Google search engine

Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân tăng huyết áp

TÓM TẮT

Mở đầu:Tăng huyết áp (THA) là một trong những vấn đề của sức khỏe cộng đồng không những vì tần suất mắc bệnh cao mà còn do ảnh hưởng của bệnh đối với chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh.

 

ThS.BS Trần Công Duy

PGS.TS.BS Châu Ngọc Hoa

Bộ Môn Nội, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

 

Mục tiêu: Khảo sát CLCS ở bệnh nhân THA.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, có phân tích trên các bệnh nhân THA đang điều trị tại phòng khám Nội Tim Mạch, bệnh viện Chợ Rẫy từ 10/2013 đến 03/2014, sử dụng bộ câu hỏi SF-36.

Kết quả: Điểm trung bình của 4 lĩnh vực sức khỏe thể chất bao gồm hoạt động chức năng, giới hạn chức năng, cảm nhận đau đớn và sức khỏe tổng quát lần lượt là:68,3; 57,2; 57,1 và 37,2. Điểm trung bình của 4 lĩnh vực sức khỏe tinh thần bao gồm cảm nhận sức sống, hoạt động xã hội, giới hạn tâm lý và tinh thần tổng quát lần lượt là 55,5; 57,5; 58,7 và 48,8. Các yếu tố có liên quan với CLCS của bệnh nhân THA  trong phân tích đa biến là tuổi, nghề nghiệp, bảo hiểm y tế, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, đái tháo đường, suy tim, bệnh mạch vành, đột quỵ, cơn thoáng thiếu máu não và bệnh động mạch chi dưới.

Kết luận: Điểm số CLCS của bệnh nhân THA đều thấp ở tất cả lĩnh vực sức khỏe. Do đó, cần quan tâm các yếu tố ảnh hưởng đến CLCS khi điều trị bệnh nhân THA.

Từ khóa: Chất lượng cuộc sống, tăng huyết áp, SF-36

 

ABSTRACT

HEALTH-RELATED QUALITY OF LIFE AMONG HYPERTENSIVE PATIENTS

Background: Hypertension is one of public health issuses because of not only high prevalence, but also its effect on patients’ health-related quality of life (HRQOL).

Objectives: To survey the HRQOL among hypertensive patients.

Methods: Across-sectional study was carried out from October 2013 to March 2014 to investigate treated hypertensive patients at the Cardiovascular Clinic, Cho Ray Hospital by using SF-36 questionaire.

Results: The mean scores of 4 physical health domains including physical functioning, role physical, bodily pain and general health were 68.3; 57.2; 57.1 and 37.2, respectively. The mean scores of 4 mental health domains including vitality, social functioning, role emotional and mental health were 55.5; 57.5; 58.7 and 48.8,respectively. In multivariate analysis, factors associatedwith HRQOL among hypertensive patients were age, occupation, health insurance, marital status, education level, diabetes mellitus, heart failure, coronary heart disease, stroke, transient ischemic attack and lower extremity artery disease.

Conclusions: Hypertensives had low HRQOL scores in all domains. Factors affecting their HRQOL should be taken into account when treating them.

Key words: Health-related quality of life, hypertension, SF-36

 

MỞ ĐẦU

THA là một trong những vấn đề của sức khỏe cộng đồng cần được quan tâm không những vì tần suất mắc bệnh cao mà còn do những ảnh hưởng của bệnh đối với CLCS của người bệnh. Việc điều trị không đơn thuần là hạ trị số huyết áp để đạt huyết áp mục tiêu, làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch, phòng ngừa và điều trị các tổn thương cơ quan đích  mà còn là cải thiện CLCS của bệnh nhân THA. Tuy mới xuất hiện vài thập kỷ gần đây nhưng vấn đề CLCS đã và đang thu hút nhiều chú ý của y giới.

Bộ câu hỏi đánh giá CLCS SF-36 là một công cụ tốt để đánh giá CLCS của bệnh nhân THA, đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trên thế giới. SF-36 gồm 36 câu hỏi đo lường 8 lĩnh vực sức khỏe, được chia thành 2 thành phần: sức khỏe thể chất (SKTC) và sức khỏe tinh thần (SKTT) [13],[14]. SKTC gồm các lĩnh vực hoạt động chức năng (HĐCN), giới hạn chức năng (GHCN), cảm nhận đau đớn (CNĐĐ) và sức khỏe tổng quát (SKTQ). SKTT gồm các lĩnh vực hoạt động xã hội (HĐXH), giới hạn tâm lý (GHTL), cảm nhận sức sống (CNSS) và tinh thần tổng quát (TTTQ).

Cho đến thời điểm hiện tại, chúng tôi ghi nhận chưa có nghiên cứu nào trong nước về CLCS của bệnh nhân THA bằng bộ câu hỏi SF-36.

MỤC TIÊU

Khảo sát CLCS ở bệnh nhân THA với 2 mục tiêu chuyên biệt:

1.      Tính điểm số CLCS của 8 lĩnh vực sức khỏe theo bộ câu hỏiSF-36ở bệnh nhânTHA

        2.     Khảo sát mối liên quangiữa CLCS và các đặc điểm của bệnh nhân THA: đặc điểm dân số– xã hội, các yếu tố liên quan THA (yếu tố nguy cơ tim mạch, thời gian phát hiện THA, thuốc hạ áp) và tổn thương cơ quan đích

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang mô tả, có phân tích

Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân THA đang điều trị ngoại trú tại phòng khám Nội Tim Mạch, bệnh viện Chợ Rẫy từ 10/2013 đến 03/2014.

Tiêu chuẩn chọn bệnh

·      Bệnh nhân nam hoặc nữ, ≥ 18 tuổi

·      Đã được chẩn đoán và đang điều trị THA

·      Đồng ý tham gia nghiên cứu

Tiêu chuẩn loại trừ

·      Phụ nữ mang thai

·      Đang mắc các bệnh cấp tính nặng: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp, suy thận cấp, viêm phổi nặng …

·      Bệnh nhân không hợp tác được: bất đồng ngôn ngữ, giảm thính lực, bệnh lý tâm thần…

 

Cở mẫu:

n = Z2 1-α/2 . p . (1-p) / d2

·        Z: tham số lấy từ bảng phân bố chuẩn; α: xác suất sai lầm loại I, chọn α = 0,05 nên Z = 1,96

·        d: sai số cho phép; d=0,05

·        p: tỷ lệ THA theo tác giả Phạm Thái Sơn và cs 25,1 % [10]

=> n = 289

Kỹ thuật chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện

Phương pháp thu thập số liệu:mẫu thu thập số liệu soạn sẵn được hoàn thành bằng cách hỏi bệnh, khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán xác định. Đánh giá CLCS của bệnh nhân THA bằng bộ câu hỏi SF-36 do người nghiên cứu phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2007 và SPSS 16.0 để xử lý số liệu

Kết quả của một phép kiểm khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

KẾT QUẢ

Đặc điểm dân số nghiên cứu

Có 300 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Tuổi trung bình là 64,0 ± 12,5. Tỷ lệ nữ/nam là 1,2:1.

Bảng 1: Đặc điểm dân số –  xã hội

Biến số

Tần số

Tỷ lệ (%)

Nhóm tuổi

< 45

45 – 54

55 – 64

≥ 65

16

54

92

138

5,3

18,0

30,7

46,0

Nơi cư trú

TP. Hồ Chí Minh

Tỉnh

50

250

16,7

83,3

Bảo hiểm y tế

282

94,0

Tình trạng hôn nhân

Kết hôn

Độc thân

Góa

Ly dị

198

36

45

21

66,0

12,0

15,0

7,0

Trình độ học vấn

Mù chữ

Cấp I

Cấp II

Cấp III

Cao đẳng, đại học

19

47

96

78

60

6,3

15,7

32,0

26,0

20,0

Nghề nghiệp

Cán bộ

Buôn bán

Nông dân

Công nhân

Khác

38

53

59

18

132

12,7

17,7

19,7

6,0

44,0

 

Bảng 2: Các yếu tố liên quan THA

Biến số

Tần số

Tỷ lệ (%)

Hút thuốc lá

77

25,7

Vận động thể lực

59

19,7

Chỉ số khối cơ thể

Thiếu cân

Bình thường

Thừa cân

Béo phì

60

147

53

40

20,0

49,0

17,7

13,3

Rối loạn lipid máu

209

69,7

Đái tháo đường

77

25,7

Tiền sử gia đình bệnh  tim mạch sớm

58

19,3

Thời gian phát hiện THA

< 5 năm

5 – 10 năm

≥ 10 năm

82

138

80

27,3

46,0

26,7

Số thuốc hạ áp

1

2

3

4

39

157

91

129

13,0

52,3

30,3

4,3

 

Bảng 3:Tổn thương cơ quan đích

Biến số

Tần số

Tỷ lệ (%)

Phì đại thất trái

83

27,7

Bệnh mạch vành

64

21,3

Suy tim

25

8,3

Đột quỵ

34

11,3

Cơn thoáng thiếu máu não

5

1,7

Tiểu đạm

73

24,3

Bệnh thận mạn

58

19,3

Tổn thương võng mạc

109

36,3

Tổn thương động mạch cảnh

125

41,7

Bệnh động mạch chi dưới

22

7,3

 

Bảng 4: Điểm số CLCScủa bệnh nhân THA

Lĩnh vực

Trung bình

ĐLC

GTLN

GTNN

HĐCN

68,3

15,1

25

100

GHCN

57,2

36,7

0

100

CNĐĐ

57,1

18,2

10

100

SKTQ

37,2

26,5

0

92

CNSS

55,5

9,7

35

85

HĐXH

57,5

17,1

0

100

GHTL

58,7

35,2

0

100

TTTQ

48,8

10,0

5

84

 

Sau khi phân tích đơn biến, chúng tôi đưa vào mô hình phân tích đa biến các yếu tố có liên quan với CLCS: tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp, BHYT, đái tháo đường, thời gian phát hiện THA, suy tim, bệnh mạch vành, đột quỵ, cơn thoáng thiếu máu não, tiểu đạm, bệnh thận mạn và bệnh động mạch chi dưới cùng với yếu tố giới tính.Bảng 5 và 6 cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố trên 8 lĩnh vực sức khỏe trong mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với hệ số biến thiên (HSBT) và giá trị p của từng mối liên quan, riêng giá trị p của mô hình < 0,001.

Bảng 5: Ảnh hưởng của các yếu tố đối với SKTC trong phân tích đa biến

Yếu tố

HĐCN

HSBT        p

GHCN

HSBT        p

CNĐĐ

HSBT        p

SKTQ

HSBT        p

Tuổi

-0,5        <0,001

-0,9      <0,001

-0,5      <0,001

-0,9      <0,001

Giới

2,3         0,113

2,1         0,572

-1,8        0,349

2,6         0,351

Hôn nhân

-2,0        0,054

-5,3        0,104

-1,8        0,180

-1,9        0,343

Học vấn

0,1         0,863

-1,8        0,264

-0,9        0,260

-0,2        0,837

Nghề nghiệp

-0,4        0,558

0,4         0,814

0,1         0,911

0,7         0,585

BHYT

0,4         0,906

-6,2        0,423

-7,1        0,072

-0,9        0,872

Thời gian THA

-0,9        0,381

-1,8        0,513

-0,4        0,801

-1,4        0,486

Đái tháo đường

-0,5        0,776

-6,5        0,031

-3,5        0,112

-3,4        0,280

BMV

-3,5        0,061

-10,2      0,038

-4,9        0,043

-7,9        0,270

Suy tim

-6,6        0,013

-35,2    <0,001

-11,8    0,001

-19,2    <0,001

Đột quỵ

-9,2      <0,001

-3,8        0,508

-4,0        0,168

-5,1        0,225

CTTMN

-10,3      0,055

-17,4      0,213

-11,6      0,105

8,9         0,384

Tiểu đạm

-4,0        0,065

-10,2      0,128

-1,8        0,446

-7,0        0,068

BTM

2,7         0,191

7,6         0,153

8,6         0,102

8,5         0,080

BĐMCD

0,7         0,784

-13,2      0,047

-5,4        0,029

0,1         0,986

 

Bảng 6: Ảnh hưởng của các yếu tố đối với SKTT trong phân tích đa biến

Yếu tố

CNSS

HSBT        p

HĐXH

HSBT        p

GHTL

HSBT        p

TTTQ

HSBT        p

Tuổi

-0,3      <0,001

-0,4     <0,001

-0,8        0,002

-0,2      <0,001

Giới

-0,9        0,361

-1,4        0,440

-1,6        0,689

0,4         0,716

Hôn nhân

-4,2        0,001

-1,6        0,209

-5,3        0,039

-0,6        0,415

Học vấn

0,3         0,437

-0,1        0,909

-3,6        0,034

0,1         0,835

Nghề nghiệp

-2,9        0,039

2,6         0,043

-4,9        0,031

-3,9        0,015

BHYT

5,4         0,007

7,5         0,043

-1,8        0,824

6,5         0,003

Thời gian THA

-0,9        0,202

-0,9        0,485

-0,02      0,996

-0,5        0,541

Đái tháo đường

1,6         0,156

-6,4        0,002

-7,6        0,043

-0,9        0,482

BMV

-2,5        0,017

-2,1        0,379

-10,1      0,041

-1,7        0,233

Suy tim

-7,6      <0,001

-12,9    <0,001

-21,4      0,003

-5,8        0,003

Đột quỵ

-1,8        0,230

-7,6        0,006

-10,9      0,040

-2,7        0,088

CTTMN

-10,0      0,007

-15,3      0,024

-16,2      0,268

-7,3        0,044

Tiểu đạm

-2,5        0,078

-1,2        0,578

5,0         0,296

-2,1        0,105

BTM

5,3         0,100

5,1         0,086

7,0         0,208

3,7         0,120

BĐMCD

1,0         0,600

3,2         0,339

9,2         0,202

-0,3        0,860

 

BÀN LUẬN

Điểm số CLCS của bệnh nhân THA

Trong mẫu nghiên cứu, điểm trung bình của các lĩnh vực sức khỏe tương đối thấp, dao động từ 37,2 đến 68,3 điểm, trong đó lĩnh vực SKTQ có điểm trung bình thấp nhất và HĐCN có điểm trung bình cao nhất. Điều đó cho thấy THA làm giảm CLCS của bệnh nhân. Điểm trung bình của các lĩnh vực sức khỏe trong nghiên cứu của chúng tôi gần tương đương kết quả nghiên cứu của Aydemir và Brito ở nhiều lĩnh vực [1],[3]. Hai nghiên cứu của Deforge và Bardage C ghi nhận điểm trung bình các lĩnh vực đều cao hơn tất cả các lĩnh vực trong nghiên cứu của chúng tôi[2],[4]. Sự khác nhau về điểm số CLCS giữa các nghiên cứu là do dân số chọn mẫu khác nhau. Nghiên cứu của chúng tôi, Aydemir và Brito chọn đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân THA điều trị ngoại trú tại phòng khám của bệnh viện, trong khi đó Deforge và Bardage  chọn các bệnh nhân THA trong cộng đồng. Các bệnh nhân THA đến bệnh viện khám thường là những người có các vấn đề ảnh hưởng SKTC và SKTT  nhiều hơn các bệnh nhân trong cộng đồng nên dẫn đến CLCS thấp hơn.

Mối liên quan giữa CLCS và các đặc điểm của bệnh nhân THA

Tuổi: có liên quan với tất cả lĩnh vực sức khỏe. Các bệnh nhân THA có tuổi càng cao thì điểm CLCS càng giảm. Kết quả này phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của con người, tuổi càng cao thì SKTC và SKTTcàng giảm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác[1],[2],[3],[4].

Tình trạng hôn nhân: có mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và CLCS ở 2 lĩnh vực CNSS và GHTL. Các bệnh nhân THA kết hôn có điểm CLCS cao hơn các nhóm còn lại (độc thân, góa, ly dị) trong đó các bệnh nhân góa vợ/chồng có điểm 2 lĩnh vực này thấp nhất. Nghiên cứu của Bardage  và Isacson cho thấy những người ly dị hoặc góa vợ/chồng có điểm CLCS thấp hơn bệnh nhân kết hôn ở tất cả lĩnh vực ngoại trừ CNĐĐ, còn bệnh nhân độc thân có điểm số thấp hơn ở các lĩnh vực HĐXH, GHTL và TTTQ [2].

Nghề nghiệp: nhóm bệnh nhân có nghề nghiệp khác (hưu trí, mất sức, nội trợ) có điểm CLCS ở 4 lĩnh vực thuộc SKTT thấp hơn các nhóm nghề nghiệp còn lại. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và CLCS cũng được phát hiện trong nghiên cứu của Marmot M và cs [7].

Trình độ học vấn: phân tích đa biến cho thấy trình độ học vấn cao là yếu tố ảnh hưởng tích cực đến CLCS của bệnh nhân THA ở lĩnh vực GHTL. Nguyên nhân có thể được giải thích là những người THA có trình độ học vấn cao sẽ có sự nhận thức và hiểu biết về bệnh tật tốt hơn nên họ có tâm lý dễ thích nghi với bệnh hơn so với những người có trình độ học vấn thấp. Nghiên cứu của Bardage và Isacson nhận thấy những người có trình độ học vấn cao có điểm CLCS cao hơn ở 2 lĩnh vực HĐCN và CNĐĐ [2].

Bảo hiểm y tế: liên quan với CLCS ở 3 lĩnh vực: CNSS, HĐXH và TTTQ. Điều này có thể do các bệnh nhân có BHYT được hỗ trợ chi phí điều trị và giảm bớt gánh nặng kinh tế trong việc điều trị lâu dài một bệnh mạn tính như THA nên BHYT có ảnh hưởng tích cực đến SKTT của người bệnh.

Đái tháo đường: có liên quan với CLCS ở 3 lĩnh vực GHCN, HĐXH và GHTL. Điều này có thể do các bệnh nhân THA kèm ĐTĐ sẽ dễ bị biến chứng nhiều hơn, gây ra những khiếm khuyết chức năng, cản trở các hoạt động xã hội, giao tiếp với mọi người và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người bệnh. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy CLCS của bệnh nhân THA sẽ bị ảnh hưởng âm tính nếu mắc kèm theo bệnh ĐTĐ[5],[8],[12].

Suy tim: là tổn thương cơ quan đích ảnh hưởng nhiều nhất đến CLCS của bệnh nhân THA trong mẫu nghiên cứu. Các bệnh nhân suy tim do THA đều có điểm số tất cả lĩnh vực thấp hơn có ý nghĩa so với các bệnh nhân THA không suy tim. Điều này cũng dễ hiểu vì suy tim gây ra các triệu chứng mệt, khó thở, phù chân … và các đợt mất bù cấp sẽ làm giảm SKTC và SKTT của người bệnh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu khác trong và ngoài nước[1],[6],[9].

Bệnh mạch vành: Các bệnh nhân THA có bệnh mạch vành bị giảm điểm số ở 4 lĩnh vực GHCN, CNĐĐ, CNSS và GHTL. Tâm lý người bệnh rất lo sợ khi được bác sĩ cho biết mình có nhiều bệnh tim mạch như bệnh mạch vành đi kèm THA vì theo họ, đây là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra tử vong một cách nhanh chóng. Chính vì vậy, SKTT của họ bị ảnh hưởng rất nhiều. Ngoài ra, những cơn đauthắt ngực trong bệnh mạch vành cũng ảnh hưởng không kém đến SKTC của họ.

Đột quỵ:ảnh hưởng âm tính  đến CLCS ở 4 lĩnh vực HĐCN, HĐXH, GHTL và TTTQ. Một số yếu tố góp phần vào tình trạng suy giảm CLCS ở bệnh nhân sau đột quỵ bao gồm lớn tuổi, tình trạng khiếm khuyết vận động hoặc liệt, thiếu hỗ trợ xã hội, mất khả năng quay lại công việc, suy giảm nhận thức và trầm cảm sau đột quỵ [11].

Cơn thoáng thiếu máu não:liên quan với CLCS ở các lĩnh vực CNSS, HĐXH và TTTQ. CTTMN không để lại di chứng khiếm khuyết vận động hoặc liệt nên không ảnh hưởng SKTC mà chủ yếu ảnh hưởng đến SKTT của bệnh nhân. Nghiên cứu của Aydemir va cs cho kết luận rằng đột quỵ ảnh hưởng âm tính đến HĐCN và GHTL, trong khi CTTMN liên quan với CLCS thấp ở các lĩnh vực GHTL, CNSS và SKTQ [1].

Bệnh động mạch chi dưới: tác động âm tính lên CLCS ở 2 lĩnh vực GHCN và CNĐĐ. Điều này được lý giải do BĐMCD gây ra triệu chứng đau cách hồi chi dưới làm cho người bệnh khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh. Nghiên cứu của tác giả Aydemir và cs có 7,2% bệnh nhân THA với tổn thương cơ quan đích này có điểm CLCS giảm ở lĩnh vực SKTQ [1].

KẾT LUẬN

Dù được xem là bệnh thường không có triệu chứng nhưng điểm số CLCS của bệnh nhân THA đều thấp ở tất cả lĩnh vực sức khỏe, dao động từ 37,2 đến 68,3 điểm.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến CLCS của bệnh nhân THA bao gồm tuổi, nghề nghiệp, bảo hiểm y tế, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, đái tháo đường, suy tim, bệnh mạch vành, đột quỵ, cơn thoáng thiếu máu não và bệnh động mạch chi dưới.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Aydemir O, Ozdemir C, Koroglu E (2005). The impact of co-morbid conditions on the SF-36: A primary-care-based study among hypertensives. Arch Med Res, 36: 136-141.
2.    Bardage C, Isacson DGL (2001). Hypertension and health-related quality of life: an epidemiological study in Sweden. J Clin Epedimiol, 54: 172-181.
3.    Brito DM, Araujo TL, Galvao MT, et al (2008). Quality of life and perception of illness among individuals with blood pressure. Cad Saude Publica, 24: 933-940.
4.    Deforge BR, Stewart DL, DeVoe-Weston M, et al (1998). The relationship between health status and blood pressure in urban African American. J Natl Med Assoc, 90: 658-664.
5.    Khaw WF, Hassan STS, Latiffah AL (2011). Health-related quality of life among hypertensive patients compared with general population norms. J Med Sci, 11(2): 84-89.
6.    Lê Minh Đức (2012). Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân suy tim mạn. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
7.    Marmot M, Smith G, Stansfeld S, et al (1991). Health inequalities among British civil servants: the Whitehall II Study. Lancet, 337: 1387-1393.
8.    Mena-Martin J, Martin-Escudero JC, Simal-Blanco F, et al (2006). Type 2 diabetes mellitus and health-related quality of life: results from the Hortega study. An Med Interma, 23(8): 357-360.
9.    Nguyễn Thị Thúy Minh (2013). Khảo sát chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân suy tim. Luận án Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
10.    Son PT, Quang NN, Viet NL, Khai PG, et al (2012). Prevalence, awareness, treatment and control of hypertension in Viet Nam – results from a national survey. Journal of Human Hypertension, 26: 268-280.
11.    Trần Trung Thành (2012). Đánh giá chất lượng sống của bệnh nhân sau đột quỵ. Luận án Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
12.    Wang R, Zhao Y, He X, et al (2009). Impact of hypertension on health-related quality of life in a population-based study in Shanghai, China.  Public Health, 123: 534-539.
13.    Ware JE (1992). The MOS 36-item short-form health survey (SF-36), conceptual framework and item selection. Med Care, 30(6): 473-483.
14.    Ware JE (2000). SF-36 Health Survey Update. Spine, 25: 3130-3139.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO