Biên dịch: BS. Phạm Chí Hiền
Khoa Nội Tim Mạch Lão Học
Bệnh Viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang
Tỉ lệ bệnh nhân được điều trị với Adrenaline có sự hồi phục tuần hoàn gia tăng đáng kể, nhưng sự cải thiện này đã không kéo dài cho đến khi bệnh nhân còn sống khi xuất viện, theo các kết quả được trình bày tại cuộc hội thảo khoa học về phương pháp hồi sức.
Nghiên cứu chính cho cuộc thử nghiệm giả dược so với Adrenaline trong điều trị chứng ngừng tim đã báo cáo các kết quả của cuộc thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát theo phương pháp mù đôi về Adrenaline với giả dược ở 535 bệnh nhân bị ngừng tim ngoài bệnh viện. Trước đó, không có những cuộc thử nghiệm có kiểm soát với giả dược nào để chứng minh hiệu quả lâu dài của Adrenalin hay thuốc Vasopressin trong suốt thời gian hồi sức tim phổi sau khi bị ngừng tim, và chứng cứ cho việc sử dụng rộng rãi phép trị liệu bằng kích hoạt mạch trong hồi sức tim phổi chủ yếu đến từ các nghiên cứu động vật.
Trong điều trị hồi phục tuần hoàn có 83 bệnh nhân (30.4%) trong số 273 bệnh nhân sử dụng Adrenaline đã được có sự hồi phục tuần hoàn, trong khi 29 (11.1%) bệnh nhân sử dụng giả dược có được sự hồi phục tuần hoàn. Trong các bệnh nhân được điều trị bằng Adrenalin có 11 người (4.1%) và bệnh nhân điều trị bằng giả dược có 5 người (1.9%) là còn sống cho tới khi xuất viện.
Tiến sỹ Ian Jacobs, Giáo sư Winthrop về phương pháp hồi sức và điều trị tiền viện tại Trường Đại Học Tây Úc, Perth, đã nói, “Các thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát là cách tốt nhất để quyết định cách điều trị nào có hiệu quả. Các kết quả của chúng ta cho thấy rằng những bệnh nhân chết trước khi xuất viện gần giống như nhau ở cả hai nhóm và điều này chỉ ra rằng cách điều trị đó không có gì khác nhau trong việc sống còn của bệnh nhân. Vì những kết quả của chúng ta không thể bác bỏ hiệu quả có ý nghĩa lâm sàng của Adrenaline theo khái niệm chuyên môn là sống còn tới khi xuất viện, cần phải có cuộc điều tra nghiên cứu thêm vào giai đoạn hậu hồi sức cho những bệnh nhân có được hồi phục tuần hoàn nhằm đồng nhất hóa những chiến lược quản lý để cải thiện sự sống còn. Liệu Adrenaline có cải thiện được những kết quả lâu dài trong điều trị chứng ngừng tim không vẫn chưa rõ ràng, vì cần phải thu nạp thêm bệnh nhân trong các nghiên cứu”
Ít nhất kể từ năm 1906 đến nay, Epinephrine được cho là thuốc co mạch được yêu thích trong điều trị cấp cứu ở bệnh viện ở những bệnh nhân bị ngừng tim, và gần đây hơn kể từ khi có những bảng dự thảo hỗ trợ đời sống tim mạch được nâng cao. Nghiên cứu về tác dụng của Adrenaline trong tĩnh mạch ở những bệnh nhân này cho thấy không có sự cải thiện nào trong sự sống còn. Việc thiếu chứng cứ xác định hiệu quả của Adrenaline đã gây nhiều tranh luận quanh việc sử dụng và liều dùng thích hợp nhất của nó.
Hướng dẫn của Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ năm 2010 về hồi sức tim phổi và săn sóc cấp cứu tim mạch đề nghị rằng cứ mỗi 3 đến 5 phút cho một liều 1mg IV/IO Epinephrine và 40 đơn vị Vasopressin có thể thay thế liều Epinephrine thứ nhất hoặc thứ nhì. Các nghiên cứu về Vasopressin trong mẫu động vật cho thấy là thuốc này có hiệu quả hơn Adrenalin trong việc điều trị rung thất, nhưng trong các nghiên cứu ở người thì kết quả ngược lại.
Theo một bài viết về liệu pháp dược năm 2006 (26: 828-839) “Chứng ngừng tim đột ngột là một vấn đề sức khỏe cộng đồng chính yếu và dù qua hàng chục năm đánh giá và điều trị, tỉ lệ sống sót vẫn còn thấp” các tác giả đã nói như thế. Họ báo cáo là không có những thử nghiệm có kiểm soát với giả dược nào cho thấy rằng thuốc co mạch làm tăng đều đặn tỉ lệ sống còn đến khi xuất viện. “Khi chọn một thuốc co mạch trong điều trị chứng ngừng tim đột ngột không còn mạch, 1mg Epinephrine được lập lại cứ mỗi 3 đến 5 phút vẫn còn là thuốc gây tiết Adrenaline được chọn lựa”