Google search engine

Khảo sát hình thái và chức năng tâm trương thất trái bằng siêu âm tim ở bệnh nhân có tuổi đái tháo đường týp 2

Kadof-B3Đái tháo đường là bệnh lý nội tiết chuyển hóa phổ biến, bệnh phát triển nhanh trong cộng đồng gấp 6 lần bệnh tim mạch. Đái tháo đường týp 2 (ĐTĐ T 2) chiềm đa số(80-90%), khi phát hiện bệnh ĐTĐ thường đã có biến chứng: bệnh cơ tim ĐTĐ, phì đại thất trái(PĐTT) và rối loạn chức năng tâm

BS. Châu Trần Phương Tuyến,
TS. Đinh Minh Tân
Tóm tắt
1. Đặt vấn đề:
Đái tháo đường là bệnh lý nội tiết chuyển hóa phổ biến, bệnh phát triển nhanh trong cộng đồng gấp 6 lần bệnh tim mạch. Đái tháo đường týp 2 (ĐTĐ T 2) chiềm đa số(80-90%), khi phát hiện bệnh ĐTĐ thường đã có biến chứng: bệnh cơ tim ĐTĐ, phì đại thất trái(PĐTT) và rối loạn chức năng tâm trương thất trái(RLCNTTr.TT). Siêu âm tim chẩn đoán PĐTT và RLCNTTrTT là phương pháp không xâm lấn, đơn giản, ứng dụng rông rãi và giá thành thấp.Chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục đích khảo sát sự thay đổi hình thái và CNTTrTT bằng siêu âm tim qua thành ngực ở bênh5 nhân (BN) có tuổi bị ĐTĐ T2, từ đó tìm hiểu sự ảnh hưởng của một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng lên PĐTT và CNTTrTT và ảnh hưởng của PĐTT lên chức năng tâm trương thất trái .
2. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu:
Tổng số 108 BN tuổi từ 60 – 80, trung bình 70,31 ± 7,2 tuổi được hỏi bệnh sử, tiền sử, đo chiều cao, cân nặng, tính BMI, đo huyết áp, làm các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm tim bằng máy siêu âm Siemens Sololine E 80 đầu dò 3,5 mHz ở bệnh viện Thống Nhất. Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả, cắt ngang, chẩn đoán ĐTĐT2 theo tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại mới WHO – 1998, chia 2 nhóm: I: bn đtđt2 không tha, II: BN ĐTĐT2 có THA (chẩn đoán và phân loại THA theo WHO/ISH 1999 – 2003).
3. Kết quả:
108 BN, nữ có 80BN(74,1%), nam: 28BN(25,9%), nữ/nam = 2,85: 1, BMI > 24,9: 16,7%. Thời gian ĐTĐ nhóm I: 6,44 ± 5,43 năm, nhóm II: 7,23 ± 5,87 năm.Thời gian bị THA: 5,43 ± 5,11 năm. Glucoza tb: 9,82 ± 2,86 mmol/l, HbA1C tb: 9,17 ± 2,2 %. Tỉ lệ BN có đạm niệu 38,8%, ở nhóm II: tiểu đạm đại thể 10,8%, tiểu đạm vi thể 32,3%. Có 92BN RLCH lipid máu(85,2%), tăng Triglycerid: 75%, tăng Cholesterol tp 49,1%, tăng LDL-C: 28,7%, giảm HDL-C: 27,8%. Tỉ lệ BN có PĐTT 39,8%, kiểu hình thái học: thất trái bt: 41,7%, PĐDT: 18,5%, PĐLT: 16,7%. Tỉ lệ RLCNTTrTT: 71,3%, suy thư giãn: 83,1%, giả bình thường: 16,9%, đổ đầy hạn chế 0%. Tuổi càng cao, thời gian ĐTĐ càng lâu, THA càng tăng tỉ lệ PĐTT và RLCNTTrTT càng nhiều. Thời gian ĐTĐ, HA tâm thu, HA tâm trương tương quan thuận với LVMI và IVRT. Tuổi tương quan thuận với VA, IVRT, tương quan nghịch với VE và tỉ lệ E/A.
Huyết áp tâm thu tương quan nghịch với VA. Tỉ lệ RLCNTTr thất trái ở nhóm BN ĐTĐ có phì đại thất trái 77,7% cao hơn có ý nghịa so với nhóm BN không có phìo đại thất trái(66,7%), p < 0,05 .
Những chữ viết tắt:
PĐTT: Phì đại thất trái, PĐĐT: Phì đại đồng tâm, PĐLT: Phì đại lệch tâm .
IVRT: (Isovolumic Relaxation Time): Thời gian thư giãn đồng thể tích .
KLCTT: Khối lượng cơ thất trái .
LVMI (Left Ventricular Mass Index): chỉ số khối lượng cơ thất trái .
RLCNTTrTT: Rối loạn chức năng tâm trương thất trái.
VA : Vận tốc đỉnh sóng A, VE: Vận tốc đỉnh sóng E.
ABSTRACT:
Studying left ventricular diastolic morphography and function by echocardiography in old-age patients with type 2 diabetes mellitus
1. Preface:
Diabetes mellitus(DM), the common metabolic disease, develops quickly in community 6-fold than heart disease. Type 2 DM is in the majority (80 – 90%). Patient in diagnose type 2 DM usually accompanied complications : cardiomyopathy DM, LV hypertrophy and LV diastolic dysfunction. Echocardiography diagnostics is untrespass, simple, widely application and cheap method. In research, we study the changes in LV diastolic morphography and function in old-age patients with type 2 DM by echocardiography, thence to find out the influence of clinical and paraclinical factors on LV hypertrophy and LV diastolic function, the influence of LV hypertrophy on LV diastolic function.
2. Research design and methods:
108 patients, aged 60 – 80, mean 70,31 ± 7,2, asked medical history, prehistory, measured weight, height, BMI, blood pressure, examination of blood, urinalysis, echocardiography by Siemens Sololine E80 ultrasound machine with 3.5MHz transducer in Thong Nhat hospital, devided 2 groups : Type 2 DM with hypertension (Group I) and Type 2 DM without hypertension (Group II).
Method: cross-sectional study
Diagnostic standard : Type 2 DM : the 1998 WHO criteria and classification. Hypertension : the 1999 – 2003 WHO/ISH criteria and classification.
3. Results:
108 patients, 80 women (74,1%), 28 men (25,9%), female/male = 2,85/1, BMI > 24,9 : 16,7%. Term of DM: 6,44 ± 5,43 yrs (groupI), 7,23 ± 5,87 yrs (groupII). Term of Hypertension: 5,43 ± 5,11 yrs. Mean of blood glucose: 9,82 ± 2,86 mmol/l, HbA1C: 9,17 ± 2,2%. 38,8% patients have proteinuria. In group II: macroalbuminuria 10,8%, microalbuminuria 32,3%. 92 patients dyslipidemia (85,2%) include 75% hyper-triglyceridemia, 49,1% hypercholesterolemia, 28,7% hyper LDL-C, 27,8% hypo HDL-C. Proportion of LV hypertrophy patients is 39,8%. Morphography include 41.7% normal LV, 18,5% concentric hypertrophy, 16,7% unconcentric hypertrophy. 71,3% LV diastolic dysfunction patients include 83,1% decline relaxation, 16,9% false normal.
The older, the longer term of DM, the higher of HBP degree patients are, the more proportion of LVH and LV diastolic dysfunction is. Term of DM, systolic BP, diastolic BP is positive correlation to LV mass index and isovolumic relaxation time (IVRT). Age is positive correlation to VA, IVRT; and is negative correlation to VE, E/A ratio. Systolic BP is negative correlation to VA. The proportion of LV diastolic dysfunction in LVH patients group (77,7%) is higher statictics than the other in non LVH patients group (66,7%), p<0,05.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh lý nội tiết  chuyển hoá phổ biến, bệnh  phát triển nhanh trong cộng đồng ấp 6 lần bệnh tim mạch(Mai Thế Trạch & cs.2003). Bệnh ĐTĐ trên thế giới 1999: 120 triệu người ³ 20T, 2000: 150 triệu, ước tính tới 2010: 215 triệu người và 2025 có tới 300 triệu người. Ở VN bệnh ĐTĐ tăng nhanh, năm 1991 ở Hà Nội có 1%, Huế có 0,9%, quận nội thành TP.HCM 2,52% và năm 2001 tỉ lệ mắc ĐTĐ là 4,9% (Tạ Văn Bình, Mai Thế Trạch- 2003).
Nguy cơ  phát triển ĐTĐ gia tăng cùng với béo phì, thiếu vận động thể lực, xảy ra cùng quá trình lão hoá. ĐTĐ týp 2 chiếm đa số (80 – 90%), khi phát hiện bệnh thường đã có biến chứng: bệnh cơ tim ĐTĐ, phì đại thất trái(
PĐTT) và rối loạn chức năng tâm trương thất trái(RLCNTTr thất trái).
Siêu âm tim chẩn đoán PĐTT và RLCNTTr thất trái là phương pháp không xâm lấn, đơn giản, ứng dụng rộng rãi  và giá thành thấp chấp nhận được.
Ơ Việt Nam ít có đề tài nghiên cứu về PĐTT và RLCNTr thất trái trên BN ĐTĐ, nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục đích: Khảo sát sự thay đổi hình thái và chức năng tâm trương thất trái bằng siêu âm tim qua thành ngực ở bệnh nhân có  tuổi bị ĐTĐ týp 2, từ đó tìm hiểu sự ảnh hưởng của một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng lên PđTT, CNTTr thất trái và ảnh hưởng của PĐTT lên CNTTr thất trái.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHươNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.1 Đối tượng:  tất cả số bệnh nhân 60 tuổi trở lên, được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 theo tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại mới (WHO – 1998).
Phân làm 2 nhóm: nhóm 1: ĐTĐ không THA, nhóm 2: ĐTĐ có THA (chẩn đoán và phân loại THA theo WHO/ISH 1999 – 2003).
Tiêu chuẩn loại trừ: cửa sổ siêu âm hạn chế biến chứng cấp ĐTĐ, suy thận độ 2 trở lên, bệnh tim mạch thực thể không  do ĐTĐ, tiền căn đau thắt ngực  hoặc NMCT ( ở 2 nhóm), rối loạn nhịp tim, rối loạn vận động vùng,  EF < 45% .
2.2 Phương pháp nghiên cứu:
– Tiền cứu, mô tả, cắt ngang.
– Bệnh nhân  được hỏi bệnh sử, tiền sử, đo chiều cao, cân nặng, đo HA, tính BMI, làm các xét nghiệm máu, nước tiểu.
– Siêu âm tim bằng máy siêu âm Siemens Sonoline E80 đầu dò 3,5mHz ở bệnh viÇn ThĐng  Nhất.
+ LVMI (g/m2) = LVM (g/BSA (m2), PĐTT theo tiêu chuẩn của Devereux
+ BDTTTĐ = 2 x LPWd/LVDd, hình thái thất trái
+ Phân độ RLCNTTr theo Appleton (nhưng chỉ dựa vào E/A, EDT, IVRT)
Độ 1: E/A < 1, EDT > 220ms và IVRT > 100ms
Độ 2: E/A # 1 -2 , EDT # 150 -220ms, tỷ lệ E/A giảm > 40% khi làm nghiệm pháp Valsalva.
Độ 3 – 4: E/A > 2, EDT < 150 ms, IVRT < 60 ms
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 13.0. Phép kiểm định T- student,so sánh các biến định tính bằng chi bình phương,tưong quan các biến định lượng bằng hệ số Pearson,các biến định tính bằng hệ số Spearman.

III.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN:
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:

– Từ 7/2007 – 11/2007 chúng tôi thu thập được 108 BN ĐTĐ typ 2. Phân bố bệnh nhân (BN) theo nhóm HA : BN ĐTĐ không THA : 43 BN  (39,8%) ,BN  ĐTĐ có THA : 65 BN (60,2%), theo Nguyễn Kim Lương &cs.(2000) : tỷ lệ THA ở bệnh nhân  ĐTĐ > 55 T: 40% nam, 60% nữ, 55 – 59 T : 44,1%  ,BN > 70T: 54%
– Theo tuổi, giới tính:
– So sánh tỷ lệ nữ/ nam chúng tôi gặp: 80/28 bệnh nhân : 2.85; tương tự nghiên cứu Nguyễn Thị Mây Hồng & cs.(2003) ở  Nam: 20,4%, nữ 79,6% và Trần Văn Năm (2001): nam 34%, nữ: 66%.
– Tuổi: tuổi BN nhỏ nhất 60 tuổi, lớn nhất 80 tuổi, nhóm 60 – 69 tuổi chiếm đa số, tuổi trung bình nhóm I: 70,44 ±  7,15. Nhóm II:  70,23 ± 6,9 tuổi, cả 2 nhóm: 70,31 ± 7,2 tuổi. Cao hơn nghiên cứu của Lý Thy  Đoan Trinh (2005) : 50,29 ± 7,86 và Nguyễn Bá Lương & cs.(2006) : 66,87 ± 2,47 tuổi.
– Phân bố theo BMI : BMI trung bình : 22,2 ± 2,6
Cả nhóm BMI < 18,5 có 9,3%, BMI : 18,5 – 24,9 : 74,1%
BMI > 24,9 : 16,7%
Theo Võ Thị Minh Trung – 2006 (BMI bình thường : 71,6%, béo phì 28,4%), theo Nguyễn Thy  Khuê (1997) BN béo phì : 23,8%.
3.2 Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân:

Thông số

ĐTĐ không THA

ĐTĐ có THA

Cả nhóm

P

T gian ĐTĐ

6,44 ± 5,43

7,23 ± 5,89

6,92 ± 5,7

0,48

T.g THA

 

5,43 ± 5,11

 

 

HA TTh

116,28 ± 6,18

154,3 ± 11,99

139,1 ± 21,2

0,00

HA TTr

75,81 ± 7,63

85,38 ± 7,72

82,13 ± 9,07

0,00

Nhịp tim

83 ± 10,56

84,18 ± 9,98

83,71 ± 10,2

0,55

BMI

21,9 ± 2,46

22,43 ± 2,78

22,21 ± 2,6

0,31

BSA

1,51 ± 0,12

1,53 ± 0,14

1,52 ± 0,13

0,53

3.3 Đặc điểm cận lâm sàng:
– Glucoza máu trung bình: 9,82 ± 2,89 mmol/l, HbA1C tb: 9,17 ± 2,2 %
– Đạm niệu: 42/108 BN chiếm tỷ lệ 38,8%, ĐTĐ có THA: 28/65 (43,1%) tiểu đạm  đại thể: 10,8%, tiểu đạm vi thể: 32,3%.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhạn(2005): tiểu  đạm 44,21%, Nguyễn Hải Thuỷ (2001) gặp: 51,4%, MARS: tiểu đạm đại thể: 18,8%, vi thể: 39,8%, chung: 58,6%.
– RL Lipid máu ở 92 BN (85,2%), tăng Triglycerid: 75%, tăng Cholesterol 49,1% tăng LDL – C : 28,7%, giảm HDL – C: 27,8%. Kết quả nghiên cứu của Võ Thị Minh Trung cho thấy tăng Triglycerid: 80,2%, Lý Thụy Đoan Trinh tăng: triglycerid 64,7%, cholesterol 40,3%, LDL-C: 34,6%, giảm HDL-C: 19,3%.
Theo Trần Đức Thọ: tăng Triglycerid 46%.
– Assmann (Đức): thường gặp tăng Triglycerid.
3.4. Đặc điểm phì đại thất trái:
– LVM : ở Nam 185,2 ± 48,7, ở nữ: 163,13 ± 5347, P < 0,05
– LVMI: ở nam: 111,27 ± 23,8, ở nữ: 110,11 ± 35,8;  P > 0,05
Tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Anh Vũ &cs.(2003) và Hense.
Tỷ lệ phì đại thất trái cả nhóm 39,8%, tương đương nghiên cứu  của Nguyễn Thanh Sơn & cs(2005): 42,57% và Nguyễn Bá Lương & cs: 42,86%.
3.5. Đặc điểm hình thái thất trái
– Hình thái thất trái bt : 41,7%, PĐTT : 23,1%, TĐ DĐT: 18,5%, PĐLT: 16,7%, P > 0,05, theo Koren &cs. (2001): tỷ lệ tử vong sau 10 năm ở người có thất trái bt :1%, PĐLT: 10% và PĐĐT: 24%.
Framingham: rối loạn dung nạp đường và ĐTĐ là yếu tố nguy cơ độc lập đối với PĐTT. Ghali và Liao cho thấy nguy cơ tử vong của BN có PĐTT đồng tâm cao hơn có PĐTT lệch tâm và không bị ảnh hưởng bởi THA, bệnh mạch vành.
-Phì đại thất trái với giới , cả nhóm: tỷ lệ PĐTT ở nữ  74,1%, ở nam : 25,9%, và nữ có nguy cơ PĐTT gấp 1,94 lần hơn nam (RR = 1,94), P > 0,05 .
– Phì đại thất trái và tuổi: tuổi càng cao PĐTT càng tăng (P < 0,05) cứ tăng mỗi 10 tuổi thì nguy cơ PĐTT tăng 15%, (ở nhóm 60 – 69 T có PĐTT: 32,7%, nhóm 70,79T, PĐTT: 41,5% và nhóm BN  ³ 80 tuổi có PĐTT = 55,6%), P = 0,02.
3.6. Phì đại thất trái với thời gian ĐTĐ:
ĐTĐ 1 – 5 năm có PĐTT: 34,5%, 6 – 10 năm: PĐTT 36,7%, ĐTĐ > 10 năm bị PĐTT 56,7%, P = 0,21 .
3.7. PĐTT với độ THA:
THA độ 1 có PĐTT: 31,6%, độ 2 52,5%; độ 3: 66,7% P < 0,05 theo nguyên cứu của Nguyễn Hải Thuỷ và Phan Nam Hùng; tỷ lệ PĐTT không liên quan với mức độ và thời gian THA .

Thông số Doppler đánh giá CNTTr, trong các nghiên cứu:

Tác giả

 

Thông số

Chúng tôi (2008)

Paul Poirier

(2001)

Lý Thuỵ Đoan Trinh

(2005)

Lê ThịThiên Hương

(2005)

 

Nguyễn Quốc Việt

(2003)

VE (Cm/s)

VA (cm/s)

E/A

EDT (ms)

IVRT (ms)

66,01 ± 14,6

83,39 ± 15,8

0,81 ± 0,24

185,5 ± 42,1

99,71 ± 32,4

69 ± 11

52 ± 9

1,34 ± 0,17

189 ± 42

106 ± 15

69,26 ± 15,5

66,87 ± 14,7

1,44 ± 4,8

127,4 ± 25,6

85,34 ± 9,29

70 ± 10

68 ± 11

1,05 ± 0,21

1,99 ± 23

83 ± 7

2,6 ±4,96

64,7 ± 15,8

1,13 ± 0,01

208 ± 18,1

93,37 ± 6,36

3.8. Tỷ lệ RLCNTTr thất trái:
Chúng tôi gặp 77/108 BN (71,3%), tỷ lệ này tương tự BN của Nguyễn Thanh Sơn : 74,6%, cao hơn của Lý Thụy Đoan Trinh (47,7%), thấp hơn của Nguyễn Quốc Việt (81,3%) do có mẫu nhỏ 48 BN, điều trị nội trú
3.9. Kiểu RLCNTTr thất trái:
Cả nhóm : độ 1 (kiểu suy thư gin: 83,1%, độ 2 (kiểu giả bình thường): 16,9%, không có độ 3 (kiểu đổ đầy hạn chế), tương tự kết quả của Nguyễn Bá Lương chỉ gặp kiểu suy thư giãn độ 1 (chiếm đa số) và giả bình thường, P = 0,91.
3.10. Rối loạn chức năng tâm trương thất trái và giới, tuổi
– Nữ có nguy cơ RLCNTTr thất trái càng nhiều (P = 0,04), nhóm tuổi ³ 80, tỷ lệ RLCNTTr thất cao nhất.
3.11. RLCNTTr thất trái và thời gian ĐTĐ:
Tỷ lệ RLCNTTr thất trái tăng theo thời gian bị bệnh ĐTĐ.
Tăng glucoza máu kéo dài làm tăng độ cứng thất trái vì xơ hoá tổ chức kẽ tích luỹ theo thời gian trong cơ tim bệnh nhân ĐTĐ.
ĐTĐ 1 – 5 năm : 65,5%, 6 – 10 năm: 73,3%, ĐTĐ  > 10 năm = 82,6% .
3.12. RLCNTTr thất trái với độ THA, HbA1C, tính hình điều trị:
Huyết áp càng tăng tỷ lệ RLCNTTr thất trái càng nhiều. THA độ 1 có 68,4% THA độ 2 có 75%, THA độ 3 có 83,3%.
3.13. Tỷ lệ RLCNTTr thất trái ở nhóm HbA1C < 7% = 22,1%, HbA1C ³ 7% = 77,9%
3.14. Chưa ghi nhận có sự ảnh hưởng của việc điều trị bệnh ĐTĐ với CNTTr thất trái .
3.15.  Liên hệ giữa EF với PĐTT và RLCNTTr thất trái:

Đặc điểm

EF %

P

PĐTT

Không PĐTT

64,53 ± 7,11

66,88 ± 6,51

0,07

 

RLCNTTr thất trái

Không RLCNTTr thất trái

66,19  ± 6,76

65,34 ± 7,05

0,56

Bệnh nhân có phân suất tống máu bình thường vẫn bị RLCNTTr thất trái, phát hiện sớm RLCNTT thất trái vì là biểu hiện đầu tiên của bệnh cơ tim ĐTĐ.
Phì đại thất trái với RLCNTTr thất trái: Bệnh nhân PĐTT có 66,7% RLCNTTr thất trái, 33,3% không có RLCNTTr thất trái, P = 0,03
3.16. Tương quan giữa các yếu tố với hình thái thất trái:

Thông số

Tuổi

Giới

T. gian ĐTĐ

HATTr

HATTr

BMI

LVDd

r = 0,016 KYN

r = 0,013 KYN

r = – 0,02 KYN

r = 0,04 KYN

r = 0,08 KYN

r = 0,04 KYN

LVDs

r = 0,03 KYN

r = 0,3 KYN

r = – 0,02 KYN

r = 0,03 KYN

r = 0,00 KYN

r = 0,02 KYN

LVM

r =0,12 KYN

r = 0,21 P< 0,5

r= 0,33

P < 0,05

r = 0,32

P < 0,05

r = 0,31

P < 0,05

r = 0, 91 P < 0,05

LVMI

r = 0,11 KYN

r = 0,06 KYN

r = 0,23 P < 0,05

r = 0,32

P < 0,05

r = 0,25

P < 0,05

r = 0,03

KYN

3.17. Tương quan giữa các yếu tố CNTTr thất trái:

Thông số

Tuổi

Giới

T. gian ĐTĐ

HATTh

HATTr

Nhịp tim

VE

r = – 0,32

P < 0,05

r = 0,03 KYN

r = – 0,02 KYN

r = – 0,04 KYN

r = – 0,17 KYN

r = 0,28 KYN

VA

r = 0,31

P < 0,05

r = 0,1 KYN

r = – 0,19 KYN

r = – 0,16

P < 0,05

r = 0,01 KYN

r = 0,09

KYN

E/A

r = – 0,17

P < 0,05

r = 0,19 KYN

r = – 0,13 KYN

r = – 0,17 KYN

r = – 0,01 P< 0,5

r = 0,12 KYN

EDT

r = 0,07

P < 0,05

r = 0,14

KYN

r = – 0,07

KYN

r = 0,12

KYN

r = 0,33 P < 0,05

r = – 0,18 KYN

IVRT

r = 0,22

P < 0,05

r = – 0,16 KYN

r = 0,19

P < 0,05

r = 0,23 P < 0,05

r = 0,24

P < 0,05

r = – 0,04 KYN

3.18. Tương quan giữa KLCTT và chỉ số KLCTT với CNTTr thất trái:

Thông số

VE (cm/s)

VA (cm/s)

E/A

EDT (ms)

IVRT (ms)

LVM (g)

r = – 0,12

KYN

r = 0,04

KYN

r = 0,01

KYN

r = 0,18

KYN

r = 0,25

P < 0,05

LVMI (g/m2)

r = – 0,15

KYN

r = 0,05

KYN

r = 0,29

KYN

r = 0,19

KYN

r = 0,27

P < 0,05

Tương tự kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thiên Hương (2003).
IV. KẾT LUẬN:
Qua nghiên cứu 108 bệnh nhân có tuổi bị bệnh ĐTĐ týp 2, chúng tôi thu được những kết quả sau:
1. Tỷ lệ bệnh nhân có PĐTT = 39,8%, kiểu hình thái học bình thường 41,7%, PĐTT = 23,1%, TĐĐT = 18,5%, PĐLT: 16,7%.
2. Tỷ lệ RLCNTTr thất trái: 71,3%, kiểu RLCNTTr thất trái : suy thư giãn chiếm 83,1%, giả bình thường: 16,9%, đổ đầy hạn chế: 0%
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến PĐTT và CNTTr thất trái:
Tuổi càng cao, thời gian đái tháo đường càng lâu, huyết áp càng tăng tỷ lệ PĐTT và RLCNTTr thất trái càng nhiều.
4. Các mối tương quan:
Thời gian ĐTĐ, huyết áp tâm thu, huyết tâm trương tương quan thuận với LVMI và IVRT.
– Tuổi: tương quan thuận với VA, IVRT, tương quan nghịch với VE và tỷ lệ E/A
– Huyết áp tâm thu tương quan nghịch với VA.
5. Ảnh hưởng của PĐTT lên CNTTr thất trái: tỷ lệ RLCNTTr thất trái ở nhóm bệnh nhân có PĐTT 77,7% cao hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân không PĐTT (66,7%), p < 0,05.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Tạ Văn Bình, Trần Đức Thọ và cs.:Nghiên cứu dịch tễ bệnh đái tháo đường và giảm dung nạp glucose ở khu vực HÀ nội.Tạp chí Y học thực hành,2005,(507-508),tr.565 – 570.
2. Lê Thị Thiên Hương :Đánh giá khối lượng cơ và chức năng tâm trương thất trái trên bệnh nhân THA bằng siêu âm.Luận án Tiến sĩ, ĐHYD TP.Hồ Chí Minh, 2003.
3. Nguyễn Thị Mây Hồng, Nguyễn Nuơng Minh Ngà : Một số nhận xét về các trường hợp đái tháo đường nhập khoa nội tổng hợp B3.Kỷyếu công trình nghiên cứu khoa học bệnh viện Thống Nhất, 2003 .
4. Nguyễn Thy Khuê: Tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường , Y học Tp. Hồ Chí Minh, tập 3, tr.3 ,
5.Nguyễn Kim Lương,Thái Hồng Quang: Kết‘ quả buớc đầu nghiên cứu rối loạn chuyển hóa lipid ở 3 nhóm bệnh nhân: đái tháo đường, tăng huyết áp và đái tháo đường có tăng huyết áp.Tạp chí Tim mạch học{11}, 1997,tr. 15- 20 .
6.Nguyễn Bá Lương,Quế Lan Hương,Nguyễn Chí Thành: Nghiên cứu đặc điểm hình thái và chức năng tâm trương tất trái ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp bằng siêu âm Dopler tim. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học bệnh viện Thống  Nhất,2006,tr.65 – 80 .
7. Nguyễn Thị Nhạn :Đái tháo đường có tăng huyết áp.Kỷ yếu toàn văn đại hội Nội tiết ĐTĐ quốc gia VN lần thứ 3,  2005, tr. 861 – 865 .
8. Trần Văn Năm: Khảo sát sự thay đổi điên tâm đồ tù tư thế năm sang tư thế đứng trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2.Luận án CK II,2001 – ĐHYD Tp. Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Hải thủy: Biến chứng tim ở bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp tâm thu.Tạp chí Y học thực hành,2005,(507- 508),tr.819- 828 .
10.Nguyễn Hải Thủy,Phan Nam Hùng:Suy tim đái tháo đường,Hội nghị tim mạch miền Trung mở rộng lần 3, Tạp chí tim mạch học (41) 2005, tr.318 – 328 .
11. Lý Thụy Đoan Trinh: Rối loạn chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 ,Luận văn Thạc sĩ Y học,ĐHYD Tp.Hồ Chí Minh,2005.
12.  Nguyễn Quốc Việt: Nghiên cứu các rối loạn chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường thể 2 – không tăng huyết áp bằng siêu am Doppler tim, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Địa học Y Khoa Huế,2003 .
13. Nguyễn Anh Vũ  cs.:Một số kết quả góp phần nghiên cứu thong số siêu âm ở người lớn bình thường.Tạp chí Tim mạch học(16)- 1998, tr. 5 – 39 .
14. Appleton C.P, Jensen J.L, Hatle L.K, Oh J.K.(1997): Doppler evaluation of left and right ventricular diastolic function: A technical guide for obtaining optimal flow velocity recordings, J Am Soc Echocardiogr,(10), PP. 271 – 291 .
15. Appeton C.P (1993): Doppler assement of left ventricular diastolic function: the refinements continue.  J Am Coll Cardiol, (7), PP. 1697 – 1700 .
16. American Diabetes Association : Clinical PracticRecommendations.(2006),Diabetes Care, Volum 29 ,S 1 – S 83 .
17.Braunwald E : Heart disease, A text book of cardiovascular medicine, WB. Saunders Company,(1997) PP. 349 – 39 .
18. Devereux R.B., Koren MJ,Simeone G,et al :Metods for detection of Left ventricular hypertrophy : application to hypertencive heart disease. Ur Heart J (14)1993,PP.8-13.
19.Harrrison’ s: Principles of Internal Medicine, Mc Grawhill textbook company,15th edition (2002), vol 2 , PP. 2060 – 2081 .
20. Hense .W., etal : Theassociation of bdy size nd body composition with left ventricular mass: impacts for indexation in adult.J Am Coll Cardiol,(32),pp.451 – 457 .
21. Poirier P,& ET AL:Diastolic dysfunction normotensive man wih well- controlled type 2 diabetes, Diabetes Care, (24)- 2001, PP. 5-10.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO