Nửa số bệnh nhân suy tim sẽ chết sau khi được chẩn đoán vài năm.
Xét nghiệm NT-proBNP giúp phát hiện sớm và theo dõi điều trị suy tim, tăng cơ hội sống sót và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân
– Tần suất bệnh nhân bị suy tim mới hàng năm trên thế giới đang tăng rất cao. Việc chẩn đoán sớm và chính xác bệnh suy tim vẫn còn gặp nhiều khó khăn nếu chỉ dựa trên các dấu hiệu lâm sàng vì chúng thường không đặc hiệu.
– Suy tim được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì luôn là hệ quả sau cùng của những bệnh lý tim mạch khác, với tỉ lệ tử vong mỗi năm là 45% trên tổng số nạn nhân mới mắc bệnh.
– NT-proBNP là chất được phóng thích từ tâm thất của tim vào máu khi thành cơ tim bị giãn ra. Do vậy, việc đo nồng độ NT-proBNP trong máu là xét nghiệm được dùng để “phát hiện và chẩn đoán sớm suy tim; cũng như đánh giá nguy cơ và theo dõi diễn tiến bệnh”.
– Xét nghiệm NT-proBNP còn được dùng để “hướng dẫn và theo dõi quá trình điều trị, cho kết quả cải thiện bệnh rất tốt” và thậm chí có thể được dùng để “phòng ngừa suy tim ở những bệnh nhân có nguy cơ cao”.
– Với xét nghiệm NT-proBNP, bệnh nhân có thể “kiểm soát đều đặn để giúp bệnh ổn định hơn”, như vậy sẽ giảm thiểu được nguy cơ suy tim rất lớn đang rình rập ở nhóm bệnh nhân nguy cơ cao như tăng huyết áp và đái tháo đường.
(Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 6 năm 2010) – “Suy tim là bệnh đe dọa tính mạng, gây tử vong cho gần nửa số bệnh nhân không may mang căn bệnh này. Tuy nhiên, đây là bệnh có thể phòng ngừa được và nếu được chẩn đoán và điều trị sớm thì sẽ tăng cơ hội sống cũng như nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân” – Theo báo cáo khoa học của GS. BS. James Januzzi, Đại học Y khoa Harvard và là Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Tim mạch Tích cực tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, Thành phố Boston, Hoa Kỳ trình bày trong Hội nghị Khoa học Thường niên lần IV về các chất đánh dấu sinh học cơ tim, do Hội Tim mạch học Tp. Hồ Chí Minh kết hợp với Roche Diagnostics tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh vào ngày 11 tháng 6 năm 2010.
Tần suất bệnh nhân mắc bệnh suy tim mới mỗi năm đang tiếp tục tăng cao. Đây là loại bệnh gây tử vong với tỉ lệ 45% số bệnh nhân sẽ chết trong vòng một năm sau khi được chẩn đoán. Suy tim chiếm 10% ở nhóm nguy cơ cao, tuổi từ 70 trở lên1 . Theo PGS. TS. Phạm Nguyễn Vinh, Giám đốc Y khoa BV Tim Tâm Đức cho biết: “dù chưa có một nghiên cứu chính thức về tỉ lệ mắc bệnh suy tim ở Việt Nam, song theo tần suất mắc bệnh của thế giới, ước tính có khoảng 320.000 đến 1.6 triệu người nước ta bị suy tim”.
Suy tim là tình trạng cơ tim mất khả năng bơm đủ máu theo nhu cầu của cơ thể . Đây là bệnh thường diễn tiến chậm chạp trong nhiều năm mà không có biểu hiện triệu chứng. Trong quá trình này, do phải làm việc nhiều hơn để cố gắng cung cấp máu cho các cơ quan nên cơ tim bị giãn ra. Lâu dần tim sẽ phì đại và cuối cùng là suy tim với đầy đủ triệu chứng.
Mặc dù số bệnh nhân bị suy tim ngày càng gia tăng, nhưng khả năng chẩn đoán vẫn còn nhiều giới hạn do suy tim thường biểu hiện với những triệu chứng không điển hình như khó thở, mệt và phù. Tuy nhiên, các triệu chứng này cũng thường gặp trong các bệnh khác, đặc biệt là bệnh hô hấp. Theo GS. BS. Januzzi: “Khi bệnh nhân than khó thở, bác sĩ khó xác định được đây là triệu chứng của bệnh phổi hay bệnh tim. Nếu không có các phương tiện chẩn đoán khách quan, những yếu tố này làm cho chẩn đoán suy tim không dễ dàng chút nào, và thường nhầm với những bệnh hô hấp. Nhưng bằng cách đo nồng độ chất NT-proBNP trong máu không những chẩn đoán chính xác suy tim mà còn giúp phát hiện sớm suy tim ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng”. Ông giải thích thêm: “Các cách chữa trị bằng thuốc hoặc chế độ sinh hoạt thích hợp có thể rất hiệu quả đối với những trường hợp suy tim nhẹ hoặc trung bình. Tuy nhiên cần lưu ý một điều là phải bắt đầu điều trị suy tim từ giai đoạn sớm vì khi tổn thương cơ tim đã hình thành ở giai đoạn nặng thì không gì có thể đảo ngược lại, cuối cùng dẫn đến tử vong”.
Siêu âm tim (echocardio-graphy) hiện đang là phương tiện thường dùng để tầm soát những trường hợp nghi ngờ suy tim. Tuy nhiên, việc chẩn đoán chính xác tùy thuộc vào cơ sở thực hiện và kinh nghiệm của người làm siêu âm. Ngoài ra, siêu âm tim cũng có những hạn chế khi chẩn đoán ở những bệnh nhân béo phì hoặc phù nhiều,… Trong khi đó, xét nghiệm NT-proBNP cho kết quả khách quan hơn và có thể thực hiện dễ dàng tại các phòng xét nghiệm trung tâm hoặc trên máy xét nghiệm nhanh tại chỗ.
NT-proBNP là chất được phóng thích từ tâm thất của tim vào máu khi thành cơ tim bị giãn ra. Đây là một protein bất hoạt với thời gian bán hủy kéo dài,2 do vậy sẽ ổn định hơn,3 ,4 và tồn tại trong máu lâu hơn.5 Điều này làm cho xét nghiệm đo nồng độ NT-proBNP trong máu trở nên rất nhạy để phát hiện sớm suy tim, và bắt đầu điều trị ngay.
Tuyên bố chung Quốc tế về ứng dụng lâm sàng của NT-proBNP đề nghị đưa xét nghiệm NT-proBNP thành công cụ tầm soát thường quy để phát hiện sớm các bất thường của tim và dự đoán các biến chứng tim mạch6 ở bệnh nhân có nguy cơ cao hoặc bị suy tim.
PGS. TS. Phạm Nguyễn Vinh phát biểu: “Ở Việt Nam, hiểu biết của người dân về suy tim còn rất hạn chế. Trong khi đó, tại một số nước phát triển như Hoa Kỳ thì nhận thức rất tốt về bệnh này. Nguy cơ suy tim tăng lên nếu bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp hoặc đái tháo đường. Do vậy, việc tầm soát thường qui bằng xét nghiệm NT-proBNP có thể giúp nhóm bệnh nhân này kiểm soát tốt và thậm chí có thể ngăn bệnh.” p>
Cũng theo PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh: “Khi bệnh nhân đến khám vì khó thở, thì thường bị chẩn đoán nhầm là bệnh do phổi hơn là do tim. Do đó bệnh nhân nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị xem có cần làm thêm xét nghiệm hay không để giúp loại trừ bệnh chính xác hơn.”
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim bao gồm tăng huyết áp, tăng mỡ máu (cholesterol), đái tháo đường, béo phì, và tiền sử gia đình. Những người có một trong những nguy cơ chính này cần được tầm soát thường xuyên bằng xét nghiệm NT-proBNP, và tiếp tục theo dõi bằng xét nghiệm này trong trong quá trình điều trị.
Theo GS. BS. Januzzi: “Ngoài tác dụng phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác suy tim, xét nghiệm NT-proBNP còn hữu ích cho việc hướng dẫn điều trị, từ đó cải thiện kết quả cho bệnh nhân. Xét nghiệm này cũng có thể giúp phòng ngừa suy tim ở những bệnh nhân có nguy cơ, và đo nồng độ NT-proBNP cũng giúp dự đoán biến cố xấu ở bệnh nhân có suy tim mạn tính.”
Nếu việc xét nghiệm NT-proBNP được các bác sĩ thực hiện để tầm soát suy tim ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao thì lợi ích y tế đạt được rất nhiều, giảm nguy cơ mắc các biến chứng mạn tính của tim (thường gọi là biến chứng tim mạch), thậm chí giảm cả tỉ lệ tử vong. Xét nghiệm NT-proBNP cũng cắt giảm đáng kể gánh nặng viện phí cho bệnh nhân nói riêng và ngành y tế nói chung, vì giảm chi phí y tế trực tiếp đến 10%.7 Các số liệu khác còn cho thấy việc sử dụng xét nghiệm NT-proBNP giảm nhu cầu siêu âm tim 58%, giảm thời gian nằm viện 12%, giảm chi phí tự túc của bệnh nhân 10%, và giảm 13% số lần nhập viện đầu tiên8 .
Ngoài hiệu quả phát hiện và điều trị sớm, xét nghiệm NT-proBNP còn giúp hướng dẫn điều trị suy tim. Vì các liệu pháp hữu hiệu trong điều trị suy tim đều làm giảm nồng độ NT-proBNP, nên ứng dụng xét nghiệm này vào việc “hướng dẫn” điều trị rất hấp dẫn. Một nghiên cứu gần đây tên là PROTECT (viết tắt từ cụm từ Pro-BNP Outpatient Tailored Congestive Heart Failure Therapy – Dùng chất ProBNP để hướng dẫn điều trị suy tim sung huyết cho bệnh nhân ngoại trú) cho thấy: những bệnh nhân được điều trị với sự “hướng dẫn” của xét nghiệm NT-proBNP thì kết quả tốt hơn thay vì chỉ điều trị dựa vào phán đoán lâm sàng.
Suy tim là một trong những bệnh mạn tính có chi phí điều trị tốn kém nhất9 với những lần nhập viện mà 80% chi phí trực tiếp nằm ở khâu chẩn đoán suy tim.10 Do đó, theo GS. BS. Januzzi: “Tiềm năng áp dụng phương pháp điều trị theo “hướng dẫn” của xét nghiệm NT-proBNP để nâng cao kết quả và giảm chi phí y tế là một bước đi quan trọng sắp tới trong xử trí suy tim.”
* * *
VỀ TẬP ĐOÀN ROCHE
Roche, có trụ sở chính tại Basel, Thụy Sỹ, là Tập đoàn dẫn đầu trong lãnh vực chăm sóc sức khỏe với thế mạnh kết hợp cả hai ngành dược phẩm và chẩn đoán. Roche là công ty về công nghệ sinh học lớn nhất thế giới với những dược phẩm khác biệt cho các ngành ung thư, vi-rút, viêm nhiễm, chuyển hóa và thần kinh. Roche cũng dẫn đầu thế giới về lãnh vực xét nghiệm chẩn đoán, giải phẫu bệnh và là nhà tiên phong trong kiểm soát bệnh đái tháo đường. Chiến lược cá nhân hóa chăm sóc sức khỏe được đặt ra như mục tiêu nhằm cung cấp các dược phẩm và công cụ chẩn đoán mang đến các cải thiện xác thực cho sức khỏe, chất lượng cuộc sống cũng như tính mạng bệnh nhân. Năm 2009, Roche đã có hơn 80.000 nhân viên làm việc trên toàn cầu và đã đầu tư khoảng 10 tỉ đô la Thụy Sỹ cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Doanh số niêm yết của Tập đoàn là 49.1 tỉ đô la Thụy Sỹ. Genentech, Mỹ, là một thành viên của Tập đoàn Roche. Roche cũng đã nắm giữ đa số cổ phần tại Công ty dược Chugai, Nhật Bản. Thêm thông tin tại: www.roche.com
1 Harrison’s Principles of Internal Medicine (1998)
2 Siebert, U. et al. Cost-effectiveness of using N-terminal pro-brain natriuretic peptide to guide the diagnostic assessment and management of dyspneic patients in the emergency department. American Journal of Cardiology 2006; 98:800-805
2 Mair, J. et al. The impact of cardiac natriuretic peptide determination on the diagnosis and management of heart failure. Clinical Chemistry & Laboratory Medicine 2001; 39: 571-588.
3 Ordonez-Llanos, J. NT-proBNP: Analutical Considerations. In: NT-proBNP as a biomarker in cardiovascular diseases. Eds: Bayes-Genis, A. and Januzzi, JL. Thomson Reuters, 2008.
4 Elin, RJ. et al. Laboratory and clinical aspects of B-type natriuretic peptides. Archives of Pathology and Laboratory Medicine 2004; 128: 697-699.
5 Pemberton, CJ. et al. Deconvolution analysis of cardiac natriuetic peptides during acute volume overload. Hypertension 2000; 36: 355-359.
6 Januzzi, JL. Comments from the International NT-proBNP Consensus Panel. Presented at: proCardio Symposium, Baveno, Italy. 2008.
7 Siebert, U. et al. Cost-effectiveness of using N-terminal pro-brain natriuretic peptide to guide the diagnostic assessment and management of dyspneic patients in the emergency department. American Journal of Cardiology 2006; 98: 800-805.
9 Liao, L. et al. Economic burden of heart failure in the elderly. Pharmacoeconomics 2008; 26(6): 447-62.
10 Bettencourt, P. et al. NT-proBNP testing for in-hospital monitoring and treatment of acute heart failure. In: NT-proBNP as a biomarker in cardiovascular diseases. Eds: Bayes-Genis, A. and Januzzi, JL. Thomson Reuters 2008.
Bộ xét nghiệm chất đánh dấu cơ tim (cardiac marker) làm thay đổi chẩn đoán và xử trí cơn đau tim cấp
(Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 06 năm 2010) – Sự sử dụng các chất đánh dấu sinh học trong chuyên khoa tim mạch đang phát triển, đến nay nhờ có xét nghiệm Troponin T có độ nhạy cao (High Sensitive Troponin T test) mà việc chẩn đoán cơn đau tim cấp đã được cải thiện. Loại xét nghiệm mới này giúp chẩn đoán cơn đau tim sớm hơn cho nhữnh bệnh nhân đau ngực và giúp phát hiện nhạy hơn những tổn thương tim, kể cả những tổn thương rất nhẹ hoặc rất nhỏ của tim.
Phát biểu trong buổi Hội thảo Tim mạch thường niên lần thứ 4 của Roche Diagnostics ngày 11 tháng 6 năm 2010, tại Tp. Hồ Chí Minh, GS. BS. James L. Januzzi, Giáo sư Y khoa giảng dạy tại Đại học Y khoa Harvard, Hoa Kỳ và đồng thời là Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Tích cực Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, Boston, Hoa Kỳ
GS. BS. Januzzi nói: “Việc sử dụng chất đánh dấu sinh học vừa nhạy vừa đặc hiệu là trung tâm điểm của phần định nghĩa mới toàn cầu về NMCT; và Troponin tim là chất đánh dấu sinh học hay dùng nhất”.
Troponin tim là chất xác định chính xác tổn thương cơ tim vì đặc hiệu với tim và nồng độ tăng nhanh trong máu sau khi xảy ra đau tim; và Troponin tim vẫn phát hiện được trong một thời gian dài, nên giúp ích tốt trong chẩn đoán. Ngay cả khi tăng rất ít, Troponin tim cũng có thể là dấu hiệu của tổn thương tim, nên cần phải tìm hiểu đến nơi. Do vậy, các phác đồ mới trên thế giới khuyên dùng xét nghiệm Troponin độ nhạy cao – với độ chính xác tuyệt vời khi đo ở nồng độ thấp (sai số £ 10% ở mức 99% độ bách phân của giới hạn cao bình thường – hay mức cao nhất trong giới hạn bình thường).
GS.TS. Đặng Vạn Phước, Chủ tịch Hội Tim mạch Tp. Hồ Chí Minh, PGĐ. Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh phát biểu: “Các nghiên cứu cho thấy: nếu theo định nghĩa mới và dùng xét nghiệm Troponin T độ nhạy cao thì sẽ có thêm 26.1% bệnh nhân được xếp vào dạng đau tim. Từ đó, các bác sĩ tim mạch có thể chẩn đoán được những trường hợp đau tim cần can thiệp sớm”. “Những bệnh nhân này trước đây thường bị chẩn đoán là bệnh tim khác như đau thắt ngực không ổn định hoặc những bệnh không liên quan đến tim. Chẩn đoán sai có thể đưa đến điều trị trước mắt và lâu dài không phù hợp.”
“Việc phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác tổn thương cơ tim có ảnh hưởng sâu rộng đến bệnh nhân. Thí dụ, trong thực hành lâm sàng hàng ngày các bác sĩ có thể dùng xét nghiệm Troponin để phân loại nguy cơ cho những bệnh nhân này” GS. TS. Phước nói.
Trước khi có định nghĩa quốc tế mới, các bác sĩ định nghĩa nhồi máu cơ tim – hay cơn đau tim – rất khác nhau. Phát biểu về định nghĩa mới và ý nghĩa của nó khi áp dụng tại Việt Nam, PGS. TS. Phạm Nguyễn Vinh, Giám đốc Y khoa Bệnh viện Tim Tâm Đức: “Việc sử dụng định nghĩa mới về nhồi máu cơ tim có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với số đông những ngưới có tổn thương tim tối thiểu. Bây giờ nhờ xét nghiệm Troponin T độ nhạy cao thay vì dùng loại xét nghiệm cũ, nhóm bệnh nhân này được phát hiện và điều trị đúng”
Cơn đau tim là do giảm đột ngột lượng máu và oxygen đến tim, làm phá hủy mô tim. Đây là nguyên nhân tử vong và tàn phế chính trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có chừng 7.2 triệu người chết vì bệnh tim mỗi năm,1 trong đó cơn đau tim là nhân tố chính của tử vong. Ngoài ra, WHO cũng ước lượng bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột qụy chiếm gần 454.000 trường hợp tử vong tại Việt Nam năm 2005i.
Xét nghiệm Troponin T độ nhạy cao có độ chính xác đáp ứng được yêu cầu trong định nghĩa mới nhất về nhồi máu cơ tim. Độ nhạy và chính xác được cải thiện của xét nghiệm này có nhiều giá trị trong chẩn đoán và tiên lượng, không những cho bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp, mà còn ở những bệnh nhân có bệnh lý tim ổn định khác. Ngoài ra còn giúp phát hiện ở giai đoạn sớm nhiều trường hợp có triệu chứng thiếu máu hoặc tổn thương tim, từ đó có thêm thời gian để điều trị can thiệp, và vì vậy dẫn đến kết quả tốt hơn cho bệnh nhân.