Google search engine
Google search engine

Công bố khoa học từ hiệp Hội tim mạch Mỹ: Theo dõi huyết áp lưu động ở trẻ em và thanh thiếu niên (Cập nhật 2022) – P2

Biên dịch: Ths.Bs. NGUYỄN VĂN THẢO1,2

HÀ NHƯ THUẦN1,3*

1 Phòng Khám Đa Khoa Cardio

2 Hiệp hội Tăng huyết áp Quốc tế

3 Trường Đại học Y Dược Huế

(…)

Phương pháp thực hiện theo dõi HALĐ

Y tá và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác sử dụng theo dõi HALĐ nên tuân theo phương pháp tiếp cận được tiêu chuẩn hóa để duy trì chức năng của thiết bị, giảm thiểu sai số đo lường và có được dữ liệu HA hợp lệ, đáng tin cậy và có thể tái tạo được.10 Chăm sóc thiết bị theo dõi HALĐ bao gồm kiểm tra độ chính xác hàng năm; kiểm tra thường xuyên các vòng bít và đường ống để tìm các hư hại, hao mòn, hoặc rò rỉ khí; và làm sạch phần cứng bằng khăn lau khử trùng và giặt các tấm vải bọc băng quấn HA có thể tái sử dụng giữa các bệnh nhân. Trước khi bắt đầu theo dõi HALĐ, hãy xem lại tiền sử của bệnh nhân để biết bất kỳ chống chỉ định nào như dị ứng cao su, rối loạn đông máu và đái dầm ban đêm đáng kể (có nguy cơ làm ướt thiết bị).

Các tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến theo dõi HALĐ chưa được báo cáo ở trẻ em; tuy nhiên, dữ liệu gần đây cho thấy khả năng dung nạp kém ở một số thanh thiếu niên. Trong một nghiên cứu cắt ngang điều tra ảnh hưởng của tăng huyết áp đối với TOD ở 232 thanh thiếu niên (tuổi trung bình, 15,7 tuổi), 32% bị rối loạn đáng kể khi theo dõi trong giờ thức hoặc khi ngủ (17% không chịu thức và 25% ngủ). Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khả năng dung nạp kém với theo dõi HALĐ có liên quan đến tỷ lệ lưu hành tăng huyết áp lưu động cao hơn.48

Việc lựa chọn vòng bít có kích thước thích hợp phải tuân theo các hướng dẫn đã được công bố.5 Sau khi gắn thiết bị, HALĐ phải được đo và so sánh với HA khi nghỉ ngơi tại phòng khám bằng cách sử dụng cùng một kỹ thuật được sử dụng bởi thiết bị theo dõi HALĐ (thính chẩn hoặc máy đo dao động). Nếu giá trị trung bình của 3 giá trị khác nhau hơn ± 5 mm Hg, thì nên điều chỉnh vị trí vòng bít, thay pin hoặc xác nhận độ chính xác của thiết bị.

Tuân thủ, giáo dục bệnh nhân và phụ huynh toàn diện, được tiêu chuẩn hóa sẽ giảm tỷ lệ thất bại trong việc thu thập theo dõi HALĐ chính xác. Bệnh nhân và cha mẹ/người giám hộ của họ cần được hướng dẫn về cách ngừng đọc nếu cảm thấy khó chịu quá mức, và họ cũng cần được yêu cầu giữ yên cánh tay trong khi đọc. Để tránh làm hỏng thiết bị, không được để màn hình bị ướt và không được đeo khi chơi thể thao đối kháng. Không nên tháo màn hình trong khoảng thời gian 24 giờ, nhưng nếu thực sự cần thiết, nên tháo thiết bị ngay sau khi đọc để giảm số lần đọc bị bỏ lỡ và áp dụng lại càng sớm càng tốt. Cuối cùng, trẻ nên được ghi lại nhật ký rõ ràng (1) thời gian ngủ/thức; (2) thời gian của các hoạt động có thể ảnh hưởng đến phép đo HA, bao gồm cả các tình huống căng thẳng hoặc tập thể dục; (3) thời điểm dùng thuốc hạ huyết áp; và (4) bất kỳ triệu chứng nào như chóng mặt.

Thiết bị

Cả hai máy theo dõi HALĐ đo bằng kỹ thuật dao động và thính chẩn đều có sẵn để sử dụng cho nhi khoa và nhiều máy theo dõi khác đã được xác nhận khác ANSI/AAMI /ISO hoặc Hiệp hội Tăng huyết áp Anh. Các thiết bị đã vượt qua kiểm tra nghiêm ngặt này có thể được xác định trên một số trang web:

  • American Medical Association49
  • British and Irish Hypertension Society50
  • Hypertension Canada51
  • Stride HA52

Thật không may, máy theo dõi chưa trải qua thử nghiệm xác nhận ở trẻ em vẫn được bán trên thị trường. Có thêm các vấn đề chung và dành riêng cho nhi khoa liên quan đến việc lựa chọn thiết bị được xem xét trong tuyên bố theo dõi HALĐ của AHA năm 2014.10

Nhật ký hoạt động

Điều quan trọng là phải nắm bắt chính xác thời gian thức, ngủ và các khoảng thời gian hoạt động tăng lên trong theo dõi HALĐ.53 Thời gian hoạt động HA nói chung được ghi nhận một cách đáng tin cậy trên theo dõi HALĐ, mặc dù một số chuyên gia khuyên bạn nên tránh vận động mạnh.54 Nên khuyến khích ghi lại vào ngày học vì những ngày cuối tuần có thể tạo ra kết quả theo dõi HALĐ thấp hơn.

Khả năng tái lập

Hiện tại, khoảng thời gian 24 giờ được khuyến nghị để theo dõi HALĐ. Theo các nghiên cứu gần đây, theo dõi HALĐ cung cấp khả năng tái lập tuyệt vời ở cấp độ quần thể.55

Giải thích các nghiên cứu của theo dõi HALĐ

Phân loại HALĐ trước đó

Tuyên bố theo dõi HALĐ của AHA năm 2014 đã xác nhận một lược đồ phân loại với 6 nhóm dựa trên sự kết hợp của HALĐ trung bình và tải lượng HA (phần trăm số lần đọc HALĐ trên bách phân vị 95th). Lược đồ này không toàn diện, dẫn đến một số bệnh nhân không được phân loại. Phân loại tăng huyết áp lưu động nặng trong giản đồ cũng dẫn đến nhầm lẫn, vì những bệnh nhân chỉ tăng huyết áp trung bình nhẹ sẽ được coi là bị tăng huyết áp lưu động nặng do tải > 50%. Mối quan tâm mới hơn liên quan đến hướng dẫn theo dõi HALĐ của AHA 2014 là HDTHLS AAP 2017 hiện đã phù hợp phân loại HA phòng khám ở thanh thiếu niên với hướng dẫn ACC/AHA dành cho người trưởng thành năm 2017.5,6 Các hướng dẫn mới về theo dõi HALĐ dành cho người trưởng thành đã được sửa đổi theo hướng thấp hơn để chẩn đoán, trong nhiều trường hợp, ngưỡng này sẽ thấp hơn so với dữ liệu tiêu chuẩn về lưu động hiện được xác nhận trong tuyên bố của AHA năm 2014.6

Tải trọng huyết áp

Cả hướng dẫn người trưởng thànhh6 và hướng dẫn Hiệp hội Tăng huyết áp Châu Âu nhi khoa43 xác định 4 nhóm tình trạng HA lưu động chính trên cơ sở phòng khám và HALĐ trung bình (bình thường, tăng huyết áp ẩn dấu ‚WCH‚ và tăng huyết áp lưu động). Phân loại nhi khoa AHA năm 2014 về kiểu hình HALĐ10 phức tạp hơn, như đã đề cập trước đó, và bao gồm 2 giai đoạn HA bổ sung: tiền tăng huyết áp lưu động (HA trung bình, < bách phân vị thứ 95, nhưng tải trọng HA ≥25%) và tăng huyết áp lưu động nặng (HA trung bình, ≥ bách phân vị 95th và tải HA > 50%). Sử dụng phân loại AHA năm 2014 có thể khiến một số bệnh nhân không được phân loại nếu họ có tải lượng HA cao nhưng HA lưu động trung bình bình thường và HA tại phòng khám bình thường (< bách phân vị thứ 90th) hoặc tăng huyết áp (≥ bách phân vị thứ 95th). Ngoài ra, vai trò của tiền tăng huyết áp trong việc dự đoán kết cục lâm sàng hoặc TOD cận lâm sàng là không rõ ràng.

Tính thiết thực của tải lượng HA tăng đơn độc trong việc dự đoán TOD liên quan tăng huyết áp ở trẻ em đã được đánh giá gần đây ở trẻ em bị bệnh thận mạn tính và ở trẻ em khỏe mạnh khác. Một báo cáo từ CKiD (Nghiên cứu bệnh thận mãn tính ở trẻ em) cho thấy không có lợi ích rõ ràng của việc sử dụng tải lượng HA ngoài HALĐ trung bình trong việc dự đoán sự tiến triển của CKD hoặc LVH ở trẻ em bị CKD giai đoạn 2 đến 4. 56 Tương tự như vậy, trong nghiên cứu SHIP AHOY (Nghiên cứu về Huyết áp cao ở nhi khoa: Tăng huyết áp ở người trưởng thành khởi phát ở thanh niên) ở những thanh thiếu niên khỏe mạnh khác, tải lượng HA không liên quan độc lập với LVH và không cải thiện dự đoán LVH nếu được thêm vào mức HA trung bình trong các mô hình.13 Dữ liệu mới này từ các nghiên cứu dựa trên kết cục trung gian chứng minh cho một bản sửa đổi để đơn giản hóa việc giải thích HALĐ, bao gồm loại bỏ tải HA khỏi phân loại theo dõi HALĐ (Bảng 1).

Sử dụng điểm cắt HA đơn so với phần trăm HA ở thanh thiếu niên

Mặc dù HDTHLS AAP5 năm 2017 đã chấp thuận định nghĩa về tăng huyết áp phòng khám ở người trưởng thành (≥ 130/80 mm Hg) cho cả nam và nữ ≥13 tuổi, định nghĩa của AHA 2014 về tăng huyết áp lưu động dựa trên bách phân vị 95th giới tính/chiều cao hoặc giới tính/tuổi và tải lượng HA cho mọi lứa tuổi mà không tính đến điểm cắt của người trưởng thành.10 Ở thanh thiếu niên cao và lớn tuổi hơn, đặc biệt là trẻ trai, giá trị bách phân vị 95th cao hơn cả Hiệp hội Tăng huyết áp Châu Âu (HA thức trung bình, 135/85 mm Hg, HA khi ngủ trung bình, 120/70 mm Hg và HA trung bình 24 giờ, 130/80 mm Hg) hoặc ngưỡng ACC/AHA người trưởng thành (HA khi thức trung bình, 130/80 mm Hg, HA khi ngủ trung bình, 110/65 mm Hg, và HA trung bình 24 giờ, 125/75 mm Hg). Ví dụ, HATT bách phân vị 95th đối vợi một bé trai 16 tuổi khi thức là 144 mmHg, ngủ 126 mm Hg và 24 giờ 138 mm Hg. Các phân tích gần đây đã chứng minh rằng việc sử dụng tuyệt đối giá trị HALĐ của người trưởng thành để xác định tăng huyết áp lưu động có thể được so sánh với bách phân vị 95th dựa trên giới tính và chiều cao trong dự đoán LVH ở thiếu niên ≥13 tuổi. Đối với HATTr, các phân tích SHIP AHOY không tìm thấy các mối liên hệ đáng kể nào của bất kỳ ngưỡng HALĐ tâm trương nào (nhi khoa hoặc người trưởng thành) với LVH. Ngưỡng HALĐ mới người trưởng thành thấp hơn bách phân vị 95th HATT khi thức và 24h đối với trẻ trai  ≥12 tuổi hoặc  ≥160 cm và thấp hơn bách phân vị 95th HATT khi ngủ đối với trẻ trai  ≥8 tuổi hoặc ≥135 cm. Tương tự, đối với huyết áp tâm thu khi ngủ trung bình, bách phân vị 95th cao hơn ngưỡng giới hạn của người trưởng thành đối với các bé gái 7 tuổi và cũng như cao 140 cm. Ngoài ra, bất kể tuổi tác hoặc chiều cao (không kể trẻ quá nhỏ hoặc thấp bé), hầu hết bách phân vị 95th đôi với HATTr cho cả trẻ trai và trẻ gái đều trên ngưỡng ACC/AHA của người trưởng thành. Do sự tương đồng trong các nghiên cứu kết cục theo chiều dọc của người trưởng thành và thanh thiếu niên cũng như tính chất tiến triển và tích lũy của TOD liên quan đến HA, nên sử dụng mức thấp hơn của bách phân vị 95th hoặc ngưỡng dành cho người trưởng thành để phân loại HALĐ ở trẻ em <13 tuổi (Bảng 1).

Huyết áp tâm trương

Tuyên bố của AHA năm 201410 đã công nhận rằng một số bệnh nhân, có khả năng là những người bị tăng huyết áp thứ phát, có thể có tăng huyết áp tâm trương đơn độc trên theo dõi HALĐ và xác nhận bằng cách sử dụng HATT và HATTr, cũng như trong việc giải thích các nghiên cứu theo dõi HALĐ, với những bất thường ở cả hai mức độ đủ để chẩn đoán. Kể từ đó, bằng chứng tiếp tục xuất hiện cho thấy tăng huyết áp tâm trương lưu động có thể phân biệt giữa tăng huyết áp nguyên phát và thứ phát. Trong một nghiên cứu trên 168 trẻ tăng huyết áp được thực hiện ở Ba Lan, những bệnh nhân bị tăng huyết áp thứ phát có tải lượng HATTr và HATTr trung bình trong mọi khoảng thời gian cao hơn đáng kể so với trẻ bị THA nguyên phát, mặc dù những trẻ bị THA thứ phát trẻ hơn.57

Đồng thời, có sự không chắc chắn về phép đo HATTr bằng theo dõi HALĐ, chủ yếu vì hầu hết các thiết bị HALĐ được sử dụng trong nhi khoa đo HA bằng kỹ thuật đo dao động, dường như hoạt động kém hơn đối với tâm trương so với HATT trong các nghiên cứu xác nhận.58 Ngoài ra, dữ liệu quy chuẩn được sử dụng rộng rãi cho theo dõi HALĐ35 ở nhi khoa cho thấy sự thiếu hụt đáng kể về khả năng thay đổi của HATTr theo tuổi và chiều cao, điều này có thể liên quan đến việc sử dụng kỹ thuật đo dao động. Tuy nhiên, như được chỉ ra trong tuyên bố AHA 2014, 10 giá trị HATTr bách phân vị 95th khi thức được tìm thấy trong cơ sở dữ liệu theo dõi HALĐ ở nhi khoa Wühl là cao (82–84 mm Hg, tương tự đối với trẻ trai và trẻ gái và tương tự nhau bất kể chiều cao), vì vậy HATTr duy trì trên giá trị này có thể được hầu hết các bác sĩ coi là tăng huyết áp. Do đó, chúng tôi cảm thấy rằng HATTr nên tiếp tục được sử dụng như một phần của việc diễn giải các nghiên cứu theo dõi HALĐ.

Tăng huyết áp ban đêm

Tuyên bố của AHA năm 201410 cũng khuyến cáo rằng bệnh nhân có thể được coi là tăng huyết áp lưu động chỉ dựa trên tăng HA về đêm. Một số bằng chứng chứng minh điều này, bao gồm tỷ lệ cao bị tăng huyết áp về đêm đơn độc ở những người ghép tạng đặc, 29 bệnh nhân bị tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ, 27 và bệnh nhân mắc bệnh thận mạn.59 Trẻ em và thanh thiếu niên bị béo phì cũng được chứng minh là bị tăng huyết áp về đêm và không trũng HA.60 Tăng huyết áp về đêm có liên quan đến các thông số tim mạch bất thường như LVH và tăng cIMT ở bệnh nhân CKD26 và đái tháo đường,61 và bất thưỡng trũng HA về đêm có liên quan đến suy giảm chức năng nội mô ở những người ghép tế bào tạo máu.62 Do đó, chúng tôi đã kết luận rằng các bất thường của HA khi ngủ nên được tính cùng mức độ nghiêm trọng với các bất thường của HA thức.

Kết luận và định hướng tương lai

Sau khi xem xét cẩn thận các dữ liệu gần đây, chúng tôi đã cập nhật hướng dẫn sử dụng theo dõi HALĐ ở thanh niên theo một số cách quan trọng. Đầu tiên, phù hợp với HDTHLS AAP 2017, chúng tôi đề nghị sử dụng theo dõi HALĐ để xác định chẩn đoán tăng huyết áp trước khi bắt đầu dùng thuốc hạ huyết áp.5 Thứ hai, các nguồn bổ sung đánh giá xác nhận của thiết bị HA tự động đã được hỗ trợ. Cuối cùng, một lược đồ mới để phân loại HALĐ được cung cấp (bảng 1). Hệ thống mới này loại bỏ việc sử dụng tải trọng HA, gần đây đã được chứng minh là không có giá trị bổ sung so với HA trung bình trong việc dự đoán LVH và sử dụng một điểm cắt tĩnh duy nhất để xác định tăng huyết áp lưu động. Không chỉ điểm cắt mới phù hợp với hướng dẫn dành cho người trưởng thành, dữ liệu gần đây còn cho thấy kiểu hình HALĐ được xác định bằng hệ thống mới này vượt trội hơn trong việc dự đoán TOD liên quan đến HA. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lỗ hổng kiến thức cần giải quyết trong các nghiên cứu trong tương lai (Bảng 3). Ngay cả khi nhận ra rằng những khoảng trống này tồn tại và theo dõi HALĐ có thể không được phổ biến rộng rãi, theo dõi HALĐ rõ ràng là một kỹ thuật quan trọng giúp tăng thêm độ chính xác cho việc đánh giá và quản lý bệnh nhân trẻ bị tăng HA. Người ta hy vọng rằng tuyên bố khoa học này sẽ hỗ trợ các bác sĩ nhi khoa trong việc áp dụng các kỹ thuật này trong các bệnh viện của riêng họ.

Bảng 3. Khoảng trống về kiến thức trong theo dõi AHA ở nhi khoa

Trang thiết bị Không đủ số lượng thiết bị HALĐ đã được xác nhận ở lứa tuổi thanh niên.
Có sự không chính xác trong phép đo HATTr bằng các thiết bị đo dao động.
Dữ liệu chuẩn bị thiếu Đa chủng tộc và sắc tộc
Dành cho trẻ nhỏ hơn và có chiều cao thấp hơn
Mặc dù HA tại nhà được chứng minh là đáng tin cậy hơn trong việc dự đoán chỉ số khối cơ thất trái cao so với tại phòng khám hoặc HALĐ ở người trưởng thành, 6 dữ liệu so sánh tại phòng khám,HALĐ‚và HA tại nhà ở trẻ em là rất ít.5
Thiếu dữ liệu về các giá trị HALĐ dự kiến trong các quần thể nhỏ như những người sống sót sau ung thư và bệnh nhân cấy ghép còn thiếu.
Kết cục Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên duy nhất4 chứng minh rằng việc sử dụng HALĐ dẫn đến cải thiện kết cục được tiến hành ở những người trẻ mắc bệnh thận mãn tính.
Tăng huyết áp về đêm hoặc WCH có tiến triển thành tăng huyết áp lưu động kéo dài hay không vẫn chưa được biết.
Dữ liệu hạn chế có sẵn liên kết các giá trị HALĐ giữa chủng tộc và sắc tộc với các kết quả tim mạch trung gian như khối cơ thất trái, độ dày lớp trung-nội mạc động mạch cảnh và độ cứng động mạch.
Các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên so sánh hiệu quả của thuốc hạ huyết áp để giảm HALĐ đã không được thực hiện.
Không thể cải thiện khả năng dự đoán kết cục CVD nặng ở người trưởng thành bằng cách sử dụng HALĐ, chứ không phải là HA tại phòng khám, được thực hiện ở thanh niên không thể được thành lập.
Diễn giải HALĐ Số lần đọc HALĐ thu được trong khoảng thời gian 24 giờ cần thiết để dự đoán kết cục(ví dụ, phì đại thất trái) vẫn chưa được biết.
Các hậu quả lâu dài của tăng huyết áp che lấp bởi WCH, tăng huyết áp ẩn dấu, tăng huyết áp về đêm đơn độc, và không trũng chưa được biết rõ
Mức độ liên quan lâm sàng của việc tăng HALĐ vào buổi sáng ở khoa nhi chưa được đánh giá.
Hiệu quả chi phí và tiện ích Dữ liệu hạn chế về hiệu quả chi phí của việc sử dụng HALĐ để giảm chi phí (thông qua việc giảm số lần tái khám bệnh) hiện có sẵn.
Cần có các giải pháp thực tế để giảm chi phí thông qua việc mua và chia sẻ thiết bị với chiết khấu số lượng lớn để tăng khả năng tiếp cận thiết bị.
Ảnh hưởng của các yếu tố cụ thể của bệnh nhân/gia đình (bao gồm các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe) đến độ chính xác và độ chính xác của HALĐ ở trẻ em và thanh thiếu niên  vẫn chưa được khám phá.

Tài liệu tham khảo

  1. Urbina EM, Khoury PR, Bazzano L, Burns TL, Daniels S, Dwyer T, Hu T, Jacobs DR Jr, Juonala M, Prineas R, et al. Relation of blood pressure in childhood to self-reported hypertension in adulthood. Hypertension. 2019;73:1224–1230. doi: 10.1161/HYPERTENSIONAHA.118.12334
  2. Urbina EM, Mendizábal B, Becker RC, Daniels SR, Falkner BE, Hamdani G, Hanevold C, Hooper SR, Ingelfinger JR, Lanade M, et al. Association of blood pressure level with left ventricular mass in adolescents. Hypertension. 2019;74:590–596. doi: 10.1161/HYPERTENSIONAHA.119.13027
  3. Sundström J, Neovius M, Tynelius P, Rasmussen F. Association of blood pressure in late adolescence with subsequent mortality: cohort study of Swedish male conscripts. BMJ. 2011;342:d643. doi: 10.1136/bmj.d643
  4. ESCAPE Trial Group; Wuhl E, Trivelli A, Picca S, Litwin M, Peco-Antic A, Zurowska A, Testa S, Jankauskiene A, Emre S, Caldas-Afonso A, et al. Strict blood-pressure control and progression of renal failure in children. N Engl J Med. 2009;361:1639–1650. doi: 10.1056/NEJMoa0902066
  5. Flynn JT, Kaelber DC, Baker-Smith CM, Blowey D, Carroll AE, Daniels SR, de Ferranti SD, Dionne JM, Falkner B, Flinn SK, et al; Subcommittee on Screening and Management of High Blood Pressure in Children. Clinical practice guideline for screening and management of high blood pressure in children and adolescents. Pediatrics. 2017;140:e20171904. doi: 10.1542/peds.2017-1904
  6. Whelton PK, Carey RM, Aronow WS, Casey DE Jr, Collins KJ, Dennison Himmelfarb C, DePalma SM, Gidding S, Jamerson KA, et al. 2017 ACC/AHA/AAPA/ABC/ACPM/AGS/APhA/ASH/ASPC/NMA/PCNA guideline for the prevention, detection, evaluation, and management of high blood pressure in adults: a report of the American College of Cardiology/ American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines. Hypertension. 2018;71:e13–e115. doi: 10.1161/HYP.0000000000000065
  7. Sharma AK, Metzger DL, Rodd CJ. Prevalence and severity of high blood pressure among children based on the 2017 American Academy of Pediatrics Guidelines. JAMA Pediatr. 2018;172:557–565.doi:10.1001/jamapediatrics.2018.0223
  8. Khoury M, Khoury PR, Dolan LM, Kimball TR, Urbina EM. Clinical implications of the Revised AAP Pediatric Hypertension Guidelines. Pediatrics. 2018;142:e20180245. doi: 10.1542/peds.2018-0245
  9. Virani SS, Alonso A, Aparicio HJ, Benjamin EJ, Bittencourt MS, Callaway CW, Carson AP, Chamberlain AM, Cheng S, Delling FN, et al. Heart disease and stroke statistics 2021 update: a report from the American Heart Association. Circulation. 2021;143:e254–e743. doi: 10.1161/CIR.0000000000000950
  10. Flynn JT, Daniels SR, Hayman LL, Maahs DM, McCrindle BW, Mitsnefes M, Zachariah JP, Urbina EM; on behalf of the American Heart Association Atherosclerosis, Hypertension and Obesity in Youth Committee of the Council on Cardiovascular Disease in the Young. Update: ambulatory blood pressure monitoring in children and adolescents: a scientific statement from the American Heart Association. Hypertension. 2014;63:1116–1135. doi: 10.1161/HYP.0000000000000007
  11. Juhola J, Magnussen CG, Berenson GS, Venn A, Burns TL, Sabin MA, Srinivasan SR, Daniels SR, Davis PH, Chen W, et al. Combined effects of child and adult elevated blood pressure on subclinical atherosclerosis: the International Childhood Cardiovascular Cohort Consortium. Circulation. 2013;128:217–224. doi: 10.1161/CIRCULATIONAHA.113.001614
  12. Aatola H, Koivistoinen T, Tuominen H, Juonala M, Lehtimäki T, Viikari JSA, Raitakari OT, Kähönen M, Hutri-Kähönen N. Influence of child and adult elevated blood pressure on adult arterial stiffness: the Cardiovascular Risk in Young Finns Study. Hypertension. 2017;70:531–536. doi: 10.1161/HYPERTENSIONAHA.117.09444
  13. Hamdani G, Mitsnefes MM, Flynn JT, Becker RC, Daniels S, Falkner BE, Ferguson M, Hooper SR, Hanevold CD, Ingelfinger JR, et al. Pediatric and adult ambulatory blood pressure thresholds and blood pressure load as predictors of left ventricular hypertrophy in adolescents. Hypertension. 2021;78:30–37. doi: 10.1161/HYPERTENSIONAHA.120.16896
  14. Rovio SP, Pahkala K, Nevalainen J, Juonala M, Salo P, Kähönen M, Hutri-Kähönen N, Lehtimäki T, Jokinen E, Laitinen T, et al. Cardiovascular risk factors from childhood and midlife cognitive performance: The Young Finns Study. J Am Coll Cardiol. 2017;69:2279–2289. doi: 10.1016/j. jacc.2017.02.060
  15. Yan Y, Li S, Guo Y, Fernandez C, Bazzano L, He J, Mi J, Chen W; International Childhood Cardiovascular Cohort Consortium Investigators. Life-course cumulative burden of body mass index and blood pressure on progression of left ventricular mass and geometry in midlife: the Bogalusa Heart Study. Circ Res. 2020;126:633–643. doi: 10.1161/ CIRCRESAHA.119.316045
  16. Tran AH, Flynn JT, Becker RC, Daniels SR, Falkner BE, Ferguson M, Hanevold CD, Hooper SR, Ingelfinger JR, Lande MB, et al. Subclinical systolic and diastolic dysfunction is evident in youth with elevated blood pressure. Hypertension. 2020;75:1551–1556. doi: 10.1161/ HYPERTENSIONAHA.119.14682
  17. Hanevold CD. White coat hypertension in children and adolescents. Hypertension. 2019;73:24–30. doi: 10.1161/HYPERTENSIONAHA.118.11172 18. Hanevold CD, Miyashita Y, Faino AV, Flynn JT. Changes in ambulatory blood pressure phenotype over time in children and adolescents with elevated blood pressures. J Pediatr. 2020;216:37–43.e2. doi: 10.1016/j.jpeds.2019.09.070
  18. Lurbe E, Alvarez V, Liao Y, Tacons J, Cooper R, Cremades B, Torro I, Redón J. The impact of obesity and body fat distribution on ambulatory blood pressure in children and adolescents. Am J Hypertens. 1998;11(4 pt 1):418–424. doi: 10.1016/s0895-7061(97)00493-7
  19. Hamdani G, Nehus EJ, Hooper DK, Mitsnefes MM. Masked hypertension and allograft function in pediatric and young adults kidney transplant recipients. Pediatr Transplant. 2016;20:1026–1031. doi: 10.1111/petr.12752
  20. O’Sullivan J. Late hypertension in patients with repaired aortic coarctation. Curr Hypertens Rep. 2014;16:421. doi: 10.1007/s11906-014-0421-4
  21. Yegül-Gülnar G, Kasap-Demir B, Alparslan C, Çatli G, Mutlubaş F, Yavaşcan Ö, Özkan B, Dündar BN, Aksu N. Ambulatory blood pressure monitoring parameters in obese children and adolescents with masked hypertension. Blood Press Monit. 2019;24:277–283. doi: 10.1097/MBP. 0000000000000402
  22. Mitsnefes M, Flynn J, Cohn S, Samuels J, Blydt-Hansen T, Saland J, Kimball T, Furth S, Warady B; CKiD Study Group. Masked hypertension associates with left ventricular hypertrophy in children with CKD. J Am Soc Nephrol. 2010;21:137–144. doi: 10.1681/ASN.2009060609
  23. Bloch MJ, Basile J. Masked hypertension is associated with microalbuminuria and increased left ventricular wall thickness in patients with type 2 diabetes mellitus. J Clin Hypertens. 2007;9:396–398. doi: 10.1111/j. 1524-6175.2007.06285.x
  24. Lebensburger JD, Cutter GR, Howard TH, Muntner P, Feig DI. Evaluating risk factors for chronic kidney disease in pediatric patients with sickle cell anemia. Pediatr Nephrol. 2017;32:1565–1573. doi: 10.1007/s00467-017-3658-8
  25. Düzova A, Karabay Bayazit A, Canpolat N, Niemirska A, Kaplan Bulut I, Azukaitis K, Karagoz T, Oguz B, Erdem S, Anarat A, et al; 4C Study Consortium. Isolated nocturnal and isolated daytime hypertension associate with altered cardiovascular morphology and function in children with chronic kidney disease: findings from the Cardiovascular Comorbidity in Children with Chronic Kidney Disease study. J Hypertens. 2019;37:2247–2255. doi: 10.1097/HJH.0000000000002160
  26. Xu Z, Li B, Shen K. Ambulatory blood pressure monitoring in Chinese children with obstructive sleep apnea/hypopnea syndrome. Pediatr Pulmonol. 2013;48:274–279. doi: 10.1002/ppul.22595
  27. Mejia-Vilet JM, López-Hernández YJ, Trujeque-Matos M, Santander-Velez JI, Cano-Verduzco ML, Cruz C, Morales-Buenrostro LE. High frequency of nocturnal hypertension in lupus nephritis: should ABPM be implemented in usual practice? Clin Rheumatol. 2020;39:1147–1155. doi: 10.1007/ s10067-019-04830-9
  28. Massella L, Mekahli D, Paripović D, Prikhodina L, Godefroid N, Niemirska A, Ağbaş A, Kalicka K, Jankauskiene A, Mizerska-Wasiak M, et al. Prevalence of hypertension in children with early-stage ADPKD. Clin J Am Soc Nephrol. 2018;13:874–883. doi: 10.2215/CJN.11401017
  29. Tainio J, Qvist E, Miettinen J, Hölttä T, Pakarinen M, Jahnukainen T, Jalanko H. Blood pressure profiles 5 to 10 years after transplant in pediatric solid organ recipients. J Clin Hypertens (Greenwich). 2015;17:154–161. doi: 10.1111/jch.12465
  30. Sarkar S, Sinha A, Lakshmy R, Agarwala A, Saxena A, Hari P, Bagga A. Ambulatory blood pressure monitoring in frequently relapsing nephrotic syndrome. Indian J Pediatr. 2017;84:31–35. doi: 10.1007/ s12098-016-2207-y
  31. Rakow A, Laestadius Å, Liliemark U, Backheden M, Legnevall L, Kaiser S, Vanpée M. Kidney volume, kidney function, and ambulatory blood pressure in children born extremely preterm with and without nephrocalcinosis. Pediatr Nephrol. 2019;34:1765–1776. doi: 10.1007/ s00467-019-04293-9
  32. Zambaiti E, Sergio M, Baldanza F, Corrado C, Di Pace MR, Cimador M. Correlation between hypertrophy and risk of hypertension in congenital solitary functioning kidney. Pediatr Surg Int. 2019;35:167–174. doi: 10.1007/ s00383-018-4389-z
  33. Tangnararatchakit K, Kongkhanin U, Katanyuwong P, Saisawat P, Chantarogh S, Pirojsakul K. Inadequate blood pressure control demonstrated by ambulatory blood pressure monitoring in pediatric renal transplant recipients. Pediatr Transplant. 2019;23:e13499. doi: 10.1111/petr.13499
  34. Wühl E, Witte K, Soergel M, Mehls O, Schaefer F; German Working Group on Pediatric Hypertension. Distribution of 24-h ambulatory blood pressure in children: normalized reference values and role of body dimensions. J Hypertens. 2002;20:1995–2007. doi: 10.1097/ 00004872-200210000-00019
  35. Stabouli S, Kollios K, Nika T, Chrysaidou K, Tramma D, Kotsis V. Ambulatory hemodynamic patterns, obesity, and pulse wave velocity in children and adolescents. Pediatr Nephrol. 2020;35:2335–2344. doi: 10.1007/ s00467-020-04694-1
  36. Eissa MA, Meininger JC, Nguyen TQ, Chan W. The relationship of ambulatory blood pressure to physical activity in a tri-ethnic population of obese and nonobese adolescents. Am J Hypertens. 2007;20:140–147. doi: 10.1016/j.amjhyper.2006.07.008
  37. Salles GF, Reboldi G, Fagard RH, Cardoso CR, Pierdomenico SD, Verdecchia P, Eguchi K, Kario K, Hoshide S, Polonia J, et al; ABC-H Investigators. Prognostic effect of the nocturnal blood pressure fall in hypertensive patients: the Ambulatory Blood Pressure Collaboration in Patients With Hypertension (ABC-H) meta-analysis. Hypertension. 2016;67:693–700. doi: 10.1161/HYPERTENSIONAHA.115.06981
  38. Urbina EM, Bao W, Pickoff AS, Berenson GS. Ethnic (black-white) contrasts in heart rate variability during cardiovascular reactivity testing in male adolescents with high and low blood pressure: the Bogalusa Heart Study. Am J Hypertens. 1998;11:196–202. doi: 10.1016/ s0895-7061(97)00314-2
  39. Kaess BM, Rong J, Larson MG, Hamburg NM, Vita JA, Levy D, Benjamin EJ, Vasan RS, Mitchell GF. Aortic stiffness, blood pressure progression, and incident hypertension. JAMA. 2012;308:875–881. doi: 10.1001/2012.jama.10503
  40. Samuels JA, Franco K, Wan F, Sorof JM. Effect of stimulants on 24-h ambulatory blood pressure in children with ADHD: a double-blind, randomized, cross-over trial. Pediatr Nephrol. 2006;21:92–95. doi: 10.1007/s00467- 005-2051-1
  41. Yip GW, Li AM, So HK, Choi KC, Leung LC, Fong NC, Lee KW, Li SP, Wong SN, Sung RY. Oscillometric 24-h ambulatory blood pressure reference values in Hong Kong Chinese children and adolescents. J Hypertens. 2014;32:606–619. doi: 10.1097/HJH.0000000000000062
  42. Lurbe E, Agabiti-Rosei E, Cruickshank JK, Dominiczak A, Erdine S, Hirth A, Invitti C, Litwin M, Mancia G, Pall D, et al. 2016 European Society of Hypertension guidelines for the management of high blood pressure in children and adolescents. J Hypertens. 2016;34:1887–1920. doi: 10.1097/HJH.0000000000001039
  43. Macumber I, Flynn JT. Does treatment-resistant hypertension exist in children? A review of the evidence. Pediatr Nephrol. 2020;35:969–976. doi: 10.1007/s00467-019-04268-w
  44. Association for the Advancement of Medical Instrumentation (AAMI). ANSI/AAMI/ISO 81060–2:2019. Non-invasive sphygmomanometers: part 2: clinical investigation of intermittent automated measurement type. 2019. Accessed June 6, 2021. https://webstore.ansi.org/ Standards/AAMI/ANSIAAMIISO810602019
  45. O’Brien E, Petrie J, Littler W, de Swiet M, Padfield PL, O’Malley K, Jamieson M, Altman D, Bland M, Atkins N. The British Hypertension Society protocol for the evaluation of automated and semi-automated blood pressure measuring devices with special reference to ambulatory systems. J Hypertens. 1990;8:607–619. doi: 10.1097/00004872-199007000-00004
  46. Muntner P, Shimbo D, Carey RM, Charleston JB, Gaillard T, Misra S, Myers MG, Ogedegbe G, Schwartz JE, Townsend RR, et al; on behalf of the American Heart Association Council on Hypertension; Council on Cardiovascular Disease in the Young; Council on Cardiovascular and Stroke Nursing; Council on Cardiovascular Radiology and Intervention; Council on Clinical Cardiology; and Council on Quality of Care and Outcomes Research. Measurement of blood pressure in humans: a scientific statement from the American Heart Association. Hypertension. 2019;73:e35–e66. doi: 10.1161/HYP.0000000000000087
  47. Hamdani G, Flynn JT, Daniels S, Falkner B, Hanevold C, Ingelfinger J, Lande MB, Martin LJ, Meyers KE, Mitsnefes M, et al. Ambulatory blood pressure monitoring tolerability and blood pressure status in adolescents: the SHIP AHOY study. Blood Press Monit. 2019;24:12–17. doi: 10.1097/MBP.0000000000000354
  48. US Blood Pressure Validated Device Listing. Accessed August 8, 2021. https://www.validatebp.org/ 50. British and Irish Hypertension Society (BIHS). Accessed August 8, 2021. https://bihsoc.org/bp-monitors/
  49. Hypertension Canada. Accessed August 8, 2021. https://hypertension.ca/ bpdevices
  50. STRIDE BP. Accessed August 8, 2021. https://www.stridebp.org/
  51. Jones HE, Sinha MD. The definition of daytime and nighttime influences the interpretation of ABPM in children. Pediatr Nephrol. 2011;26:775–781. doi: 10.1007/s00467-011-1791-3
  52. Jacoby AC, Fixler DE, Torres EJ. Limitations of an oscillometric ambulatory blood pressure monitor in physically active children. J Pediatr. 1993;122:231–236. doi: 10.1016/s0022-3476(06)80118-6 55. Bo Y, Kwok KO, Chung VC, Yu CP, Tsoi KK, Wong SY, Lee EK. Short-term reproducibility of ambulatory blood pressure measurements: a systematic review and meta-analysis of 35 observational studies. J Hypertens. 2020;38:2095–2109. doi: 10.1097/HJH.0000000000002522
  53. Lee J, McCulloch CE, Flynn JT, Samuels J, Warady BA, Furth SL, Seth D, Grimes BA, Mitsnefes MM, Ku E. Prognostic value of ambulatory blood pressure load in pediatric CKD. Clin J Am Soc Nephrol. 2020;15:493–500. doi: 10.2215/CJN.10130819
  54. Rasała J, Marschollek P, Marschollek K, Ciszewska A, Zwolińska D, Musiał K. New methods of differentiation between primary and secondary hypertension in a pediatric population: a single-center experience. Adv Clin Exp Med. 2020;29:1299–1304. doi: 10.17219/acem/127425
  55. Duncombe SL, Voss C, Harris KC. Oscillometric and auscultatory blood pressure measurement methods in children: a systematic review and meta-analysis. J Hypertens. 2017;35:213–224. doi: 10.1097/HJH.0000000000001178
  56. Samuels J, Ng D, Flynn JT, Mitsnefes M, Poffenbarger T, Warady BA, Furth S; Chronic Kidney Disease in Children Study Group. Ambulatory blood pressure patterns in children with chronic kidney disease. Hypertension. 2012;60:43–50. doi: 10.1161/HYPERTENSIONAHA.111.189266
  57. Macumber IR, Weiss NS, Halbach SM, Hanevold CD, Flynn JT. The association of pediatric obesity with nocturnal non-dipping on 24-hour ambulatory blood pressure monitoring. Am J Hypertens. 2016;29:647–652. doi: 10.1093/ajh/hpv147
  58. Atabek ME, Akyürek N, Eklioglu BS, Alp H. Impaired systolic blood dipping and nocturnal hypertension: an independent predictor of carotid intimamedia thickness in type 1 diabetic patients. J Diabetes Complications. 2014;28:51–55. doi: 10.1016/j.jdiacomp.2013.09.007
  59. Pao E, Gove NE, Flynn JT, Hingorani S. Ambulatory blood pressure and endothelial dysfunction in hematopoietic cell transplantation recipients. Biol Blood Marrow Transplant. 2018;24:1678–1684. doi: 10.1016/j.bbmt.2018.04.024
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO