Những tác dụng của hội chứng chuyển hóa, Leptin và các sản phẩm cuối cùng của tiến trình glucose hóa ở bệnh tim mạch và bệnh thận được phát hiện và trình bày trong” Những tương tác tim-thận ở bệnh tiểu đường và béo phì”.
Những tác dụng của hội chứng chuyển hóa, Leptin và các sản phẩm cuối cùng của tiến trình glucose hóa ở bệnh tim mạch và bệnh thận được phát hiện và trình bày trong” Những tương tác tim-thận ở bệnh tiểu đường và béo phì”.
Bệnh tiểu đường và hội chứng chuyển hóa là những yếu tố nguy cơ tim mạch cao nhất trong suy thận, theo nghiên cứu tiến hành ở Thụy Điển Và được Ông Bengt C. Fellstron Tiến sĩ Y khoa, Giáo sư thận học. Đại học Uppsala Thụy Điển trình bày trong “Hội chứng chuyển hóa và nguy cơ tim mạch ở những bệnh nhân bệnh thận”, Tổng quan sự đa dạng của những yếu tố nguy cơ dựa trên nhiều nghiên cứu.
Định nghĩa hội chứng chuyển hóa dựa trên nhóm chuyên gia Giáo dục Quốc gia về cholesterol. Theo ông Fellstron, những yếu tố như không hoạt động thể lực, thiếu vitaminD, thiếu máu và nhiễm acid dẫn đến sự đề kháng insulin và sau cùng là tăng insulin huyết. Điều này dẫn đến những yếu tố khác, như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và rối loạn chức năng nội mô, góp phần gây nên bệnh lý tim mạch.
Tổng quan những dữ liệu từ thử nghiệm AURORA cho thấy cholesterol, Trigyceride và chỉ số khối lượng cơ thể không là những yếu tố nguy cơ trong bệnh lý tim mạch, nhưng CRP (C-reactive protein) và mức albumin huyết thanh thấp phản ánh sự thiểu dưỡng và cũng là những yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đang lọc máu.
Một báo cáo từ Úc, “Sản phẩm cuối cùng của tiến trình Glucose hóa (AGE ) ở bệnh tim mạch và bệnh thận” do ông Josephine Forbes, Giáo sư tiến sĩ Đại học Melbourne, và nhóm nghiên cứu biến chứng bệnh tiểu đường và glucose hóa thuộc viện nghiên cứu tim Baker- Melbourne, Úc cho thấy vai trò của chế độ ăn AGE trong nghiên cứu ở cả ở người và chuột. Sự biến đổi AGE của chất đạm góp phần vào bệnh thận và bệnh tim mạch.
Sự tích lũy AGEs có thể gây ra nhiều tác dụng sinh học, bao gồm sự viêm nhiễm, sản xuất quá mức chất oxy hóa, cản trở chức năng ty thể, và làm thay đổi tính thấm thành mạch.
Nghiên cứu đầu tiên là nghiên cứu về chế độ ăn AGE ở người, được tiến hành ở những người nam béo phì và thừa cân về chế độ ăn cao- thấp AGE trong hai tuấn lễ. Thức ăn AGE cao gồm bánh mì (trắng ) nướng, sinh tố cam, trái cây, bánh xăng quít nướng kẹp thịt, thịt gà, rau cải, cơm chiên và nước ngọt. Thức ăn AGE thấp bao gồm bánh mì trắng không vỏ cứng, cá, trái cây, xăng quít chà bông, thịt gà, rau cải và cơm.
Chế độ ăn AGE thấp, chức năng thận và sự viêm nhiễm kết hợp với béo phì được cải thiện.
Trong nghiên cứu những chuột hoang béo phì, người ta nhận thấy rằng alagebrium và thụ thể AGE (RAGE) có hiệu quả bảo vệ tim mạch và thận.. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng thiếu RAGE có thể tốt hơn liệu pháp làm giảm AGE.
Ảnh hưởng của leptin trong bệnh tim mạch và bệnh thận là tiêu điểm của “Vai trò của leptin trong bệnh tim mạch và bệnh thận” do Alexandre A .da Silva, Tiến sĩ Phó giáo sư tâm sinh lý Trung Tâm Y khoa-Đại học Mississipi ở Jackson. Nghiên cứu đã khám phá vai trò của tăng huyết áp ở những bệnh nhân béo phì trong sự tiến triển của tổn thương thận sau này.
Các nhà nghiên cứu thử nghiệm ở chuột thiếu receptor melanocortin 4 (MC4R) sớm biểu hiện bệnh béo phì. Những chuột nầy so với chuột hoang dã, đo lượng thức ăn đưa vào, thể trọng, nồng độ leptin và insulin.
Mặc dù béo phì kéo dài khoảng 53 tuần, chuột MR4C không bị tăng huyết áp và có lượng thải Albumin ở nước tiểu hơi cao hơn là ở chuột nhóm chứng. Chuột béo phì cũng không xuất hiện sự tiến triển tổn thương mô thận đáng kể.
Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng , chuột thiếu leptin hoặc MC4R không có biểu hiện của hội chứng chuyển hóa ngoài béo phì. Điều nầy cũng cố tầm quan trọng cuả trục leptin – MC4R như mối liên kết chủ yếu giữa béo phì và tăng huyết áp.