Trong hạt của quả rau đay có chứa nhiều glycosid khác nhau, nhưng chủ yếu là corchorosid và olitorisid. Những nghiên cứu gần đây về tính chất dược lý của olitorisid cho thấy, chất này có hoạt tính trợ tim cao, làm tăng sức co cơ tim và giảm nhịp tim gần giống như hoạt tính sinh học của strophantin là một chất đã được y học dùng trong điều trị các bệnh tim.
Canh cua nấu rau đay giải nhiệt mùa hè. |
Theo sách Nam dược thần hiệu, rau đay và hạt rau đay đều có vị cay, tính lạnh, không độc, có công hiệu làm tiêu đàm, xọp phù thũng, ngừng hen suyễn, thông kinh nguyệt.
Chữa trúng nắng: Lấy một nắm rau đay tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho bệnh nhân uống, còn bã đắp vào hai bên thái dương, lấy băng vải buộc lại để hút hết nóng độc ra ngoài sẽ khỏi bệnh. Cũng có thể lấy 10 – 20g hạt rau đay, sắc lên lấy nước cho bệnh nhân uống nóng, mồ hôi sẽ toát ra hết nóng độc.
Giải nhiệt mùa hè: Mùa hè nấu canh cua, rau đay ăn với cơm hằng ngày có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, tăng cường canxi và giải nhiệt. Hoặc nấu canh cua rau đay phối hợp với mướp, mồng tơi, khoai sọ theo công thức: Cua đồng 500g, rau đay 100g, rau mồng tơi 50g, khoai sọ 2 củ, tất cả đều rửa sạch, thái nhỏ, nấu canh ăn với cơm trong 3 – 5 ngày liền sẽ có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng, chữa táo bón.
Chữa hen suyễn: Dùng hạt rau đay sắc lấy nước hơi đặc, uống chặn cơn hen suyễn có kết quả tốt. Hoặc dùng hạt rau đay 12g, giã nát (sao), xơ mướp 20g, cắt nhỏ (sao). Đem hai thứ sắc lấy nước chia làm hai lần uống trong ngày.
Chữa táo bón: Lấy 10 – 20g lá rau đay, sắc lấy nước, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Chữa bí tiểu tiện: Dùng hai nắm rau đay cho vào ấm nấu lên lấy nước uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần một chén sẽ có tác dụng tiêu nhiệt, lợi tiểu.
Trong 100g rau đay có 91,4g nước, 2,8g protit, 3,2g gluxit, 1,5g xenlulo, 1,1g tro, cung cấp được 25kcal. |