Google search engine

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ của thiếu máu cục bộ não cấp

tmcbn-h2Đột quỵ (TBMMN) là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho người bệnh, đứng thứ 3 sau ung thư và bệnh tim mạch. Đột quỵ xuất huyết chiếm # 15%, đột quỵ thiếu máu não cục bộ # 85%.Chúng tôi dựa vào thang điểm đột quỵ của Viện sức khỏe

ThS. Trần Thị Lệ Tiên, TS. Đinh Minh Tân
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đột quỵ (TBMMN) là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho người bệnh, đứng thứ 3 sau ung thư và bệnh tim mạch. Đột quỵ xuất huyết chiếm # 15%, đột quỵ thiếu máu não cục bộ # 85%.Chúng tôi dựa vào thang điểm đột quỵ của Viện sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ( National Insitution of Helth Strock Scale – NIHSS) trong đề tài nghiên cứu để đánh giá độ nặng lúc nhập viện và tìm các yếu tố liên quan đến độ nặng thần kinh của thiếu máu cục bộ não cấp.
Mục đích: Xác định các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ mạch máu ở các bệnh nhân TMNCB cấp lần đầu nhập viện tại BV. Bà Rịa.
2. CHẤT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (RESEARCH DESIGN AND METHDS) : Nghiên cứu tiến cứu , mô tả, cắt ngang, chọn mẫu theo phương pháp kế tiếp.107 BN  bị TMNCB cấp vào điều trị tại BV. Bà Rịa từ tháng 1- 2005 đến tháng 9 – 2005. Tất cả BN đều được chẩn đoán đột quỵ theo tiêu chuẩn của WHO, có chụp cắt lớp điện toán (CT Scenner) sọ não để loại trừ đột quỵ xuất huyết.
3. KẾT QUẢ (RESULT) :   107 BN tuổi từ 36 – 95, trung bình 69,4 ± 14 tuỏi, đa số  66 – 85 tuổi(63%), nam 48BN(43%), nữ 59BN(57%). Thời gian nhập viện 18,49 giờ sau cơn đột quỵ.  Điểm NIHSS trung vị nhập viện 17, trung bình 16.Các yếu tố nguy cơ: tuổi > 55: 78,5%, tiền sử THA 75,7%, ĐTĐ type 2 : 7,48%, RLLP máu 47,66%, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ 29,91%, uống rượu 21,15%, hút thuốc lá 19,63%, cơn TIAs 16,62%, RLNT 14,02%. BN bị liệt bất kỳ 97,2%, rối loạn vận ngôn 79,44%, rối loạn tiểu tiện 65,42%, khó nuốt 58,88%, rối loạn ngôn ngữ 43,93%, mất cảm giác bất kỳ 32,75%, nhìn đôi 6,54%Glucose máu tăng 44,34%, nhịp nhanh xoang 31,78%, TMCT 26,17%, rung nhĩ 13,08%. Hình ảnh CT Scanner sọ não: tổn thương trên lều 64BN(94,12%), dưới lều 1BN(1,47%), cả2:3BN(4,41%), vỏ não 56BN(83,56%), tổn thương động mạch não trước 9BN(13,04%), ĐM não giữa 55BN(79,5%), ĐM não sau 3BN(4,23%), tuần hoàn sau 6BN(8M4%), vùng tiếp nối 3 BN(4,23%).
4. KẾT LUẬN ( CONCLUSION) :  Thiếu máu cục bộ não cấp chiếm 51% đột quỵ chung, nữ 57%, nam 43%, tuổi trung bình 69,4, đa số 66- 85 tuổi. Thời gian trung bình từ lúc khởi phát đến nhập viện 18,49 giờ, có 24,3% đến viện sớm < 3 giờ, 78% BN đến viện trong 24 giờ. BN yếu liệt 97%, khó nói 79%, khó nuốt 35%, rối loạn tiểu tiện 65%, chụp CT Scanner sọ não phát hiện tổn thương 63% BN, ĐM não giữa 79%, ĐM não trước 13,04%, ĐM não sau 4,23%.NIHSS trung vị nhập viện 17, trung bình 16. Điểm NIHSS tương quan tuyến tính thuận với THA tâm thu và tâm trương. Có 45% BN nhóm quá nặng NIHSS > 20, nguy cơ xuất huyết nội sọ cao khi dùng thuốc tiêu huyết khối.
tmcbn-h1
tmcbn-h2
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đột quỵ(ĐQ) hay tai biến mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho người bệnh và đứng hàng thứ 3 trong các bệnh gây tử vong, sau ung thư và bệnh tim mạch[2][16][17], nó để lại hậu quả nặng nề về thể chất , tinh thần và phí tổn tài chính cho người bệnh, gia đình và xã hội. Đột quỵ chia ra 2 loại: ĐQ xuất huyết (ĐQXH) chiếm 15% và ĐQ thiếu máu não cục bộ (gọi tắt là thiếu máu cục bộ não – TMCBN) chiếm 85% (ở Mỹ) [1][2][7] [16][17]. Có phương pháp điều trị mới là tái thông lòng mạch bằng thuốc tiêu sợi huyết là rTPa (recombiant Tissue Plasminogene Aactivation). [7][11][12]. Tuy nhiên tiêu chuẩn chọn bệnh cho phương pháp này với cửa sổ điều trị 3 giờ [7][11[12][15].Cũng từ  nghiên cứu rTPa trong TMCBN[15], thiết lập phương pháp khám thần kinh chuẩn hóa kèm phân loại độ nặng lâm sàng dựa theo thang điểm đột quỵ của Viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ gọi tắt là NIHSS (National Insitution of Health Stroke Scale), cung cấp dữ kiện định lượng hóa giúp quyết định điều trị, tiên lượng và truyền đạt thông tin giữa các nhân viên với cán bộ tham vấn y khoa [7][12]. Nghiên cứu của BV. Chợ Rẫy cho biết tỉ lệ ĐQXH 56%, TMCBN 44% trong các BN nhập viện [6], NC của ĐHY Hà Nội : ĐQXH và TMCBN tương đương 50%.Tuy nhiên ở Việt Nam nói chung và ở bệnh viện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng chưa có đề tài báo cáo đánh giá độ nặng của đột quỵ theo thang điểm NIHSS xem độ trầm trọng của BN TMCBN của nước ta như thế nào, do đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục đích xác định các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ mạch máu ở các bệnh nhân TMCBN cấp trong các bệnh nhân đột quỵ lần đầu nhập viện, đánh giá độ nặng lúc nhập viện theo thang điểm NIHSS. Tìm các yếu tố liên quan đến độ nặng thần kinh của TMCBN .

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đối tượng là các BN bị tai biến mạch máu não và điều trị bệnh viện Bà Rịa – Vũng Tàu từ 1 – 2005 đến 9 – 2005, tổng số 107 bệnh nhân.
Phương pháp nghiên cứu: tiền cứu, mô tả, cắt ngang. Chọn mẫu theo phương pháp kế tiếp. Tất cả BN được chẩn đoán đột quỵ theo định nghĩa của WHO có chụp cắt lớp điện toán (CLĐT) sọ não để loại trừ ĐQXH, các nguyên nhân khác giống ĐQ thỏa các điều kiện sau: tuổi > 18, không có tiền căn ĐQ.Tiêu chuẩn loại trừ: có tiền căn ĐQ, không chụp CLĐT sọ não với bất cứ lí do gì, có bệnh kèm theo có khả năng gây triệu chứng giống ĐQ. Các đối tượng được khám lâm sàng, xét nghioệm máu, nước tiểu, ECG, chụp CLĐT sọ não. Xử lí số liệu theo phương pháp thống kê y học, xử dụng phần mềm SPSS for Window 11.5  .

3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN:
107 BN tuổi từ 36 – 95, trung bình 69,4 ± 14 tuổi.Nam có 48BN)43%), nữ 59BN(57%), nữ trội hơn nam, các nghiên cứu khác đa số nam trội hơn nữ.
Nữ có tuổi tr
ung bình cao hơn nam, khác biệt có ý nghĩa thống kê, p = 0,0151, nhóm tuổi 66 – 85 chiếm 63%. Theo Jaume: tuổi nữ cao hơn nam ( p < 0,001), Armin: nữ 68,8 tuổi, nam 65,1 tuổi. Theo WHO :nhóm tuổi thường gặp ĐQ nhất: 60 – 80 tuổi, Thi Hùng: 56 – 89 tuổi (TMCBN).
Có 78% BN đến viện trong vòng 24 giờ, tỉ lệ đến rất sớm < 3 giờ: 24,3%, đến sau 48 giờ: 15%, không có BN bị ĐQ vào viện trễ sau 7 ngày. Theo Thi Hùng: BN vào viện trung bình 3,6 ngày. Ơ Mỹ thời gian trung bình vào viện 4- 24 giờ sau đột quỵ. Các yếu tố nguy cơ mạch máu TMCBN cấp: tuổi > 55: 78,5%, tiền sử THA: 75,7%, tiền sử ĐTĐ: 7,48%, RLCH lipid máu: 47,66%, bệnh cơ tim TMCB: 29,991%, uống rượu: 21,15%, hút thuốc lá:19,63%, tiền sử cơn TMCBN thoáng qua:16,62%, rối loạn nhịp tim: 14,02%, bệnh mạch vành: 4,67%, có tới 95% BN TMCBN có RLCH lipid nói chung. Tất cả số BN có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ, có 2 YTNC :28,9%, 3 YTNC: 38,3%.
Đặc điểm lâm sàng TMCBN cấp: liệt bất kỳ 97,2%, rối loạn vận ngôn 79,44%, rối loạn tiểu tiện 65,42%, khó nuốt 58,88%, rối loạn ngôn ngữ 43,93%, mất cảm giác bất kỳ 32,75%, nhìn đôi 6,54%. Kết quả nghiên cứu của Sail: liệt nửa người 87%, của Hoàng Khánh là 95%, Đào Thị Bích Hòa: BN liệt nửa người 95%. HA tb: 166/91 mmHg . Đặc điểm lâm sàng không có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ.
Đặc điểm cận lâm sàng: BC máu ở giới hạn cao của bình thường, LDL-C , Glucoza máu cao hơn bình thường, có 44,34% BN Glucoza máu tăng.Điện tim: nhịp nhanh xoang 31,78%, TMCT 26,17%,rung nhĩ 13,08%, dầy buồng tim1,21%, rối loạn nhịp khác 0,93%, ECG bt: 32,71%.
Đặc điểm hình ảnh CLĐT sọ não: Vị trí phải: 35BN (32,71%), trái 31 BN (28,97%), hai bên 1 BN (0,93%), không thấy tổn thương 40BN (38%), tầng bị tổn thương: trên lều 64BN(94,12%), dưới lều 1 BN (1,47%), cả 2: 3 BN(4,41%), vỏ não 56BN (83,58%). Vùng phân phối của động mạch: não trước 9 BN(13,04%), não giữa 55 BN( 79,5%), não sau 3BN(4,23%), tuần hoàn sau 6 BN (8,46%), vùng tiếp nối 3 BN (4,2350). Các phát hiện khác: nhồi máu não cũ im lặng 5 BN (4,67%), nhồi máu não lỗ khuyết 7 BN (6,54%), nhồi máu não xuất huyết 7 BN(6,54%).

4. KẾT LUẬN:
Thiếu máu cục bộ não cấp chiếm 51% trong các loại đột quỵ chung, trong đó nữ 57%, tuổi trung bình 69,4, chủ yếu độ tuổi 66 – 85 tuổi.Thời gian trung bình từ lúc khởi phát bệnh đến lúc vào viện là 18,49 giờ, có 24,3% BN đến viện sớm trước 3 giờ, 78% BN đến viện trong 24 giờ, 15% BN đến viện sau 48 giờ.Thời điểm khởi phát bệnh tập trung 6 – 10 giờ sáng và 16 – 18 giờ chiều.
Đặc điểm lâm sàng: yếu liệt có 97%, khó nói 79%, khó nuốt 35%, rối loạn tiểu tiện 65%, điều đó cho thấy BN cần d8ược chăm sóc tốt và phục hồi chức năng. Cận lâm sàng: Bạch cầu giới hạn bùnh thường cao,Cholesterol tb 191 mg%, Glucoza máu 131 mg%, chức năng gan, thận, điện giải đồ bình thường, rung nhĩ 13%, có 26,73% thiếu máu cơ tim. Cắt lớp điện toán sọ não phát hiện tổn thương 62% trường hợp, vùng cung cấp máu ĐM não giữa chiếm 79%.NIHSS trung vị nhập viện là 17, trung bình 16.NIHSS tương quan tuyến tính thuận với HA tâm thu và tâm trương, p< 0,0202 và 0,0101). Có 45% BN thuộc nhóm quá nặng NIHSS > 20, nguy cơ xuất huyết nội sọ cao khi dùng thuốc tiêu huyết khối.
Từ đó chúng tôi kiến nghị: hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu cần tăng cường phát hiện và điều chỉnh yếu tố nguy cơ nhất là tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu, chú ý đến đa yếu tố nguy cơ. Xử dụng thang điểm NIHSS để theo dõi, điều trị, tiên lượng phục hồi chức năng cho bệnh nhân, và nghiên cứ các yếu tố tiên lượng đột quỵ tiến triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Nguyễn Chương: Tai biến mạch máu não. NXB Y học,Hà Nội-1998,tr.44 -70
2.Đào Thị Bích Hòa : Nhận xét lâm sàng, cận lâm sàng của tai biến thiếu máu cục bộ ở người trên 45 tuổi, trong : Nguyễn Chương: Mở đầu thần kinh lão khoa.NXB Y Học, Hà Nội- 1998, tr. 176 – 194 .
3.Nguyển Thi Hùng : Góp phần nghiên cứu đặc điểm hình thái học và tiên lượng nhồi   máu não qua kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính.Luận án Tiến sĩ y học,TP. Hồ Chí Minh, 1999.
4.Nguyễn Thi Hùng :Chẩn đoán tai biến mạch máu não, thần kinh học lâm sàng, NXB Y học chi nhánh TP. Hồ Chí Minh- 2004, tr.172 – 178 .
5.Hoàng Khánh :Nhịp xuất hiện tai biến mạch máu não trong 24 giờ ở người lớn. Tạp chí Yhọc thực hành,- 1997, (3), tr. 1-2 .
6.Hoàng Đức Kiệt : Một số nhận xét qua 467 trường hợp tai biến thiếu máu não, NXB Y học Việt Nam(6)- 1996, tr. 9 – 12 .
7.Trương Văn Luyện, Vũ Anh Nhị: Một số nhận xét đột quỵ não tử vong tại khoa nội thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy.Hội thảo khoa học; xử trí tai biến mạch máu não, BV.Chợ Rẫy lần thứ nhất, 12/10/2004, tr. 10 – 14 .
8.Adams H.P.: asa STATEMENT(2003), Guideline for the early management of patients with ischemic stroke, Stroke(34), pp. 1056 .
9.Armin J, Grau: Risk factors,outcome and treatment in subtypes of ischemic stroke in the German stroke data bank, Stroke (2001), pp. 2559 .
10.Audebert H J, Pekofer TS, Wimmer ML, Haberl RL(2004): Progression in lacumar stroke is related to elevated acute phase parameters. Eur Neurol, 51(3),pp. 125- 31, (ISSN:0014 – 3022).
11.Craig J Smith et al : Peak plasma interleukin- 6 and other peripheral markers of inflammation in the firt week of ischemic stroke correlate with brain infarct volume, stroke severity and long- term outcome. BMC Neurology 1004,(4),pp.2. Down load from http://www. Biomedcentral.com/1471- 2377/4/2: on Jan.6 2005 .
12.Henry J.M. Barnett, J.P. Mohr, Bennett M. Stei, Frakm, Yatsu(1998): Stroke: Pathphysiology, diagnosis and management, The United Stated of American: Churchill Livingstone .
13.Jaume R. et al:Sex differences in first -ever acute stroke,Stroke – 2003,(34), p.1581.
14.Janson R. Thurman, Edward C. Jauch August 2002 : Acute ischemic stroke: emergency evalution and management, Emergency medicine Clinic of North America,Vol.20, number 3 .
15.Martí – Fàbregas J. et al(2005): Hemostatic markers of recanalizion in patients with ischemic stoke treated with rt-PA. Neurology, 65(#),pp.366 – 370(ISSN:1526 – 632 X ).
16.Sudlow C,L.M., BM,BCh, C.P. Warlow, MD,(1996): Comparing stroke Incidence Worldwide: What makes studies comparable, Stroke,(27), pp.550 – 558 .
17.The national institute of neurological Disorders and Stroke, rt – PA study Group( December 14, 1995), tissue Plasminogen activator for acute ischemic stroke, The New England journal of Medicine, Vol.333, Number 24.
18.Wade S.Smith, Stephenl.Hauser, J. Donaldaston(2001) : Cerebrovascular diseases, In: Harrisons s Priciples of internal medicine.
19.William A. pulsinelli(2000): Ischemic cerebrovascular diseases, In: Lee Goldman J. Claude Bennett, Cecil Texbook of Medicine. Philadenphia: W.B. Saunders company, pp. 2092 – 2115.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO