TÓM TẮT:
Phân tích gộp hồi cứu ‘Đánh giá ngẫu nhiên tiền cứu về độ an toàn và hiệu quả của MICARDIS so với RAMIPRIL bằng APBM’ ở châu Âu, Nam Phi (nghiên cứu PRISMA I) và ở Mỹ, Canada (nghiên cứu PRISMA II) trên tình trạng huyết áp (“dipper status”; “dipping status”) (extreme dippers, dippers, non-dippers, risers/reverse dippers) và sự biến thiên huyết áp ở 1279 bệnh nhân (bằng Holter 24h và giấc ngủ bình thường).
Philippe Gosse1 and Helmut Schumacher2
1Cardiology/Hypertension Department, Saint Andre´ Hospital, University Hospital of Bordeaux, Bordeaux, France and
2Department of Medical Data Services, BoehringerIngelheim Pharma GmbH & Co. KG, Ingelheim, Germany
Lược dịch: Bs Đặng Quý Đức
Khoa tim mạch BVCR
Sau 14 tuần điều trị, Telmisartan giảm huyết áp tâm thu nhiều và êm dịu hơn so với Ramipril ở 4 phân nhóm dipper. Xu hướng hạ áp cao hơn và có ý nghĩa thống kê ở những bệnh nhân điều trị Telmisartan so với Ramipril (P = 0.032; sai số cho telmisartan và ramipril: 1.27 (khoảng tin cậy 95%: 1.102–1.58)). Ở những bệnh nhân huyết áp tâm thu buổi sáng tăng cao ≥ 35mmHg so với bình thường (của bệnh nhân), việc điều trị Telmisartan có tương quan với việc giảm nhiều và có ý nghĩa huyết áp trung bình và huyết áp tâm thu buổi sáng sớm so với Ramipril (P = 0.026, P < 0.0001 và P = 0.0006). Ở phân tích hồi cứu này, Telmisartan cho thấy đáp ứng thay đổi bình thường hóa biến thiên huyết áp sang dạng dipper ở đa số bệnh nhân so với Ramipril, và giảm cơn cao huyết áp tâm thu buổi sáng ở bệnh nhân nguy cơ cao, đây là một hiệu quả bảo vệ tim mạch. Các phát hiện này cần phải được khẳng định bằng các nghiên cứu quan sát và các thử nghiệm tiền cứu kéo dài hơn.
GIỚI THIỆU:
Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh tim mạch, nó gây biến chứng cả trên mạch máu lớn và nhỏ, và điều trị hạ huyết áp cho thấy làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Đo huyết áp liên tục dự đoán nguy cơ tốt hơn đo bất kỳ hoặc chỉ đơn giản đo ở những lần đi khám bệnh. Giá trị dự đoán tốt hơn không chỉ ở số lượng lần đo nhiều mà còn tránh được hiện tượng “áo choàng trắng”, cũng như cho nhiều thông tin hơn về sự biến thiên huyết áp. Hai khía cạnh chính này đã chứng minh tầm quan trọng trong việc tiên đoán bệnh tim mạch: tụt huyết áp vào ban đêm và tăng quá mức huyết áp vào buổi sáng sớm. Vì vậy hiệu quả của việc điều trị thuốc hạ áp không chỉ xem xét trên mức huyết áp trung bình 24h mà còn phải xem xét đến sự biến thiên huyết áp trong 24h. Tuy nhiên, xu hướng điều trị hạ áp vào buổi sáng và tránh tụt huyết áp vào ban đêm cũng được quan tâm. Vì vậy, thật sự quan trọng khi đánh giá hiệu quả điều trị qua sự thay đổi huyết áp dựa trên mô hình dipping.
Phân tích “Nghiên cứu ngẫu nhiên tiền cứu về độ an toàn và hiệu quả của Micardis so với Ramipril bằng ABPM” ở Châu Âu -Nam Phi (PRISMA I) và ở Mỹ – Canada (PRISMA II) cho thấy tỷ lệ đáy-đỉnh của Telmisartan là > 90%, giảm có ý nghĩa huyết áp trung bình buổi sáng, huyết áp trung bình ban đêm và giảm độ chênh lệnh huyết áp ban ngày-ban đêm so với Ramipril. Trong phân tích này, việc giảm độ chênh lệnh huyết áp buổi sáng-ban đêm được quan sát ở bệnh nhân có độ chênh lệch cao thuộc nhóm dippers lúc phân nhóm ban đầu.
Tiếp theo phân tích trên, báo cáo hiện tại trình bày các thống kê hồi cứu gộp ở nghiên cứu PRISMA I và PRISMA II về những hiệu quả của Telmisartan và Ramipril trên phân nhóm dipper, sự biến thiên huyết áp và độ chênh lệch huyết áp ban ngày-ban đêm trong 14 tuần điều trị.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu PRISMA I và II so sánh Telmisartan 80 mg và Ramipril 10mg trong 14 tuần điều trị. Bệnh nhân ngưng điều trị thuốc huyết áp và theo dõi sàng lọc ở cả 2 nghiên cứu và nhận giả dược trong 2 tuần (4 tuần ở những người đang điều trị ức chế men chuyển, ức chế thụ thể hoặc lợi tiểu). Sau đó bệnh nhân được phân ngẫu nhiên 2 nhóm để nhận Telmisartan 40 mg và tăng liều đến 80mg trong 12 tuần điều trị hoặc Ramipril 2,5mg trong 2 tuần điều trị và tăng liều 5mg trong 6 tuần kế tiếp và 10mg trong 6 tuần còn lại. Bệnh nhân nhận thuốc 1 lần/ngày cùng một thời gian vào mỗi buổi sáng.
TIÊU CHUẨN CHỌN BỆNH:ở cả 2 nghiên cứu: bệnh nhân ≥ 18 tuổi có tăng huyết áp từ nhẹ đến trung bình (huyết áp tâm trương khi ngồi 95-109mmHg và huyết áp tâm trương trung bình 24h ≥ 85 mmHg đo bằng ABPM). Loại trừ các bệnh nhân có giấc ngủ không bình thường: ngủ trước 19h và sau 3h; thức dậy trước 3h và sau 10h và/hoặc thời gian ngủ chênh lệch 3h lúc đầu nghiên cứu so với khi kết thúc nghiên cứu.
THU THẬP SỐ LIỆU:
Máy ABPM tự động Spacelabs 90207 đo huyết áp mỗi 20 phút kể cả ngày lẫn đêm.
Bệnh nhân vẫn sinh hoạt và làm việc bình thường lúc đeo ABPM 24h.
Bệnh nhân phải ghi lại giờ ngủ và thức.
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ
Thu thập bằng máy ABPM 24h: huyết áp tâm trương và tâm thu trung bình 24h, huyết áp tâm thu và tâm trương trung bình được xem như là huyết áp trung bình trong 24h; huyết áp trung bình lúc ngủ tính từ lúc lên giường và tới lúc thức; huyết áp trung bình lúc thức tính từ lúc thức tới lúc di ngủ. Huyết áp thấp nhất trong lúc ngủ (NTL BP) được tính trung bình trong vòng +/- 30 phút của thời điểm huyết áp thấp nhất trong lúc ngủ. Huyết áp trung bình buổi sáng (EMM BP) là trung bình huyết áp trong 2h sau khi thức; độ chênh lệnh huyết áp buổi sáng-ban đêm (EMBPS) là sự chênh lệch huyết áp buổi sáng (EMM) – ban đêm (NTL). Chỉ số êm dịu (SI) là trung bình là chỉ số đánh giá mức độ hạ áp đồng nhất của các thuốc huyết áp, được tính bằng giá trị trung bình của những thay đổi huyết áp hàng giờ chia cho những biến đổi huyết áp trong 24 giờ điều trị.
Bệnh nhân điều trị mỗi thuốc được chia làm 4 loại “dipper” dựa trên mức độ giảm tương đối huyết áp trung bình lúc ngủ và huyết áp trung bình lúc thức: extreme dippers (huyết áp trung bình lúc ngủ ≤ 80% huyết áp trung bình lúc thức); dippers (huyết áp trung bình lúc ngủ > 80% đến ≤ 90% huyết áp trung bình lúc thức); non-dippers (huyết áp trung bình lúc ngủ > 90% đến 100% huyết áp trung bình lúc thức); risers/reverse dippers (huyết áp trung bình lúc ngủ > huyết áp trung bình lúc thức). Bệnh nhân cũng được chia theo mức độ chênh lệnh huyết áp ban ngày-ban đêm và phân tích kỹ thêm ở những bệnh nhân cơn tăng huyết áp tâm thu buổi sáng tăng ≥ 35mmHg (số được làm tròn cho 5).
So sánh dữ liệu dịch tễ và đặc điểm giữa các nhóm dippers với nhau bằng thống kê phương sai và test Cochran-Mantel-Haenszel, điều chỉnh cho nghiên cứu.
Sự thay đổi huyết áp tâm thu từ lúc ban đầu đến các khoảng thời gian tương ứng và chỉ số êm dịu do điều trị khác nhau được thống kê ở các nhóm dippers bằng phân tích đồng biến, hiệu chỉnh theo ban đầu, nghiên cứu, phân nhóm dipper và sự tương tác phân nhóm dipper khi điều trị. Sự thay đổi trạng thái dippers sau 14 tuần điều trị được thống kê bằng phân tích hồi qui logistic với logits tích lũy, hiệu chỉnh theo cơ bản, nghiên cứu, tuổi, giới và chỉ số khối cơ thể. Giá trị P < 0,05 xem là có ý nghĩa thống kê. Phần mềm SAS version 9.2 được sử dụng để phân tích.
KẾT QUẢ:
Bệnh nhân:
1613 bệnh nhân được phân ngẫu nhiên về vấn đề điều trị trong nghiên cứu PRISMA I và II. 1279 người đạt tiêu chuẩn giấc ngủ bình thường và ghi nhận hợp lệ ABPM 24h. Đặc điểm lâm sàng và dịch tễ được trình bày trong bảng 1. Phần lớn bệnh nhân (52,9%) ở nhóm dippers lúc ban đầu. Phân nhóm rivers/reverse dippers có số lượng thấp nhất 52 người (4,1%). Số bệnh nhân nam ít hơn bệnh nhân nữ (p=0,0008). Sự khác biệt về chủng tộc không có ý nghĩa thống kê trong 4 phân loại dipper.
Sự khác biệt đáng kể về tuổi (P = 0,0004), cân nặng (P = 0,038), và chỉ số khối cơ thể (P = 0,039) ở 4 phân nhóm sau khi hiệu chỉnh cho nghiên cứu. Đặc biệt bệnh nhân trong phân nhóm riser già hơn và chỉ số khối cơ thể cao hơn 3 nhóm còn lại. Vì vậy sẽ có khuynh hướng khác nhau đáng kể trong việc điều chỉnh huyết áp tâm thu trung bình và độ chênh huyết áp ngày và đêm giữa các nhóm. Đặc biệt, huyết áp trung bình ban đêm và ban ngày thấp nhất ở nhóm extreme dipper và cao nhất ở phân nhóm riser dipper (P < 0,0001). Cũng có khuynh hướng khác biệt đáng kể về tỷ lệ phần trăm số bệnh nhân có cơn tăng huyết áp buổi sáng ≥ 35mmHg và ≥ 55mmHg giữa các phân nhóm (P<0,0001).Tỷ lệ bệnh nhân có cơn tăng huyết áp buổi sáng ≥ 35mmHg và ≥ 55mmHg là cao nhất ở phân nhóm extreme dipper (P<0,0001). Phân nhóm riser dipper có tỷ lệ bệnh nhân huyết áp trung bình buổi sáng ≥ 35mmHg và không có ai ≥ 55mmHg.
Sự thay đổi huyết áp:
Hình 1 cho thấy huyết áp tâm thu trung bình 24h ở 2 nhóm điều trị telmisartan và ramipril lúc ban đầu và lúc kết thúc nghiên cứu phụ thuộc loại dipper ban đầu. Ở nhóm điều trị Telmisartan, 4 phân nhóm dipper cho thấy giảm huyết áp tâm thu ở từng thời điểm trong 24h ghi nhận (hình 1a). Sự thay đổi tương tự ở nhóm điều trị Ramipril (hình 1b). Sự thay đổi huyết áp tâm thu trong những khoảng thời gian khác nhau trong 24g từ lúc ban đầu cho tới lúc kết thúc nghiên cứu được trình bày trong bảng 2.
Không có sự tương tác đáng kể nào về việc điều trị và loại dipping trong 24h theo dõi huyết áp. Telmisartan giảm có ý nghĩa huyết áp trung bình 24h, huyết áp trung bình ban ngày, ban đêm và độ chênh lệch huyết áp ban ngày-ban đêm ở 4 phân nhóm dipper so với ramipril (P < 0,05). Chỉ số hạ áp êm dịu thì cao hơn ở nhóm Telmisartan so với Ramipril ở mỗi phân nhóm dipper (bảng 2, P = 0,0006).
386 bệnh nhân trong 1279 bệnh nhân (30,2%) có cơn tăng huyết áp tâm thu buổi sáng ≥ 35mmHg, trong đó 211 bệnh nhân điều trị Telmisartan và 175 bệnh nhân điều trị với Ramipril. Huyết áp tâm thu lúc ban đầu và kết thúc, sự thay đổi huyết áp tâm thu lúc ban đầu và kết thúc ở bệnh nhân có huyết áp buổi sáng ≥ 35mmHg được trình bày trong bảng 3. Telmisartan giảm nhiều hơn và có ý nghĩa huyết áp ban đêm, huyết áp ban ngày và huyết áp cao lúc sáng sớm khi so với Ramipril (P = 0,026, P < 0,0001 và P = 0,0006).
Sự thay đổi ở các phân nhóm:
Hình 2 biểu diễn tỷ lệ phần trâm mức độ giảm huyết áp tâm thu trong lúc ngủ ở mỗi loại dipper ở cả 2 nhóm thuốc điều trị. Mặc dù tỷ lệ phần trăm giảm huyết áp tâm thu trong lúc ngủ ở phân nhóm extreme dipper và dipper sau khi điều trị. Tỷ lệ phần trăm trung bình giảm huyết áp tâm thu ở phân nhóm extreme dipper do Telmisartan 16,5% và Ramipril là 17,6% so với ban đầu 22,8% và 23,5%.
Bảng 4: cho thấy chi tiết sau khi điều trị 14 tuần ở loại dipper. Sự thay đổi trạng thái dipper sau 14 tuần cho thấy hiệu quả điều trị có ý nghĩa với Telmisartan (P = 0,041). Odds ratio cho Telmisartan và Ramipril là 1,27 (khoảng tin cậy 95%, 1,02-1,58). Điều này được chứng minh bằng phân tích độ đặc hiệu bằng test Kruskal-Wallis (P=0,031).
BÀN LUẬN
Telmisartan cho thấy giảm huyết áp tâm thu nhiều hơn và chỉ số hạ áp êm dịu hơn ở cả 4 phân nhóm.
Trong phân tích hồi cứu dữ liệu ở 2 nghiên cứu PRISMA, đánh giá sự thay đổi huyết áp tâm thu so với ban đầu ở những khoảng thời gian khác nhau khi đo huyết áp 24h thì Telmisartan làm giảm có ý nghĩa huyết áp tâm thu ở cả 4 phân nhóm khi so sánh với Ramipril. Điều trị Telmisartan làm giảm sự chênh lệch huyết áp buổi sáng-ban đêm ở phân nhóm extreme dipper và dipper, thay đổi tương tự nhau ở phân nhóm non-dipper và giảm mức độ tăng huyết áp tâm thu ở nhóm riser so với Ramipril.
Chỉ số hạ áp êm dịu (SI), chỉ số đo lường mức hạ áp êm dịu khi điều trị thuốc hạ áp, cao hơn có ý nghĩa thống kê ở phân nhóm dipper khi điều trị Telmisartan so với Ramipril. SI ≥ 1 ở phân nhóm extreme dipper, dipper và non-dipper khi điều trị Telmisartan. Mặc dù SI < 1 ở phân nhóm riser dipper những vẫn cao hơn so với Ramipril (0,89 và 0,74). Chỉ số SI cao (≥ 1) tương quan với giảm độ dày thành động mạch cảnh, chỉ số SI cao này là nhờ tác dụng kéo dài của thuốc và cho thấy thêm hiệu quả tim mạch. Đối với phân nhóm extreme dipper, non-dippers và riser là nhóm có bệnh nhân nguy cơ cao của bệnh tim mạch và điều này có thể làm giảm nguy cơ cao này của họ.
Sự thay đổi kiểu dipper khi điều trị:
Sự phân loại bệnh nhân dựa trên mô hình dipping hạn chế tính hiệu quả trong việc điều trị từng bệnh nhân. Trong một nghiên cứu quan sát 414 bệnh nhân cao huyết áp chưa được điều trị, 1/4 bệnh nhân có mô hình dipping ban đầu thay đổi khi đánh giá lại bằng ABPM sau 4 tuần. Sự thay đổi này rõ ràng hơn ở phân nhóm dipper và non-dipper. Một nghiên cứu quan sát khác theo dõi những người huyết áp bình thường và có tăng huyết áp hơn 1 năm cho thấy 44% bệnh nhân có tình trạng dipping biến thiên, và huyết áp tâm thu ban đêm bình thường khi chất lượng giấc ngủ của họ tốt. Tương tự như vậy, trong nghiên cứu SAMPLE, sự biến thiên tình trạng dipper được quan sát ở 35-40% bệnh nhân có cao huyết áp khẩn cấp và phì đại thất Trái. Sự biến thiên huyết áp ngày đêm ở từng cá thể thay đổi khác nhau nên đánh giá ABPM đơn lẽ không tiên lượng được việc tăng nguy cơ tim mạch. Lặp đi lặp lại ABPMs cho thấy dự đoán chính xác những bất thường ban đêm và xem như là phần quan trọng trong phân loại nguy cơ.
Tuy nhiên, bất chấp những hạn chế liên quan đến sự biến thiên tình trạng dipping ở từng cá thể, nó cũng cho thấy được các dạng bất thường của huyết áp, đặc biệt là huyết áp ban đêm hoặc tình trạng non-dipper có tương quan với nguy cơ bệnh tim mạch. Nghiên cứu CARDIA hạ huyết áp ban đêm hoặc tụt quá mức thì tương quan với calci hóa động mạch vành 10-15 năm sau. Một nghiên cứu 900 nam nữ trung niên cho thấy những người với huyết áp ban đêm dạng non-dipping có lớp giữa và trong động mạch cảnh dày (p < 0,01), một dấu hiệu sớm của xơ cứng động mạch. Mô hình riser dipping cũng là một yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh tim mạch. Phân tích tổng hợp 3648 bệnh nhân từ 4 nghiên cứu tiền cứu cho thấy mô hình dipper và tỷ lệ huyết áp ban đêm/ban ngày tiên lượng độc lập và có ý nghĩa thống kê về các sự cố tim mạch và tử vong ở những bệnh nhân cao huyết áp không có tiền sử bệnh tim mạch. Tỷ lệ mắc phải các sự cố tim mạch cao nhất ở phân nhóm riser (reverse dipper).
Trong nghiên cứu tiền cứu PIUMA, nguy cơ sự cố tim mạch tăng có ý nghĩa ở phân nhóm non-dipper và reverse dipper ở những bệnh nhân cao huyết áp chưa được điều trị trong 8,44 năm. Tương tự, nghiên cứu cắt ngang 376 bệnh nhân cao huyết áp cho thấy chức năng tâm trương và cấu trúc thất phải và trái suy giảm hơn ở phân nhóm non-dipper và reverse dipper so với các nhóm còn lại, và vận tốc sóng mạch cao hơn có ý nghĩa ở nhóm reverse dipper so với dipper và non-dipper ở những bệnh nhân cao huyết áp chưa được điều trị. Kể từ đó, một thuốc hạ áp không thích hợp khi đưa bệnh nhân từ phân nhóm dipper sang bất kỳ phân nhóm nào trong 3 nhóm còn lại.
Phân tích hồi cứu cho thấy Telmisartan thích hợp điều trị phân nhóm dipper hơn so với Ramipril. Tỷ lệ odds và độ nhạy cảm cũng cho thấy khuynh hướng điều trị Telmisartan so với Ramipril ở phân nhóm dipper. Telmisartan được mong chờ bảo vệ bệnh nhân xa bệnh tim mạch. Xu hướng điều trị Telmisartan và Ramipril được quan sát ở nhóm dipping thì phần lớn được hướng dẫn bởi tỷ lệ nhỏ tại điểm cuối của nhóm non-dipper và reverse dipper cho thấy điều trị Telmisartan hơn với Ramipril. Thay đổi loại dipper và điều trị phụ thuộc vào hiệu quả loại thuốc hạ áp trên huyết áp ban ngày so với ban đêm (tức hiệu quả kéo dài 24h), thuốc làm sự chênh lệch huyết áp lúc ngủ và thức thấp hơn, vì vậy loại dipper thay đổi, có thể từ dipper sang non-dipper hoặc riser. Telmisartan, thuốc tác dụng kéo dài với tỷ lệ đáy/đỉnh cao, có hiệu quả tốt hơn trên huyết áp buổi sáng (hiệu quả trong 6h cuối giữa 2 liều thuốc) so với Ramipril, và còn giúp duy trì trạng thái dipping bình thường hoặc cải thiện tình trạng dipping đến bình thường. Thật vậy, trong nghiên cứu này chỉ 0,9% bệnh nhân chuyển từ dipper sang riser dipper, so với 3,7% khi điều trị với Ramipril. Tương tự vậy, nhiều bệnh nhân được điều trị với Telmisartan cải thiện từ dipper sang non-dipper lúc kết thúc. Trong nhóm risers dipper, nhiều bệnh nhân điều trị với Ramipril vẫn không chuyển sang nhóm khác so với điều trị Telmisartan. Tỷ lệ bệnh nhân ở cả 2 nhóm thuốc đều cải thiện như nhau từ loại extreme dipper đến loại dipper lúc kết thúc nghiên cứu. Cùng với phát hiện này, tỷ lệ phần trăm trung bình huyết áp tâm thu giảm ở nhóm extreme dipper ở cả 2 thuốc.
Phân nhóm extreme dipper có cơn tăng huyết áp tâm thu buổi sáng tăng cao hơn. Quan trọng là, điều trị Telmisartan làm giảm nhiều hơn có ý nghĩa huyết áp trung bình buổi sáng, huyết áp trung bình ban đêm, cơn tăng huyết áp tâm thu buổi sáng ≥ 35mmHg (so với huyết áp cơ bản) so với Ramipril, chứng tỏ rằng Telmisartan khống chế huyết áp hiệu quả hơn ở những bệnh nhân nguy cơ cao. Độ chênh lệch huyết áp trung bình buổi sáng/ban đêm quá cao hoặc quá thấp vẫn tương quan với các sự cố tim mạch. Phân tích tổng hợp dữ liệu 5000 bệnh nhân được lấy ngẫu nhiên ở 8 quốc gia khác nhau và theo dõi trung bình 10 năm cho thấy độ chênh lệch huyết áp ban ngày/ban đêm ≥ 37 mmHg tiên lượng độc lập và có ý nghĩa tỷ lệ tử vong và các sự cố tim mạch, còn ở những người già cao huyết áp được khống chế tốt và người bình thường được theo dõi trong 5 năm thì độ chênh lệch huyết áp ban ngày/ban đêm ≥ 34 mmHg vẫn tương quan với các sự cố tim mạch. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy những người có độ chênh lệch huyết áp ban ngày/ban đêm cao vẫn có tỷ lệ sự cố mạch máu não và sự cố tim mạch cao hơn. Trái lại, một nghiên cứu gần đây trên 3012 bệnh nhân da trắng bệnh cao huyết áp chưa điều trị có cơn tăng huyết áp khẩn cấp và được theo dõi 8,44 năm thì độ chênh lệch huyết áp < 9,4mmHg vẫn là tiên lượng độc lập các sự cố tim mạch.
Các thuốc hạ áp nên khống chế huyết áp ổn định và hạ áp nhẹ nhàng trong 24h. Hiệu quả duy trì huyết áp trong 24h có thể là khó khăn khi nhiều thuốc chỉ dùng 1 lần/ngày vào buổi sáng, vì vậy thời gian tác dụng kéo dài được mong đợi cung cấp hiệu quả trong việc làm giảm độ chênh lệch huyết áp ban ngày/ban đêm. Telmisartan với thời gian tác dụng kéo dài giúp duy trì trạng thái dipper bình thường và cải thiện trạng thái dipper đến bình thường, và làm giảm độ biến thiên huyết áp vào buổi sáng, một giai đoạn quan trọng của cơn huyết áp buổi sáng.
Tóm lại, các nghiên cứu cho thấy sự biến thiên huyết áp làm tăng thêm các sự cố tim mạch, quá mức trung bình mức độ huyết áp. Điều này đặc biệt đúng đối với mô hình dipping và độ chênh lệch huyết áp ban ngày/ban đêm. Trong một phân tích hồi cứu 2 nghiên cứu thiết kế giống nhau, Telmisartan bình thường hóa kiểu huyết áp sinh lý ở phần lớn bệnh nhân ở nhóm dipper hơn Ramipril và giảm độ chênh lệch huyết áp ở bệnh nhân nguy cơ cao. Điều này được mong đợi làm giảm tỷ lệ mắc phải các sự cố tim mạch, mặc dù hiệu quả tức thời làm cải thiện độ biến thiên huyết áp, hạ thấp huyết áp trung bình. Cần thêm nhiều bằng chứng ở các nghiên cứu quan sát và các thử nghiệm dài trên các hiệu quả tức thời của việc bình thường hóa huyết áp sinh lý.
Tài liệu tham khảo
1 Lewington S, Clarke R, Qizilbash N, Peto R, Collins R. Age-specific relevance of usual blood pressure to vascular mortality: a meta-analysis of individual data for one million adults in 61 prospective studies. Lancet 2002; 360: 1903–1913.
2 Staessen JA, Li Y, Thijs L, Wang JG. Blood pressure reduction and cardiovascular prevention: an update including the 2003–2004 secondary prevention trials. Hypertens Res 2005; 28: 385–407.
3 Neutel JM. Ambulatory blood pressure monitoring to assess the comparative efficacy and duration of action of a novel new angiotensin II receptor blocker–telmisartan. Blood Press Suppl 2001; 1: 27–32.
4 Gosse P, Neutel JM, Schumacher H, Lacourciere Y, Williams B, Davidai G. The effect of telmisartan and ramipril on early morning blood pressure surge: a pooled analysis of two randomized clinical trials. Blood Press Monit 2007; 12: 141–147.
5 Lacourciere Y, Neutel JM, Davidai G, Koval S. A multicenter, 14-week study of telmisartan and ramipril in patients with mild-to-moderate hypertension using ambulatory blood pressure monitoring. Am J Hypertens 2006; 19: 104–112.
6 Williams B, Gosse P, Lowe L, Harper R. The prospective, randomized investigation of the safety and efficacy of telmisartan versus ramipril using ambulatory blood pressure monitoring (PRISMA I). J Hypertens 2006; 24: 193–200.
7 Eguchi K, Kario K, Shimada K. Comparison of candesartan with lisinopril on ambulatory blood pressure and morning surge in patients with systemic hypertension. Am J Cardiol 2003; 92: 621–624.
8 Kario K, Pickering TG, Umeda Y, Hoshide S, Hoshide Y, Morinari M, Murata M, Kuroda T, Schwartz JE, Shimada K. Morning surge in blood pressure as a predictor of silent and clinical cerebrovascular disease in elderly hypertensives: a prospective study. Circulation 2003; 107: 1401–1406.
9 Parati G, Omboni S, Rizzoni D, Agabiti-Rosei E, Mancia G. The smoothness index: a new, reproducible and clinically relevant measure of the homogeneity of the blood pressure reduction with treatment for hypertension. J Hypertens 1998; 16: 1685–1691.
10 Rizzoni D, Muiesan ML, Salvetti M, Castellano M, Bettoni G, Monteduro C, Corbellini C, Porteri E, Guelfi D, Rosei EA. The smoothness index, but not the trough-to-peak ratio predicts changes in carotid artery wall thickness during antihypertensive treatment. J Hypertens 2001; 19: 703–711.
11 Cuspidi C, Meani S, Salerno M, Valerio C, Fusi V, Severgnini B, Lonati L, Magrini F, Zanchetti A. Reproducibility of nocturnal blood pressure fall in early phases of untreated essential hypertension: a prospective observational study. J Hum Hypertens 2004; 18: 503–509.
12 Manning G, Rushton L, Donnelly R, Millar-Craig MW. Variability of diurnal changes in ambulatory blood pressure and nocturnal dipping status in untreated hypertensive and normotensive subjects. Am J Hypertens 2000; 13: 1035–1038.
13 Omboni S, Parati G, Palatini P, Vanasia A, Muiesan ML, Cuspidi C, Mancia G. Reproducibility and clinical value of nocturnal hypotension: prospective evidence from the SAMPLE study. Study on Ambulatory Monitoring of Pressure and Lisinopril Evaluation. J Hypertens 1998; 16: 733–738.
14 Cuspidi C, Michev I, Meani S, Severgnini B, Fusi V, Corti C, Salerno M, Valerio C, Magrini F, Zanchetti A. Reduced nocturnal fall in blood pressure, assessed by two ambulatory blood pressure monitorings and cardiac alterations in early phases of untreated essential hypertension. J Hum Hypertens 2003; 17: 245–251.
15 Friedman O, Logan AG. Can nocturnal hypertension predict cardiovascular risk? Integr Blood Press Control 2009; 2: 25–37.
16 Viera AJ, Lin FC, Hinderliter AL, Shimbo D, Person SD, Pletcher MJ, Jacobs DR Jr. Nighttime blood pressure dipping in young adults and coronary artery calcium 10-15 years later: the coronary artery risk development in young adults study. Hypertension 2012; 59: 1157–1163.
17 Vasunta RL, Kesaniemi YA, Ylitalo A, Ukkola O. Nondipping pattern and carotid atherosclerosis in a middle-aged population: OPERA Study. Am J Hypertens 2012; 25: 60–66.
18 Ohkubo T, Imai Y, Tsuji I, Nagai K, Watanabe N, Minami N, Kato J, Kikuchi N, Nishiyama A, Aihara A, Sekino M, Satoh H, Hisamichi S. Relation between nocturnal decline in blood pressure and mortality. The Ohasama Study. Am J Hypertens 1997; 10: 1201–1207.
19 Verdecchia P, Porcellati C, Schillaci G, Borgioni C, Ciucci A, Battistelli M, Guerrieri M, Gatteschi C, Zampi I, Santucci A. Ambulatory blood pressure. An independent predictor of prognosis in essential hypertension. Hypertension 1994; 24: 793–801.
20 Verdecchia P, Schillaci G, Borgioni C, Ciucci A, Gattobigio R, Guerrieri M, Comparato E, Benemio G, Porcellati C. Altered circadian blood pressure profile and prognosis. Blood Press Monit 1997; 2: 347–352. 21 Fagard RH, Thijs L, Staessen JA, Clement DL, De Buyzere ML, De Bacquer DA. Nightday blood pressure ratio and dipping pattern as predictors of death and cardiovascular
events in hypertension. J Hum Hypertens 2009; 23: 645–653.