Bệnh viện Tim Tâm Đức
Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
Viện Tim TP.HCM
Tài liệu do Servier cung cấp
1. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Năm 1997, Hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) đưa ra tiêu chuẩn mới chẩn đoán ĐTĐ (3). Đường máu lúc đói (sau 8 giờ không ăn) < 110mg/dL được coi là bình thường; đường máu từ 110mg/dL đến < 126mg/dL được coi là tổn thương dung nạp đường. Chẩn đoán ĐTĐ khi đường máu lúc đói ³ 126mg/dL. Cả ĐTĐ type 1 và 2 đều có nguy cơ tim mạch, ở người ĐTĐ type 1, biến chứng tim mạch xuất hiện sớm hơn. Khoảng 90% bệnh nhân ĐTĐ thuộc về type 2.
Nhiều nghiên cứu dịch tễ chứng minh bệnh nhân ĐTĐ có nguy cơ bệnh ĐMV cao hơn bệnh nhân không ĐTĐ. Nghiên cứu OASIS trên 6 nước, cho thấy bệnh nhân ĐTĐ có cơn đau thắt ngực không ổn định hoặc NMCT không Q; có nguy cơ cao bị đột quỵ, suy tim và tử vong so với bệnh nhân không ĐTĐ (1). Nghiên cứu dịch tễ ở Phần Lan (4) cho thấy tần suất NMCT cao hơn ở bệnh nhân ĐTĐ. Ngoài ra bệnh nhân ĐTĐ có nguy cơ bệnh ĐMV tương đương bệnh nhân có tiền sử NMCT (hình 1).
TL: Haffner SM et al. N Engl J Med 1998; 339: 229 – 234
Hình 1: Gia tăng nguy cơ bệnh động mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường type 2
– Đái tháo đường làm gia tăng xơ vữa động mạch não và tăng nguy cơ đột quỵ. Nghiên cứu MRFIT cho thấy, bệnh nhân ĐTĐ bị đột quỵ gấp 3 lần so với người không ĐTĐ (5)
ĐTĐ làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ – ở người dưới 55 tuổi, ĐTĐ tăng nguy cơ đột quỵ gấp 10 lần (5). ĐTĐ cũng làm nặng bệnh cảnh đột quỵ: tăng tái đột quỵ, tăng sa sút trí tuệ do đột quỵ, tăng tử vong hằng năm (6).
Hình 2: Tỷ số chênh đột quỵ ở bệnh nhân ĐTĐ 18 – 44 tuổi
3. SINH LÝ BỆNH CỦA BỆNH MẠCH MÁU DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
ĐTĐ liên quan đến rối loạn chuyển hóa bao gồm: tăng đường huyết, rối loạn lipid máu và đề kháng insuline. Do đó làm rối loạn chức năng nội mạc, tế bào cơ trơn và tiểu cầu. Hậu quả là gia tăng xơ vữa động mạch và huyết khối động mạch.
Bệnh nhân ĐTĐ type 2 thường do đề kháng insuline. Từ sự đề kháng insuline này dẫn đến rối loạn lipid máu trên bệnh nhân ĐTĐ: tăng triglyceride, giảm HDL – C, tăng LDL nhỏ đậm đặc. Các yếu tố này làm gia tăng xơ vữa động mạch. Sinh bệnh học của rối loạn lipid máu trên bệnh nhân ĐTĐ được mô tả trong hình 4.
– Thay đổi lối sống: giảm cân, vận động, thay đổi khẩu phần
– Kiểm soát chặt đường huyết có thể giảm sản xuất VLDL
– Điều trị bằng thuốc: statins, fibrates, nicotinic acide.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh vai trò của statins trong phòng ngừa biến cố tim mạch trên bệnh nhân ĐTĐ (bảng 2). Nghiên cứu Heart Protection Study (HPS) thực hiện trên 5983 bệnh nhân ĐTĐ, chứng minh simvastatin giảm 25% nguy cơ tử vong ĐMV, NMCT không tử vong, đột quỵ hoặc tái lưu thông ĐMV (10). Hiệu quả có được cả ở bệnh nhân có LDL cholesterol trước điều trị dưới 100mg/dL