Google search engine

Bản tin tổng hợp – Tháng 10/2018

Mục XA LỘ THÔNG TIN lần này thông tinhai vấn đề mới và hấp dẫn, được đề cập qua hai nghiên cứu mới được công bố gần đây:

 Đầu tiên là vấn đề gây tranh cãi liệu việc sử dụng liều giảm của Rivaroxaban trên bệnh nhân châu Á bị rung nhĩ không do van tim có đem lại lợi ích gì thêm về mặt an toàn giảm xuất huyết hoặc có ảnh hưởng gì trên hiệu quả phòng ngừa biến cố huyết khối, so với liều tiêu chuẩn của Rivaroxaban?

 Tiếp theo, một vấn đề khác là những bệnh nhân nhập viện vì những bệnh lý nội khoa cấp tính như suy tim, suy hô hấp, đột quỵ, bệnh lý viêm nhiễm… có nguy cơ gia tăng bị biến cố thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE). Theo các guidelines hiện nay, việc dự phòng VTE cho các bệnh nhân này trong giai đoạn nhập viện bằng kháng đông giúp giảm nguy cơ từ 50-60%. Tuy nhiên, sau khi xuất viện, nguy cơ VTE ở những bệnh nhân này vẫn tồn tại hơn 6 tuần và liệu việc dùng kháng đông để dự phòng trong giai đoạn này có mang lại lợi ích?

Hai nghiên cứu vừa được công bố dưới đây sẽ giúp giải đáp phần nào những vấn đề này. Tuy nhiên, cũng xin lưu ý quý độc giả rằng các chỉ định trên nằm ngoài thông tin kê toa đã được phê duyệt bởi Bộ y tế Việt Nam.

 

TÍNH HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA RIVAROXAN LIỀU CHUẨN VÀ LIỀU THẤP Ở NGƯỜI CHÂU Á BỊ RUNG NHĨ

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rivaroxaban liều thấp (10 mg/ngày) đã được sử dụng rộng rãi ở châu Á cho những bệnh nhân bị rung nhĩ (AF), mặc dù còn thiếu những bằng chứng về hiệu quả của nó. Ở người châu Á, không rõ liệu rivaroxaban liều thấp có hiệu quả bằng và nguy cơ chảy máu ít hơn liều chuẩn hay không.

 

MỤC TIÊU

Mục đích của nghiên cứu này là để đánh giá tính hiệu quả và an toàn của liều chuẩn (15 hoặc 20 mg/ngày) và liều thấp (10 mg/ngày) của rivaroxaban ở người châu Á bị AF.

 

PHƯƠNG PHÁP

Sử dụng các file dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu nghiên cứu bảo hiểm y tế quốc gia (National Health Insurance Research Database) từ ngày 1 tháng 5 năm 2014 đến ngày 30 tháng 9 năm 2015, một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu dựa trên dân số như được tiến hành ở những bệnh nhân chẩn đoán cuồng nhĩ hoặc rung nhĩ được điều trị với rivaroxaban liều thấp hoặc liều chuẩn. Bệnh nhân được theo dõi cho đến khi xuất hiện kết cục của nghiên cứu đầu tiên hoặc kết thúc giai đoạn quan sát (ngày 31 tháng 12 năm 2015).

 

KẾT QUẢ

Trong số 6.558 bệnh nhân đủ điều kiện vào nghiên cứu, tổng số 2.373 và 4.185 bệnh nhân tương ứng dùng rivaroxaban liều thấp và liều chuẩn. So với rivaroxaban liều chuẩn, rivaroxaban liều thấp có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao hơn (HR 2.26; khoảng tin cậy 95%: 1.13 đến 4.52) nhưng tương đương về nguy cơ đột quỵ thiếu máu, thuyên tắc hệ thống, chảy máu nặng và chảy máu không nặng nhưng có ý nghĩa lâm sàng.

 

KẾT LUẬN

So với rivaroxaban liều chuẩn, rivaroxaban liều thấp ở bệnh nhân Châu Á bị rung nhĩ, ngoại trừ nguy cơ nhồi máu cơ tim, có nguy cơ bị thuyên tắc huyết khối và chảy máu tương tự,.

Nguồndịch: J Am Coll Cardiol. 2018;72(5):477–85

 

RIVAROXABAN TRONG DỰ PHÒNG HUYẾT KHỐI SAU NHẬP VIỆN VÌ BỆNH NỘI KHOA (NGHIÊN CỨU MARINER)

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh nhân nhập viện vì bệnh nội khoa vẫn có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sau khi xuất viện, nhưng vai trò của dự phòng huyết khối mở rộng trong điều trị những bệnh nhân này vẫn còn là một chủ đề gây tranh cãi.

 

PHƯƠNG PHÁP

Trong thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên mù đôi này, bệnh nhân bị bệnh nội khoa tại mức nguy cơ huyết khối tĩnh mạch tăng dựa trên thang điểm IMPROVE (International Medical Prevention Registry on Venous Thromboembolism) cải tiến ≥ 4 (điểm từ 0 đến 10, với điểm số cao hơn cho thấy nguy cơ huyết khối tĩnh mạch cao hơn) hoặc điểm IMPROVE là 2 hoặc 3 cộng với mức D-dimer huyết tương ≥  2 lần giới hạn trên bình thường (được xác định theo tiêu chuẩn phòng thí nghiệm tại địa phương) được cho tại thời điểm xuất viện  hoặc với Rivaroxaban một lần mỗi ngày với liều 10 mg (với liều điều chỉnh cho suy thận) hoặc với giả dược trong vòng 45 ngày. Kết cục chính về hiệu quả là tiêu chí gộp của huyết khối tĩnh mạch có triệu chứng hoặc tử vong do huyết khối tĩnh mạch. Kết quả chính về an toàn là chảy máu nặng

 

KẾT QUẢ

Trong số 12.024 bệnh nhân được phân ngẫu nhiên, 12.019 đã được đưa vào phân tích intention-to-treat. Kết cục về hiệu quả chính xảy ra 50 trong số 6007 bệnh nhân (0.83%) được dùng rivaroxaban và 66 trong số 6012 bệnh nhân (1.10%) được cho dùng giả dược (HR  0.76; khoảng tin cậy 95% [CI], 0.52 đến 1.09; P = 0.14). Kết cục thứ phát được xác định trước của huyết khối tĩnh mạch không tử vong có triệu chứng xảy ra ở 0.18% bệnh nhân thuộc nhóm rivaroxaban và 0.42% bệnh nhân ở nhóm giả dược (HR 0.44; KTC 95%, 0.22 đến 0.89). Xuất huyết nặng xảy ra ở 17 trong 5982 bệnh nhân (0.28%) ở nhóm rivaroxaban và 9 trong số 5980 bệnh nhân (0.15%) ở nhóm giả dược (HR 1.88; KTC 95%, 0.84 đến 4.23).

 

KẾT LUẬN

Rivaroxaban, được cho ở những bệnh nhân trong vòng 45 ngày sau xuất viện, không liên quan đến làm giảm có ý nghĩa nguy cơ huyết khối tĩnh mạch có triệu chứng và tử vong do huyết khối tĩnh mạch hơn giả dược. Tỷ suất mới mắc của chảy máu nặng là thấp.

 

Nguồndịch: N Engl J Med 2018;379:1118-27

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO