I. Nghiên cứu RIVER :
Rivaroxaban ở bệnh nhân rung nhĩ và van 2 lá sinh học
Đóng góp cho y văn:
Thử nghiệm RIVER cho thấy rivaroxaban không thua kém warfarin trong việc ngăn ngừa các biến cố huyết khối thuyên tắc ở bệnh nhân rung nhĩ/cuồng nhĩ (AF/AFL) và van hai lá sinh học.
Mô tả:
Mục tiêu của thử nghiệm là đánh giá tính an toàn và hiệu quả của rivaroxaban so với warfarin ở bệnh nhân van hai lá sinh học và có bằng chứng rung nhĩ (AF) hoặc cuồng nhĩ (AFL).
Thiết kế nghiên cứu:
Bệnh nhân được phân ngẫu nhiên theo kiểu nhãn mở 1:1 hoặc với rivaroxaban 20 mg (15 mg mỗi ngày nếu độ thanh thải creatinin là 30-49) hoặc warfarin với đích INR là 2-3. Chăm sóc thường quy được thực hiện theo quyết định của bác sĩ lâm sàng.
- Tổng số người đăng ký: 1.005
- Thời gian theo dõi: 1 năm
- Tuổi trung bình của bệnh nhân: 59,3 tuổi
- Tỷ lệ nữ: 60,4%
Tiêu chuẩn nhận:
- Tuổi ≥18 tuổi
- AF hoặc AFL
- Thay van hai lá sinh học
- Nhận hoặc có kế hoạch sử dụng thuốc kháng đông đường uống (OAC) để điều trị dự phòng thuyên tắc huyết khối> 48 giờ kể từ khi phẫu thuật van hai lá
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Chống chỉ định với rivaroxaban hoặc warfarin
- Nguy cơ chảy máu rất cao
- AF thoáng qua sau phẫu thuật
- Van cơ học
Các đặc điểm khác:
- Điểm trung bình CHA2DS2-VASc: 2,6
- Điểm trung bình HAS-BLED: 1,6
- Khoảng thời gian giữa phẫu thuật van hai lá và phân bố ngẫu nhiên: <3 tháng: 18%, 3 tháng- <1 năm: 16,8%, 1- <5 năm: 32,2%, ≥5 năm: 30,6%
Kết quả chính:
Thời gian trung bình cho đến khi xuất hiện kết cục chính (tử vong, biến cố tim mạch nặng, chảy máu nặng) của rivaroxaban so với warfarin là 347,5 so với 340,1 ngày (p <0,0001 đối với so sánh không kém hơn, p = 0,1 đối với so sánh hơn).
Kết cục phụ cho rivaroxaban so với warfarin:
- Tử vong tim mạch hoặc biến cố thuyên tắc huyết khối: 3,4% so với 5,1% (HR 0,65, khoảng tin cậy 95% [CI] 0,35-1,20)
- Đột quỵ bất kỳ: 0,6% so với 2,4% (HR 0,25, KTC 95% 0,07-0,88)
- Huyết khối van: 1% so với 0,6%
- Xuất huyết bất kỳ: 13,0% so với 15,4% (HR 0,83, KTC 95% 0,59-1,15)
Diễn giải:
Kết quả của thử nghiệm này chỉ ra rằng rivaroxaban không thua kém warfarin trong việc ngăn ngừa các biến cố huyết khối tắc mạch ở bệnh nhân rung/cuồng nhĩ và van hai lá sinh học. Tất cả các trường hợp đột quỵ đều thấp hơn với rivaroxaban.
Đây là một trong những thử nghiệm đầu tiên đánh giá trực tiếp vai trò của OAC trực tiếp (DOAC) ở những bệnh nhân bệnh van hai lá và loạn nhịp nhĩ. Trong lịch sử, những bệnh nhân này đã được điều trị bằng warfarin. Mặc dù thử nghiệm này có những hạn chế (thiết kế nhãn mở, v.v.), nhưng những phát hiện này có thể thay đổi thực hành lâm sàng hiện tại. Cảnh báo duy nhất là không rõ liệu phẫu thuật van hai lá do bệnh thấp tim, cụ thể là hẹp van hai lá, ở đó warfarin vẫn là OAC được khuyến cáo.
Nguồn: N Engl J Med 2020; 383:2117-2126
II. Nghiên cứu SOLOIST-WHF:
Sotagliflozin ở bệnh nhân tiểu đường và suy tim cấp gần đây
Đóng góp cho y văn:
Nghiên cứu SOLOIST-WHF cho thấy sotagliflozin có ảnh hưởng lớn đến kết cục tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 và suy tim.
Mô tả:
Mục đích của nghiên cứu là đánh giá tính an toàn và hiệu quả của sotagliflozin trong việc giảm các biến cố tim mạch (CV) ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 (T2DM) và mới nhập viện vì suy tim (HF).
Thiết kế nghiên cứu
Các bệnh nhân đủ điều kiện được phân ngẫu nhiên theo tỷ lệ 1:1 hoặc với sotagliflozin 400 mg mỗi ngày (n = 608) hoặc với giả dược (n = 614). Sotagliflozin được bắt đầu với liều 200 mg mỗi ngày và tăng đến liều mục đích nếu không có tác dụng phụ không thể chấp nhận được. Thuốc được khởi trị trước hoặc trong vòng 3 ngày sau xuất viện.
- Tổng số tầm soát: 1.549
- Tổng số người tham gia: 1.222
- Thời gian theo dõi trung vị: 9 tháng
- Tuổi trung bình: 69 tuổi
- Tỷ lệ nữ: 34%
Tiêu chuẩn nhận:
- Nhập viện vì suy tim
- Điều trị bằng thuốc lợi tiểu
- Ổn định, ngưng được oxy, chuyển sang lợi tiểu uống
- BNP ≥150 pg / ml (≥450 pg/ml nếu rung nhĩ) hoặc NT-pro BNP ≥600 pg / ml (≥1800 pg /ml nếu rung nhĩ)
- ĐTĐ típ 2
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Suy tim giai đoạn cuối
- Hội chứng mạch vành cấp, đột quỵ, can thiệp mạch vành qua da, hoặc CABG gần đây
- Độ lọc cầu thận ước tính (eGFR) <30 ml/phút/1,73 m2
Các đặc điểm khác:
- Phân suất tống máu thất trái (LVEF): 35%; <50%: 79%
- eGFR trung vị: 50 ml/phút/1,73 m2
- HbA1c: 7,2%
- Sử dụng bất kỳ thuốct ức chế RAA nào: 92%
- Metformin: 52%
Kết quả chính:
Quá trình thử nghiệm đã dừng sớm do mất kinh phí vì COVID-19. Tiêu chí chính của gộp tử vong do tim mạch, nhập viện vì HF, hoặc cần thăm khám khẩn cấp vì HF đối với sotagliflozin so với giả dược, là 70 so với 98 biến cố/100 bệnh nhân-năm (HR 0,67, khoảng tin cậy 95% 0,52-0,85, p = 0,0009) . Điều này đạt được ý nghĩa sau 28 ngày theo dõi.
Kết quả phụ cho sotagliflozin so với giả dược:
- Tổng số trường hợp tử vong do CV và nhập viện vì HF (HHF): 60 so với 86 biến cố/ 100 bệnh nhân-năm (p = 0,003)
- Tử vong do CV đầu tiên và HHF: 33% so với 48% (p = 0,003)
- Tử vong do CV: 10,6 so với 12,5 biến cố/100 bệnh nhân-năm (p = 0,36)
- Thay đổi điểm trong bảng câu hỏi (KCCQ – Kansas City Cardiomyopathy Questionnaire): 17,7 so với 13,6 (p = 0,005)
- Thay đổi về eGFR: -0,34 so với -0,18 (p = 0,78)
An toàn của sotagliflozin so với giả dược:
- Tiêu chảy: 6,9% so với 4,1% (p = 0,032)
- Nhiễm nấm sinh dục: 0,8% so với 0,2% (p = 0,12)
- Hạ đường huyết nghiêm trọng: 1,5% so với 0,3% (p = 0,037)
Diễn giải:
Kết quả của thử nghiệm này chỉ ra rằng sotagliflozin có ảnh hưởng lớn trên kết cục tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 và suy tim. Việc chấm dứt sớm nghiên cứu có thể ảnh hưởng đến khả năng thấy được sự cải thiện trong các thành phần riêng lẻ của kết cục chính.
Sotagliflozin là một chất ức chế natri-glucose cotransporter-2 (SGLT2), nhưng cũng ức chế SGLT1, chủ yếu tồn tại trong ruột và làm chậm sự hấp thu glucose. Kết quả của thử nghiệm này tương tự như kết quả được ghi nhận với dapagliflozin trong thử nghiệm DAPA-HF và với empagliflozin trong thử nghiệm EMPEROR-Reduced, mặc dù hai thử nghiệm này chỉ bao gồm những bệnh nhân suy tim với EF giảm, bất kể tình trạng T2DM. Như một hiệu ứng nhóm, những thuốc này đóng một vai trò nổi bật ở những bệnh nhân bị bệnh thận mạn và HF, và thậm chí có thể không có bệnh đái tháo đường típ 2.
SOLOIST-WHF là thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên lớn đầu tiên cho thấy khởi trị thuốc ức chế SGLT2 trong suy tim cấp ở những bệnh nhân ổn định trước khi xuất viện hoặc cho thời gian ngay sau đó là an toàn và hiệu quả. Lợi ích này là hằng định ở những người bị suy tim EF giảm cũng như suy tim EF bảo tồn.
Nguồn: NEJM November 16, 2020 DOI: 10.1056/NEJMoa2030183
III. Nghiên cứu SCORED:
Sotagliflozin ở bệnh nhân tiểu đường và bệnh thận mạn tính
Đóng góp cho y văn:
Thử nghiệm SCORED cho thấy sotagliflozin có ảnh hưởng lớn đến kết cục bệnh tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 (T2DM) và bệnh thận mạn (CKD).
Mô tả:
Mục đích của nghiên cứu là đánh giá tính an toàn và hiệu quả của sotagliflozin trong việc giảm các biến cố tim mạch (CV) ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (T2DM) và bệnh thận mạn tính (CKD).
Thiết kế nghiên cứu
Các bệnh nhân đủ điều kiện được phân ngẫu nhiên theo tỷ lệ 1:1 với sotagliflozin 400 mg mỗi ngày (n = 5,292) hoặc giả dược (n = 5,292). Sotagliflozin được bắt đầu với liều 200 mg mỗi ngày và tăng đến liều đích nếu không có tác dụng phụ không thể chấp nhận được.
- Tổng số tầm soát: 19.188
- Tổng số người tham gia: 10.584
- Thời gian theo dõi: 24 tháng
- Tuổi trung bình: 69 tuổi
- Tỷ lệ nữ: 45%
Tiêu chuẩn nhận:
- T2DM
- Tốc độ lọc cầu thận ước tính (eGFR) trong khoảng 25-60 ml/phút/1,73 m2
- Yếu tố nguy cơ CV (ít nhất 1 YTNC chính nếu tuổi> 18, ít nhất 2 YTNC phụ nếu tuổi ≥55)
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Sử dụng có hoạch định chất ức chế natri-glucose cotransporter-2 (SGLT2)
Các đặc điểm khác:
- Phân suất tống máu thất trái (LVEF): 60%
- Tiền sử suy tim (HF): 31%
- eGFR trung bình: 44,4 ml/phút/1,73 m2
- HbA1c trung bình: 8,3%
- Huyết áp: 139/78 mm Hg
- Tỷ lệ albumin-creatinin niệu: 75 mg/g
- Sử dụng thuốc RAA bất kỳ: 88%
- Metformin: 55%
Kết quả chính:
Quá trình thử nghiệm đã dừng sớm do mất kinh phí vì COVID-19. Tiêu chí chính phải được thay đổi thành tử vong do CV, nhập viện vì HF, thăm khám khẩn cấp vì HF cho sotagliflozin so với giả dược: 11,3% so với 14,4% (HR 0,74, khoảng tin cậy 95% [CI] 0,63-0,88, p = 0,0004). Điều này đạt được ý nghĩa sau 95 ngày theo dõi.
Kết cục gộp về lần đầu tiên xuất hiện các biến cố CV bất lợi chính (tử vong do CV, nhồi máu cơ tim [MI], đột quỵ) của sotagliflozin so với giả dược là 8,4% so với 8,9% (HR 0,84, 95% CI 0,72-0,99, p = 0,035 ).
Tử vong tim mạch đầu tiên hoặc nhập viện vì HF: 8,3% so với 9,5% (HR 0,77, KTC 95% 0,66-0,91, p = 0,001)
Kết quả phụ sotagliflozin so với giả dược:
- Tử vong tim mạch: 2,2% so với 2,4% (p = 0,35)
- Giảm eGFR ≥50% dai dẳng lần đầu, lọc máu mạn tính, ghép thận, hoặc eGFR <15 dai dẳng: 0,5% so với 0,7% (p = 0,11)
Độ an toàn:
- Tiêu chảy: 8,5% so với 6,0% (p <0,0001)
- Suy giảm âm lượng: 5,3% so với 4,0% (p = 0,003)
- Nhiễm nấm sinh dục: 2,4% so với 0,9% (p <0,0001)
Diễn giải:
Kết quả của thử nghiệm này chỉ ra rằng sotagliflozin có ảnh hưởng lớn đến kết quả tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 và bệnh thận mạn. Lợi ích chủ yếu là giảm các biến cố HF, nhưng cũng giảm tử vong do CV/NMCT/đột quỵ, chủ yếu do giảm NMCT và đột quỵ. Không thấy giảm các biến cố trên thận, có thể là do thử nghiệm ngừng sớm do mất kinh phí.
Sotagliflozin là một chất ức chế SGLT2, nhưng cũng ức chế SGLT1, chủ yếu tồn tại trong ruột và làm chậm sự hấp thu glucose. Kết quả của thử nghiệm này tương tự như kết quả được ghi nhận với canagliflozin trong thử nghiệm CREDENCE và với empagliflozin trong thử nghiệm EMPA-REG OUTCOME. Thêm vào đó, trong thử nghiệm DAPA-CKD, dapagliflozin làm giảm các biến cố trên thận ngay cả khi không mắc bệnh đái tháo đường típ 2. Như một hiệu ứng nhóm, các thuốc này có thể sẽ đóng một vai trò quan trọng ở bệnh nhân CKD và HF, và có thể ngay cả khi không mắc bệnh đái tháo đường típ 2.
Nguồn: NEJM November 16, 2020 DOI: 10.1056/NEJMoa2030186
IV. Nghiên cứu THALES:
Ticagrelor được thêm vào cùng Aspirin trong đột quỵ thiếu máu cục cấp không nặng hoặc cơn thoáng thiếu máu não có nguồn gốc xơ vữa
Đóng góp cho y văn:
DAPT với ticagrelor + aspirin so với aspirin đơn độc làm giảm đột quỵ do thiếu máu cục bộ tiếp theo sau 30 ngày nhưng làm tăng chảy máu toàn bộ, kể cả chảy máu nội sọ ở những bệnh nhân đột quỵ thiếu máu nguy cơ thấp-trung bình không cần dùng thuốc tiêu huyết khối hoặc thủ thuật lấy huyết khối.
Mô tả:
Mục đích của thử nghiệm là đánh giá tính an toàn và hiệu quả của liệu pháp kháng tiểu cầu kép (DAPT) với aspirin và ticagrelor so với chỉ dùng aspirin ở những bệnh nhân đột quỵ thiếu máu cấp không nguồn gốc từ tim.
Thiết kế nghiên cứu
Bệnh nhân đủ điều kiện được phân ngẫu nhiên 1:1 để dùng hoặc aspirin + ticagrelor (n = 5,523) hoặc dùng aspirin đơn thuần (n = 5,493). Ticagrelor được cho với liều tải 180 mg, sau đó là 90 mg 2 lần/ngày, và aspirin cho liều tải 300-325 mg, tiếp theo là 75-100 mg mỗi ngày.
- Tổng số người tham gia: 11.016
- Thời gian theo dõi: 30 ngày
- Tuổi trung bình: 65 tuổi
- Tỷ lệ nữ: 39%
- Tỷ lệ ĐTĐ: 28%
Tiêu chuẩn nhận:
- ≥40 tuổi
- Đột quỵ thiếu máu cấp không nguồn gốc từ tim nhẹ-trung bình
- Điểm số thang đo đột quỵ của Viện Y tế Quốc gia (NIHSS) ≤5 (Điểm từ 0-42, điểm số cao hơn cho thấy đột quỵ nghiêm trọng hơn)
- Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua nguy cơ cao (TIA) được xác định khi điểm ≥6 theo thang điểm ABCD2 (Điểm từ 0-7, điểm số cao hơn cho thấy nguy cơ đột quỵ cao hơn) hoặc hẹp động mạch nội sọ hoặc ngoại sọ có triệu chứng (hẹp ≥50% đường kính lòng động mạch có thể tính cho TIA)
- Không có chống chỉ định với liệu pháp kháng tiểu cầu trên hình ảnh
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Tiêu sợi huyết tĩnh mạch hoặc nội động mạch hoặc thủ thuật lấy huyết khối cơ học có hoạch định trong vòng 24 giờ trước phân nhóm ngẫu nhiên
- Có kế hoạch sử dụng thuốc kháng đông hoặc kháng tiểu cầu chuyên biệt khác ngoài aspirin
- Quá mẫn với ticagrelor hoặc aspirin
- Tiền sử rung nhĩ hoặc phình vách thất hoặc nghi ngờ TIA hoặc đột quỵ nguồn gốc từ tim
- Phẫu thuật bóc tách nội mạc động mạch cảnh được hoạch định yêu cầu ngừng thuốc thử nghiệm trong vòng 3 ngày sau phân bố ngẫu nhiên
- Đã biết chảy máu tạng hoặc rối loạn đông máu
- Tiền sử xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa trong vòng 6 tháng qua hoặc phẫu thuật lớn trong vòng 30 ngày trước phân nhóm ngẫu nhiên
Các đặc điểm khác:
- Đột quỵ thiếu máu trước đây: 16%; TIA trước đây: 5%
- Dùng aspirin trước biến cố: 13%, clopidogrel: 1,4%
Kết quả chính:
Kết cục chính, tử vong hoặc đột quỵ tại thời điểm 30 ngày, giữa aspirin + ticagrelor so với aspirin, là 5,5% so với 6,6% (HR 0,83, khoảng tin cậy 95% 0,71-0,96, p = 0,02).
- Đột quỵ thiếu máu sau đó: 5,1% trong nhóm aspirin + ticagrelor so với 6,3% trong nhóm aspirin (p = 0,004)
- Tử vong do mọi nguyên nhân: 0,7% trong nhóm aspirin + ticagrelor so với 0,5% trong nhóm aspirin
Kết cục thứ phát của aspirin + ticagrelor so với aspirin:
- Tàn tật toàn bộ: 23,8% so với 24,1% (p = 0,61)
- Chảy máu nặng: 0,5% so với 0,1% (p = 0,0001)
- Xuất huyết nội sọ hoặc chảy máu gây tử vong: 0,4% so với 0,1% (p = 0,0005)
- Đột quỵ xuất huyết: 0,2% so với <0,1%
Tàn tật với đột quỵ tái phát:
Biến cố kết cục tiên phát với thang điểm Rankin cải tiến (mRS)> 1 trong nhóm ticagrelor + aspirin so với nhóm aspirin là 4% so với 4,7% (HR 0,83, KTC 95% 0,69-0,99, p = 0,04).
- Đột quỵ tái phát với mRS 0 hoặc 1 trong nhóm ticagrelor + aspirin so với nhóm aspirin: 1,3% so với 1,6% (p = 0,14)
- Phân tích thông thường về đột quỵ thiếu máu sau đó dựa trên mRS-30 ngày cho thấy sự thay đổi đáng kể có lợi cho nhóm ticagrelor (OR 0,77; KTC 95% 0,65-0,91; p = 0,002)
- GUSTO chảy máu nặng với mRS> 1 trong nhóm ticagrelor + aspirin so với nhóm aspirin: 0,4% so với 0,1% (p = 0,006)
Vai trò của hẹp mạch máu hai bên:
21,3% bị hẹp do xơ vữa động mạch hai bên ≥30% trong mạch máu cổ nội sọ. Trong phân nhóm này, kết cục chính của ticagrelor + aspirin so với aspirin là 8,1% so với 10,9%, p = 0,023 (p cho tương tác = 0,25). Chảy máu nặng: 0,4% so với 0,2% (p = không đáng kể).
Diễn giải:
Kết quả của thử nghiệm này chỉ ra DAPT với ticagrelor + aspirin làm giảm đột quỵ thiếu máu sau đó tại thời điểm 30 ngày nhưng làm tăng chảy máu toàn bộ, bao gồm cả nội sọ, so với chỉ dùng aspirin đơn thuần ở những bệnh nhân đột quỵ thiếu máu nguy cơ thấp-trung bình không cần tiêu sợi huyết khối hoặc thủ thuật lấy huyết khối. Không có sự khác biệt về mức độ tàn phế toàn bộ, nhưng bệnh nhân dùng ticagrelor + aspirin ít bị tàn phế hơn với các lần đột quỵ tái phát.
Trong thử nghiệm SOCRATES so sánh ticagrelor với aspirin (cả hai đều là đơn trị liệu), tính hiệu quả và chảy máu đều tương tự nhau, với những lợi ích được ghi nhận trong một số phân nhóm nhất định, chẳng hạn như trên aspirin trước đó cũng được ghi nhận là giảm đột quỵ với ticagrelor.
Nguồn: Stroke. 2020; 51: 3504–3513
V. Nghiên cứu ALPHEUS:
Ticagrelor so với clopidogrel trong can thiệp mạch vành qua da chương trình – một thử nghiệm ngẫu nhiên, nhãn mở, giai đoạn 3b
Đóng góp cho y văn:
Thử nghiệm ALPHEUS không cho thấy ticagrelor vượt trội hơn clopidogrel trong việc giảm tần suất nhồi máu cơ tim quanh thủ thuật.
Mô tả:
Mục đích của thử nghiệm là đánh giá ticagrelor liều tải so với clopidogrel liều tải ở những bệnh nhân có kế hoạch can thiệp mạch vành qua da (PCI).
Thiết kế nghiên cứu:
- Ngẫu nhiên, nhãn mở, song song
Những bệnh nhân trải qua PCI chương trình được phân ngẫu nhiên hoặc với ticagrelor 180 mg (n = 956) hoặc với clopidogrel 300 hay 600 mg (n = 954). Sau PCI, ticagrelor tiếp tục dùng với liều 90 mg x 2 lần / ngày và clopidogrel dùng với liều 75 mg / ngày.
- Tổng số người tham gia: 1.910
- Thời gian theo dõi: 30 ngày
- Tuổi trung bình: 66 tuổi
- Tỷ lệ nữ: 19%
- Tỷ lệ mắc đái tháo đường: 35%
Tiêu chuẩn nhận:
- Bệnh nhân ≥18 tuổi trải qua PCI không cấp cứu
- Troponin âm tính (hoặc dương tính vừa phải và giảm dần)
- Có ít nhất một tiêu chuẩn nguy cơ cao: tuổi> 75, suy thận, đái tháo đường, chỉ số khối cơ thể > 30 kg/m2, hội chứng mạch vành cấp trong năm qua, phân suất tống máu thất trái < 40% và/hoặc đợt suy tim trước đó, bệnh nhiều nhánh, cần nhiều stent, bệnh thân chung, chỗ chia đôi hoặc PCI phức tạp
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Hội chứng mạch vành cấp
- Cần thuốc kháng đông
- Có kế hoạch PCI bổ sung trong vòng 30 ngày
Các đặc điểm khác:
- Troponin nền âm tính trong 93%
Kết cục chính:
Kết cục tiên phát bao gồm nhồi máu cơ tim típ 4a, 4b (huyết khối trong stent) hoặc tổn thương cơ tim nặng trong vòng 48 giờ, đã xảy ra ở 35,5% nhóm ticagrelor so với 36,2% nhóm clopidogrel (p = 0,75).
Kết cục thứ phát:
- Chảy máu nặng tại thời điểm 30 ngày (Bleeding Academic Research Consortium [BARC] 3 hoặc 5): 0,5% ở nhóm ticagrelor so với 0,2% ở nhóm clopidogrel (p = 0,29)
- Chảy máu nhẹ hoặc gây phiền toái tại thời điểm 30 ngày (BARC 1 hoặc 2): 11,2% ở nhóm ticagrelor so với 7,5% ở nhóm clopidogrel (p = 0,007)
- Tử vong, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ/cơn thoáng thiếu máu não tại thời điểm 30 ngày: HR 1,08, khoảng tin cậy 95% 0,8-1,45
Diễn giải:
Ở những bệnh nhân đang điều trị PCI chương trình và có kế hoạch, việc tải ticagrelor không vượt trội hơn so với tải clopidogrel. Ticagrelor đã thất bại trong việc giảm tỷ suất mới mắc nhồi máu cơ tim quanh thủ thuật. Chảy máu nặng cũng tương tự giữa các nhóm, mặc dù có sự gia tăng về sự phiền toái hoặc chảy máu nhẹ khi dùng ticagrelor. Việc sử dụng clopidogrel vẫn được ưu tiên đối với PCI chương trình và các thuốc ức chế P2Y12 mạnh hơn (như ticagrelor và prasugrel) ưu tiên trong hội chứng mạch vành cấp tính.
Nguồn: Lancet 2020; Nov 14 DOI:https://doi.org/10.1016/S0140-6736(20)32236-4