Google search engine
Google search engine

Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nữ bị hội chứng động mạch vành cấp tại bệnh viện thống nhất

BN-h1Những khác biệt giữa nam và nữ về sức khỏe và bệnh tật đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như các bác sĩ lâm sàng. Cũng như trên thế giới, ở Việt Nam hiện nay tỉ lệ người có tuổi đang tăng dần và phụ nữ có tỉ lệ thọ hơn nam giới. Đây là một dân số rất đáng được quan tâm.

BS. Nguyễn Ngọc Tú, ThS.BS. Nguyễn Văn Tân,
BS. Phạm Hòa Bình, TS. BS. Hồ Thượng Dũng.
Phân Môn Lão khoa- ĐHYD TP. Hồ Chí Minh.
Abstract
Background. Previous studies have shown that women who present with acute coronary syndrome have different characteristics than men.
Objective. To determine sex diffferences in clinical presentation in male and female patients hospitalized with acute coronary syndromes (ACSs).
Methods. Prospective descriptive study, conducted from November 2007 to July 2008 in the Cardiovascular Center at Thong Nhat Hospital, Ho Chi Minh city. A total of 106 patients (32 women and 74 men) with ACSs were included. Variables were age, sex (independent variables) and current smoking, hypertension, diabetes, hyperlipidemia, prior MI, chronic angina, prior heart failure, prior revascularisation, prior cerebrovascular disease, chronic kidney disease, typical chest pain on arrival, heart rate, blood pressure, Killip class, types of acute coronary syndromes, complications  in hospital (dependent variables).
Results. Overall, no women smoked; the women were older than the men and had significantly higher rates of diabetes, hypertension. Women ³ 65 years had higher rates of chronic angina, prior MI, prior heart failure, chronic kidney disease and lower rate of typical chest pain on arrival. Women ³ 65 years were also more likely than man of the same age to have non-ST elevation ACSs, but there was no sex difference in younger group.
Conclusions. Women and men with acute coronary syndrome had different clinical profiles and presentations.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Những khác biệt giữa nam và nữ về sức khỏe và bệnh tật đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như các bác sĩ lâm sàng. Cũng như trên thế giới, ở Việt Nam hiện nay tỉ lệ người có tuổi đang tăng dần và phụ nữ có tỉ lệ thọ hơn nam giới. Đây là một dân số rất đáng được quan tâm.
Hiện nay, người ta nhận thấy rằng bệnh mạch vành là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho phụ nữ. Theo số liệu thống kê của Mỹ, thực tế cứ 5 phụ nữ thì có 1 người bị bệnh mạch vành và kể từ năm 1984 số ca tử vong do bệnh mạch vành ở nữ cao hơn so với nam. Mặc dù hiện nay tỉ lệ tử vong có giảm ở cả hai giới, nhưng tốc độ giảm ở nam lại nhanh hơn. Mặt khác, người ta nhận thấy việc chẩn đoán và điều trị bệnh cảnh thiếu máu cơ tim cấp còn nhiều thiếu sót, dẫn đến tỉ lệ chẩn đoán sai và tử vong cao. Do đó, việc tìm hiểu sự khác biệt giữa nam và nữ trong biểu hiện và tiến triển của bệnh mạch vành là vô cùng quan trọng.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu ghi nhận sự khác biệt giữa nam và nữ trong các biểu hiện của hội chứng động mạch vành cấp cũng như trong điều trị. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về hội chứng động mạch vành cấp ở bệnh nhân nữ còn rất ít. Vì lý do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp điều trị của bệnh nhân nữ bị hội chứng động mạch vành cấp (ĐMVC).

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:

Dân số mục tiêu: Tất cả bệnh nhân nhập viện ở khoa cấp cứu, sau đó chuyển lên Trung Tâm Tim Mạch, bệnh viện Thống Nhất từ tháng 12/ 2007 đến tháng 7/ 2008.
Dân số chọn mẫu: Từ dân số mục tiêu chọn ra những trường hợp được chẩn đoán hội chứng động mạch vành cấp, bao gồm cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim cấp không có ST chênh lên và nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên.
Tiêu chuẩn loại trừ: Những bệnh nhân tử vong ở khoa cấp cứu, những bệnh nhân xin chuyển viện trong vòng 24 giờ đầu.
Cỡ mẫu: n   =   Z21-/2 x P(1-P)/ d2 . Thực tế chúng tôi thu thập được 106 bệnh nhân.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang, tiền cứu.
Phương pháp tiến hành nghiên cứu: Thu thập số liệu tất cả hồ sơ bệnh án của các đối tượng trong nhóm nghiên cứu, dựa theo bảng thu thập số liệu đã xây dựng.
Định nghĩa các biến số: người lớn tuổi theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): từ 45 – 59 tuổi: người trung niên, từ 60 – 74 tuổi: người lớn tuổi, từ 75 – 90 tuổi: người già, từ 90 tuổi trở lên: người già sống lâu. Theo quan điểm hiện nay của hầu hết các nước Bắc Mỹ, từ  65 tuổi trở lên được xem là lớn tuổi. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng chọn bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên là người lớn tuổi. Chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp theo WHO 2000, suy tim theo Hội Tim mạch Châu Âu, tăng huyết áp theo JNC VII 2003, rối loạn chuyển hoá lipid được xác định theo ATP III (Adult Treatment Panel III) của NCEP (National Cholesterol Education Program), đái tháo đường theo WHO 1998.
Xử lý số liệu: các dữ kiện được xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5 for windows.

KẾT QUẢ
1. Tuổi và giới:
1.1. Tuổi:

Tuổi trung bình: 70,10 ± 11,31. Tuổi trung bình của nam là 67,66 ± 11,37; tuổi trung bình của nữ: 75,63 ±  9,11. Tuổi trung bình của nữ cao hơn nam 8 tuổi (p= 0,001).
1.2. Giới tính: Nam: 74 bệnh nhân, chiếm 69,8%; Nữ: 32 bệnh nhân, chiếm 30,2%. Tỉ lệ nam/nữ = 2,31.
2. Yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành: bảng 1.

Bảng 1. Tỉ lệ yếu tố nguy cơ BMV

< 65 tuổi

≥ 65 tuổi

Nữ %

(4)

Nam %

(23)

P

Nữ %

(28)

Nam % (51)

P

Hút thuốc lá

0(0)

78,3(18)

< 0,05

0(0)

51(26)

< 0,001

THA

50(2)

65,2(15)

> 0,05

92,9(26)

70,6(36)

< 0,05

ĐTĐ

100(4)

30,4(7)

< 0,05

46,4(13)

29,4(15)

> 0,05

RLCH Lipid

100(4)

69,6(16)

> 0,05

58,6(15)

60,8(31)

> 0,05

3. Tiền căn bệnh lý
Bảng 2. Tỉ lệ tiền căn bệnh lý

< 65 tuổi

≥ 65 tuổi

Nữ %

(4)

Nam %

(23)

Nữ %

(28)

Nam % (51)

Đau thắt ngực

25(1)

17,4(4)

60,7(17)

39,2(20)

NMCT

0(0)

13(3)

28,6(8)

23,5(12)

Chụp MV

0(0)

4(1)

3,6(1)

9,8(5)

CTMVQD

0(0)

0(0)

3,6(1)

5,9(3)

Suy tim

0(0)

0(0)

14,3(4)

7,8(4)

TBMN

0(0)

4(1)

7,1(3)

9,8(5)

Suy thận mãn

0(0)

0(0)

30(6)

15,8(6)

4. Thời gian từ lúc khởi bệnh đến khi nhập viện:

BN-h1

Biểu đồ 1. Thời gian từ lúc khởi bệnh đến khi nhập viện.
A: BN < 65 tuổi. B: BN ≥ 65 tuổi.

5. Triệu chứng đau ngực khi nhập viện:

Bảng 3. Tỉ lệ đau ngực khi nhập viện

 

< 65 tuổi

≥ 65 tuổi

Nữ %

(4)

Nam %

(23)

P

Nữ %

(28)

Nam %

(51)

P

Đau ngực điển hình

75

(3)

78.3

(18)

> 0.05

50

(14)

74.5

(38)

< 0.05

Đau ngực không điển hình hoặc không đau ngực

25

(1)

21.7

(5)

50

(14)

25.5

(13)

6. Các triệu chứng cơ năng khác:
Tỉ lệ bị đau thượng vị, đau bụng, đau lưng, chán ăn, rối loạn tri giác của nữ cao hơn những đối tượng khác. Tuy nhiên các sự khác biệt đều không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05).

Bảng 4. Tỉ lệ các triệu chứng cơ năng khác

 

< 65 tuổi

≥ 65 tuổi

Nữ (%)

Nam (%)

Nữ (%)

Nam (%)

Khó thở

0

39,1

56,4

62,7

Vã mồ hôi

50

65,2

32,1

54,9

Mệt

25

26,1

46,4

35,3

Buồn nôn/ nôn

0

13

14,3

2

Hồi hộp

25

0

14,3

11,8

Đau thượng vị/ đau bụng

0

4,3

14,3

3,9

Đau lưng

0

0

10,7

0

Chán ăn

0

0

14,3

2

Rối loạn tri giác

0

0

7,1

0

7. Mạch và huyết áp:

Bảng 5. Mạch và huyết áp lúc nhập viện

 

< 65 tuổi

≥ 65 tuổi

Nữ

Nam

P

Nữ

Nam

P

Mạch trung bình

± độ lệch chuẩn

71

±12

71

±16

>0,05

90

±27

90

±29

>0,05

HA tâm thu trung bình ± độ lệch chuẩn

128

±17

124

±33

>0,05

144

±39

136

±31

>0,05

HA tâm trương trung bình ± độ lệch chuẩn

75

±13

75

±16

>0,05

86

±15

80

±15

>0,05

8. Phân độ Killip: Đa số bệnh nhân có Killip I hoặc II, chỉ nhóm bệnh nhân cao tuổi mới có Killip III và IV, số bệnh nhân Killip IV ở nam cao hơn nữ (7,8% so với 0%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
9. Tỉ lệ các chẩn đoán trong hội chứng động mạch vành cấp:

BN-h2

Biểu đồ 2. Tỉ lệ các chẩn đoán trong hội chứng ĐMVC.
A: BN < 65 tuổi, B: BN ≥ 65 tuổi.

10. Các biến chứng trong thời gian nằm viện:

Bảng 6. Biến chứng trong thời gian nằm viện

 

< 65 tuổi

≥ 65 tuổi

Nữ (%)

Nam (%)

P

Nữ (%)

Nam (%)

P

Suy tim

25

21,7

>0,05

46,4

43,1

>0,05

Phù phổi cấp

25

0

 

21,4

19,6

>0,05

Tụt HA kéo dài

0

13

 

10,7

17,6

>0,05

Choáng tim

0

4.3

 

7.1

11.8

>0.05

Biến chứng cơ học

0

4.3

 

7.1

7.8

>0.05

Rối loạn nhịp

25

52

>0,05

67.9

70.6

>0.05

Viêm phổi/ Nhiễm trùng tiểu

25

4.3

>0,05

21.4

19.6

>0.05

Đợt cấp suy thận mãn

0

0

 

10.7

11.8

>0.05

Xuất huyết

0

0

 

0

5.9

>0.05

Tử vong/ Nặng xin về

0

8.7

 

14.3

13.7

>0.05

BÀN LUẬN
1. Tuổi và giới:

Tuổi trung bình của bệnh nhân là 70,10 ± 11,31, cao hơn 2 tuổi so với nghiên cứu của Nguyễn Thị An (68,21 ± 11,21) [1]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân nữ có tuổi trung bình cao hơn nam khoảng 8 tuổi (tuổi trung bình của nam là 67,66 ± 11,37, tuổi trung bình của nữ là 75,63 ±  9,11). Kết quả này phù hợp với y văn, phụ nữ có biểu hiện nhồi máu cơ tim cấp muộn hơn so với nam giới khoảng 8 -10 năm [9]. Nam giới chiếm đa số với tỉ lệ nam/nữ = 2,31. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Hochman và cs tại Hoa Kỳ 3,32 [7], Rosengren và cs ở châu Âu 2,08 [13].
2. Yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành:
2.1.    Hút thuốc lá:
Hút thuốc lá, dù chỉ từ 1 đến 4 điếu mỗi ngày cũng làm gia tăng  nguy cơ bệnh mạch vành lên gấp 4 lần. Tác động của thuốc lá đối với bệnh mạch vành là như nhau ở cả nam và nữ. Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có phụ nữ nào hút thuốc lá, trong khi đó tỉ lệ hút thuốc ở nam giới lại rất cao (75% ở nhóm < 65 tuổi và 50% ở nhóm ³ 65 tuổi).
Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác. Theo Rosengren và cs, tỉ lệ hút thuốc lá ở nhóm trẻ tuổi như sau: nữ 35%, nam 52%, ở nhóm lớn tuổi: nữ 9%, nam 19% (p < 0,05) [13]. Theo Moriel và cs, tỉ lệ hút thuốc lá ở bệnh nhân nữ và nam lớn tuổi lần lượt là 5% và 13% (p < 0,05) [10]. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa khảo sát được sự hút thuốc lá thụ động ở nữ giới. Thực tế, hút thuốc lá thụ động đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành lên 30% [15].
2.2.    Tăng huyết áp:
Tăng huyết áp đóng vai trò quan trọng trong bệnh lý mạch vành. Tăng huyết áp là yếu tố thuận lợi cho các lipid gây xơ vữa có cơ hội thâm nhập vào thành động mạch nhiều hơn. Trị số huyết áp, nhất là huyết áp tâm thu, có liên quan mạnh với sự phát triển các biến cố mạch vành cấp.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ THA ở nhóm trẻ tuổi như nhau ở nam và nữ. Ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi, tỉ lệ THA của nữ cao hơn so với nam. Kết quả ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi của chúng tôi giống với kết quả nghiên cứu của Rosengren và cs, Moriel và cs. Theo nghiên cứu của Rosengren, tỉ lệ THA ở nhóm lớn tuổi là 70% nữ và 59% nam [13]. Theo nghiên cứu của Moriel và cs, tỉ lệ này là 74% và 58% [10].
Kết quả ở nhóm trẻ tuổi của chúng tôi khác với của Rosengren. Theo nghiên cứu của Rosengren, tỉ lệ THA của nữ vẫn cao hơn nam ở nhóm trẻ tuổi (64% so với 48%). Có thể do cỡ mẫu của chúng tôi khá nhỏ.
2.3.    Đái tháo đường:
Hiện nay bệnh đái tháo đường đang ngày càng phổ biến. Theo y văn, những bệnh nhân nhập viện vì hội chứng ĐMVC thường đã có bệnh ĐTĐ hoặc rối loạn dung nạp glucose mà chưa được phát hiện. Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường có tỉ lệ mắc bệnh tim mạch gấp 2 lần, tỉ lệ nhập viện cao gấp 4 lần so với phụ nữ không bị đái tháo đường và đồng thời có nguy cơ bị các biến cố lâm sàng cao hơn so với nam giới [16]. Theo nghiên cứu Framingham và nhiều nghiên cứu khác, phụ nữ trẻ bị ĐTĐ có nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng gấp 3 lần. ĐTĐ làm mất đi ưu thế bảo vệ của phụ nữ trước tuổi mãn kinh với bệnh mạch vành.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở cả hai nhóm tuổi bệnh nhân nữ đều có tỉ lệ ĐTĐ cao hơn nam. Đặc biệt bệnh nhân nữ trẻ tuổi có tỉ lệ ĐTĐ rất cao. Kết quả của chúng tôi cũng giống như các tác giả khác. Theo Rosengren và cs, ở cả hai nhóm tuổi tỉ lệ ĐTĐ của nữ đều cao hơn nam (nhóm trẻ tuổi: nữ 23% so với nam 18%, nhóm lớn tuổi: nữ 30% so với nam 24%) [13]. Tương tự, tỉ lệ ĐTĐ của nữ và nam lớn tuổi trong nghiên cứu của Moriel và cs là 40% và 33% [10].
2.4.    Rối loạn chuyển hóa lipid:
Tỉ lệ rối loạn chuyển hoá lipid trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao. Ở bệnh nhân trẻ tuổi, nữ cao hơn nam (100% so với 69,6%). Ở bệnh nhân lớn tuổi không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Rosengren và cs (nhóm trẻ tuổi: 53% nữ và 52% nam, nhóm lớn tuổi: 45% nữ và 42% nam) [13]. Tuy nhiên kết quả ở nhóm lớn tuổi của chúng tôi khác với nghiên cứu của Moriel và cs (48% nữ so với 37% nam, p < 0,001) [10].
3. Tiền căn bệnh lý
3.1.    Đau thắt ngực:
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở cả hai nhóm tuổi bệnh nhân nữ đều có tiền căn đau thắt ngực cao hơn nam giới. Kết quả này cũng giống như nghiên cứu của Rosengren và cs (nhóm trẻ tuổi: 31% nữ và 24% nam, nhóm lớn tuổi: 35% nữ và 34% nam) [13].
Từ lâu, các nghiên cứu lâm sàng trên thế giới đã cho thấy có sự khác biệt theo giới trong hội chứng đau. Trong bệnh mạch vành, người ta nhận thấy phụ nữ hay bị cơn đau thắt ngực trong các sinh hoạt hàng ngày và nhất là khi có stress về tâm lý. Có nhiều giả thuyết về sự khác biệt này, một trong những giả thuyết đó là do phụ nữ có ngưỡng đau thấp. Nhằm tìm hiểu về sự khác biệt theo giới trong biểu hiện đau thắt ngực do bệnh mạch vành, nghiên cứu PIMI [14] được thực hiện trên 170 nam và 26 nữ có bệnh mạch vành (có kết quả chụp mạch vành hẹp hơn 50% ở ít nhất một nhánh hoặc có kết quả nghiệm pháp gắng sức bằng thảm lăn dương tính). Các bệnh nhân được ghi nhận triệu chứng đau ngực trong sinh hoạt hàng ngày, khi có stress về tâm lý và khi gắng sức. Kết quả cho thấy phụ nữ hay bị đau ngực trong các sinh hoạt hàng ngày và khi có stress về tâm lý. Phụ nữ cũng có nồng độ beta endorphin huyết tương khi nghỉ thấp hơn nam (4,2 ± 3,9 so với 5,0 ± 2,5 pmol/l) và khi căng thẳng tâm lý tối đa (6,4 ± 5,1 so với 7,4 ± 3,5 pmol/l). Kết quả của nghiên cứu này cho thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ trong sinh lý đau và từ đó góp phần lý giải tại sao nữ hay bị các cơn đau thắt ngực nhiều hơn nam trong biểu hiện lâm sàng của bệnh mạch vành.
3.2.    Nhồi máu cơ tim cũ:
Trong nghiên cứu của chúng tôi không có sự khác biệt về tỉ lệ NMCT cũ giữa bệnh nhân nữ và nam ở cả hai nhóm tuổi. Kết quả này khác với các nghiên  cứu khác. Theo Rosengren và cs, tỉ lệ NMCT cũ của nữ thấp hơn nam ở cả hai nhóm tuổi (nhóm trẻ tuổi: 21% nữ và 27% nam, nhóm lớn tuổi 30% nữ và 37% nam, p < 0,05) [13]. Theo Moriel và cs, tỉ lệ NMCT cũ của nữ và nam lớn tuổi lần lượt là 29% và 39%, p < 0,001 [10]. Có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi khác với các tác giả này.
3.3.    Chụp mạch vành và tái thông mạch vành:
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân nữ đã từng được chụp mạch vành và can thiệp mạch vành qua da rất ít so với nam ở cả hai nhóm tuổi.
Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Rosengren và cs, Moriel và cs, Hochman và cs [7], [10], [13]. Theo Rosengren và cs, tỉ lệ bệnh nhân nữ có tiền sử can thiệp mạch vành qua da cũng thấp hơn nam (ở nhóm trẻ tuổi: 14% nữ so với 18% nam, ở nhóm lớn tuổi 12% nữ so với 20% nam, p < 0,05). Theo Moriel và cs, tỉ lệ này ở nữ và nam lớn tuổi lần lượt là 11% và 21%, p < 0,001. Điều này phản ánh bệnh nhân nữ chưa được điều trị tích cực so với bệnh nhân nam.
3.4.    Suy tim:
Tỉ lệ suy tim ở bệnh nhân lớn tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi cũng không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Kết quả này giống như nghiên cứu của Rosengren và cs [13].
3.5.    Suy thận mãn:
Suy thận mãn là yếu tố góp phần ảnh hưởng đến điều trị, nhất là chụp mạch vành và can thiệp mạch vành qua da ở bệnh nhân lớn tuổi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân nữ lớn tuổi có tiền căn suy thận mãn nhiều hơn nam cùng nhóm tuổi. Kết quả này khác với nghiên cứu của Moriel và cs (tỉ lệ suy thận mãn ở bệnh nhân lớn tuổi là 10% nữ so với 20% nam, p < 0,001) [10]. Có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi khác so với tác giả này.
4. Thời gian nhập viện:
Ở cả hai nhóm tuổi, chúng tôi nhận thấy bệnh nhân nữ đều nhập viện trễ hơn so với nam giới. Điều này có thể do đa số bệnh nhân nữ tuổi cao, nhiều bệnh, khi có triệu chứng thường chịu đựng và thường không thể tự mình đến bệnh viện được mà phải nhờ người thân. Nhiều nghiên cứu của các tác giả nước ngoài  cũng cho thấy bệnh nhân nữ  thường nhập viện trễ so với bệnh nhân nam. Việc vào viện trễ gây ảnh hưởng đến quyết định điều trị ban đầu và có thể là nguyên nhân khiến cho tỉ lệ được chụp mạch vành, can thiệp mạch vành qua da cấp cứu ở bệnh nhân nữ thấp hơn so với bệnh nhân nam.
5. Triệu chứng đau ngực khi nhập viện:
Ở nhóm trẻ tuổi, đa số bệnh nhân đau ngực điển hình với tỉ lệ gần như nhau ở cả hai giới. Ở nhóm lớn tuổi, nữ ít có triệu chứng đau ngực điển hình so với nam. Nguyên nhân có thể do tình trạng lớn tuổi và có nhiều bệnh đi kèm, đặc biệt là THA, ĐTĐ đã tiến triển nhiều năm. Kết quả này khác với một số tác giả khác. Theo nghiên cứu của Rosengren và cs, tỉ lệ bệnh nhân nam và nữ lớn tuổi có triệu chứng đau ngực điển hình như nhau (84% nữ so với 85% nam) [13]. Theo Moriel và cs, tỉ l
ệ đau ngực điển hình của nữ lại thấp hơn nam (73% so với 78%, p < 0,05) [10].
6. Các triệu chứng cơ năng khác:
Chúng tôi nhận thấy bệnh nhân nữ lớn tuổi còn có thêm các triệu chứng khác như đau bụng, đau thượng vị, đau lưng, chán ăn, rối loạn tri giác. Điều này cũng được ghi nhận ở nghiên cứu của Goldberg và cs, Kannel và cs, Penque và cs [6], [8], [12]. Các triệu chứng này có thể gây lạc hướng trong việc nhận định ban đầu, dẫn đến điều trị chậm trễ và làm tiên lượng nặng hơn.
7. Mạch và huyết áp tâm thu:
Bệnh nhân bị hội chứng ĐMVC thường có mạch nhanh khi nhập viện do đau ngực và tình trạng lo lắng, hồi hộp kèm theo.
Mạch trung bình khi nhập viện ở bệnh nhân lớn tuổi cao hơn bệnh nhân trẻ tuổi nhưng không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong từng nhóm tuổi. So với nghiên cứu của Rosengren, mạch trung bình ở nhóm trẻ tuổi của chúng tôi thấp hơn, nhưng ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi lại cao hơn.
Trị số huyết áp âm thu không khác nhau giữa nam và nữ trẻ tuổi. Bệnh nhân nữ lớn tuổi có trị số HA tâm thu cao hơn nam. Điều này phù hợp vì trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân nữ lớn tuổi có tiền căn THA nhiều hơn. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Rosengren và cs.
8. Phân độ Killip:
Về phân độ Kiliip, tương tự như nghiên cứu của Rosengren và cs, trong nghiên cứu của chúng tôi đa số bệnh nhân có Killip I, II. Số bệnh nhân có Killip III, IV tập trung ở nhóm lớn tuổi. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong phân độ Killip.
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Moriel và cs, trong đó tỉ lệ bệnh nhân có phân độ Killip e” II không có sự khác biệt giữa nam và nữ (34% nữ và 33% nam) [10].
9. Các biến chứng trong thời gian nằm viện:
Đa số các nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân nữ thường bị nhiều biến chứng trong thời gian nằm viện hơn so với nam. Nghiên cứu GUSTO II  cuỊa Hochman và cs cho thấy bệnh nhân nữ hay bị biến chứng trong thời gian nằm viện, nhất là phù phổi cấp, loạn nhịp nhĩ và tụt huyết áp kéo dài [7]. Nghiên cứu của Moriel ở bệnh nhân lớn tuổi bị hội chứng ĐMVC cũng cho thấy nữ hay bị hở van hai lá cấp hơn nam (7% so với 4%, p = 0,004) [10]. Nghiên cứu của Vaccrino và cs  ghi nhận được sự khác biệt trong nhóm trẻ tuổi (bệnh nhân nữ có tỉ lệ tử vong cao hơn nam) mà không thấy sự khác biệt về biến chứng sau NMCT cấp giữa nam và nữ lớn tuổi [17].Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có sự khác biệt về biến chứng trong thời gian nằm viện giữa nam và nữ ở cả hai nhóm tuổi. Có thể do cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi khá nhỏ.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 106 bệnh nhân bị hội chứng động mạch vành cấp tại Trung Tâm Tim Mạch Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 11/ 2007 đến tháng 7/ 2008, chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau về đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nữ.
Về yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành: bệnh nhân nữ bị hội chứng ĐMVC lớn tuổi hơn so với nam. Nhìn chung bệnh nhân nữ có tỉ lệ ĐTĐ và THA cao hơn nam, trong khi tỉ lệ hút thuốc lá thấp hơn hẳn. Tỉ lệ các yếu tố nguy cơ khác như nhau. Về tiền căn: bệnh nhân nữ ở cả hai nhóm tuổi có tỉ lệ suy tim, NMCT, đau thắt ngực, suy thận mãn cao hơn nam, trong khi đó tỉ lệ chụp mạch vành và can thiệp mạch vành qua da lại rất thấp so với nam. Bệnh nhân nữ nhập viện trễ hơn, ít có triệu chứng đau ngực điển hình so với nam cùng nhóm tuổi. Mạch, HA tâm thu và phân độ Killip khi nhập viện không có sự khác biệt theo giới ở cả hai nhóm tuổi. Bệnh nhân nữ lớn tuổi hay bị hội chứng ĐMVC không có ST chênh lên trong khi ở nhóm trẻ tuổi không có sự khác biệt theo giới. Tỉ lệ các biến chứng trong bệnh viện không có sự khác biệt giữa nam và nữ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1.    Nguyễn Thị An (2008),  Đặc điểm hội chứng vành cấp ở người có tuổi, Luận văn Thạc sĩ y học, ĐHYD TP.HCM.
2.    Châu Ngọc Hoa (2005), “Các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành ở phụ nữ mãn kinh”, Hội nghị khoa học kỹ thuật lần 22 – Chuyên đề nội khoa, tr. 49-52.
3.    Châu Ngọc Hoa (2005), “Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh mạch vành ở phụ nữ mãn kinh”,  Y học TP. Hồ chí Minh , (9), tr. 8-13.
4.    Thạch Nguyễn và cộng sự (2007), “Hội chứng động mạch vành cấp”,  Một số vấn đề cập nhật trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch 2007, tr. 1-29.
5.    Trần Thị Minh Phủ (2005), Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh suy mạch vành mạn ở người phụ nữ có tuổi, Luận văn Thạc sĩ y học, ĐHYD TP.HCM.
6.    Goldberg R, Goff D, Cooper L, et al (2000), “Age and sex differences in presentation of symptoms among patients with acute coronary disease: the REACT Trial. Rapid Early Action for Coronary Treatment”, Coron Artery Dis, (11), pp. 399-407.
7.    Hochman JS, Tamis JE, Thompson TD, et al (1999), “Sex, clinical presentation, and outcome in patients with acute coronary syndromes”, N Engl J Med, (341), pp. 226-232.
8.    Kannel WB, Abbott RD (1984), “Incidence and prognosis of unrecognized myocardial infarction. An update on the Framingham study”, N Engl J Med, (311), pp. 1144-1147.
9.    Lerner DJ, Kannel WB (1986), “Patterns of coronary heart disease morbidity and mortality in the sexes: a 26-year follow-up of the Framingham population”, Am Heart J, (111), pp. 383-90.
10.    Moriel M, Behar S , Tzivoni D, Hod H, et al (2002), “Management and Outcomes of Elderly Women and Men With Acute Coronary Syndromes in 2000 and 2002”, Arch Intern Med, (165), pp. 1521-1526.
11.    Newby LK, Douglas PS (2008), “Cardiovascular Disease in Women”, Braunwald’s Heart Disease – A Textbook of Cardiovascular Medicine, 8thed, Elsevier Saunders, Philadelphia, pp. 1955-1966.
12.    Penque S, Halm M, Smith M, et al (1998), “Women and coronary disease: relationship between descriptors of signs and symptoms and diagnostic and treatment course”, Am J Crit Care, (7), pp. 175-182.
13.    Rosengren A, Wallentin L, Gitt AK et al (2004), “Sex, age, and clinical presentation of acute coronary syndromes”, Eur Heart J, (25), pp. 663-670.
14.    Sheps DS, Kaufmann PG, Sheffield D, et al (2001), “Sex differences in chest pain in patients with documented coronary artery disease and exercise-induced ischemia: Results from the PIMI study”, Am Heart J, (142), pp. 864-871.
15.    Steenland K (1992), “Passive smoking and the risk of heart disease”, JAMA, (267), pp. 94-99.
16.    Thom T, Hasse N, Rosamond W, et al (2006), “Heart disease and stroke statistics-2006 update: A report from the American Heart Association Statistics Committee and Stroke Statistics Subcommittee”, Circulation, (113), pp. 85.
17.    Vaccarino V, Parsons L, Every NR, Barron HV
, Krumholz HM (1999), “Sex-based differences in early mortality after myocardial infarction”, N Engl J Med, (341), pp. 217-225.
18. Wexler LF (1999), “Studies of acute coronary syndromes in women—lessons for everyone”, N Engl J Med, (341), pp. 275-276.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO