Google search engine

Nghiên cứu rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân tăng huyết áp bằng holter điện tim liên tục 24 giờ tại khoa tim mạch bệnh viện thống nhất TP HCM

TÓM TẮT:

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp có rối loạn nhịp tim; xác định các rối loạn nhịp ở bệnh nhân tăng huyết áp.

Thiết kế: mô tả, cắt ngang

 

Trần Thị Mỹ Liên

Văn Thị Ngọc Uyên

Lê Hữu Đồng

 

Đối tượng – Phương pháp:Gồm 235 bệnh nhân tăng huyết áp có đo holter nhịp tim,  đang điều trị tại khoa nội tim mạch bệnh viện Thống nhất TP HCM từ tháng 9/2013 đến tháng 11/2014.

Kết quả: Trong 235 BN THA khi làm holter nhịp tim phát hiện có 122 BN có rối loạn nhịp ban ngày chiếm tỷ lệ 52% và có 74 BN có rối loạn nhịp ban đêm chiếm tỷ lệ 31%. Tỷ lệ BN tăng HA có rối loạn nhịp tim ban ngày cao hơn ban đêm.

Khi ghi holter nhịp tim ở BN THA ban ngày, chúng tôi ghi nhận có tất cả các rối loan nhịp. Loại loạn nhịp gặp nhiều nhất là nhịp nhanh xoang chiếm tỷ lệ 24%, tiếp đến là ngoại tâm thu trên thất và ngoại tâm thu thất: chiếm 13 và 11%; nhịp chậm xoang chiếm 8%; rung nhĩ, cơn nhịp nhanh thất và trên thất ngắn chiếm 1%; rối loạn nhịp đa dạng chiếm 3%. Còn ban đêm cho thấy: tỷ lệ nhịp nhanh xoang và nhịp chậm xoang giảm hơn so với ban ngày, các rối loạn nhịp khác cũng ít gặp hơn.

Kết luận: Xác định loại rối loạn nhịp và thời điểm xảy ra RLNT giúp phát hiện chính xác bệnh và thời điểm thích hợp để dùng thuốc hoặc can thiệp. Điều này giúp đạt hiệu quả tối đa, đồng thời hạn chế tác dụng phụ cũng như nguy cơ của thuốc hạ huyết áp và RLNT

ABSTRACT:

Objective: To define the proportion of hypertensive patients with arrhythmias and what types of arrhythmias.

Design:cross-sectional observational study.

Method:  This study has been performed in Cardiovascular department, Thong Nhat hospital from september 2013 to november 2014 (n=235). These patients have been taken with 24 hours ECG Holter.

Results: Among 235  hypertensive patients,there were 122 patients with arrhythmias in day (52%) and 74 patients in night (31%).  The proportion of hypertensive patients with arrhythmias in day were higher.

There were all of arrhythmias in day: the most was sinus tachycardia (24%), supraventricular and ventricular premature beat (13% and 11%), sinus bradycardia (8%), atrial fibrillation (1%), unstained supraventricular and ventricular tachycardia (1%) and others (3%). The proportion of sinus tachycardia and bradycardia in night was less than in day; the others were too.

 Results: Definition the type and the time arrhythmias are very important for diagnosis and treatment. This helps treatment better and reduces drug’s side effect.

I.      ĐẶT VẤN ĐỀ

  Tăng huyết áp là một bệnh ngày càng phổ biến, là yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh lý tim mạch, là vấn đề sức khoẻ trên toàn cầu. Tăng huyết áp được coi là có vai trò hết sức quan trọng trong bệnh tim mạch, tai biến mạch não, bệnh thận…Tỷ lệ tăng huyết áp nói riêng và bệnh tim mạch nói chung ngày càng gia tăng. Bệnh lý rối loạn nhịp tim ngày càng phổ biến. Trong điều trị các bệnh tim mạch, việc phát hiện sớm các rối loạn nhịp tim là rất cần thiết. diễn biến các rối loạn nhịp là rất phức tạp có thể dẫn đến những tai biến bất ngờ như rung thất, vô tâm thu và ngưng tim đột ngột. Chẩn đoán rối loạn nhịp tim dựa trên điện tâm đồ thường quy chỉ ghi trong một thời gian ngắn. Do đó các phương pháp này còn hạn chế, nên dễ bị bỏ sót chẩn đoán.

   Năm 1957, Bác sĩ Norman Holter đã đưa ra khả năng đo điện tâm đồ liên tục 24 giờ, mà ngày nay gọi là holter điện tim liên tục 24 giờ cho phép quan sát diễn biến của dòng điện tim liên tục, nên thấy được các rối loạn nhịp tim, các cơn thiếu máu cơ tim cục bộ…Holter nhịp tim được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán và theo dõi điều trị các rối loạn nhịp trên lâm sàng.

   Để góp phần vào đánh giá ý nghĩa của kỹ thuật Holter điện tim 24 giờ trong  phát hiện rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân tăng huyết áp, chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm các mục tiêu:

1.     Xác định tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp có rối loạn nhịp tim

2.     Xác định các rối loạn nhịp ở bệnh nhân tăng huyết áp

II.  ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

Gồm 235 bệnh nhân tăng huyết áp có đo holter nhịp tim,  đang điều trị tại khoa nội tim mạch bệnh viện Thống nhất TP HCM từ tháng 9/2013 đến tháng 11/2014

2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ:        

– Bệnh nhân tăng huyết áp đang có một số biến chứng nặng: suy tim cấp, hen tim, nhồi máu cơ tim cấp, đột quỵ não, rối loạn nhịp tim nghiêm trọng: cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, cơn nhịp nhanh thất, rung nhĩ đáp ứng thất nhanh.

2.1.4 Tiêu chuẩn đánh giá:

– Đánh giá tăng huyết áp: theo JNC VII

– Chẩn đoán tăng huyết áp khi HA tâm thu ≥ 140 mmHg; HA tâm trương ≥ 90mmHg

2.2. Phương pháp nghiên cứu

   2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả

   Sử dụng máy Holter điện tim 24 giờ model DL 800 của hãng BRAEMAR –  USA sản xuất năm 2006. Quét lại hình ảnh diện tâm đồ các giờ (ECG strips), chỉnh sửa, loại bỏ những hình ảnh nhiễu (artifact), in lại một số điện tâm đồ tiêu biểu. Quét nhanh liên tục 24 giờ (page scan), có thể hiệu chỉnh những nhận định sai của máy trong phần phân tích tự động, kiểm tra các đồ thị tương quan, in kết quả holter.

   2.2.2. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu không xác xuất: mẫu thuận tiện

2.3. Phương pháp xử lý số liệu: theo chương trình SPSS 17.0

III.     KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1: Phân bố BN theo tuổi và giới

             Giới

Tuổi

Nam

Nữ

Tổng số

Số BN

Tỷ lệ (%)

Số BN

Tỷ lệ (%)

Số BN

Tỷ lệ (%)

<50

10

6

8

10

18

8

50-59

21

14

18

23

39

17

60-69

83

54

40

50

123

52

≥70

41

26

14

17

55

23

Tổng số

155

100

80

100

235

100

Bảng 2: Phân bố BN theo mức độ THA và giới

Mức độ THA

Nam

Nữ

Tổng số

Số BN

Tỷ lệ (%)

Số BN

Tỷ lệ (%)

Số BN

Tỷ lệ (%)

THA độ I

35

23

14

18

49

21

THA độ II

120

77

66

82

186

79

Tổng số

155

100

80

100

235

100

Bảng 3: Rối loạn nhịp tim ban ngày

 

RLNT

NAM

NỮ

P

Số BN

Tỷ lệ (%)

Số BN

Tỷ lệ (%)

 

Nhịp nhanh xoang

31

20

16

20

>0,05

Nhịp chậm xoang

15

10

4

5

<0,05

Ngoại tâm thu thất

12

8

13

16

<0,05

Ngoại tâm thu trên thất

21

14

10

13

>0,05

Rung nhĩ- cuồng nhĩ

2

1

1

1

>0,05

Cơn nhanh trên thất ngắn

3

2

0

0

>0,05

Cơn nhanh thất ngắn

1

1

0

0

>0,05

Rối loạn nhịp đa dạng

4

3

3

4

>0,05

Tổng số RLNT

89

57

47

59

>0,05

Số BN có RLNT

81

52

41

51

>0,05

Bảng 4: Rối loạn  nhịp tim ban đêm

 

RLNT

NAM

NỮ

P

Số BN

Tỷ lệ (%)

Số BN

Tỷ lệ (%)

 

Nhịp nhanh xoang

17

11

14

18

>0,05

Nhịp chậm xoang

23

15

10

13

>0,05

Ngoại tâm thu thất

5

3

7

9

>0,05

Ngoại tâm thu trên thất

4

3

6

8

>0,05

Rung nhĩ- cuồng nhĩ

1

1

0

0

>0,05

Cơn NNKPTT

0

0

0

0

>0,05

Cơn nhanh thất

0

0

0

0

>0,05

Tổng số RLNT

50

32

37

46

>0,05

Số BN có RLNT

43

28

31

39

>0,05

Bảng 5: So sánh  RLNT giữa ban ngày và ban đêm

 

RLNT

BAN NGÀY

BAN ĐÊM

P

Số BN

Tỷ lệ (%)

Số BN

Tỷ lệ (%)

 

Nhịp nhanh xoang

57

24

31

13

<0,05

Nhịp chậm xoang

19

8

33

14

<0,05

Ngoại tâm thu thất

25

11

12

5

<0,05

Ngoại tâm thu trên thất

31

13

10

4

<0,05

Rung nhĩ- cuồng nhĩ

3

1

1

0,4

>0,05

Cơn NNKPTT

3

1

0

0

>0,05

Cơn nhanh thất

1

0,4

0

0

>0,05

Rối loạn nhịp đa dạng

7

3

0

0

>0,05

Tổng số RLNT

136

58

87

37

<0,05

Số BN có RLNT

122

52

74

31

<0,05

IV.           BÀN LUẬN

1.     Xác định tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp có RLNT

–         Ban ngày: Trong 235 BN THA khi làm holter nhịp tim phát hiện có 122 BN có rối loạn nhịp chiếm tỷ lệ 52%

–         Ban đêm: Trong 235 BN THA khi làm holter nhịp tim phát hiện có 74 BN có rối loạn nhịp chiếm tỷ lệ 31%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Như vậy tỷ lệ BN tăng HA có rối loạn nhịp tim ban ngày cao hơn ban đêm.

2.     Các loại RLNT ở BN THA

          Khi ghi holter nhịp tim ở BN THA ban ngày, chúng tôi ghi nhận có tất cả các rối loan nhịp. Loại loạn nhịp gặp nhiều nhất là nhịp nhanh xoang chiếm tỷ lệ 24%, tiếp đến là ngoại tâm thu trên thất và ngoại tâm thu thất: chiếm 13 và 11%; nhịp chậm xoang chiếm 8%; rung nhĩ, cơn nhịp nhanh thất và trên thất ngắn chiếm 1%; rối loạn nhịp đa dạng chiếm 3%.

          Kết quả holter nhịp tim ban đêm cho thấy: tỷ lệ nhịp nhanh xoang và nhịp chậm xoang giảm hơn so với ban ngày, các rối loạn nhịp khác cũng ít gặp hơn.

          Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Tô Văn Hải và cộng sự về tỷ lệ BN rối looạn nhịp và các loại rối loạn nhip thường gặp trên BN THA là nhịp nhanh xoang, nhịp chậm xoang, ngoại tâm thu thất và trên thất. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Trâm Em: khi nghiên cứu 100 BN nhận thấy RLNT cao nhất 4-7 giờ sáng. Hầu hết các nghiên cứu khác cho kết quả tương tự

          Việc xác định loại rối loạn nhịp, thời điểm rối loạn nhịp rất quan trọng trong công tác chẩn đoán và điều trị. Xác định loại rối loạn nhịp và thời điểm xảy ra RLNT giúp phát hiện chính xác bệnh và thời điểm thích hợp để dùng thuốc hoặc can thiệp. Điều này giúp đạt hiệu quả tối đa, đồng thời hạn chế tác dụng phụ cũng như nguy cơ của thuốc hạ huyết áp và RLNT

V.   KẾT LUẬN

1.     Xác định tỷ lệ BN THA có RLNT

Ban ngày: Phát hiện 136 RLNT trên 122 BN chiếm tỷ lệ 52% BN THA

Ban đêm: Phát hiện 87 RLNT trên 74 BN chiếm tỷ lệ 31% BN THA

2.     Các  loại RLNT ở BN THA

  Loại RLNT gặp nhiều nhất là nhịp nhanh xoang, tiếp đến là ngoại tâm thu trên thất và thất, nhịp chậm xoang, rung nhĩ  cuồng nhĩ, cơn nhanh thất và trên thất ngắn, loạn nhịp đa dạng.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Brembilla- Perrot B (2003), “Age- related change in arrhythmias and electrophysiologic properties”, card electrophysiol Rev, p 88-91
2.    Eoin, O Brien (2003), Ambulatory blood pressure monitoring in the management of  hypertension, p 342-347.
3.    Huỳnh Văn Minh, Lê Thị Bích Thuận, Hoàng Viết thắng, Nguyễn Tá Đông (2005), “Nghiên cứu rối loạn nhịp tim ở người trên 60 tuổi bằng holter điện tim 24 giờ”, Kỷ yếu NCKH hội nghị tim mạch miền trung mở rộng lần thứ III, tr 65-69.
4.    JNC VII (2003), “The Seventh Report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure”, Hypertension. 2003, 42: 1206-1252.
5.    Nguyễn Thị Hải Yến (2004), “ Nghiên cúu giá trị của holter điện tâm đồ trong chẩn đoán suy nút xoang ở bệnh nhân RLNT chậm”, Tạp chí tim mạch học số 37, tr 263-270.
6.    Tô Văn Hải, Lê Hiệp Dũng (2011),” Phát hiện các rối loạn nhịp tim ở BN tăng huyết áp bằng ghi Holter điện tim liên tục 24 giờ so với ghi điện tim thường quy”,  Kỷ yếu Hội nghị tim mạch miền trung mở rộng lần thứ V; tr 469-473.
7.    Trần Đỗ Trinh (2003), Hướng dẫn đọc điện tim, tr 35-40

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO