Google search engine

Lần đầu tiên cứu sống bệnh nhân có khối u tuyến ức

(VNN) – Khoa Lồng ngực- Mạch máu BV Nhân dân 115 lần đầu tiên cứu sống thành công trường hợp bị u tuyến ức, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và hiếm gặp bằng phương pháp mổ nội soi.

Ngày 15/7, PGS – TS – BS Cao Văn Thịnh, Trưởng khoa Lồng Ngực – Mạch máu, BV Nhân dân 115 (TP.HCM) cho biết bệnh nhân tên Nguyễn Thị D., sinh năm 1968, ngụ tại phường Tân Hưng Thuận, Q.12.

Khối u tuyến ức của chị D. qua phim chụp X – Quang. Ảnh: BV.


Chị D. có biểu hiện sụp mi, thở khó, tay chân bải hoải. Qua thăm khám và làm xét nghiệm, các bác sĩ kết luận chị bị nhược cơ do có khối u ở tuyến ức và được tiến hành cắt bỏ khối u từ ngày 1/7.

Sau 2 tuần theo dõi, sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, mi mắt cũng hết bị sụp.

Nhược cơ do u tuyến ức gây nên là một loại bệnh tự miễn. Khi mắc bệnh cơ thể sẽ tự sản sinh ra các chất làm giảm khả năng vận động của cơ. Bệnh nhân có biều hiện bị sụp mí, nét mặt đờ đẫn, có thể khó nuốt, khó thở. Trong đó tình trạng nhược cơ hô hấp xuất hiện sẽ đe doạ tính mạng người bệnh.

Tuy nhiên, bệnh này rất dễ nhầm với các bệnh về tổn thương về thần kinh hoặc ngộ độc.

Cùng ngày, Bác sĩ Thịnh cũng cho biết bệnh viện mình lần đầu tiên cứu sống một bệnh nhân bị nguy hiểm tính mạng do bệnh lý lõm ngực lệch tâm gây chèn ép tim phổi bằng kỹ thuật nâng khung ngực.

Trước kia, nhằm làm giảm áp lực lên phổi và tim do lõm ngực bẩm sinh, các bác sĩ chuyên khoa thường cắt bỏ sụn sườn, xương ức của bệnh nhân và không dùng dụng cụ nâng đỡ để bảo vệ phần sụn trước ngực nên lồng ngực người bệnh thường bị teo khiến bệnh nhân thường hay mặc cảm, tự ti.

Ê kíp bác sĩ đang tiến hành nâng khung ngực cho bệnh nhân bị lõm ngực bẩm sinh. Ảnh: BV.


Tuy nhiên, với kỹ thuật mới hiện nay, để điều trị lõm ngực bẩm sinh, bác sĩ sẽ mổ hai vết mổ dài 2-3cm ở hai bên thành ngực, đặt 1 hay 2 thanh kim loại đặc biệt (tùy mức độ ngực lõm) đã uốn cong theo khuôn ngực của từng bệnh nhân vào rồi cố định lại, giúp phục hồi hình thái khung ngực trở lại như người bình thường. Khoảng 2-3 năm sau, thanh kim loại này sẽ được lấy ra khi lồng ngực bệnh nhân đã phát triển ổn định. Lứa tuổi có thể thực hiện được kỹ thuật trên từ 3 tuổi – 15 tuổi.


Theo thống kê cho thấy, cứ 300 trẻ được sinh ra lại có một bé bị lõm ngực bẩm sinh.

Thanh Huyền

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO