Tyler J. Gluckman, MD, FACC – ACC Cardiology Magazine, March 24, 2020
Người dịch: ThS.BS. Lê Phát Tài
Hiệu đính: PGS.TS. Hồ Huỳnh Quang Trí
Viện Tim TP. Hồ Chí Minh
Với mục tiêu hàng đầu là giảm nguy cơ lây nhiễm /lan rộng COVID-19, bảo vệ bệnh nhân và đội ngũ nhân viên y tế, tăng cường khả năng ứng phó với đại dịch và duy trì tiếp cận chăm sóc tim mạch cần thiết, nhiều phòng khám và bệnh viện đã bắt đầu trì hoãn các nghiệm pháp và thủ thuật tim mạch không khẩn cấp.
Nói chung, việc xem xét trì hoãn bất kỳ nghiệm pháp hoặc thủ thuật nào không có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến kết cục hoặc chăm sóc lâm sàng trong vài tháng tới là hợp lý.
Để đáp ứng với khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh về việc sắp xếp lại “các lần khám ngoại trú không khẩn cấp” và “các phẫu thuật chương trình khi cần thiết”, một nỗ lực đã được thực hiện nhằm xác định các nghiệm pháp và thủ thuật có thể trì hoãn được. Danh sách sau là một khởi điểm cho việc thảo luận về chủ đề này.
Danh sách các nghiệm pháp và thủ thuật được khuyến cáo trì hoãn có thể thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào năng lực của bệnh viện và sự sẵn có của đội ngũ nhân viên, đặc biệt là trong bối cảnh COVID-19 tăng nhanh. Bất cứ khi nào có thể, nên ưu tiên làm các nghiệm pháp có thể thực hiện từ xa nhằm hạn chế sự lây lan do tiếp xúc trực tiếp (ví dụ: kiểm tra các thiết bị điện tử được cấy vào hệ tim mạch: máy tạo nhịp, ICD, CRT).
Quyết định thực hiện (hoặc không thực hiện) các nghiệm pháp /thủ thuật nên dựa trên đánh giá nguy cơ của từng cá nhân, được xác định bởi tình trạng lâm sàng của người bệnh. Việc ra quyết định chung (shared decision-making) bởi bệnh nhân và các thành viên của nhóm chăm sóc là một thành phần quan trọng và do đó cần được ghi lại rõ ràng trong hồ sơ y tế.
Các phạm vi dịch vụ lâm sàng |
Các xét nghiệm (nghiệm pháp) / thủ thuật có khả năng trì hoãn |
Chẩn đoán hình ảnh và các nghiệm pháp gắng sức tim mạch |
· Nghiệm pháp gắng sức (ECG đơn thuần hoặc kết hợp với hình ảnh học [siêu âm tim, đồng vị phóng xạ, MRI]) đối với trường hợp nghi ngờ bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định (bệnh nhân ngoại trú và nội trú)
· Nghiệm pháp gắng sức tim phổi để đánh giá chức năng (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Siêu âm tim qua thành ngực (bệnh nhân ngoại trú) · Siêu âm tim qua thực quản ở bệnh nhân ổn định (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Chụp cắt lớp vi tính tim mạch (CT) (bệnh nhân ngoại trú) · Chụp cộng hưởng từ tim mạch (MRI) (bệnh nhân ngoại trú) · Hình ảnh học tim mạch hạt nhân (SPECT và PET) (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Hình ảnh học mạch máu cho bệnh động mạch cảnh không triệu chứng (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Hình ảnh học mạch máu cho bệnh mạch máu ngoại biên có triệu chứng cách hồi (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Hình ảnh học cho mục đích sàng lọc (ví dụ: điểm canxi hóa mạch vành, siêu âm sàng lọc để đánh giá bệnh nhân phình động mạch chủ bụng) (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) |
Điện sinh lý |
· Kiểm tra thiết bị điện tử được cấy vào hệ tim mạch (CIED): máy tạo nhịp, ICD, và CRT (bệnh nhân ngoại trú) khi bệnh nhân không có triệu chứng tim mạch mới (bệnh nhân nội trú)
· Chuyển nhịp ở bệnh nhân ổn định, không có triệu chứng (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Nghiệm pháp bàn nghiêng (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Máy ghi vòng theo dõi nhịp tim (Implantable loop recorder: ILR) cấy cho những trường hợp không phải đột quỵ không rõ nguồn gốc (bệnh nhân ngoại trú và bệnh nhân nội trú) · Cấy máy tạo nhịp trong RL chức năng nút xoang ổn định hoặc block AV độ II không có ngất (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Đặt ICD phòng ngừa tiên phát ở bệnh nhân ổn định, nguy cơ thấp (bệnh nhân ngoại trú) · Nâng cấp lên liệu pháp tái đồng bộ tim (CRT) ở bệnh nhân ổn định (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Cắt đốt rung nhĩ ở bệnh nhân ổn định, ví dụ, không phải suy tim kháng trị (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Cắt đốt cuồng nhĩ ở bệnh nhân ổn định, ví dụ, không phải suy tim kháng trị (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Cắt đốt nhịp nhanh kịch phát trên thất ở bệnh nhân ổn định (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Cắt đốt ngoại tâm thu thất ở bệnh nhân ổn định (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Đóng tiểu nhĩ trái (bệnh nhân ngoại trú và bệnh nhân nội trú) · Rút dây điện cực không liên quan đến nhiễm trùng hoặc triệu chứng của hỏng dây điện cực (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) |
Suy tim / Cấy ghép
|
· Nghiệm pháp gắng sức tim phổi để đánh giá chức năng (bệnh nhân ngoại trú và nội trú)
· Thông tim phải (bệnh nhân ngoại trú) · Thông tim phải kiểm tra và sinh thiết tim sau ghép tim (bệnh nhân ngoại trú) · Chụp mạch vành kiểm tra sau ghép tim (bệnh nhân ngoại trú) · Cấy dụng cụ theo dõi huyết động (ví dụ: CardioMEMS) (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) |
Tim mạch can thiệp
|
· Chụp mạch vành ± can thiệp cho bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định (bệnh nhân ngoại trú và nội trú)
· Chụp mạch vành ± can thiệp để đánh giá trước phẫu thuật không do tim (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Can thiệp sang thương mạch vành tắc mạn tính (CTO) (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Xạ trị trong lòng mạch vành (ngoại trú và nội trú) · Chụp mạch vành kiểm tra sau ghép tim (bệnh nhân ngoại trú) · Đặt ống thông tim phải (bệnh nhân ngoại trú) · Chụp động mạch phổi (ngoại trú) · Nong bóng động mạch phổi cho CTEPH (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Chụp ± can mạch máu thận (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) |
Bệnh tim cấu trúc
|
· Đóng lỗ bầu dục/thông liên nhĩ (bệnh nhân ngoại trú và nội trú)
· Thay van động mạch chủ qua da (TAVR) ở bệnh nhân không có triệu chứng (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Sửa van hai lá qua da (ví dụ, MitraClip) hoặc thay van (ví dụ: van trong van) (bệnh nhân ngoại trú) · Đóng tiểu nhĩ trái (Watchman device) (bệnh nhân ngoại trú và bệnh nhân nội trú) |
Phẫu thuật tim
|
· Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG) cho bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định (bệnh nhân ngoại trú và nội trú)
· Sửa / thay van ở bệnh nhân không có triệu chứng (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Sửa phình động mạch chủ lên không triệu chứng (<5,5 cm) trong số những người không có yếu tố nguy cơ bổ sung (ví dụ, tiền sử gia đình) (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Phẫu thuật cắt đốt điều trị rung nhĩ (bệnh nhân ngoại trú) |
Mạch máu
|
· Chụp ± can thiệp động mạch chi trên (bệnh nhân ngoại trú và nội trú)
· Chụp ± can thiệp động mạch chi dưới đối với bệnh nhân có chứng cách hồi (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Phẫu thuật tái thông động mạch chi dưới đối với bệnh nhân có chứng cách hồi (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Chụp ± can thiệp động mạch chi dưới cho các vết thương không lành, không có tình trạng đe dọa tổn thương chi/mô (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Phẫu thuật tái thông mạch chi dưới đối với các vết thương không lành không có tình trạng đe dọa tổn thương chi/mô (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Chụp ± can thiệp động mạch cảnh ở bệnh nhân không có triệu chứng (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Tái thông động mạch cảnh qua da (Transcarotid artery revascularization: TCAR) hoặc phẫu thuật tái thông mạch khác ở bệnh nhân không có triệu chứng (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Chụp ± can thiệp mạch máu thận (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Nối thông động tĩnh mạch cho tiếp cận lọc máu (bệnh nhân ngoại trú) · Sửa phình động mạch chủ lên không triệu chứng (<5,5 cm) ở những bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ bổ sung (ví dụ, tiền sử gia đình) (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật điều trị phình động mạch chủ bụng không vỡ (AAA) ≤5,5 cm (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật điều trị phình động mạch chủ ngực không vỡ (AAA) ≤5,5 cm (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Cắt đốt tĩnh mạch (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) · Đặt stent tĩnh mạch (bệnh nhân ngoại trú và nội trú) |
Khác
|
· Phục hồi chức năng tim, giai đoạn 1 (bệnh nhân nội trú) và 2/3 (bệnh nhân ngoại trú)
· Phục hồi chức năng phổi (bệnh nhân ngoại trú) · Phục hồi chức năng mạch máu (bệnh nhân ngoại trú) |
© 2020 American College of Cardiology Foundation. All rights reserved.