Bệnh nhi là Nguyễn Phạm L. (13 tuổi, nam, tỉnh Tiền Giang), sau khi nhập viện để phẫu thuật nội soi mũi xoang điều trị viêm xoang mãn tính. Nhưng sau phẫu thuật 3 giờ, máu vẫn chảy liên tục không cầm được từ hai mũi, mặc dù trước phẫu thuật em có làm các xét nghiệm tiền phẫu đều bình thường. Các bác sĩ ở bệnh viện này phải cho bệnh nhi nhét meche hai mũi để chèn chỗ chảy máu, chích thuốc cầm máu, vitamin C và chuyển Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 sau khi được khám toàn diện, các bác sĩ phát hiện ngoài dấu hiệu chảy máu thấm ướt hai mũi, trên người em còn có rải rác các vết bầm nhỏ.
Sau khi được làm các xét nghiệm tầm soát nguyên nhân gây chảy máu, em được chẩn đoán là bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mức độ nặng chỉ còn bằng 1/5 so với người bình thường, bệnh nhi chỉ còn có số lượng tiểu cầu chỉ còn 8000/mm3, trong khi số lượng tiểu cầu của người bình thường là từ 150.000-400.000/mm3.
Bệnh nhi là Nguyễn Phạm L. |
ThS.BS Bích Liên cho biết thêm, bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là một bệnh xảy ra do kháng thể miễn dịch bất thường tấn công các tiểu cầu của cơ thể làm cho tiểu cầu bị bắt giữ và tiêu hủy ở lách. Chẩn đoán khó trong trường hợp này là do tình trạng số lượng tiểu cầu trước phẫu thuật ở tuyến trước vẫn bình thường và chỉ giảm sau phẫu thuật. Tiểu cầu là tế bào có vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu.
Do tình trạng tiểu cầu giảm quá nặng và đang chảy máu liên tục từ hai mũi, bệnh nhi được điều trị bằng thuốc đặc hiệu ức chế sự thành lập các kháng thể bất thường kết hợp với truyền tiểu cầu sau đó, nhằm nâng tiểu cầu lên mức an toàn để có thể thực hiện thủ thuật cầm máu tại chỗ bằng nhét lại meche mũi và chất liệu sinh học cầm máu chuyên dùng trong tai mũi họng.
Số lượng tiều cầu bệnh nhân tăng dần lên 146.000/mm3 và không còn chảy máu mũi. Hiện bệnh nhi đã được rút meche mũi, tình trạng sức khỏe ổn định. Bệnh nhi Nguyễn Phạm L. sẽ được theo dõi và điều trị ngoại trú bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch sau khi ra viện.
Tiểu cầu là một trong 3 loại tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Tiểu cầu có kích thước rất nhỏ, từ 1- 4mm, chúng được sinh ra ở tủy xương, từ các mẫu tiểu cầu. Chúng có chức năng quan trọng trong cầm máu, nhờ các tính chất đặc thù như: tập trung thành từng đám dính chặt vào thành mạch nơi bị tổn thương và thoái hóa chất nhày để giải phóng ra yếu tố gây đông máu. Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu và bảo vệ thành mạch không bị rò rỉ. Khi số lượng tiểu cầu giảm thì quá trình này không được thực hiện và xảy ra tình trạng xuất huyết. Xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ emthường diễn biến cấp tính. Khoảng 70-80% các trường hợp tiểu cầu trở lại bình thường sau một vài tuần đến 3 tháng khi đã được điều trị. |
Bùi Hương