Google search engine

Dây chuyền hiến tặng thận đông nhất thế giới

(Bee) – Lần đầu tiên, Bệnh viện Trung tâm Washington (Mỹ) cùng Bệnh viện Đại học Geogertown đã thành lập một dây chuyền bao gồm cả người cho và người nhận thận. Đây là dây chuyền đạt kỷ lục thế giới về số lượng thành viên tham gia.
Dây chuyền bao gồm 14 cặp cho và nhận thân, tương đương 28 thành viên.

Danh sách bệnh nhân chờ được cấy ghép thận ở Mỹ đã lên đến 82.000 người, trong khi rất nhiều người bệnh thận nặng đã không thể tìm được quả thận tương thích từ nguồn đăng ký hiến tặng quốc gia hoặc từ người thân của mình.

d

 

Để cải thiện tình trạng này, các bác sĩ tại 2 bệnh viện đã nghĩ ra một biện pháp hiệu quả: Những thành viên trong gia đình muốn hiến tặng thận cho người thân của mình nhưng không tương thích thì sẽ hiến tặng quả thận đó cho một bệnh nhân khác tương thích tốt. Cứ thế, một loạt các ca cấy ghép thận cho 14 đôi cho và nhận đã được thực hiện thành công từ 26/5 đến 12/6.

Dây chuyền hiến tặng này bắt đầu từ cô Jennifer Whitford, 24 tuổi (ở Sebring, bang Florida) chết vì tai nạn và gia đình cô quyết định cho cô hiến thận. Người nhận thận của cô là Brenda Wolfe (ở Mount Airy, bang Maryland), bệnh nhân được chồng – Ralph Wolfe – hiến tặng thận nhưng không tương thích.

Dù bệnh viện cho biết, anh Ralph Wolfe không cần hiến thận nữa nhưng Wolfe cho rằng, một gia đình sẵn lòng để cô con gái yêu quý đã chết của họ hiến tặng thận cho vợ anh, thì anh cũng sẵn sàng tặng quả thận của mình cho một bệnh nhân khác đang cần.

Quả thận của Wolfe đã được cấy ghép cho Gary Johnson, mắc bệnh tiểu đường suốt 10 năm và bị bệnh thận rất nặng.

Một người hiến tặng khác, Denise Blackwell (ở Hyattsville, Maryland) nói, cô rất vui khi được là thành viên của dây chuyền đã cứu sống cha cô. Quả thận của cô đã tương thích với một thanh niên có cha dượng là người hiến tặng quả thận cho cha cô.

a
Bệnh viện Trung tâm Washington (Mỹ) cùng Bệnh viện Đại học Geogertown đã thành lập một dây chuyền bao gồm cả người cho và người nhận thận.

Trưởng khoa cấy ghép của Bệnh viện Trung tâm Washington, bác sĩ Jimmy Light cho biết, trước đây có khoảng 1/3 bệnh nhân không tìm được người hiến tặng tương thích. Giờ đây, thông qua việc trao đổi trong dây chuyền hiến như vậy, bệnh nhân sẽ có hy vọng nhiều hơn.

Việc hiến tặng trao đổi này đặc biệt hữu ích đối với người Mỹ gốc Phi, vốn gặp khó khăn nhiều hơn trong việc tìm được người hiến tặng tương thích. Thống kê cho thấy, họ chiếm khoảng 39% trong danh sách bệnh nhân chờ nhận thận hiến tặng trên cả nước, nhưng chỉ nhận được 15% nguồn thận hiến tặng.

Thanh Hồng (Aol News)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO