Google search engine

Thực trạng điều trị kháng đông ở việt nam và tầm quan trọng của việc kiểm soát chỉ số INR

Theo thống kê của Bệnh viện tim Tâm Đức, số bệnh  nhân mổ van tim trong vòng 5 năm trở lại đây đã lên tới gần 1000 ca. Số bệnh  nhân bị bệnh rung nhĩ chiếm từ 0.4 đến 1% dân số nói chung, và mỗi năm Việt Nam có xấp xỉ 200.000

BS Huỳnh Thanh Kiều – BV Tim Tâm Đức

Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh – BV Tim Tâm Đức

 

Theo thống kê của Bệnh viện tim Tâm Đức, số bệnh  nhân mổ van tim trong vòng 5 năm trở lại đây đã lên tới gần 1000 ca. Số bệnh  nhân bị bệnh rung nhĩ chiếm từ 0.4 đến 1% dân số nói chung, và mỗi năm Việt Nam có xấp xỉ 200.000 ca đột quỵ mới. Nguy hiểm là các căn bệnh trên đều để lại những hậu quả hết sức nguy hiểm và lâu dài, chưa kể tới hao tổn rất nhiều ngân sách cho việc điều trị.

Thực trạng điều trị kháng đông ở Việt Nam

Để điều trị kháng đông, hiện nay các bác sỹ đang sử dụng thuốc kháng vitamin K là những dẫn xuất coumarin, gồm warfarin, acenocoumarol, phenprocoumon và ethylbiscoumacetate. Đây là phương pháp điều trị phổ biến đã được tìm ra từ hơn 60 năm và đã được dùng để điều trị chống đông từ hơn 40 năm nay, có tác dụng làm giảm số lượng các yếu tố đông máu được sản xuất tại gan, làm chậm quá trình đông máu và tăng thời gian chảy máu.  Theo cơ quan sức khỏe quốc gia Anh quốc, thuốc kháng Vitamin K là một trong năm nhóm thuốc có liên quan tới tai biến tử vong, cần được quan tâm đến an toàn cho người bệnh.

Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc kháng vitamin K bao gồm: ngừa đột quị và thuyên tắc mạch hệ thống trong bệnh van 2 lá hậu thấp, ở bệnh nhân rung nhĩ, ngừa huyết khối van tim nhân tạo và phòng ngừa thứ phát thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc động mạch phổi).

Để xác định thời gian máu đông trong điều trị cho bệnh nhân bị các bệnh tim mạch mãn tính cần tới liệu pháp kháng đông, khoa học sử dụng thước đo là chỉ số INR – chỉ số bình thường hóa quốc tế (viết tắt của International Normalized Ratio). Bệnh nhân có mức INR quá cao sẽ có nguy cơ bị chảy máu không kiểm soát bao gồm xuất huyết nội. Ngược lại, bệnh nhân có mức INR quá thấp  lại có nguy cơ bị hình thành các cục máu đông, có thể dẫn đến đột quỵ.

Vì  không thể có được một giá trị INR cố định trong suốt quá trình điều trị dài hạn, người ta thường đưa ra một khoảng INR cần đạt (2,5 – 3,5 đối với người mang van tim nhân tạo cơ học và 2 – 3 trong những trường hợp còn lại). Liều thuốc kháng vitamin K được điều chỉnh để đạt INR trong khoảng này. Tuy nhiên trong thực tế, việc duy trì INR trong một khoảng nào đó là một công việc khá khó khăn và cần phải được xét nghiệm định kỳ, ít nhất là mỗi tháng một lần hoặc mỗi khi có phối hợp thêm một số thuốc có thể tương tác với thuốc kháng vitamin K. Ngoài ra, chỉ số INR vẫn có thể thay đổi do tác động của những thay đổi của lượng vitamin K trong khẩu phần ăn (các loại thức ăn chứa nhiều vitamin K gồm bắp cải, bông cải, cải xoăn, rau diếp, rau bina, gan bò, gan heo), do thay đổi của chức năng gan, do tương tác thuốc, thay đổi lối sống…

3012201115

Thông thường, để kiểm soát chỉ số INR, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm INR ở bệnh viện bằng cách lấy máu tĩnh mạch. Tuy nhiên, phương pháp này thường gây đau, chưa kể tới việc phải đi lại nhiều lần và mất thời gian chờ đợi kết quả. Không ít bệnh nhân, nhất là các bệnh nhân cao tuổi thường mang tâm lý rất e ngại mỗi khi phải đến bệnh viện, chờ đợi, lấy máu, sau đó lại phải quay lại lần nữa lấy kết quả. Do đó việc tự ý từ bỏ điều trị sau khi thấy chỉ số INR ổn định là một sai lầm cực kì nghiêm trọng nhưng lại thường gặp ở các bệnh nhân đang điều trị kháng đông tại Việt Nam.

Giải pháp kiểm soát chỉ số INR đột phá

Trong trường hợp này, một trong những biện pháp kiểm soát chỉ số INR mới thường được bác sĩ giới thiệu đến bệnh nhân chính là sử dụng thiết bị CoaguChek XS® do Roche Diagnostics cung cấp. Thiết bị này khá gọn nhẹ, có thể sử dụng tại nhà hoặc mang theo khi đi du lịch, khiến bệnh nhân có thể chủ động theo dõi chỉ số INR của mình một cách độc lập mà không cần trực tiếp đến phòng khám hoặc bệnh viện.

Việc thực hiện bằng thiết bị tại nhà cũng đơn giản hơn, vì chỉ cần lấy máu mao mạch nhỏ từ đầu ngón tay chứ không cần lấy máu tĩnh mạch như khi làm ở bệnh viện. Máy cũng cho kết quả tức thời, giúp bệnh nhân không phải đi lại nhiều, không phải chờ đợi và lo lắng. Hiện nay, một số phòng khám kháng đông như phòng khám tại Bệnh viện Tim Tâm Đức, các bác sĩ đã cho bệnh nhân xét nghiệm INR bằng thiết bị CoaguChek XS® này thay vì sử dụng cách lấy máu tĩnh mạch, xét nghiệm như trước kia.

3012201116

Cũng giống như một số thiết bị y tế nhỏ gọn hỗ trợ bệnh nhân tự theo dõi sức khỏe khác, với việc cho kết quả kịp thời, chính xác, thiết bị CoaguChek XS® là một cách giúp bác sĩ thuận lợi hơn trong quá trình tư vấn, theo dõi, chăm sóc bệnh nhân. Về phía bệnh nhân, CoaguChek XS® còn giúp giảm thời gian chờ đợi, giảm thiểu sự đau đớn, khiến bệnh nhân không còn tâm lý e sợ với mỗi lần đến bệnh viện nữa.

Tiện lợi hơn nữa, ngay cả trong trường hợp đi du lịch, đi công tác, bệnh nhân cũng có thể mang theo thiết bị này để tự làm xét nghiệm INR cho mình. Có CoaguChek XS®, bệnh nhân dễ dàng theo dõi và thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy có dấu hiệu bất thường. Từ đó giúp bác sĩ có thể đảm bảo duy trì được mức INR trong giới hạn điều trị lý tưởng, đảm bảo hiệu quả thuốc điều trị và sức khỏe của bệnh nhân mà không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Một nghiên cứu phân nhóm ngẫu nhiên trên 737 bệnh nhân cho thấy tự theo dõi INR và điều chỉnh liều thuốc tại nhà với dụng cụ CoaguChek giúp đạt hiệu quả chống đông và độ an toàn tương đương điều trị chống đông qui ước tại phòng khám (Theo báo hội y học thành phố Hồ Chí Minh).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO