Google search engine

Nghiên cứu biến đổi hình thái và chức năng động mạch cảnh ngoài sọ bằng siêu âm Doppler ở bệnh nhân nhồi máu não

TÓM TẮT:

Vữa xơ động mạch cảnh (ĐMC) là một yếu tố nguy cơ cao đột quỵ não (ĐQN). Tuy nhiên, nghiên cứu về hình thái và chức năng ĐMC ngoài sọ bằng siêu âm Doppler ở bệnh nhân nhồi máu não (NMN) còn chưa được quan tâm ở Việt Nam.

BSCKII Trần Văn Trung1

PGS.TS. Nguyễn Đức Công2

1Bệnh viên Đa khoa Tỉnh Bình Định

2Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh

 

TÓM TẮT:

Vữa xơ động mạch cảnh (ĐMC) là một yếu tố nguy cơ cao đột quỵ não (ĐQN). Tuy nhiên, nghiên cứu về hình thái và chức năng ĐMC ngoài sọ bằng siêu âm Doppler ở bệnh nhân nhồi máu não (NMN) còn chưa được quan tâm ở Việt Nam.

Trong nghiên cứu này, 115 bệnh nhân (nam 76, nữ 39) NMN (nhóm bệnh) có độ tuổi trung bình là 73,2 ± 11,4 năm được chẩn đoán xác định NMN bằng lâm sàng và bằng chụp cắt lớp vi tính (CLVT: computed tomography) hoặc tạo ảnh cộng hưởng từ (MRI: magnetic resonance imaging) và 50 bệnh nhân (nam 34, nữ 16) không có các yếu tố nguy cơ vữa xơ ĐMC, không có dấu hiệu NMN trên chụp CLVT (nhóm chứng) có độ tuổi tương đương là: 69,8 ± 11,6 năm. Cả hai nhóm được siêu âm Doppler ĐMC chung (ĐMCC). Kết quả của nghiên cứu cho thấy:

– Đường kính tâm thu trung bình (TB), đường kính tâm trương TB ở bên phải và bên trái ĐMCC (lần lượt là: 7,81 ± 1,12 và 7,65 ± 1,15 mm) của nhóm bệnh cao hơn so với nhóm chứng (lần lượt là: 7,68 ± 0,79 và 7,62 ± 0,96 mm) nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

– Độ dày nội trung mạc (NTM) TB và tỷ lệ tăng độ dày NTM ở bên phải và trái ĐMCC của nhóm bệnh (lần lượt là: 1,25 ± 0,61 mm; 82,6% và 1,22 ± 0,49 mm; 77,4%) cao hơn so với nhóm chứng (lần lượt là: 0,81 ± 0,13 mm; 30,0% và 0,80 ± 0,11 mm; 42,0%) có ý nghĩa p < 0,001 (ORphải = 11,08; CI: 5,11 – 24,02 và ORtrái = 4,72; CI: 2,32 – 9,63).

– Mức độ co giãn, vận tốc tâm thu (Vs) và vận tốc tâm trương (Vd) của ĐMCC phải và trái (lần lượt là: 0,60 ± 0,26 mm; 55,09 ± 15,87 cm/s; 14,01 ± 5,78 cm/s và 0,67 ± 0,30 mm; 57,74 ± 16,09 cm/s; 15,6 ± 5,77 cm/s) thấp hơn so với nhóm chứng (lần lượt là: 0,70 ± 0,22 mm; 69,06 ± 25,73 cm/s; 18,93 ± 8,86 cm/s và 0,74 ± 0,32 mm; 66,52 ± 21,36 cm/s; 17,65 ± 6,06 cm/s) có ý nghĩa thống kê với p < 0,001; p < 0,05.

– Chỉ số sức cản (RI: resistance index) của ĐMCC phải và trái của nhóm bệnh (lần lượt là: 0,74 ± 0,08 và 0,74 ± 0,07) cao hơn chỉ số RI của ĐMCC phải và trái của nhóm chứng (lần lượt là: 0,70 ± 0,07 và 0,71 ± 0,06) có ý nghĩa thống kê p < 0,001; p < 0,05.

Tóm lại: có sự tăng khá cao độ dày NTMTB, tỷ lệ tăng độ dày NTM và chỉ số RI ở bệnh nhân đột quỵ NMN so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Từ khóa: Vữa xơ động mạch cảnh (ĐMC), đột quỵ nhồi máu não (NMN).
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, cùng với sự phát triển về kinh tế đã kéo theo lối sống ít vận động và ăn nhiều năng lượng đã làm gia tăng bệnh lý đột quỵ não (ĐQN) trên phạm vi toàn thế giới. Ở Hoa Kỳ, trung bình hằng năm có khoảng 700.000 người bị ĐQN, trong đó 500.000 người là mới mắc, 200.000 người bị tái phát và tử vong khoảng 200.000 người. Ở Việt Nam, từ năm 1995 trở lại đây, nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bị ĐQN hằng năm tăng cao [1], [2], [21]. ĐQN bao gồm chảy máu não, xuất huyết dưới nhện, nhồi máu não (NMN). Trong đó tỷ lệ NMN là cao nhất (chiếm khoảng 80%), trong NMN thì nhồi máu động mạch não giữa là thường gặp.

Động mạch cảnh (ĐMC) có chức năng tưới máu cho phần lớn các tổ chức của các bán cầu đại não. Khi có những thay đổi gây hẹp lòng ĐMC, tình trạng tưới máu não sẽ suy giảm, nó có thể trực tiếp trở thành yếu tố nguy cơ đe dọa hay gây nên bệnh lý NMN. Nhiều nghiên cứu trước đây đã dùng siêu âm Doppler đánh giá hình thái và chức năng ĐMC để tiên lượng yếu tố nguy cơ ĐQN [4], [5], [7], [8]. Tuy nhiên, nghiên cứu biến đổi hình thái và chức năng ĐMC đoạn ngoài sọ trên siêu âm Dopller ở bệnh nhân NMN ở Việt Nam chưa được quan tâm nhiều. Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với các mục tiêu sau: Nghiên cứu biến đổi hình thái chức năng ĐMC đoạn ngoài sọ bằng siêu âm Doppler ở bệnh nhân NMN.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN  CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Nhóm bệnh:

Gồm 115 bệnh nhân NMN được chẩn đoán bằng khám lâm sàng và chụp cắt lớp vi tính (CLVT: computed tomography) hoặc tạo ảnh cộng hưởng từ (MRI: magnetic resonance imaging) sọ não.

* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nhóm bệnh:

Tiêu chuẩn lâm sàng:

– Dựa theo định nghĩa về ĐQN của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO: World Heath Organization) (1990) [1].

– Dựa vào đặc điểm lâm sàng:

+ Khởi đầu đột ngột, cấp tính và nặng dần.

+ Dấu biểu hiện tổn thương thần kinh khu trú.

+ Các triệu chứng tồn tại > 24 h.

+ Không do chấn thương.

– Tiêu chuẩn cận lâm sàng:

– Chụp CLVT hoặc MRI sọ não: thời gian từ ngày thứ 3 đến thứ 7 sau bị ĐQN cho thấy điển hình của hình ảnh tổn thương kiểu NMN ở khu vực tưới máu của động mạch não.

* Tiêu chuẩn loại trừ nhóm bệnh:

– ĐQN do bệnh lý từ tim.

– ĐQN chưa rõ nguyên nhân

– ĐQN của một số bệnh cấp cứu khác.

– Đột quỵ não mà những bệnh nhân không hợp tác nghiên cứu.

2.1.2. Nhóm chứng

Gồm 50 bệnh nhân không có bệnh lý NMN có phân bố độ tuổi và giới tương đương đã điều trị với các bệnh thông thường của bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa, và tai mũi họng, cùng thời điểm với nhóm bệnh.

* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nhóm chứng:

– Bệnh nhân không bị NMN qua khám lâm sàng và được loại trừ NMN bằng chụp CLVT.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang có phân tích so sánh nhóm chứng

2.2.2. Nội dung nghiên cứu:

2.2.2.1. Chẩn đoán nhồi máu não:

NMN được chẩn đoán  xác định khi đáp ứng 2 tiêu chí chẩn đoán về lâm sàng và qua chụp CLVT hoặc chụp MRI.

–  Về lâm sàng:

.  Liệt nửa người, rối loạn ý thức, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cảm giác, liệt dây thần kinh VII trung ương, rối loạn cơ tròn, co giật kiểu động kinh.

. Đánh giá tri giác dựa vào thang điểm Glasgow.

. Mức độ liệt lượng giá qua thang điểm HENRY.

–  Hình ảnh NMN: phải nhìn thấy ổ tổn thương.

+ Trên chụp CLVT sọ não:

–       Các dấu hiệu sớm: xóa mờ nhân đậu; dấu mất dải đảo; mất rãnh cuộn não; dấu hiệu động mạch não giảm đậm độ.

–       Hình ảnh NMN điển hình: ổ giảm tỷ trọng thuần nhất, phù hợp với vùng phân bố của một mạch máu não. Khu vực giảm tỷ trọng sẽ thay đổi theo thời gian

–       Tuần thứ nhất: giảm đậm độ bờ không rõ; tuần thứ 2: bờ giảm đậm độ thu nhỏ dần; sau 1 tháng diện giảm đậm độ thu nhỏ dần.

+  Trên MRI:

Giai đoạn cấp: giảm tín hiệu trên T1 (màu đen) ở vùng vỏ não, dưới vỏ hay nhân đậu. Trên T2 biểu hiện vùng tăng tín hiệu (màu trắng), không thay đổi tín hiệu khi tiêm chất tương phản từ.

Giai đoạn bán cấp (sau 1 tuần): giảm tín hiệu trên T1, tăng tín hiệu trên T2 có thể làm tăng tín hiệu khi tiêm chất tương phản từ.

Giai đoạn mãn tính (trên 1 tháng): giảm tín hiệu mạnh T1 tăng mạnh T2

2.2.2.2. Đánh giá siêu âm ĐMC chung (ĐMCC)

– Đo đường kính lòng mạch: vị trí đo dưới chổ chia ĐMC trong và ngoài 1cm. Đơn vị là mm [4], [10].

Đo độ dày nội trung mạc (NTM) bằng siêu âm 2D cắt dọc ĐMCC.

+ Đánh giá độ NTM ĐMCC theo hướng dẫn Hội tăng huyết áp và Hội tim mạch Châu Âu năm 2003 [11].

. Bình thường: khi độ dày NTM  < 0,9 mm.

. Tăng độ dày NTM: khi độ dày NTM 0,9 – 1,5 mm.

. Có mảng vữa xơ (MVX): khi độ dày NTM > 1,5 mm.

3005201206

Hình 2.1. Hình siêu âm 2D bề dày lớp NTM bình thường (phía dưới) và dày lên ( phía trên)

3005201207

Hình 2.2. Hình vị trí đo bề dày lớp NTM

+ Độ đày mảng vữa xơ: theo Hội tăng huyết áp Châu Âu/Hội tim mạch Châu Âu năm 2003 là > 1,5 mm [11].

+ Trên siêu âm phổ sóng doppler.

Đo vận tốc tâm thu Vs (peak systole velocity) đo tại đỉnh sóng tâm thu đơn vị (cm/s).

– Đo vận tốc tâm trương Vd (end diastole velocity) đo tại đỉnh sóng dội đơn vị (cm/s).

– Chỉ số sức cản (RI: resistance index) tính toán trên theo công thức: RI= (Vs-Vd)/Vs

2.3. Xử lý số liệu: Các dữ liệu được xứ lý bằng thuật toán thống kê y sinh học bằng phần mềm SPSS 15.0 trên máy vi tính cá nhân.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Đặc điểm tuổi và giới của các đối tượng nghiên cứu

Nhóm

Chỉ tiêu

Nhóm NMN

( n = 115)

Nhóm chứng

(n = 50)

p

Tuổi

(năm)

Trung bình

73,2 ± 11,4

69,8 ± 11,6

> 0,05

≥ 60, n (%)

97 (84,3)

39 (78,0)

> 0,05

< 60, n (%)

18 (15,7)

11 (22,0)

> 0,05

Giới

Nam, n (%)

76 (66,1)

34 (68,0)

> 0,05

Nữ, n (%)

39 (33,9)

16 (32,0)

> 0,05

Bảng 2. Hình thái, chức năng ĐMCC phải và trái ở nhóm bệnh

Chỉ tiêu

ĐMCC phải

(n = 115)

ĐMCC trái

(n = 115)

p

HÌNH THÁI

HÌNH THÁI

THÁI

Đường kính tâm thu TB (mm)

7,81 ± 1,12

7,65 ± 1,15

> 0,05

Đường kính tâm trương TB (mm)

7,13 ± 1,20

6,96 ± 1,22

> 0,05

Độ dày NTMTB (mm)

1,25 ± 0,61

1,22 ± 0,49

> 0,05

Độ dày MVXTB (mm)

Có MVX, n %

2,55 ± 0,94

28 (24,3)

2,72 ± 1,06

27 (23,5)

> 0,05

> 0,05

CHỨC NĂNG

Mức độ co giãn (mm)

0,60 ± 0,26

0,67 ± 0,30

> 0,05

Vs (cm/s)

55,09 ± 15,87

57,74 ± 16,09

> 0,05

Vd (cm/s)

14,01 ± 5,78

15,6 ± 5,77

> 0,05

Chỉ số RI

0,74 ± 0,08

0,74 ± 0,07

> 0,05

* Nhận xét:

Không có sự khác nhau về hình thái, chức năng ĐMCC phải và trái ở nhóm bệnh nhân NMN (p > 0,05).

Bảng 3. Hình thái và chức năng ĐMCC phải và trái ở nhóm chứng

Chỉ tiêu

ĐMCC phải

(n = 50)

ĐMCC trái

(n = 50)

p

HÌNH THÁI

HÌNH THÁI

THÁI

Đường kính tâm thu TB (mm)

7,68 ± 0,79

7,62 ± 0,96

> 0,05

Đường kính tâm trương T (mm)

6,98 ± 0,83

6,86 ± 0,95

> 0,05

Độ dày NTMTB (mm)

0,81 ± 0,13

0,80 ± 0,11

> 0,05

Có MVX, n %

0 (0,0%)

0 (0,0%)

 

CHỨC NĂNG

Mức độ co giãn (mm)

0,70 ± 0,22

0,74 ± 0,32

> 0,05

Vs (cm/s)

69,06 ± 25,73

66,52 ± 21,36

> 0,05

Vd (cm/s)

18,93 ± 8,86

17,65 ± 6,06

> 0,05

Chỉ số RI

0,70 ± 0,07

0,71 ± 0,06

> 0,05

* Nhận xét:

– Không có sự khác nhau về hình thái, chức năng ĐMCC phải và trái ở nhóm chứng (p > 0,05).

– Tỷ lệ có mảng vữa xơ ĐMCC phải và trái ở nhóm chứng là 0,0%.

Bảng 4. Biến đổi hình thái,chức năng ĐMCC phải ở các nhóm nghiên cứu

Chỉ tiêu

Nhóm NMN

(n = 115)

Nhóm chứng

(n = 50)

p

HÌNH THÁI

Đường kính tâm thu (mm)

7,81 ± 1,12

7,68  ± 0,79

> 0,05

Đường kính tâm trương (mm)

7,13  ± 1,20

6,98  ± 0,83

> 0,05

Độ dày NTM

Trung bình (mm)

1,25 ± 0,61

0,81 ± 0,13

< 0,001

Tăng, n (%)

95 (82,6)

15 (30,0)

< 0,001

OR, CI

OR = 11,08; (CI: 5,11 – 24,02)

 

MVX

Độ dày trung bình (mm)

2,55 ± 0,94

0

 

Có MVX, n (%)

28 (24,3)

0

 

CHỨC NĂNG

Mức co giãn (mm)

0,60 ± 0,26

0,70 ± 0,22

< 0,001

Vs (cm/s)

55,09 ± 15,87

69,06 ± 25,73

< 0,001

Vd (cm/s)

14,01 ± 5,78

18,93 ± 8,86

< 0,001

Chỉ số RI

0,74 ± 0,08

0,70 ± 0,07

< 0,001

* Nhận xét:

– Tăng tỷ lệ cũng như độ dày NTMTB ĐMCC phải ở nhóm bệnh (lần lượt là: 82,6%; 1,25 ± 0,61mm) cao hơn so với nhóm chứng (lần lượt là: 30%; 0,81 ± 0,13 mm lần) có ý nghĩa thống kê p < 0,001.

– Tỷ lệ bệnh nhân có MVX ở ĐMCC phải ở nhóm bệnh là 24,3%, trong khi nhóm chứng là 0,0% và độ dày MVX trung bình là: 2,55 ± 0,94 mm.

– Mức co giãn, Vs và Vd của ĐMCC phải ở nhóm bệnh thấp hơn, ngược lại chỉ số RI lại cao hơn so với  nhóm chứng có ý nghĩa thống kê p < 0,001.

Bảng 5. Biến đổi hình thái, chức năng ĐMCC trái ở các nhóm nghiên cứu

Chỉ tiêu

Nhóm NMN

(n = 115)

Nhóm chứng

(n = 50)

p

HÌNH THÁI

Đường kính tâm thu (mm)

7,65 ± 1,15

7,62 ± 0,96

> 0,05

Đường kính tâm trương (mm)

6,96 ± 1,22

6,86 ± 0,95

> 0,05

Độ dày NTM

Trung bình (mm)

1,22 ± 0,49

0,80 ± 0,11

< 0,001

Tăng, n (%)

89 (77,4)

21 (42,0)

< 0,001

OR, CI

OR = 4,72  (CI: 2,32 – 9,63)

 

MVX

Độ dày trung bình (mm)

2,72 ± 1,06

0

 

Có MVX, n (%)

27 (23,5)

0

 

CHỨC NĂNG

Mức co giãn (mm)

0,67 ± 0,30

0,74 ± 0,32

< 0,05

Vs (cm/s)

57,74 ± 16,09

66,52 ± 21,36

< 0,05

Vd (cm/s)

15,62 ± 5,77

17,65 ± 6,60

< 0,05

Chỉ số RI

0,74 ± 0,07

0,71 ± 0,06

< 0,05

* Nhận xét:

– Tăng tỷ lệ cũng như độ dày NTMTB ĐMCC trái ở nhóm bệnh (lần lượt là: 77,4%; 1,22 ± 0,49mm) cao hơn so với nhóm chứng (lần lượt là: 42,0%; 0,80 ± 0,11 mm) có ý nghĩa thống kê p < 0,001.

– Tỷ lệ bệnh nhân có MVX ở ĐMCC trái ở nhóm bệnh là 23,5%, trong khi nhóm chứng là 0,0% và độ dày MVX trung bình là: 2,72 ± 1,06 mm.

– Mức co giãn, Vs và Vd của ĐMCC trái ở nhóm bệnh thấp hơn, ngược lại chỉ số RI cao hơn so với  nhóm chứng có ý nghĩa thống kê p < 0,001.

4. BÀN LUẬN

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh được áp dụng trong thăm khám hình thái, chức năng ĐMC như siêu âm, chụp CLVT, chụp MRI, chụp động mạch. Tuy nhiên, siêu âm vẫn là phương pháp được lựa chọn đầu tiên, trước khi tiến hành các bện pháp khác, được áp dụng rộng rãi nhờ tiện dụng và hiệu quả của nó so với các phương pháp chẩn đoán khác. Do vị trí giải phẩu dễ làm, hơn thế nữa, một số chỉ tiêu ở ĐMC đã được coi là dấu ấn thay thế cho các nghiên cứu tổn thương sớm vữa xơ động mạch như độ dày NTM là chỉ tiêu dự báo nguy cơ các bệnh lý mạch máu não [5], [6], [12], [13], [14]. Trong nghiên cứu này, 115 bệnh nhân được chẩn đoán xác định NMN (nhóm bệnh) và 50 bệnh nhân không có bệnh lý NMN và vữa xơ ĐMC (nhóm chứng) đã được siêu âm Doppler ĐMCC phải và trái, kết quả của nghiên cứu cho thấy: tất cả các chỉ tiêu ĐMCC không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các chỉ tiêu ĐMCC phải và trái ở cả nhóm bệnh và nhóm chứng (p > 0,05). Kết quả của nghiên cứu về hình thái ĐMCC cho thấy độ dày NTMTB ở nhóm NMN [ĐMCC (P)] là: 1,25 ± 0,61mm, so với nhóm chứng là 0,81 ± 0,13 mm sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,001, độ dày NTM [ĐMCC (T)] là: 1,22 ± 0,49 mm so với nhóm chứng là: 0,80 ± 0,11 mm (p < 0,001). Theo Hiệp hội Châu Âu chọn độ dày NTM ≥ 0,9 mm là bệnh lý, tỷ lệ tăng độ dày NTM ĐMCC (P) chiếm 82,6% cao hơn gấp 11,08 lần và ở bên (T) cao gấp 4,72 lần so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê p < 0,001, đường kính tâm thu ĐMCC (P) là 7,81 ± 1,12mm so với nhóm chứng là 7,68 ± 0,79mm, đường kính tâm thu ĐMCC (T) là 7,65 ± 1,15 mm so với nhóm chứng là 7,62 ± 0,96 mm; đường kính tâm trương ĐMCC (P) là 7,13 ± 1,20 mm so với nhóm chứng là 6,98 ± 0,83 mm, đường kính tâm trương ĐMCC (T) là 6,96 ± 1,22 mm so với nhóm chứng là 6,86 ± 0,9. Như vậy đường kính tâm thu và tâm trương ĐMCC (P) và (T) nhóm NMN cao hơn so với nhóm chứng tuy nhiên sự khác biệt chưa đạt con số có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Hải Thuỷ [8] khi khảo sát độ dày NTM và vữa xơ ĐMCC theo giai đọan lâm sàng bệnh mạch máu não qua 55 ca siêu âm ĐMCC ở bệnh nhân NMN thì độ dày NTM là 1,21 ± 0,55 mm. Lê Thị Bích Thuận [9] qua 76 trường hợp NMN ghi nhận độ dày NTMTB là 1,25 ± 0,50 mm. Nikie và CS [16] nghiên cứu 76 ca NMN và 21 ca chứng thì độ dày NTM là 1,03 ± 0,18 mm, nhóm chứng là 0,85 ± 0,18mm, Stefan Rosfors và CS [17] khảo sát 5147 bệnh nhân đột quỵ thì bề dày NTM là 1,59 ± 0,60 mm. Akihiko [19] nghiên cứu 34 bệnh nhân ĐQN thì độ dày NTM là 1,11 ± 0,28 mm so với nhóm chứng là 1,03 ± 0,43 mm. S.Ebrahin [18] khi nghiên cứu về độ dày NTM, độ dày mảng vữa xơ và các yếu tố nguy cơ cho thấy độ dày NTM liên quan đến ĐQN.

Khi bàn về chức năng động mạch trên siêu âm người ta quan tâm đến chức năng thành mạch và chức năng huyết động. Chức năng thành mạch, đây là một quá trình bệnh lý phức tạp tham gia nhiều yếu tố, nhiều quá trình và tác động lẫn nhau lên thành mạch làm thành mạch bị tổn thương, sớm nhất là tăng tính cứng thành mạch. Hơn nữa ở bệnh nhân NMN có nhiều yếu nguy cơ đi kèm như đái đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu mà hay gặp ở người cao tuổi nên các yếu tố này là nguyên nhân dẫn đến tăng tính cứng và giảm tính đàn hồi của thành mạch. Đường kính ĐMCC ở nhóm có mảng vữa xơ cao hơn đáng kể so với nhóm không có mảng vữa xơ, cơ chế này có lẽ do sự co giãn ĐMC để đáp ứng bù trừ sớm để bảo tồn diện tích lòng mạch [1], [2], [3], [20]. Trong nghiên cứu này chúng tôi có sử dụng mức co giãn động mạch tại ĐMCC khi làm siêu âm ĐMC. Tuy cũng có hạn chế như với phương pháp siêu âm nói chung, song sự thay đổi cũng thấy được giữa các nhóm: bệnh nhân NMN với người bình thường, giữa nhóm NMN có các yếu tố nguy cơ khác nhau, nghiên cứu này cũng không có tham vọng khuyến cáo đưa chỉ số mức co giãn ĐMCC là một chỉ số trong siêu âm ĐMC, song kết quả này cũng góp phần củng cố thêm chẩn đoán tổn thương động mạch trong vữa xơ động mạch. Về phương diện huyết động dựa vào vận tốc đỉnh tâm thu, vận tốc tâm trương, chỉ số RI, giá trị ý nghĩa nhất của chỉ số vận tốc dánh giá mức độ cao của hẹp và tắc hoàn toàn động mạch. So sánh độ chính xác của các phương pháp thăm dò không xâm nhập với chụp mạch thường quy đã cho kết luận siêu âm Duplex, MRI từ cho kết quả chẩn đoán như nhau khi hẹp trên 70% với độ đặc hiệu cao, còn hẹp < 50% thường không thay đổi huyết động trên siêu âm. Kết quả của nghiên cứu thấy rằng ở nhóm bệnh, tốc độ tâm thu trung bình ĐMCC (P) là 55,09 ± 15,87, ĐMCC (T) là 57,74 ± 16,09, so với nhóm chứng ĐMCC (P) là  69,06 ± 25,73, ĐMCC (T) là 66,52 ± 21,36; tốc độ tâm trương trung bình ĐMCC (P) là 14,01 ± 5,78, ĐMCC (T) là 15,62 ± 5,77 so với nhóm chứng ĐMCC (P) là 18,93 ± 8,86, ĐMCC(T) là 17,65 ± 6,60; mức độ co giãn ĐMCC (P) là 0,60 ± 0,26 so với nhóm chứng 0,78 ± 0,32, mức co giãn ĐMCC (T) là 0,67 ± 0,30 so với nhóm chứng là 0,82 ± 0,36. Như vậy tốc độ tâm thu, tâm trương, mức co giãn nhóm bệnh thấp hơn nhóm chứng, còn chỉ số sức cản  ĐMCC (P) là 0,74 ± 0,08 so với nhóm chứng là 0,70 ± 0,07, chỉ số sức cản ĐMCC(T) là 0,74 ± 0,07 so với nhóm chứng là 0,71 ± 0,06. Sự khác biệt trên này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Kết quả của nghiên cứu này tương đương với kết quả nghiên cứu của Dianiel HO và CS (1999) nghiên cứu trên người cao tuổi bị đột quỵ não; Lee EJ và CS (2007) nghiên cứu ở bệnh nhân đái tháo đương bị ĐQN [21], [22].

5. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu biến đổi hình thái và chức năng ĐMC đoạn ngoài sọ ở 115 bệnh nhân NMN, chúng tôi rút ra kết luận như sau:

– Độ dày NTMTB và tỷ lệ tăng độ dày NTMTB ở bên phải và trái ĐMCC của nhóm bệnh (lần lượt là: 1,25 ± 0,61 mm; 82,6% và 1,22 ± 0,49 mm; 77,4%) cao hơn so với nhóm chứng (lần lượt là: 0,81 ± 0,13 mm; 30,0% và 0,80 ± 0,11 mm; 42,0%) có ý nghĩa p < 0,001 (ORphải = 11,08; CI: 5,11 – 24,02 và ORtrái = 4,72; CI: 2,32 – 9,63).

– Mức độ co giãn, Vs và Vd của ĐMCC phải và trái (lần lượt là: 0,60 ± 0,26 mm; 55,09 ± 15,87 cm/s; 14,01 ± 5,78 cm/s và 0,67 ± 0,30 mm; 57,74 ± 16,09 cm/s; 15,6 ± 5,77 cm/s) thấp hơn so với nhóm chứng (lần lượt là: 0,70 ± 0,22 mm; 69,06 ± 25,73 cm/s; 18,93 ± 8,86 cm/s và 0,74 ± 0,32 mm; 66,52 ± 21,36 cm/s; 17,65 ± 6,06 cm/s) có ý nghĩa thống kê với p < 0,001; p < 0,05.

– Chỉ số RI của ĐMCC phải và trái của nhóm bệnh (lần lượt là: 0,74 ± 0,08 và 0,74 ± 0,07) cao hơn so với chỉ số RI của ĐMCC phải và trái của nhóm chứng (lần lượt là: 0,70 ± 0,07 và 0,71 ± 0,06) có ý nghĩa thống kê p < 0,001; p < 0,05.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.     Nguyễn Văn Đăng (2006), “Tai biến mạch máu não“, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

2.     Lê Đức Hinh (2007), “Tai biến mạch máu não“, Nhà xuất bản y học, Hà nội.

3.     Nguyễn Văn Trí (2006), “Siêu màu Dupplex khảo sát mạch máu và siêu âm Doppler động mạch cảnh đoạn ngài sọ”, Nhà xuất bản y học, Hà nội.

4. NguyễnThị Phi Nga (2007), “Nghiên cứu hình thái chức năng động mạch cảnh trên siêu âm với một số yếu tố nguy cơ vữa xơ trên bệnh nhân đái đường type 2“,  Luận án Tiến sĩ y khoa, Học viện Quân y.

5. Nguyễn Đức Hải và Nguyễn Hồng Ngọc (2002), Đánh giá vữa xơ động mạch cảnh đoạn ngoài sọ bằng siêu âm Dopller trên bệnh nhân nhồi máu não”, Tạp chí tim mạch học số 29, Tr. 450.

6. Bùi Nguyên Kiểm và Nguyễn Phạm Ý Nhi (2006), “Đánh giá tình hình hẹp động mạch cảnh đoạn ngoài sọ bằng phương pháp siêu âm tại bệnh viện XanhPhôn Hà Nội”, Kỷ yếu các báo cáo khoa học tại Hội nghị tim mạch lần thứ XII tháng 11/2006, Tr. 156.

7. Nguyễn Hải Thuỷ, Lê Văn An (2008), “Nghiên cứu sự liên quan một số yếu tố nguy cơ và tổn thương xơ vữa động mạch cảnh ở người lớn“, Tạp chí y học thực hành số 616, Tr. 789 – 801.

8. Nguyễn Hải Thuỷ, Lê Chuyển (2008),“Khảo sát bề dày lớp nội trung mac, mảng  xơ vữa động mạch cảnh theo phân loại giai đoạn lâm sàng bệnh mạch máu não NATALI-THEVENET”, Tạp chí y học thực hành số 616, Tr. 781 -781.

9. Lê thị Bích Thuận (2009), “Khảo sát tổn thương động mạch cảnh ở bệnh nhân trên 60 tuổi tại khoa nội Bệnh viện Trường Đại học Y Huế bằng siêu âm Doppler”, Tạp chí Nội khoa số 1, Tr.344 – 359.

10. Bai Ch, Chen JR, Chiu HC, Pan WH (2007), “Lower blood flow velocity, higher resistance index and larger diameter of extracranial carotid arteries are associated with ischemic stroke independently of carotid atherosclerosis and cardiovascular risk factors.“, Ultrasound; 35(6): 322 – 330.

11. Bang OY, Lee Ph, Yoon SR, Lee MA (2005), “Inflamatory markers, rather than conventional risk factors, are different between carotid and MCA atherosclerosis”, J Neurol Psychiatry; 76(8): 1045-1052.

12. Paulo Sergio Dall Bona Stahlke (2008), “Appropriateness of Carotid plaque and intina-media thickness assessment in routine clinical practice”, Cardiovascular Ultrsound; 10: 1186-1194.

13. Journal of hypertension 2003, Guidelines Committee: 2003 Eropean society of hypertension- Eropean society of cardiology guidelines for the mangement of arterial hypertension”.

14. Fragata I, Galo S, Manita M, Ferrecia S, Reis j (2006), “Prevalence of carotid artery ultrasonography”, Acta Med Port; 19(6): 446 – 450.

15. Malferrari G, Bertolino C, Casoni F, Zini A, Sarra VM (2007), “Ultrasound Assessment in Acute ischemic stroke within 3 hours”, Cerebrovasc Dis; 24(5): 459-476.

16. Nikie P, Savie, Zarie, Durie D (2003), “Common carotid artery intima-media thickness, carotid atherosclerosis and subtypes of ischemic cerebral disease”, Med Pregl; 56(1):85-91.

17. Stefan Rosfors, Staffan Hallerstam (1998), “Relationship between intina- media thickness in the common carotid arteryand atheroslerosis in the carotid bifurcation”, Stroke; 28:1378-1382.

18. S. Ebrahim, Papacosta O (2000), “Carotid plaque, intina-media thickness  cardiovascular rick factors, and prevalent cardiovascular diaseses in women than in men”, Stroke; 30(4): 841-850.

19. Akihino- Kitanura (2004),Carotid intina thickness and plaque characteristics as a risk factor for stroke in Japanese elderly men”, Stroke; 35: 2788-2795.

20. Inoue K, Matsumoto M, Shono T, Toyokawa S, Moriki A (2007), “Increased intima media thickness and atherosclerosis plaques in the carotid artery as risk factors for silent brain infarcts”, Skoke Cerebrovass Dis; 16(1):14-20.

21. Dianiel H .Oleavy, MD; Joseph.F. Polak, MD (1999) “Carotid artery intima  and media thickness as a risk factor for myocardial infarction and stroke in older adults “

22. Lee EJ, Kim HJ, Bae JM, Kim JC, Han HJ, Park CS. (2007):Relevance of commom carotid intima-media thickness and carotid plaque as risk factors for ischemic Stroke in patients with type 2 diabates mellitus”. AJNR Am J Neuroradiol 2007 May; 28(5): 916-9.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO