Dowling được điều trị bằng penicillin và khẩn cấp gửi đến Bệnh viện Milton Keynes lúc 3 giờ 25 chiều 23/11/2009, có kèm theo thư giới thiệu của bác sĩ Carson. Thế nhưng các bác sĩ khoa cấp cứu không tin vào sự chẩn đoán nói trên. Họ cho rằng, cô chỉ bị nhiễm trùng nhẹ do chứng bệnh xơ nang (cystic fibrosis) mắc phải từ khi còn bé, nên quyết định ngừng điều trị bằng thuốc kháng sinh, chỉ cho cô uống thuốc giảm đau, truyền dịch và tiếp tục được theo dõi.
Joanne Dowling. |
2 giờ sau đó, cô Dowling kinh hãi nhận thấy chứng phát ban càng lúc càng tồi tệ. Cô đã dùng điện thoại di động chụp khoảng 10 bức ảnh về các nốt phát ban xuất huyết trên hai chân, bàn tay và cánh tay của mình và gửi kèm nhiều tin nhắn đến mẹ và người bạn thân, Jess Wales, trong tình trạng sức khỏe của cô đang tàn lụi dần.
Người mẹ – Sue Christie (48 tuổi) nói: “Bạn không thể nào không nhận ra chúng nhưng các y tá đã không nhận ra. Tôi cứ tưởng con tôi ở bệnh viện cùng với những người giỏi nhất. Nhưng con tôi đã bị bỏ mặc cho đến chết mà không được điều trị gì cả”.
Trên da Joanne Dowling xuất hiện những nốt phát ban tím tái. |
Sau đó, Dowling bị nghẹt thở và ho. Cô qua đời 4 giờ sau khi gửi đi tin nhắn cuối cùng.
Sổ theo dõi bệnh nhân của bệnh viện ghi chép: Cô Joanne Dowling tử vong lúc 5 giờ 20 sáng 24/11/2009 – 3 giờ sau lần cuối cùng cô được ca trực kiểm tra.
Người cha – Ivor Dowling, 52 tuổi – đau đớn nói: “Vị bác sĩ đầu tiên khám cho con gái tôi đã làm mọi điều cần thiết. Nhưng sau đó các bác sĩ và y tá này đã không chú ý phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng của con tôi. Họ thật độc ác và kiêu ngạo. Con tôi đã bị bỏ mặc”.
Tại tòa án, Dowling được khẳng định là đã tử vong do kết hợp cả hai căn bệnh Nhiễm trùng máu do virus Viêm màng não và bệnh Xơ nang.