SUY TĨNH MẠCH là một bệnh lý tiến triển nặng dần và có thể gây tàn phế. SUY TĨNH MẠCH là rối loạn nội khoa phổ biến nhất, nó phổ biến hơn cả bệnh cao huyết áp hoặc tiểu đường.
SUY TĨNH MẠCH là một bệnh lý tiến triển nặng dần và có thể gây tàn phế. SUY TĨNH MẠCH là rối loạn nội khoa phổ biến nhất, nó phổ biến hơn cả bệnh cao huyết áp hoặc tiểu đường.
Tại Việt Nam, theo số liệu của Viện Tim TP.HCM, qua nghiên cứu tầm soát PRESENCE năm 2007, trong hơn 4000 bệnh nhân đến khám tại Viện Tim thì tỷ lệ mắc suy tĩnh mạch là 20,5%. Trong đó nam chiếm 25% và nữ chiếm 75%. Suy tĩnh mạch được đánh giá là một trong các bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và là gánh nặng cho sức khỏe cộng đồng và xã hội.
Các đối tượng dễ có nguy cơ bị suy tĩnh mạch bao gồm người do công việc hay phải đứng lâu hoặc ngồi lâu, người béo phì, tuổi cao, phụ nữ từng sinh con hoặc đang có thai…
Các triệu chứng ban đầu của suy tĩnh mạch chi dưới rất đơn giản và thường gặp như đau chân, nặng chân, cảm giác sưng chân, vọp bẻ về đêm…
Nếu không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển năng dần với sự xuất hiện của các mao mạch, tĩnh mạch nổi rõ trên da, phù và loét chân…
Những con số và vấn đề trên đây đã cho thấy một cách khái quát mức độ phổ biến cũng như ảnh hưởng quan trọng suy tĩnh mạch trong cộng đồng, vì thế cần thiết phải tăng cường sự hiểu biết, quan tâm đến căn bệnh này của các bác sĩ cũng như của cộng đồng.
Với mục đích trên, ngày 12/6/2008, Hội Tim Mạch TP.HCM và Viện nghiên cứu Dược phẩm Servier, Pháp phối hợp tổ chức buổi hội thảo “Chương trình Tim Mạch sau Đại học, lần thứ 25” với nội dung CẬP NHẬT VỀ CƠ CHẾ, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH 2008‘, với sự tham dự của 500 Bác sĩ từ các chuyên khoa tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam.
Daflon (thuốc bảo vệ mạch máu được Hội Tĩnh mạch Hoa Kỳ khuyến cáo trong điều trị suy tĩnh mạch chi dưới mãn tính và điều trị trĩ) cũng được đề cập tới trang 3 bài trình bày của: Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Vạn Phước, hiệu trưởng trường Đại học Y Dược TP.HCM về “Vai trò quan trọng của hệ vi tuần hoàn và các biến chuyển gây tổn hại hệ thống mạch máu”; Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Nguyễn Vinh, phó giám đốc Viện Tim TP.HCM về “Chẩn đoán và điều trị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới: gợi ý từ nghiên cứu PRESENCE”; Thạc sĩ, bác sĩ Dương Phước Hưng, bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM về đề tài: “Xử trí đám rối tĩnh mạch. Quan niệm mới trong việc điều trị trĩ”.