sẵn vaccine cúm.

Theo ông Đỗ Gia Cảnh, trưởng phòng thử nghiệm lâm sàng (Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư), những người có tiền sử sốc, phản ứng quá mẫn cảm, phản ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccine, có tiền sử phản ứng với vaccine cúm trước đây (mệt mỏi quá, sưng tấy quá sau tiêm), dị ứng với trứng gà (vì vaccine sản xuất trên trứng gà có phôi), người có hội chứng Guillain Barré (hội chứng về thần kinh, viêm đa dây thần kinh cấp tính và tiến triển nhanh), trẻ dưới 6 tháng tuổi, người đang sốt không nên tiêm vaccine ngừa cúm A/H1N1.

Phụ nữ có thai không nên sử dụng vaccine ngừa cúm dạng xịt mũi (còn gọi là vaccine sống giảm độc lực) do virus trong vaccine mới chỉ bị làm yếu đi, có thể chuyển hóa hoặc gắn với tế bào non của cơ thể, gây các phản ứng phụ ở người sử dụng.

H.H (Tổng hợp)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO