Google search engine

Bản tin tổng hợp – Tháng 9/2013

THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG NGẪU NHIÊN CỦA CAN THIỆP MẠCH VÀNH QUA DA DỰ PHÒNG TRONG NHỒI MÁU CƠ TIM (PCI DỰ PHÒNG)

Bối cảnh

Trong bệnh cảnh nhồi máu cơtim cấp (NMCT) ST chênh lên, sử dụng can thiệp mạch vành qua da (PCI) để điều trị động mạch vành liên

quan đến vùng nhồi máu (ĐMV thủ phạm) đã giúp cải thiện tiên lượng. Tuy nhiên giá trị của việc can thiệp ĐMV không liên quan với vùng nhồi máu nhưng có hẹp nặng (PCI dự phòng) vẫn còn chưa rõ.

Phương pháp

Từ năm 2008 đến năm 2013, tại 5 trung tâm ở Anh, chúng tôi đã tuyển mộ được 465 bệnh nhân NMCT ST chênh lên (bao gồm 3 bệnh nhân với block nhánh trái)có PCI ĐMV thủ phạm và được phân ngẫu nhiên thành 2 nhóm: PCI dự phòng (234 bệnh nhân) hoặckhông PCI dự phòng (231 bênh nhân). PCI chỉ định sau đó cho đau thắt ngực (ĐTN) chỉ khuyến cáo cho những trường hợp ĐTN kháng trị và với bằng chứng khách quan thiếu máu cục bộ (TMCB). Kết cục tiên phát được đánh giá là tiêu chí gộp gồm tử vong do nguyên nhân tim mạch, NMCT không tử vong, hoặc đau ngực kháng trị. Phân tích intention-to-treat được sử dụng trong nghiên cứu này.

Kếtquả

Vào khoảng tháng 1 năm 2013, nghiên cứu đã được khuyến cáo kết thúc sớm bởi ủy ban theo dõi dữ liệu và an toàn trong nghiên cứu. Qua theo dõi trung bình 23 tháng, kết cục tiên phát xảy ra trong 21 bệnh nhân thực hiện PCI dự phòng và trong 53 bệnh nhân ở nhóm không làm PCI dự phòng (chỉ can thiệp ĐMV thủ phạm), điều này có thể diễn dịch ra tỷ suất là 9 biến cố/100 BN và 23 biến cố/100 BN (tỷ suất nguy hại trong nhóm PCI dự phòng. 0.35; 95% CI 0.21-0.58; P < 0.001). Tỷ lệ nguy hại cho 3 thành phần của kết cục tiên phát là 0.34 (95%CI, 0.11-1.08) cho tử vong tim mạch, 0.32 (95%CI, 0.13-0.75) cho NMCT không tử vong, và 0.35 (95%CI, 0.18-0.69) cho đau ngực kháng trị.

Kết luận

Trong những bệnh nhân bị NMCT ST chênh lên với bệnh nhiều nhánh ĐMV, thực hiện PCI  dự phòng cả ở những ĐMV hẹp nặng mặc dù không là ĐMV thủ phạm cho thấy làm giảm có ý nghĩa biến cố tim mạch so với thực hiện PCI chỉ giới hạn ĐMV thủ phạm.

Hình đường cong Kaplan-meier cho kết cục tiên phát

(Nguồn: N Eng J Med 1/9/2013)

THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG NGẪU NHIÊN CỦA COLCHICINE TRONG VIÊM MÀNG NGOÀI TIM CẤP

Bối cảnh

Colchicine đã được biết là hiệu quả trong điều trị viêm màng ngoài tim tái phát. Tuy nhiên còn thiếu dữ liệu để xem xét sử dụng colchicine  trong cơn đầu tiên của viêm màng ngoài tim cấp và trong phòng ngừa triệu chứng tái phát.

Phương pháp

Trong một thửn ghiệm lâm sàng mù đôi, đa trung tâm, những người trưởng thành với viêm màng ngoài tim cấp được phân ngẫu nhiên nhận hoặc colchicines (0.5 mg 2 lần/ngày trong 3 tháng ở những người > 70 kg hoặc 0.5 mg 1 lần/ngày cho những bệnh nhân £70 kg) hoặc giả dược thêm vào cùng với điều trị kháng viêm kinh điển là aspirin hoặc ibuprofen. Kết cục tiên phát là viêm màng ngoài tim tái phát hoặc không hết.

Kết quả

Tổng số 240 bệnh nhân được đưa vào và có 120 bệnh nhân ở mỗi nhóm trong 2  nhóm sau phân bố ngẫu nhiên. Kết cục tiên phát xảy ra ở 20 bệnh nhân (16.7%) trong nhóm colchcine và 45  bệnh nhân (37.5%) trong nhóm giả dược (độ giảm nguy cơ tương đối trong nhóm colchicine, 0.56; CI 95%, 0.30-0.72, NNT, 4; P < 0.001). Colchicine giảm tần suất tồn tại triệu chứng tại thời điểm 72 giờ (19.2% so với 40%, P=0.001), số cơn tái phát / bệnhnhân (0.21 so với 0.52, P=0.01), và tần suất nhập viện (5% so với 14.2%, P=0.02). Colchicine  còn cải thiện tần suất lui bệnh tại 1 tuần  (85% so với 58.3%, P< 0.001). Toàn bộ tác dụng phụ và tần suất buộc phải ngưng thuốc tương tự nhau ở cả 2 nhóm nghiên cứu. Không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được ghi nhận.

Kết luận

Trong những bệnh nhân bị viêm màng ngoài tim cấp,  colchicines khi cho thêm vào cùng điều trị kháng viêm kinh điển làm giảm có ý nghĩa tần suất viêm màng ngoài tim tái phát hoặc không hết.

Hình đường cong Kaplan-meier cho kết cục tiên phát

(Nguồn: N Eng J Med 31/8/2013)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO