Google search engine
Google search engine

Cập nhật 2024 của hội tim mạch quốc gia việt nam về chẩn đoán và điều trị suy tim (Bổ sung Khuyến cáo 2022 của Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam về chẩn đoán và điều trị Suy tim cấp và Suy tim mạn) – P2

Trưởng ban: PGS.TS.BS. PHẠM NGUYỄN VINH

Đồng trưởng ban: GS.TS.BS. PHẠM MẠNH HÙNG, GS.TS. ĐỖ DOÃN LỢI

Tham gia biên soạn:

GS.TS. Đặng Vạn Phước; GS.TS. Nguyễn Lân Việt; GS.TS. Huỳnh Văn Minh; GS.TS. Trương Quang Bình; PGS.TS Châu Ngọc Hoa; PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang; PGS.TS. Đỗ Quang Huân; PGS.TS. Hoàng Quốc Hòa; PGS.TS. Hồ Thượng Dũng; PGS.TS. Trần Văn Huy; PGS.TS.BS Hoàng Văn Sỹ; TS.BS Trần Vũ Minh Thư; TS.BS Phan Đình Phong; TS.BS Phan Tuấn Đạt; TS.BS Đinh Đức Huy; TS.BS Nguyễn Thị Thu Hoài; BS.CK2 Nguyễn Thanh Hiền; BS.CK2 Lê Thị Đẹp; BS.CK1 Phạm Thục Minh Thủy; ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều; ThS.BS Đỗ Thúy Cẩn; ThS.BS Lê Võ Kiên; ThS.BS Phạm Nhật Minh; ThS.BS Nguyễn Phương Anh; ThS. BS Trần Tuấn Việt

 

(…)

2. Cách khởi đầu, phối hợp hoặc thêm thuốc để đạt mục tiêu theo khuyến cáo

Bốn thuốc của tứ trụ: ARNi hoặc ACEi, ARB, chẹn bêta, đối kháng aldosterone và ức chế SGLT2 cần sử dụng đủ trong điều trị ST PSTM giảm. Tuy nhiên tùy theo từng cá thể: trạng thái suy kiệt, huyết áp thấp, mạch chậm, sung huyết phổi có thể phối hợp liều thấp hoặc khởi đầu 2 thuốc. Trên bệnh nhân chống chỉ định ARNi hay ACEi vì hẹp động mạch thận 2 bên, có thể thay thế bằng Hydralazine kết hợp Isosorbide dinitrate. Một phương thức được các tác giả của khuyến cáo ACC/AHA cổ vũ là cố gắng dùng sớm cả 4 thuốc liều thấp. Tăng dần liều để đạt mục tiêu nghiên cứu hoặc được 50% liều mục tiêu. Một số khía cạnh cần quan tâm khi phối hợp thuốc được tóm tắt trong (Hình 4, Hình 5, Hình 6)

Hình 4. Chỉnh liều thuốc theo khuyến cáo mới (4)

Cần chú ý liều lượng ARNi dễ tăng khi bệnh nhân còn sung huyết; ngược lại liều lượng chẹn beta dễ tăng khi bệnh nhân khô và tần số tim cao

Hình 5. Chỉnh liều thuốc theo khuyến cáo mới (4)

Hình 6. Chỉnh liều thuốc theo khuyến cáo mới  (4)

Sử dụng 4 thuốc theo tứ trụ, chịu ảnh hưởng của phân độ NYHA, phân suất tống máu, tần số tim, và triệu chứng cơ năng. Bảng 3 giúp chỉ định sử dụng các thuốc này theo các yếu tố trên.

 Bảng 3. Các chỉ định của ARNi, ivabradine, ức chế SGLT2 và vericiguat (4)

Chỉ định sử dụng ARNi/Suy tim PSTMG
♦  Phân độ chức năng suy tim NYHA II-IV

♦ Ưu tiên ARNi thay vì ACEi hay ARB

Chỉ định sử dụng Ivabradine/Suy tim PSTMG

♦ PSTM ≤ 35%

♦ Liều tối đa dung nạp được của chẹn bêta

♦ Nhịp xoang kèm tần số tim ≥ 70 lần/phút

♦ Phân độ chức năng NYHA II hoặc III

Chỉ định sử dụng thuốc ức chế SGLT2/Suy tim PSTMG
♦ Suy tim PSTM giảm (≤ 40%) có hay không có ĐTĐ

♦ Phân độ chức năng NYHA II – IV

♦ Phối hợp với thuốc khác theo khuyến cáo

Chỉ định sử dụng Vericiguat
♦ Suy tim PSTMG (< 45%)

♦ Trên bệnh nhân đã đạt liều tối ưu theo khuyến cáo

♦ Triệu chứng cơ năng suy tim tăng

 

Hầu hết bệnh nhân trong nghiên cứu PARADIGM-HF, chứng minh vai trò ARNi trong suy tim PSTMG lựa chọn bệnh nhân có NYHA II, III, chỉ có rất ít bệnh nhân (<100) có NYHA IV (5). Nghiên cứu PROVE-HF chứng minh sacubitril/valsartan (ARNi) cải thiện phân suất tống máu (6). Nghiên cứu EVALUATE-HF chứng minh ARNi đảo ngược tái cấu trúc thất trái từ tuần lễ thứ 12 (7). Nghiên cứu PIONEER-HF cho thấy có thể sử dụng sớm ARNi trên bệnh nhân suy tim cấp, đã tạm ổn về huyết động (8)

Bảng 4. Chống chỉ định và cảnh giác khi sử dụng Sacubitril/Valsartan, Ivabradine, ức chế SGLT2 và Vericiguat (4)

Chống chỉ định Cảnh giác
A. Sacubitril/Valsartan
♦ Trong vòng 36 giờ/ BN sử dụng ACEi

♦ Tiền sử phù mạch

♦ Thai kỳ

♦ Cho con bú

♦ Bệnh gan nặng (Child-Pugh C)

♦ Dùng chung với aliskiren trên BN ĐTĐ

♦ Tiền sử dị ứng ARB hoặc ARNi

♦ Tổn thương thận

·     Nhẹ đến vừa (eGFR 30 – 59 ml/ph/1.73 m2): không cần chỉnh liều khởi đầu

·     Nặng (eGFB < 30 ml/ph/1.73 m2): giảm liều khởi đầu 24 mg/26 mg ngày 2 lần. Tăng liều mỗi 2 – 4 tuần, tới liều mục tiêu 97 mg/103 mg ngày 2 lần

♦ Tổn thương gan

·     Nhẹ (Child-Pugh A): không cần chỉnh liều khi khởi đầu

·     Vừa (Child-Pugh B): giảm liều khởi đầu 24/26 mg ngày 2 lần. Tăng gấp đôi liều sau 2 – 4 tuần lễ. Liều duy trì 97/103 mg x ngày 2 lần

♦ Hẹp động mạch thận

♦ Huyết áp tâm thu < 100 mmHg

♦ Giảm thể tích

B. Thuốc ức chế SGLT2
♦ Không sử dụng trên BN ĐTĐ týp 1, nguy cơ tăng biến chứng ketoacidosis do ĐTĐ

♦ Dị ứng với thuốc

♦ Điều trị suy tim, empaglifozin, eGFR < 20 ml/ph/1.73m2 hoặc dapaglifozin, eGFR < 25 ml/ph/1.73 m2

♦  Thai kỳ

♦ Tăng nguy cơ nhiễm nấm sinh dục

♦ Góp phần giảm thể tích

♦ Ketoacidosis trên bệnh nhân ĐTĐ:

·   Ngưng thuốc 3 ngày trước phẫu thuật chương trình giúp tránh nguy cơ ketoacidosis

·   Kiểm tra BN có triệu chứng toan chuyển hóa, xem có ketoacidosis, bất kể nồng độ đường máu

♦ Tổn thương thận và viêm đài bể thận

♦ Viêm cân mạc hoại tử tầng sinh môn (fournier gangrene): hiếm, nặng, đe dọa tính mạng cả nam lẫn nữ

C. Ivabradine
♦ Suy tim PSTM bảo tồn

♦ Đau thắt ngực có PSTM bình thường. Cân nhắc có thể dùng liều thấp (5-10mg) khi bệnh động mạch vành mạn kèm tần số tim cao và huyết áp thấp. Lúc này Ivabradine không là chống chỉ định

♦ Dị ứng

♦ Bệnh gan nặng (Child-Pugh C)

♦ Suy tim mất bù cấp

♦ Huyết áp < 90/50 mmHg

♦ Hội chứng suy nút xoang không có máy tạo nhịp

♦ Blốc xoang nhĩ

♦ Blốc nhĩ thất độ 2 hoặc 3, không có máy tạo nhịp

♦ Rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ kéo dài

♦ Lệ thuộc tạo nhịp nhĩ

♦ Bệnh nút xoang

♦ Khiếm khuyết dẫn truyền tim

♦ Khoảng QT dài

♦ Tần số tim lúc nghỉ < 55 lần/phút

D. Vericiguat
♦ Bệnh nhân đang sử dụng thuốc kích thích guanylate cyclase tan trong nước

♦ Thai kỳ

♦ Bệnh nhân thiếu máu

♦ Hạ huyết áp có triệu chứng

♦ Dùng chung với ức chế PDE-5 (Sildenafil, tadalafil,…)

Lưu đồ phối hợp 4 thuốc theo đúng khuyến cáo, cần chú ý đạt đến mục tiêu không muộn hơn 3 tháng. Trong lúc thay đổi liều lượng thuốc cần chú ý tình trạng nước và chất điện giải, chức năng tim và chỉ điểm sinh học NT-proBNP. Liều lượng lợi tiểu có thể thay đổi(9)

3. Một số điểm cần quan tâm khi theo dõi điều trị bệnh nhân suy tim PSTM giảm.

  • Hở van 2 lá và sử dụng kỹ thuật sửa van qua can thiệp

Hở van 2 lá chức năng (hở thứ cấp) do suy tim có thể giảm dần khi điều trị nội tối ưu.

Nghiên cứu mới đây chứng minh sacubitril/valsartan có thể giảm sửa van tới 44% (10)

  • Trên bệnh nhân bệnh thận mạn có độ lọc cầu thận ước lượng < 30 mL/phút/1,73m2, liều sacubitril/valsartan cần ≤ 24/26 mg ngày 2 lần. Không sử dụng spironolactone ở bệnh nhân có độ lọc cầu thận ước lượng < 30 mL/phút/1,73m2. Chức năng thận và ion kali cần khảo sát sau 1 hay 2 tuần để khởi đầu hay tăng liều sacubitril/valsartan, ACEi hoặc ARB.

Khi khởi đầu hay tăng liều lượng thuốc có ảnh hưởng đến thận; giảm độ lọc cầu thận ước lượng > 30% hoặc tăng kali máu là dấu hiệu nhắc thầy thuốc cần giảm liều thuốc.

  • Siêu âm tim rất cần thiết trong chẩn đoán và theo dõi điều trị suy tim PSTMG. Khi đã đạt đến liều mục tiêu của 4 thuốc, sau 3 đến 6 tháng cần khảo sát siêu âm lại để có chỉ định ICD, CRT hoặc sửa chữa van 2 lá qua thông tim. Khảo sát siêu âm tim bệnh nhân suy tim PSTMG cần chú ý: PSTM thất trái, chức năng tâm trương, kích thước buồng tim, bề dày vách tim, bất thường van tim và các dữ kiện huyết động.
  • Khảo sát áp lực đổ đầy thất bằng thông tim.

Trên bệnh nhân suy tim kháng trị, còn triệu chứng cơ năng mặc dù sử dụng lợi tiểu đầy đủ; hoặc bệnh nhân có chức năng thận xấu hơn khi tăng liều lợi tiểu, khảo sát huyết động và áp lực đổ đầy qua thông tim giúp định lượng điều trị hoặc đưa vào danh sách chờ ghép tim (11)

Nghiên cứu CHAMPION trên bệnh nhân suy tim NYHA III sử dụng dụng cụ CardioMEMS theo dõi áp lực động mạch phổi (12). Nhóm được phân phối ngẫu nhiên có dụng cụ này giảm 28% nhập viện vì suy tim. Hiệu quả này trên cả bệnh nhân ST PSTMG và ST PSTM bảo tồn. Nghiên cứu MONITOR-HF cũng chứng minh theo dõi bằng CardioMEMS giúp tăng chất lượng cuộc sống và giảm nhập viện vì suy tim (13)

Các yếu tố gợi ý nên chuyển bệnh nhân đến đơn vị hay chương trình chuyên sâu điều trị suy tim được tóm tắt trong Bảng 5.

Bảng 5. Các yếu tố gợi ý nên chuyển bệnh nhân đến chuyên sâu suy tim

Bệnh cảnh lâm sàng 1.     Mới bị suy tim (bất kể mức độ PSTM): tìm nguyên nhân, khảo sát và xử trí theo khuyến cáo
2.     Suy tim mạn có yếu tố nguy cơ cao:

·      Thường xuyên cần truyền TM thuốc tăng co cơ tim

·      NYHA III hoặc IV kéo dài: triệu chứng sung huyết hoặc rất mệt

·      HA tâm thu ≤ 90mmHg hoặc triệu chứng cơ năng hạ huyết áp

·      Creatinin máu ≥ 1.8 mg/dL hoặc BUN ≥ 43 mg/dL

·      Xuất hiện rung nhĩ, loạn nhịp thất hoặc sốc điện ICD nhiều lần

·      ≥ 2 lần nhập viện cấp cứu vì suy tim nặng hơn trong vòng 12 tháng

·      Không dung nạp được liều tối ưu chẹn bêta và/hoặc ARNi/ACEi/ARB và hoặc đối kháng mineralocorticoid

·      Lâm sàng xấu dần, phù nặng hơn, triệu chứng cơ năng tăng, tăng chỉ điểm sinh học NT-proBNP, BNP, huyết động mất bù, chứng cứ tăng tái cấu trúc trên hình ảnh học (siêu âm tim, MRI)

·      Nguy cơ tử vong cao dựa trên chỉ số nguy cơ. VD: Seattle Heart Failure Model

3.     PSTM ≤ 35% kéo dài mặc dù điều trị nội khoa tối ưu ≥ 3 tháng: cân nhắc điều trị bằng dụng cụ
4.     Ý kiến thứ hai cần thiết về nguyên nhân suy tim:

·      Khả năng tái lưu thông mạch trên bệnh nhân thiếu máu cục bộ cơ tim do bệnh ĐMV

·      Khả năng sửa chữa hay thay van trên bệnh nhân có bệnh van tim

·      Nghi bị viêm cơ tim

·      Nghi ngờ hoặc đã xác định bệnh cơ tim (VD: bệnh cơ tim phì đại, bệnh cơ tim sinh loạn nhịp, bệnh cơ tim hạn chế, bệnh Chagas, …)

5.     Bệnh nhân suy tim mạn rất nặng (advanced chronic heart failure): cần kiểm tra toàn diện mỗi năm về bệnh lý, tiên lượng, đáp ứng điều trị.
6.     Lượng định bệnh nhân có thể tham gia nghiên cứu lâm sàng

4. Cải thiện sự tuân thủ điều trị của người bệnh

Suy tim mạn là bệnh mạn tính, cần điều trị lâu dài, có thể suốt đời. Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân rất cần thiết để giảm nhập viện và tăng sống còn.

Một nghiên cứu ước lượng sự không tuân thủ xảy ra ở 20% – 50% đối với một số thuốc điều trị (14,15)

Phân tích dưới nhóm nghiên cứu VICTORIA cho thấy thuốc chẹn bêta được sử dụng 93,1% khởi đầu điều trị, chỉ còn 45,4% khi tăng liều lượng. Khi sử dụng 3 thuốc (ARNi/ARB/ACEi kèm chẹn bêta và đối kháng mineralocorticoid) khởi đầu là 59,7%, khi chỉnh liều cao hơn tuân thủ chỉ còn 25,5% (16)

Bảng 6. Các lý do không tuân thủ điều trị (theo WHO) (4)

Bệnh nhân ♦  Nhận định thuốc kém hiệu quả

♦  Hiểu biết kém về sức khỏe

♦  Không đủ khả năng thích hợp với bệnh

♦  Rối loạn tâm thần về sức khỏe (trầm cảm, lo lắng)

♦  Tự cô lập với xã hội

♦  Tổn thương nhận thức (VD: Sa sút trí tuệ)

Điều kiện y khoa ♦  Điều trị suy tim quá phức tạp

♦  Tác động của bệnh đồng mắc (VD: trầm cảm)

♦  Quá nhiều thuốc do có nhiều bệnh đồng mắc

Điều trị ♦  Số lần uống nhiều (VD: hydralazine, nitrates)

♦  Quá nhiều thuốc

♦  Tác dụng phụ

Kinh tế xã hội ♦  Khó tiếp cận thuốc

♦  Thiếu trợ giúp xã hội

♦  Vô gia cư

Hệ thống y tế ♦  Thông tin kém

♦  Chăm sóc rời rạc

♦  Không tự động cung cấp thuốc

♦  Khó tiếp cập chương trình trợ giúp bệnh nhân

♦  Không đủ khả năng chi trả

Các biện pháp giúp tăng sự tuân thủ điều trị được tóm tắt trong Bảng 7

Bảng 7. Mười biện pháp tăng sự tuân thủ

1.    Tối ưu các cơ hội để tăng sự tuân thủ vủa bệnh nhân

·      Trong bệnh viện (trước xuất viện)

2.    Cân nhắc hoàn cảnh của bệnh nhân

·      Đặt ra mục tiêu điều trị cho bệnh nhân

·      Hỏi bệnh nhân về sự nhận thức và hướng dẫn người bệnh về bệnh tật

·      Sử dụng thêm bộ dụng cụ, hình vẽ để cắt nghĩa cho bệnh nhân dễ hơn

·      Chú ý đến mong muốn chính của người bệnh

3.    Cân nhắc về chi phí và khả năng tiếp cận

·      Sử dụng thuốc chi phí thấp, có trong bảo hiểm y tế

·      Bàn luận với bệnh nhân về các điều trị có chi phí cao

·      Tái khám mỗi 3 tháng khi bệnh ổn định

4.    Thông tin với các thầy thuốc khác cùng chăm sóc, tốt nhất qua hệ thống vi tính
5.    Hướng dãn cho bệnh nhân một cách thân thiện và thực tế

·      Có thể cắt nghĩa có kèm chi tiết viết ra cho người bệnh

6.    Khuyên bệnh nhân sử dụng các dụng cụ tăng sự tuân thủ: VD: hộp đựng thuốc dùng hàng ngày, dùng cả tuần lễ

·      Có thể hướng dẫn thêm qua điện thoại

7.    Trợ giúp tinh thần bệnh nhân

·      Thăm hỏi người bệnh: y tá của đơn vị suy tim chuyên sâu

·      Thăm hỏi về tác dụng

8.    Theo dõi sự tuân thủ của bệnh nhân

·      Hỏi bệnh nhân có quên uống thuốc mấy lần trong tuần

·      Nhắc bệnh nhân đem theo vỏ thuốc hay lọ thuốc khi tái khám

·      Kiểu tra nồng độ thuốc (VD: digoxin, INR) hoặc nồng độ BNP, NT-proBNP

·      Có chương trình thăm hỏi tại nhà bệnh nhân

9.    Các vấn đề cần dự trù

·      Thông tin về tác dụng phụ/thuốc

·      Nhắc bệnh nhân khi nào cần liên lạc

·      Hợp tác với nhân viên y tế khác/chăm sóc

10.  Theo dõi sự tuân thủ và mục tiêu điều trị bệnh nhân có nguy cơ

·      Hỏi trực tiếp người bệnh (VD: mỗi tuần uống thuốc này mấy lần?)

·      Nhắc bệnh nhân cầm vỏ thuốc hay lọ thuốc

·      Khảo sát nồng độ digoxin, INR, BNP/NT-proBNP

·      Y tá đến chăm sóc bệnh nhân

Tại Việt Nam, ngoài các yếu tố như cách sử dụng thuốc, liều lượng từ thấp đến cao, dung nạp của bệnh nhân; yếu tố kinh tế rất quan trọng. Một thuốc tốt có giá thành hợp lý, đặc biệt được bảo hiểm y tế chi trả một phần hay toàn phần sẽ tăng cao sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

5. Các bệnh đồng mắc cần quan tâm

Một số bệnh đồng mắc tim mạch hoặc ngoài tim mạch có ảnh hưởng đến triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh nhân suy tim PSTMG.

Tóm tắt các bệnh đồng mắc này và cách xử trí được tóm tắt trong Bảng 8

Bảng 8. Các bệnh đồng mắc tim mạch và ngoài tim mạch thường gặp trên bệnh nhân suy tim PSTMG.

Bệnh đồng mắc Ảnh hưởng tới tiên lượng suy tim Chứng cứ nghiên cứu lâm sàng về tác động bệnh đồng mắc Biện pháp gợi ý
Tim mạch
Bệnh động mạch vành Mạnh Mạnh ♦ Tái lưu thông ĐMV/Suy tim PSTMG
Rung nhĩ/Cuồng nhĩ Mạnh Mạnh ♦ Kháng đông theo chỉ định

♦ Cân nhắc triệt đốt RN hoặc hủy dẫn truyền nhĩ thất kèm đặt CRT

♦ Điều trị theo khuyến cáo về rung nhĩ

Hở 2 lá Mạnh Trung gian ♦ Sau điều trị nội tối ưu, cân nhắc sửa van 2 lá thứ cấp (can thiệp)

♦ Điều trị theo khuyến cáo bệnh van tim

Hẹp van động mạch chủ Mạnh Mạnh ♦ Điều trị theo khuyến cáo bệnh van tim
Tăng huyết áp Không chắc chắn Mạnh khi phòng ngừa ♦ Điều trị theo khuyến cáo về tăng huyết áp
Rối loạn lipid máu Không chắc chắn Mạnh khi phòng ngừa ♦ Điều trị theo khuyến cáo
Bệnh động mạch ngoại vi Trung bình Không ♦ Điều trị theo khuyến cáo
Bệnh mạch máu não Trung bình Yếu ♦ Điều trị theo khuyến cáo
Không thuộc tim mạch
Đái tháo đường Mạnh Mạnh ♦ Gửi khám nội tiết

♦ Theo dõi creatinin và albumin niệu/tối thiểu mỗi năm

Bệnh thận mạn Mạnh Mạnh ♦ Điều trị tối ưu thuốc hệ RAAS

♦ Sử dụng hydralazine/ISDN nếu không sử dụng được ARNi/ACEi/ARB

♦ Sử dụng ức chế SGLT2

♦ Khám chuyên gia thận

Rối loạn thở khi ngủ Mạnh Trung gian: Chú ý bệnh nhân ST PSTMG kèm ngưng thở khi ngủ trung tâm, thở kiểu servo-ventilation có hại ♦ Khảo sát giấc ngủ để xác định

♦ Điều trị rối loạn giấc ngủ do tắc nghẽn

♦ Cân nhắc chuyển chuyên gia giấc ngủ

Thiếu sắt (có hay không kèm thiếu máu) Mạnh Trung gian ♦ Truyền sắt
Suy dinh dưỡng Mạnh Trung gian – Mạnh ♦ Điều trị theo khuyến cáo
Thiếu máu Trung bình Yếu. Chú ý bệnh nhân ST kèm thiếu máu, điều trị erythropoietin có hại ♦ Tìm nguyên nhân thiếu máu

♦ Truyền máu khi nặng

Tăng kali máu Không chắc chắn; có thể hạn chế dùng hoặc chỉ chỉnh liều theo khuyến cáo Yếu ♦ Thay đổi chế độ ăn

♦ Cân nhắc sử dụng patromer hoặc sodium zirconium cyclosilicate

Béo phì Trung bình Yếu ♦ Dữ liệu ủng hộ thuốc tự thụ thể GLP-1 giảm cân ở ST PSTM bảo tồn

♦ Chưa đủ dữ liệu cho ST PSTMG

Bệnh phổi mạn Mạnh Yếu ♦ Ngưng thuốc lá

♦ Điều trị tối ưu

♦ Khám hô hấp

Suy giáp hoặc cường giáp Mạnh Yếu ♦ Khám và điều trị

♦ Chuyển khám bác sĩ nội tiết

Nhiễm virus (COVID-19, RSV, hoặc Influenza) Mạnh Mạnh ♦ Khuyến khích chủng ngừa

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Daubert MA, Adams K, Yow E, et al. NT-proBNP goal achievement is associated with significant reverse remodelings and improved clinical outcomes in HFrEF. J Am Coll Cardiol HF. 2019;7:158–168.
  2. Januzzi JL Jr, Camacho A, Pina IL, et al. Reverse cardiac remodeling and outcome after initiation of sacubitril/valsartan. Circ Heart Fail. 2020;13:e006946.
  3. Weiner RB, Baggish AL, Chen-Tournoux A, et al. Improvement in structural and functional echocardiographic parameters during chronic heart failure therapy guided by natriuretic peptides: mechanistic insights from the ProBNP Outpatient Tailored Chronic Heart Failure (PROTECT) study. Eur J Heart Fail. 2013;15:342–351.
  4. Maddox TM et al. 2024 ACC Expert Consensus Decision Pathway for Treatment of Heart Failure With Reduced Ejection Fraction, JACC 2024; 83: 15, doi.org/10.1016
  5. McMurray JJ, Packer M, Desai AS, et al. Angiotensin–neprilysin inhibition versus enalapril in heart failure. N Engl J Med. 2014;371:993–1004.
  6. Januzzi J.L., Prescott M.F., Butler J., et al. “Association of change in N-terminal Pro-B-type natriuretic peptide following initiation of sacubitril-valsartan treatment with cardiac structure and function in patients with heart failure with reduced ejection fraction”. JAMA . 2019. 1-11
  7. Desai A.S., Solomon S.D., Shah A.M., et al. “Effect of sacubitril-valsartan vs enalapril on aortic stiffness in patients with heart failure and reduced ejection fraction: a randomized clinical trial”. JAMA . 2019. 1-10
  8. Velazquez E.J., Morrow D.A., DeVore A.D., et al. “Rationale and design of the comparison of sacubitril/valsartan versus enalapril on effect on NT-pro-BNP in patients stabilized from an acute heart failure episode (PIONEER-HF) trial”. Am Heart J . 2018;198:145-151.
  9. Adamo M., Pagnesi M., Mebazaa A., et al. “NT-proBNP and high intensity care for acute heart failure: the STRONG-HF trial”. Eur Heart J . 2023;44:2947-2962.
  10. Felker G.M., Butler J., Ibrahim N.E., et al. “Implantable cardioverter-defibrillator eligibility after initiation of sacubitril/valsartan in chronic heart failure: insights from PROVE-HF”. Circulation . 2021;144:180-182.
  11. Heidenreich P.A., Bozkurt B., Aguilar D., et al. “2022 AHA/ACC/HFSA guideline for the management of heart failure: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Joint Committee on Clinical Practice Guidelines”. J Am Coll Cardiol . 2022;79:e263-e421.
  12. Abraham W.T., Adamson P.B., Bourge R.C., et al. “Wireless pulmonary artery haemodynamic monitoring in chronic heart failure: a randomised controlled trial”. Lancet . 2011;377:658-666.
  13. Brugts J.J., Radhoe S.P., Clephas P.R.D., et al. “Remote haemodynamic monitoring of pulmonary artery pressures in patients with chronic heart failure (MONITOR-HF): a randomised clinical trial”. Lancet . 2023;401:2113-2123.
  14. Zhang Y., Baik S.H. “Race/Ethnicity, disability, and medication adherence among Medicare beneficiaries with heart failure”. J Gen Intern Med . 2014;29:602-607.
  15. Choudhry N.K., Avorn J., Glynn R.J., et al. “Full coverage for preventive medications after myocardial infarction”. N Engl J Med . 2011;365:2088-2097.
  16. Ezekowitz J.A., McMullan C.J., Westerhout C.M., et al. “Background medical therapy and clinical outcomes from the VICTORIA Trial”. Circ Heart Fail . 2023. e010599.
  17. Berezin A.E et al, Biomarkers in Heart Failure: From Research to Clinical Practice, Ann Lab Med 2023;43:225-236, DOI:10.3343
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO