1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông liên nhĩ là một trong những bệnh tim bẩm sinh thường gặp chiếm khoảng 6 – 10% ở trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh và tỉ lệ nữ/ nam = 2/1.
Ths. Bs. Ngô Ngọc Sơn và công sự
Thông liên nhĩ là bệnh có tính chất di truyền và không phổ biến nhiều [5]. Triệu chứng lâm sàng của bệnh thông liên nhĩ thường không rõ ràng, đặc biệt ở nhóm bệnh dưới 18 tuổi nên thường dễ bỏ sót dẫn đến một số biến chứng đáng tiếc do điều trị muộn. Một số trường hợp bệnh có biểu hiện chậm phát triển thể chất và giảm hoạt động gắng sức hoặc một số trường hợp bệnh được phát hiện một cách tình cờ [1] [6] [7]. Thông liên nhĩ cần được chẩn đoán và điều trị sớm nhất là đối với trẻ nhỏ trước khi đến tuổi đến trường nhằm hạn chế những biến chứng lâu dài do bệnh gây ra. Hiện nay, việc chẩn đoán bệnh thông liên nhĩ không chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng mà còn có nhiều phương tiện hiện đại để chẩn đoán bệnh sớm và chính xác như siêu âm tim, siêu âm Doppler,…. Song song với việc chẩn đoán bệnh, việc điều trị cũng có nhiều phương pháp. Sự lựa chọn phương pháp điều trị tùy thuộc vào tình trạng lỗ thông, bờ lỗ lỗ thông, số lượng lỗ thông cũng như là lỗ thông nguyên phát hay thứ phát. Các phương pháp điều trị đang được áp dụng hiện nay như: điều trị nội khoa, ngoại khoa và thông tim can thiệp bằng dụng cụ. Để đánh giá diễn tiến bệnh sau điều trị, ở mỗi phương pháp đều cần phải đánh giá các biến đổi về hình thái, chức năng và huyết động trước và sau điều trị. Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi: “Đánh giá sự thay đổi hình thái, chức năng và huyết động trước và sau đóng thông liên nhĩ bằng dụng cụ Amplatzer ở nhóm tuổi dưới 18” qua siêu âm tim Doppler.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm những bệnh nhân tuổi dưới 18 được chẩn đoán thông liên nhĩ lỗ thứ phát tại Viện Tim Tp Hồ Chí Minh từ năm 2003 – 2009 có chỉ định đóng lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ.
2.2. Tiến hành nghiên cứu
2.2.1. Khám lâm sàng chi tiết theo mẫu bệnh án riêng, làm các xét nghiệm cơ bản, điện tâm đồ, chụp X-quang tim phổi thẳng.
2.2.2 Siêu âm tim Doppler kiểm tra tước khi đóng trong vòng 24 giờ, sau đóng lỗ thông: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng sau đóng.
2.2.3. Tiến hành nghiên cứu
Trước tiên, chúng tôi khảo sát các thông số của tim qua siêu âm tim 2 chiều, siêu âm tim TM, siêu âm tim Doppler màu. Sau đó, chúng tôi đo kích thước các buồng tim và tính chức năng tâm thu thất trái bằng phương pháp Teicholz, đánh giá sự lưu thông dòng máu qua các van tim đặc biệt qua lỗ thông liên nhĩ, xác định vị trí và đo kích thước lỗ thông liên nhĩ, sự chênh áp tối đa qua van động mạch phổi (ĐMP), tính áp lực động mạch phổi, đánh giá lưu lượng dòng máu lên phổi và động mạch chủ thông qua tỉ lệ Qp/Qs, kích thước các buồng tim …
2.2.4. Xử lý số liệu
Các số liệu nghiên cứu được trình bày bằng phần mềm Excel và được phân tích bởi phần mềm thống kê R. Phương pháp thống kê GEE (Generalize Estimating Equation) được sử dụng so sánh sự khác biệt của các chỉ số tim, là biến định lượng theo thời gian. Phép kiểm t dùng để sử dụng để so sánh các biến định lượng giữa 2 nhóm. Phép kiểm được xem có ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05.
3. KẾT QUÀ NGHIÊN CỨU
3.1 Kết quả nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm về dân số và bệnh học của nhóm nghiên cứu
Thông số |
Đặc điểm |
Phần trăm |
Tuổi (năm) |
12.5 ± 3.0 |
|
Cân nặng (kg) |
31.2 ± 8.7 |
|
Nam |
13 |
40.6% |
Nữ |
19 |
59.4% |
Chiều cao (cm) |
141.56 ± 11.17 |
|
Tỷ lệ nam/nữ |
2/3 |
|
Đường kính lỗ thông (SAT)(mm) |
18,81 ± 5.76 |
|
Đường kính bóng (mm) |
20.99 ± 5.40 |
|
Đường kính Amplatzer (mm) |
24.99 ± 5.40 |
|
Rìa ĐMC < 5mm (5 trường hợp) |
2.3 ± 2.1 |
|
3.1.2. Triệu chứng cơ năng trước đóng và sau đóng lỗ thông liên nhĩ
Bảng 2. Triệu chứng cơ năng trước và sau đóng TLN.
Triệu chứng |
Trước đóng |
Sau 1 tháng |
Sau 3 tháng |
Sau 6 tháng |
Sau 12 tháng |
Không tr/chứng |
18 |
27 |
32 |
32 |
32 |
Khó thở |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Hồi hợp |
3 |
2 |
0 |
0 |
0 |
Mệt |
7 |
3 |
0 |
0 |
0 |
Ngất |
3 |
0 |
0 |
0 |
0 |
3.1.3. So sánh một số thông số siêu âm tim Doppler trước sau đóng thông liên nhĩ
Bảng 3. Kết quả một số thông số siêu âm tim Doppler trước và sau đóng thông liên nhĩ
Thông số |
Trước đóng |
Sau 1 tháng |
Sau 3 tháng |
Sau 6 tháng |
Sau 12 tháng |
Nhĩ phải |
26.38 ± 4.89 |
23.88 ± 4.64 |
20.8 ± 4.8 |
20.77 ± 4.76 |
20.51 ± 3.8 |
Thất phải |
34.9 ± 1.2 |
34.2 ± 1.3 |
31.3 ± 1.1 |
30.6 ± 1.0 |
30.2 ± 1.3 |
Nhĩ trái |
30.28 ± 4.55 |
29.92 ± 3.78 |
31.16 ± 3.23 |
31.9 ± 3.8 |
32.27 ± 3.47 |
Thất trái tâm thu |
23.98 ± 3.60 |
24.78 ± 3.76 |
26.45 ± 4.21 |
27.9 ± 3.1 |
28.01 ± 3.42 |
Thất trái tâm trương |
38.30 ± 4.95 |
41.1 ± 3.6 |
44.03 ± 4.52 |
46.5 ± 5.6 |
47.5 ± 4.95 |
Vách liên thất tâm thu |
10.1 ± 2.0 |
10.0 ± 1.5 |
10.9 ± 1.8 |
11.3 ± 1.8 |
11.5 ± 1.5 |
Vách liên thất tâm trương |
7.72 ± 1.40 |
7.7 ± 0.9 |
8.1 ± 1.4 |
8.20 ± 1.29 |
8.5 ± 0.9 |
Thân ĐMP |
27.03 ± 3.04 |
26.8 ± 3.2 |
25.78 ± 3.59 |
25.8 ± 3.6 |
25.01 ± 3.04 |
PAPs (mmHg) |
40.5 ± 8.7 |
30.8 ± 7.8 |
27.6 ± 5.0 |
26.50 ± 4.70 |
25.8 ± 7.8 |
4. BÀN LUẬN
Trong thời gian từ năm 2003 đến năm 2009, chúng tôi nghiên cứu 32 bệnh nhân tuổi dưới 18 được chẩn đoán thông liên nhĩ lỗ thứ phát đơn thuần qua siêu âm thành ngực trung bình 18.81 ± 5.76 và lỗ thông được đóng bằng dụng cụ Amplatzer qua da với đường kính dụng cụ 24.2 ± 5.9. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ nữ/ nam khoảng 1.5. Tỉ lệ nữ nghiên cứu của chúng tôi hơi thấp hơn các nghiên cứu khác do bệnh nhân được gửi đến một cách ngẫu nhiên [2] [3] [6].
Trong nghiên cứu của chúng tôi bao gồm các triệu chứng: khó thở có 1 trường hợp, mệt có 7 trường hợp, hồi hợp có 3 trường hợp và 3 trường hợp ngất còn lại các bệnh nhân đều phát hiện một cách tình cờ khi khám bệnh. Sau đóng 3 tháng tất cả các triệu chứng lâm sàng trên đều không còn nữa. Nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự kết quả của tác giả Trương Thanh Hương [4] [8] [9].
Trong nghiên cứu của chúng tôi không có trường hợp nào còn shunt tồn lưu qua vách liên nhĩ. Các thông số siêu âm tim Doppler tim đánh giá kích thước các buồng tim phải như nhĩ phải từ 26,38 ± 4,89 xuống 20,51 ± 3,8, thất phải từ 34,9 ± 1,2 xuống 30,2 ± 1,3 và thân động mạch phổi giảm từ 27,03 ± 3,04 xuống 25,01 ± 3.04. Kích thước buồng tim trái như nhĩ trái 30,28 ± 4,55 tăng 32,27 ± 3,47, thất trái tâm truơng 38,30 ± 4,95 tăng 47,5 ± 4,95 đều tăng lên có ý nghĩa sau 1 năm. Bên cạnh các thông số về huyết động như áp lực động mạch phổi thì tâm thu từ 40,5 ± 8,7 giảm 25,8 ± 7,8 cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tóm lại nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Gur Mainzer và cộng sự [10].
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên cho thấy việc điều trị đóng lỗ thông liên nhĩ cho bênh nhân tuổi dưới 18 đạt hiệu quả cao, chỉ sau 3 tháng đóng lỗ thông các triệu chứng như khó thở, mệt, hồi hộp, ngất đã không còn. Các chỉ số về hình thái, chức năng và huyết động của tim ghi nhận được bằng siêu âm tim Doppler thay đổi đáng kể theo chiều hướng có lợi cho sức khỏe của người bệnh chỉ trong vòng 1 năm sau đóng thông liên nhĩ. Từ các số liệu nghiên cứu trên chứng tỏ khả năng hồi phục của tim ở những bệnh nhân dưới 18 sau điều trị rất khả quan giúp cải thiện sức khỏe cho người bệnh và có thể đưa người bệnh trở về cuôc sống hoàn toàn bình thường sau một thời gian ngắn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Lân Việt (2003). “Thông liên nhĩ”. Thực hành bệnh tim mạch. Nhà xuất bản y học, trang 475- 484.
2. Nguyễn Lân Hiếu (2004). “Kết quả bước đầu và sau một năm theo dõi ở các bệnh nhân đóng lỗ TLN qua da bằng dụng cụ Amplatzer tại Viện Tim mạch quốc gia Việt Nam”. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Hội Tim Mạch học quốc gia Việt Nam, tr 424-432.
3. Vũ Quỳnh Nga (1998), “Góp phần chẩn đoán, đánh giá biến đổi hình thái và huyết động trong thông liên nhĩ kiểu lỗ thông thứ hai bằng siêu âm – Doppler tim và siêu âm cản âm”. Luận án tốt nghiệp bác sĩ nội trú.
4. Trương Thanh Hương (2008). “Vai trò của siêu âm Doppler tim trong theo dõi kết quả điều trị đóng lỗ thông liên nhĩ ở trẻ em”. Tạp chí nghiên cứu y học, 56(4) tr 23-26.
5. Allen, Hugh D.; Driscoll, David J.; Shaddy, Robert E.; Feltes, Timothy FMoss and Adams’ (2008), “Heart Disease in Infants, Children, and Adolescents: Including the Fetus and Young Adults”, Lippincott Williams & Wilkins, 7th Edition, p 632-646.
6. Chetan Varma, Lee N. Benson, Candice Silversider, J Yip, Matthew R. Warr. Gary Webb, Samuel C.siu, and Peter R. Mclaughlin (2004), “Outcomesand altenative techniques for device closure and altenative techniques for device closure of the large secundum atrial seeptal defect”, Catheterrization and Cadiovascular Intervention, 61:p 131- 139.
7. Lisa Bergersen, Susan Foerster, Audrey C.Marshall, Jeffery Meadows, “Congenital Heart Disease The Catheterization Manual”, Springer2009, p 115-122.