* Khoa Tim Mạch – BV Đa khoa tỉnh Kiên Giang.
** Bộ Môn Nội – Đại Học Y Dược TP.HCM,
Khoa Tim Mạch Can Thiệp BV Chợ Rẫy
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Can thiệp động mạch vành qua da (CTĐMVQD) là một phương pháp điều trị hữu hiệu bệnh lý động mạch vành (ĐMV). Đây là phương pháp điều trị xâm lấn, có thể xảy ra biến chứng, vì vậy cần phải khảo sát các yếu tố nguy cơ của thủ thuật này để giảm tỷ lệ biến chứng của CTĐMVQD.
Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát các yếu tố nguy cơ của thủ thuật can thiệp động mạch vành qua da.
Kết quả: Chúng tôi khảo sát trên 774 bệnh nhân có 920 lượt được CTĐMVQD tại phòng thông tim Bệnh Viện Chợ Rẫy. Sang thương loại C chiếm 60.3%, sang thương tắc nghẽn mạn tính chiếm 8.7%, sang thương chia đôi chiếm 8.5%, san thương thân chung ĐMV trái chiếm 3.2%. Tổng số 1106 stent được đặt trên 1169 sang thương. Các yếu tố liên quan đến biến chứng có ý nghĩa thống kê gồm: giới tính, nhồi máu cơ tim cấp (NMCT) ST chênh lên, suy tim, EF £ 30%, nồng độ Creatinine máu ³ 1.2 mg%, sang thương loại C, sang thương tắc nghẽn mạn tính, can thiệp cấp cứu.
Kết luận: Các yếu tố nguy cơ làm tăng biến chứng của thủ thuật can thiệp động mạch vành qua da gồm: giới tính, NMCT cấp ST chênh, suy tim, EF £ 30%, creatinine máu ³ 1.2 mg%, sang thương loại C, sang thương tắc nghẽn mạn tính, can thiệp cấp cứu.
ABTRACT
Background: Percutaneous Coronary Intervention (PCI) is an effective treatment of coronary artery disease (CAD). This is an invasive procedure, it can cause a complications. Therefore, to survey the risk factors of procedure to decrease the complication rate of PCI.
Objectives: To evaluate the risk factors of PCI
Results: In 774 patients, of whom 50.7% had acute coronary syndrome, underwent PCI at the Cath Lab of Cho Ray hospital with 920 interventional procedures on 1169 lesions with 1106 stent. Regarding lesion characteristics, type C lesion accounted for 60.3%, chronic total occlusion (CTO) 8.7%, bifurcation lesion 8.5%, LMCA 3.2%. The risk factors for complications of PCI were female gender, ST segment elevation myocardial infarction, primary PCI, heart failure, EF £ 30%, serum creatinine concentration ³ 1.2 mg%, type C lesion and CTO.
Conclusion: Risk factors of Percutaneous coronary intervention are female gender, ST segment elevation myocardial infarction, primary PCI, heart failure, EF £ 30%, serum creatinine concentration ³ 1.2 mg%, type C lesion and CTO that cause to increase a complication rate.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong năm 2001, trên toàn cầu, bệnh động mạch vành (ĐMV) gây 7,2 triệu trường hợp tử vong trên thế giới và 59 triệu người có đời sống tàn phế. Mỗi năm có khoảng 5,8 triệu trường hợp bệnh mới mắc. Hiện có khoảng 40 triệu người mắc bệnh ĐMV còn sống. hiện nay có 3 phương pháp điều trị: nội khoa, can thiệp ĐMV qua da (CTĐMVQD) và mổ bắc cầu chủ vành (MBCCV). Khi so sánh ba phương pháp trên thì can thiệp có nhiều ưu điểm hơn. CTĐMVQD có thể gây biến chứng như tử vong trong bệnh viện, nhồi máu cơ tim, mổ bắc cầu chủ vành cấp cứu. Các biến chứng này phụ thuộc vào trình độ thủ thuật viên, dụng cụ thủ thuật, chế độ điều trị trước, trong và sau can thiệp hợp lý, đặc điểm sang thương ĐMV, bệnh lý phối hợp. Vì những lý do đó, tất cả các nhà can thiệp phải nghĩ đến những yếu tố nguy cơ của thủ thuật để hạn chế những biến chứng tiềm tàng của thủ thuật xảy ra trong và sau thủ thuật.
Tại Việt Nam, nhiều trung tâm can thiệp ĐMV đã được xây dựng và phát triển từ năm 1996 đến nay. CTĐMVQD là thủ thuật xâm lấn có thể xẩy ra những biến chứng. Vì vậy chúng tôi tiến hành khảo sát các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến biến chứng của CTĐMVQD.và đưa ra nhận xét ban đầu.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ các yếu tố nguy cơ của can thiệp động mạch vành qua da.
2. Xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến biến chứng của CTĐMVQD.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả, hồi cứu hồ sơ nhập viện
2. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân được thực hiện thủ thuật CTĐMVQD tại khoa Tim Mạch Can Thiệp Bệnh Viện Chợ Rẫy trong thời gian từ 01/2007 đến 05/2008.
3. Phương pháp nghiên cứu
a. Thu thập số liệu
Hồi cứu tất cả hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân được CTĐMVQD từ tháng 01/2007 đến tháng 05/2008 tại “Phòng Lưu Giữ Hồ Sơ” trực thuộc “Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp” Bệnh Viện Chợ Rẫy.
b. Xử lý thống kê:
Sử dụng phần mền Stata for Window phiên bản 10.0. Biến số định lượng được tính giá trị trung bình, biến số định tính được tính theo tỷ lệ, phép kiểm Chi bình phương để kiểm định sự khác biệt tỷ lệ giữa hai nhóm có biến số định tính. Với khoảng tin cậy 95%, sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê khi giá trị p £ 0.05.
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc tính của mẫu nghiên cứu
Tổng số lượt CTĐMVQD tại khoa Tim Mạch Học Can Thiệp Bệnh Viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2007 đến tháng 05/2008 là 920 lượt trên tổng số 774 bệnh nhân, với nam/ nữ = 3.1. Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 60.2 ± 12.0 tuổi (tuổi trung bình ± độ lệch chuẩn), tuổi lớn nhất là 88 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 26 tuổi.
2. Sự phân bố biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân trước CTĐMVQD
Bảng 1 Bảng phân bố biểu hiện lâm sàng
Hội chứng vành cấp |
Số lượt |
Tỷ lệ % |
Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên |
237 |
25.8 |
Đau thắt ngực không ổn định (ĐTNKÔĐ) |
200 |
21.7 |
Nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên |
29 |
3.2 |
Tổng NMCT cấp không ST chênh và/hoặc ĐTN không ổn định |
229 |
24.9 |
Đau thắt ngực ổn định |
332 |
36.1 |
Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ |
20 |
2.2 |
Đau ngực không điển hình |
6 |
0.70 |
3. Sự phân bố các yếu tố nguy cơ lâm sàng và cận lâm sàng
Bảng 2 Bảng phân bố các yếu tố nguy cơ
Yếu tố nguy cơ |
Số lượt |
Tỷ lệ % |
Tăng huyết áp |
585 |
63.6 |
Đái tháo đường |
122 |
22.1 |
Suy tim NYHA II trở lên |
73 |
13.3 |
Tai biến mạch máu não (TBMMN) |
24 |
2.6 |
Mổ bắc cầu chủ vành |
6 |
0.7 |
Phân suất tống máu thất trái (EF) ≤30% |
42 |
4.8 |
Creatinine máu ≥ 1.2 mg% |
194 |
21.2 |
Can thiệp cấp cứu |
190 |
20.7 |
4. Can thiệp trên các sang thương động mạch vành đặc biệt
Bảng 3 bảng phân bố các sang thương đặc biệt
Sang thương |
Phân bố |
Tỷ lệ % |
Thân chung ĐMV trái (LMCA) |
32 |
3.2 |
Đoạn gần động mạch liên thất trái trước |
183 |
18.7 |
Sang thương chia đôi |
84 |
8.5 |
Sang thương tắc nghẽn mạn tính (CTO) |
87 |
8.7 |
Sang thương loại C |
570 |
60.3 |
5. Kết quả can thiệp ĐMV
a. Kết quả chung
Bảng 4 Bảng phân bố kết quả chung của CTĐMVQD.
Kết quả |
Số lượt |
Tỷ lệ % |
Can thiệp hành công |
887 |
95.3 |
Thất bại |
43 |
4.7 |
Nhóm biến chứng mạch vành gồm: NMCT, tử vong, mổ bắc cầu chủ vành, bóc tách động mạch vành, tắc mạch vành cấp, mất nhánh bên, thủng động mạch vành, tràn dịch khoang màng ngoài tim, chậm dòng hay mất dòng, huyết khối cấp trong stent, huyết khối bán cấp trong stent, huyết khối muộn trong stent, có 63 trường hợp chiếm 6.8%.
Nhóm biến chứng nội khoa gồm: bệnh thận do thuốc cản quang, dị ứng thuốc cản quang, rối loạn nhịp tim nguy hiểm, phản xạ ngừng tim, tụt huyết áp, xuất huyết cần truyền máu, có 33 trường hợp chiếm 3.6%.
Nhóm biến chứng mạch máu gồm: tai biến mạch máu não, máu tụ nơi đâm kim, máu tụ sau phúc mạc, có 18 trường hợp chiếm 2.0 %.
b. Sự liên quan của các biến chứng
Liên quan giữa biến chứng mạch vành và yếu tố nguy cơ
Bảng 5 Bảng phân bố sự liên quan giữa biến chứng mạch vành và các yếu tố nguy cơ
Yếu tố nguy cơ |
Không biến chứng |
Có biến chứng |
P-value |
|||
Tấn số |
Tỷ lệ % |
Tần số |
Tỷ lệ % |
|||
Giới |
Nam |
654 |
92.1 |
50 |
6.9 |
0.58 |
Nữ |
203 |
94.0 |
13 |
6.0 |
||
Tuổi |
≥ 75 |
125 |
93.3 |
9 |
6.7 |
0.95 |
< 75 |
732 |
93.1 |
54 |
6.9 |
||
NMCT cấp ST chênh |
Có |
212 |
89.5 |
25 |
10.6 |
0.009 |
Không |
645 |
94.4 |
38 |
5.6 |
||
NMCT cấp không ST chênh |
Có |
29 |
100 |
0 |
0.0 |
0.14 |
Không |
828 |
92.9 |
63 |
7.1 |
||
ĐTNKÔĐ) |
Có |
191 |
95.5 |
9 |
4.5 |
0.14 |
Không |
666 |
92.5 |
54 |
7.5 |
||
Đái tháo đường |
Có |
195 |
96.1 |
8 |
3.9 |
0.06 |
Không |
662 |
92.3 |
55 |
7.7 |
||
Suy tim (NYHA) |
≥ II |
105 |
86.1 |
17 |
13.9 |
0.001 |
< II |
752 |
94.2 |
46 |
5.8 |
||
EF (%) |
≤ 30 |
35 |
83.3 |
7 |
16.7 |
0.008 |
> 30 |
785 |
93.8 |
52 |
6.2 |
||
Creatinine máu (mg%) |
≥ 1.2 |
177 |
91.2 |
17 |
8.8 |
0.2 |
< 1.2 |
676 |
93.6 |
46 |
6.4 |
||
LMCA |
Có |
27 |
84.4 |
5 |
15.6 |
0.05 |
Không |
830 |
93.5 |
58 |
6.5 |
||
Tắc nghẽn mạn tính (CTO) |
Có |
73 |
83.9 |
14 |
16.1 |
< 0.0001 |
Không |
784 |
94.1 |
49 |
5.9 |
||
Loại C |
Có |
512 |
91.4 |
49 |
8.6 |
0.007 |
Không |
336 |
96.0 |
14 |
4.0 |
||
Can thiệp cấp cứu |
Có |
73 |
83.9 |
14 |
16.1 |
< 0.0001 |
Không |
784 |
94.1 |
49 |
5.9 |
Sự liên quan giữa biến chứng nội khoa và các yếu tố nguy cơ
Bảng 6 Bảng phân bố sự liên quan giữa biến chứng nội khoa và các yếu tố nguy cơ.
Yếu tố nguy cơ |
Không biến chứng |
Có biến chứng |
P-value |
|||
Tấn số |
Tỷ lệ % |
Tần số |
Tỷ lệ % |
|||
Giới |
Nam |
685 |
97.3 |
19 |
2.7 |
0.009 |
Nữ |
202 |
93.5 |
14 |
6.5 |
||
Tuổi |
≥ 75 |
126 |
94.0 |
8 |
6.0 |
0.11 |
< 75 |
761 |
96.8 |
25 |
3.2 |
||
NMCT cấp ST chênh |
Có |
223 |
94.1 |
14 |
5.9 |
0.026 |
Không |
664 |
97.2 |
19 |
2.8 |
||
NMCT cấp không ST chênh |
Có |
28 |
96.5 |
1 |
3.5 |
0.97 |
Không |
859 |
96.4 |
32 |
3.6 |
||
ĐTNKÔĐ |
Có |
190 |
95.0 |
10 |
5.0 |
0.224 |
Không |
697 |
96.8 |
23 |
3.2 |
||
Đái tháo đường |
Có |
196 |
96.5 |
7 |
3.5 |
0.9 |
Không |
691 |
96.4 |
26 |
3.6 |
||
Suy tim (NYHA) |
≥ II |
112 |
91.8 |
10 |
8.2 |
< 0.003 |
< II |
775 |
97.1 |
13 |
2.9 |
||
EF (%) |
≤ 30 |
36 |
85.7 |
6 |
14.3 |
< 0.0001 |
> 30 |
831 |
97.1 |
24 |
2.9 |
||
Creatinine máu (mg%) |
≥ 1.2 |
179 |
92.3 |
15 |
7.7 |
0.001 |
< 1.2 |
704 |
97.5 |
18 |
2.5 |
||
LMCA |
Có |
31 |
96.9 |
1 |
3.1 |
0.89 |
Không |
856 |
96.4 |
32 |
3.6 |
||
Tắc nghẽn mạn tính (CTO) |
Có |
84 |
96.5 |
3 |
3.5 |
0.94 |
Không |
803 |
94.4 |
30 |
3.6 |
||
Loại C |
Có |
550 |
96.5 |
20 |
3.5 |
0.87 |
Không |
337 |
96.3 |
13 |
3.7 |
||
Can thiệp cấp cứu |
Có |
175 |
92.1 |
15 |
7.9 |
< 0.0001 |
Không |
712 |
97.5 |
18 |
2.5 |
Liên quan giữa biến chứng mạch máu và các yếu tố nguy cơ
Bảng 7 Bảng phân bố biến chứng mạch máu và các yếu tố nguy cơ
Yếu tố nguy cơ |
Không biến chứng |
Có biến chứng |
p-value |
|||
Tấn số |
Tỷ lệ % |
Tần số |
Tỷ lệ % |
|||
Giới |
Nam |
695 |
98.7 |
9 |
1.3 |
0.007 |
Nữ |
207 |
95.8 |
9 |
4.2 |
||
Tuổi |
≥ 75 |
131 |
97.8 |
3 |
2.2 |
0.8 |
< 75 |
771 |
98.1 |
15 |
1.9 |
||
NMCT cấp không ST chênh |
Có |
28 |
96.6 |
1 |
3.5 |
< p>0.56 |
Không |
874 |
98.1 |
17 |
1.9 |
||
ĐTNKÔĐ |
Có |
194 |
97.0 |
6 |
3.0 |
0.23 |
Không |
708 |
98.3 |
12 |
1.7 |
||
Đái tháo đường |
Có |
198 |
97.5 |
5 |
2.5 |
0.56 |
Không |
704 |
98.2 |
13 |
1.8 |
||
Suy tim (NYHA) |
≥ II |
120 |
98.4 |
2 |
1.6 |
0.79 |
< II |
782 |
98.0 |
16 |
2.0 |
||
EF (%) |
≤ 30 |
42 |
100 |
0 |
0.0 |
0.37 |
> 30 |
821 |
98.1 |
16 |
1.9 |
||
Creatinine máu (mg%) |
≥ 1.2 |
190 |
97.9 |
4 |
2.1 |
0.91 |
< 1.2 |
708 |
98.1 |
14 |
1.9 |
||
LMCA |
Có |
31 |
96.9 |
1 |
3.1 |
0.63 |
Không |
871 |
98.1 |
17 |
1.9 |
||
Tắc nghẽn mạn tính (CTO) |
Có |
86 |
98.8 |
1 |
1.2 |
0.57 |
Không |
816 |
98.0 |
17 |
2.0 |
||
Type C |
Có |
557 |
97.7 |
13 |
2.3 |
0.37 |
Không |
345 |
98.6 |
5 |
1.4 |
||
Can thiệp cấp cứu |
Có |
178 |
93.7 |
12 |
6.3 |
< 0.0001 |
Không |
724 |
99.2 |
6 |
0.8 |
IV. BÀN LUẬN
1. Sự liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và các nhóm biến chứng
Sự liên quan giữa giới tính và các nhóm biến chứng
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi qua bảng 5, 6, 7. Nữ giới làm tăng nhóm biến chứng nội khoa hơn nam giới có ý nghĩa thống kê (với p= 0.009), nữ giới cũng làm chứng mạch máu hơn nam giới có ý nghĩa thông kê (với p= 0.007). Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi giới tính liên quan đến biến chứng mạch vành không có ý nghĩa thống kê (với p= 0.58). Kết quả này tương tự với các tác giả trong nước cũng như trên thế giới. Theo các công trình nghiên cứu Hoa Kỳ, giới tính làm tăng biến chứng mạch vành, biến chứng nội khoa và biến chứng mạch máu trong thời kỳ can thiệp ĐMV bằng bóng. Nhưng trong kỷ nguyên can thiệp bằng stent thì biến chứng mạch vành không còn bị ảnh hưởng bởi giới tính [4],[12].
Sự liên quan giữa tuổi và các nhóm biến chứng
Theo hướng dẫn của ACC/AHA năm 2005 cho thấy tuổi ³ 75 tuổi làm tăng nguy cơ biến chứng tử vong, biến chứng chảy máu, biến chứng mạch máu và giảm tỷ lệ thành công của thủ thuật CTĐMVQD [12]. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Tuổi trên 75 có tỷ lệ biến chứng mạch vành tương đương với nhóm tuổi nhỏ 75 (với p= 0.95), mặc dù tuổi trên 75 có tỷ lệ biến chứng nội khoa cao hơn tuổi nhỏ hơn 75 nhưng không có ý nghĩa thống kê với (p= 0.11), tuổi trên 75 cũng có tỷ lệ biến chứng mạch máu cao hơn nhóm tuổi nhỏ hơn 75 nhưng cũng không có ý nghĩ thống kê (với p= 0.8). Theo y văn thế giới các biến chứng này được cải thiện với chế độ điều trị stent, thuốc kháng đông, thuốc chống kết tập tiểu cầu hợp lý, kích thước của sheath nhỏ hơn, rút sheath hợp lý[12].
Sự liên quan giữa hội chứng vành cấp và các nhóm biến chứng
NMCT cấp ST chênh lên có tỷ lệ nhóm biến chứng mạch vành, nhóm nội khoa, nhóm mạch máu cao hơn trường hợp không có NMCT cấp ST lên có ý nghĩa thống kê lần lượt (với p= 0.009, p= 0.026, p= 0.004). Sự liên quan giữa NMCT cấp không ST chênh lên với nhóm biến chứng mạch vành, nhóm biến chứng nội khoa và nhóm biến chứng mạch máu không có ý nghĩa thống kê lần lượt (với p= 0.14, p= 0.97, p= 0,56). Sự liên quan giữa ĐTNKÔĐ với các nhóm biến chứng mạch vành, nhóm chứng nội khoa và nhóm biến chứng mạch máu không có ý nghĩa thống kê lần lượt (với p=0.14, p= 0.224, p= 0.23). Mặc dù hội chúng vành cấp theo y văn thế giới làm tăng biến chứng của CTĐMVQD, do nghiên cứu của chúng tôi chưa phân tầng nguy cơ của ĐTNKÔĐ để can thiệp, chưa phân tích các yếu tố này ảnh hưởng đến từng biến chứng như thế nào [7],[8],[12],[13].
Sự liên quan giữa đái tháo đường và các nhóm biến chứng
Theo y văn thế giới đái tháo đường là 1 yếu tố lâm sàng làm tăng tỷ lệ biến chứng chính trên bệnh nhân CTĐMVQD [8],[9],[10],[11],[12]. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi sự tương quan giữa đái tháo đường và các nhóm biến chứng không có ý nghĩa thống kê (với biến chứng mạch vành p= 0.06, biến chứng nội khoa p= 0.9, biến chứng mạch máu p= 0.56). Sự khác biệt của kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với y văn do chuẩn bị kỹ bệnh nhân trước can thiệp và tuân theo chỉ định để can thiệp sang thương có nguy cơ này.
Sự liên quan giữa suy tim và các nhóm biến chứng
Suy tim là 1 yếu tố nguy cơ lâm sàng làm tăng biến chứng (tử vong, NMCT, mổ bắc cầu chủ vành, TBMMN, tắc mạch cấp, bệnh thận do cản quang) của CTĐMVQD theo y văn thế giới [8],[11],[12]. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy suy tim từ NYHA II trở lên làm tăng tỷ lệ nhóm biến chứng mạch vành có ý nghĩa thống kê với p= 0.001, làm tăng tỷ lệ nhóm biến chứng nội khoa có ý nghĩa thông kê với p= 0.003. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu chúng tôi cho thấy sự liên quan giữa nhóm biến chứng mạch máu và suy tim không có ý nghĩa thống kê, phù hợp y văn.
Sự liên quan giữa phân suất tống máu thất trái và các nhóm biến chứng
Theo y văn thế giới, phân suất tống máu thất trái giảm làm tăng biến chứng tim mạch chính của CTĐMVQD [6],[8],[11],[12]. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy EF £ 30% làm tăng tỷ lệ nhóm biến chứng mạch vành có ý nghĩa thống kê với p= 0.008, làm tăng tỷ lệ nhóm biến chứng nội khoa có ý nghĩa thống kê với p < 0.0001. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi chưa không thấy sự liên quan giữa EF £ 30% và nhóm biến chứng mạch máu, phù hợp y văn.
Sự liên quan giữa sang thương thân chung ĐMV trái và các nhóm biến chứng
Theo y văn thế giới sang thương thân chung ĐMV trái làm gia tăng nhóm biến chứng mạch vành gồm: tử vong trong bệnh viện và lâu dài. Sử dụng stent tẩm thuốc trên sang thương này thì kết quả ngắn hạn tương tự như MBCCV, nhưng kết quả dài hạn thì chưa được đánh giá [12]. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự tương quan giữa biến chứng mạch vành và sang thương thân chung ĐMV trái có ý nghĩa thống kê với p= 0.05 phù hợp với y văn thế giới. Tuy nhiên, kết quả này cần phải được theo dõi lâu dài.
Sự liên quan giữa rối loạn chức năng thận và các nhóm biến chứng
Rối loạn chức năng thận làm tăng nguy cơ tử
vong trong bệnh viện cũng như lâu dài và làm tăng nguy cơ bệnh thận do cản quang [8],[14]. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi nồng độ creatinine máu ³ 1.2 mg% làm tăng nhóm biến chứng nội khoa có ý nghĩa thống kê với p= 0.001, trong đó tỷ lệ bệnh thận do cản quang trong nhóm có nồng độ creatinine máu ³ 1.2 mg% tăng có ý nghĩa thống kê với p= 0.002. Cũng theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự liên quan giữa nồng độ creatinine máu ³ 1.2 mg% với nhóm biến chứng mạch vành và biến chứng mạch máu không có ý nghĩa thống kê lần lượt với p= 0.2, p= 0.91.
Sự liên quan giữa sang thương loại C với các nhóm biến chứng
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự liên quan giữa sang thương loại C và nhóm biến chứng mạch vành có ý nghĩa thông kê với p= 0.007. Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự liên quan giữa sang thương loại C và nhóm biến chứng nội khoa, nhóm biến chứng mạch máu không có ý nghĩa thống kê lần lượt với p= 0.87, p= 0.37. Theo y văn thế giới sang thương loại C làm tăng biến chứng mạch vành của CTĐMVQD [8],[12]. Do đó kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với y văn thế giới.
Sự liên quan giữa sang thương tắc nghẽn mạn tính với các nhóm biến chứng
Sự liên quan giữa sang thương tắc nghẽn mạn tính và nhóm biến chứng mạch vành có ý nghĩa thống kê với p < 0.0001, trong đó trên sang thương này có tỷ lệ thủng ĐMV chiếm 3.5% với p <0.0001, tỷ lệ bóc tách ĐMV chiếm 11.5% với p <0.0001, tỷ lệ tràn dịch khoang màng ngoài tim chiếm 2.3% với p= 0.001. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có sự liên quan giữa sang thương tắc nghẽn mạn tính và nhóm biến chứng nội khoa, nhóm biến chứng mạch máu có ý nghĩa thống kê lần lượt với p= 0.94, p= 0.57. Theo y văn thế giới thì sang thương tắc nghẽn mạn tính làm tăng tỷ lệ thủng động mạch vành, bóc tách ĐMV, tràn dịch khoang màng ngoài tim, tái hẹp và tăng tỷ lệ mổ bắc cầu chủ vành, phù hợp với y văn [5].
Sự liên quan giữa tính chất can thiệp và các nhóm biến chứng
Sự liên quan giữa tính chất can thiệp cấp cứu với các nhóm biến chứng mạch vành, nhóm biến chứng nội khoa và nhóm biến chứng mạch máu có ý nghĩa thống kê lần lượt với p <0.0001, p < 0.0001, p < 0.0001. Do đó can thiệp cấp cứu làm tăng biến chứng chung của CTĐMVQD, sau khi chúng tôi làm thống kê và kiểm định cho thấy tỷ lệ biến chứng chung trong can thiệp cấp cứu là 19.5% cao hơn so với can thiệp chương trình có ý nghĩa thống kê với p< 0.0001. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả trong nước như: (1)Thân Hà Ngọc Thể, tỷ lệ biến chứng chung trên can thiệp cấp cứu là 66.7%, trên sang thương loại C là 11.8% [2], (2) Hồ Dũng Tiến, tỷ lệ biến chứng chung trong can thiệp cấp cứu là 24%[1],[3].
V. KẾT LUẬN
Can thiệp trên 774 bệnh nhân, tưởi trung bình 60.2 ± 12.0 tuổi, có 1106 stent được đặt trên 1169 sang thương.
Sáu yếu tố nguy cơ sau đây làm tăng tỷ lệ nhóm biến chứng mạch vành có ý nghĩa thống kê gồm: NMCT cấp ST chênh, suy tim NYHA II trở lên, phân suất tống máu thất trái £ 30%, sang thương tắc nghẽn mạn tính, sang thương loại C, can thiệp cấp cứu. Sáu yếu tố nguy cơ sau đây làm tăng tỷ lệ nhóm biến chứng nội khoa có ý nghĩa thống kê gồm: nữ giới, NMCT cấp ST chênh lên, suy tim NYHA II trở lên, phân suất tống máu thất trái £ 30%, nồng độ Creatinine máu ³ 1.2 mg%, can thiệp cấp cứu. Ba yếu tố nguy cơ sau đây làm tăng tỷ lệ nhóm biến chứng mạch máu có ý nghĩa thống kê gồm: nữ giới, NMCT cấp ST chênh lên, can thiệp cấp cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trương Quang Bình. (2007). “Kết quả can thiệp động mạch vành qua da tại bệnh viện Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh trong 2 năm 2004-2006”. Y Học TP Hồ Chí Minh, 11(Phụ bản 1), tr. 104-110.
2.Thân Hà Ngọc Thể, Dương Duy Trang, Nguyễn Huỳnh Khương & sự, v. c. (2005). “Tình hình can thiệp động mạch vành qua da tại Bệnh viện Nhân Dân 115 năm 2003-2005”. kỷ yếu báo cáo khoa học hội nghi khoa học tim mạch Việt Đức lần thứ V-2005, tr. 23-43.
3.Hồ Dũng Tiến, Lê Thanh Phong, Đỗ Đình Huy, Hà Tuấn Khánh, Lương Hiếu Trung & Tùng, H. T. (2005). “Đánh giá kết quả can thiệp động mạch vành trong hội chứng mạch vành cấp nhân 25 trường hợp tại Bệnh viện Nguyễn trãi TPHCM 7/2004-4/2005”. Kỷ yếu tóm tắt báo cáo khoa học hội nghị khoa học tim mạch khu vực phía Nam lần thứ 7 tr. 92-95.
4.Ardissino D, Cavallini C, Bramucci E & al, e. (2004). “Sirolimus-eluting vs uncoated stents for prevention of restenosis in small coronary arteries: a randomized trial”. JAMA, pp2727-2734.
5.Bernhard Meier. (2008). “Chronic total occlusion”. textbook interventional cardiology,, By Eric J. Topol, Elsevier, pp. 431-442.
6.Donald S. Baim & Daniel I. Simon. (2006). “Complications and the optimal use of adjunctive pharmacology”. Grossman’s Cardiac Catheterization, Angiography, and Intervention, seventh edition. Donald S. Baim, Lippincott Williams and Wilkins, pp. 36-75.
7.H.M. Omar Farouque & P.Lee, a. D. (2005). “The No-Reflow Phenomenon”. Complications of pecutaneous coronary interventions, by Samuel M. Butman, Spinger, pp. 78-91.
8.Jeffrey J Popma, Donald S. Baim & and Frederic S. Resnic. (2008). “Percutaneous coronary and valvular intervention”. Braunwald’s Heart Disease, A Textbook of Cardiovascular medicine, 8th edision. by peter Libby, Robert O. Bonow. Elsevier, pp. 1419-1455
9.Marco Roffi & Brandle, a. M. (2008). “Diabetes”. Textbook of interventional cardiology, 5th edition. by Eric J Topol, Selsevier, pp. 23-50.
10.Paul E. Nolan, Jr. & Trujillo, a. T. C. (2005). “Complications of the medications”. complications of pecutaneous coronary interventions, By Samuel M. Butman, Springer, pp.6-16.
11.Smith, S. C., Jr,, Dove, J. T., Jacobs, A. K., Kennedy, J. W., Kereiakes, D., Kern, M. J., et al. (2001). “ACC/AHA Guidelines for Percutaneous Coronary Intervention (Revision of the 1993 PTCA Guidelines)-Executive Summary : A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines (Committee to Revise the 1993 Guidelines for Percutaneous Transluminal Coronary Angioplasty) Endorsed by the Society for Cardiac Angiography and Interventions”. Circulation, 103(24), 3019-3041.
12.Smith, S. C., Jr., Feldman, T. E., Hirshfeld, J. W., Jr., Jacobs, A. K., Kern, M. J., King, S. B., III, et al. (2006). “ACC/AHA/SCAI 2005 Guideline Update for Percutaneous Coronary Intervention: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines (ACC/AHA/SCAI Writing Committee to Update the 2001 Guidelines for Percutaneous Coronary Intervention)”. J Am Coll Cardiol, 47(1), e1-121.
13.Steph
en G. Ellis. (1999). “Elective coronary Angioplasty:Technique and complications”. Textbook of interventional cardiology, by Eric J. Topol, 3rd edition, W.B Saunders compay, pp. 147-148.
14.Uptal D. Patel & and Brahmajee K. Nallamothu. (2008). “Renal dysfunction”. Textbook of interventional cardiology, 5th edition. By Eric J Topol, Elsevier, pp.85-95.