Google search engine
Google search engine

Bản tin tổng hợp – Tháng 07/2017

1. Ức chế β  và tử vong ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim không có biểu hiện suy tim hay rối loạn chức năng thất

 

Bối cảnh

Nhồi máu cơ tim cấp (acute myocardial infarction-AMI) mà không có suy tim (heart failure-HF), thuốc ức chế β có liên quan đến giảm tử vong hay không vẫn còn chưa rõ.

Mục tiêu

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định mối liên hệ giữa sử dụng thuốc ức chế β và tử vong ở những bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp không có suy tim hoặc rối loạn chức năng tâm thu thất trái (LVSD).

Phương pháp

Nghiên cứu đoàn hệ này sử dụng dữ liệu quốc gia Anh và Welsh từ Dự án Quốc gia về thiếu máu cục bộ cơ tim (Myocardial Ischaemia National Audit Project). Tổng số 179.810 người sống sót khi nhập viện với AMI không có HF hoặc LVSD, từ ngày 1 tháng 1 năm 2007 đến ngày 30 tháng 6 năm 2013, (kết thúc theo dõi: 31 tháng 12 năm 2013) đã được đánh giá. Phân tích biến và  khuynh hướng điểm nhằm xác định xác suất nghịch đảo thời gian sống còn đã được sử dụng để khảo sát mối liên quan giữa việc sử dụng thuốc chẹn β  và tỷ lệ tử vong 1 năm.

Kết quả

Trong số 91.895 bệnh nhân có nhồi máu cơ tim ST chênh lên và 87.915 bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh lên, có lần lượt 88.542 (96.4%) và 81.933 (93.2%) được điều trị ức chế β. Đối với toàn bộ đoàn hệ, với > 163.772 người-năm quan sát, có 9.373 người chết (5.2%). Tỷ lệ tử vong 1 năm không điều chỉnh thấp hơn ở bệnh nhân dùng thuốc chẹn β so với những bệnh nhân không dùng thuốc (4,9% so với 11,2%, p <0,001). Tuy nhiên, sau khi hiệu chỉnh, không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tử vong giữa những người có hay không có sử dụng thuốc chẹn b-blocker (hệ số hiệu quả điều trị trung bình [average treatment effect – ATE]: 0.07, 95% CI: 0.60-0.75; p = 0.827 ). Kết quả này là tương tự cho nhồi máu cơ tim ST chênh lên (hệ số ATE: 0,30, 95% CI: 0,98-1,58; p = 0,637) và nhồi máu cơ tim không ST chênh (hệ số ATE: 0,07, 95% CI: 0,68-0,54; p =  0,819).

Kết luận

Trong số những người sống sót khi nhập viện với nhồi máu cơ tim cấp mà không có HF hoặc LVSD như đã được ghi nhận trong bệnh viện, việc sử dụng thuốc ức chế β không làm giảm  nguy cơ tử vong tại bất cứ thời điểm nào cho đến thời điểm 1 năm.

 

(J Am Coll Cardiol 2017;69:2710–20)

 

 

2. Tính hiệu quả và an toàn của aspirin ở bệnh nhân bị bệnh mạch máu ngoại biên: Một tổng quan hệ thống và phân tích gộp cập nhật các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng

 

Bối cảnh

Mặc dù được xem như là hòn đá tảng trong điều trị, nhưng tính hiệu quả và an toàn của aspirin trong dự phòng các biến cố thiếu máu cục bộ ở bệnh nhân bệnh mạch máu ngoại vi (peripheral vascular disease-PVD) vẫn còn chưa rõ. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm đánh giá việc sử dụng aspirin ở cả 2 nhóm bệnh nhân PVD có và không có triệu chứng.

Phương pháp

Việc tìm kiếm cơ sở dữ liệu điện tử được thực hiện cho tất cả các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên so sánh aspirin với giả dược hoặc nhóm chứng (không có aspirin) ở bệnh nhân có PVD cho đến tháng 1 năm 2017. Kết cục chính về tính hiệu quả là tử vong do mọi nguyên nhân, và kết cục chính về an toàn chính là chảy máu nặng. Các kết cục quan tâm khác là các biến cố tim mạch và mạch máu não nặng (major adverse cardiac and cerebrovascular events-MACCE), nhồi máu cơ tim (MI), đột quỵ và xuất huyết nội sọ. Tỷ lệ tóm tắt hiệu quả ngẫu nhiên (Random-effects summary risk ratios, RR) được tính bằng cách sử dụng mô hình Der-Simonian và Liard. Chất lượng bằng chứng được đánh giá bằng công cụ GRADE và công cụ đánh giá thiên lệch (bias) Cochrane.

Kết quả

Tổng cộng 6.560 bệnh nhân lấy từ 11 thử nghiệm lâm sàng đủ tiêu chuẩn nhận vào. Chỉ có hai nghiên cứu được xem là có nguy cơ thiên lệch (bias) thấp. So với nhóm chứng, aspirin có tần suất tương tự về tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân (RR = 0,93, 95% CI, 0,8-1,1), MACCE (RR = 1,0; 95% CI 0.83-1.20), nhồi máu cơ tim (RR = 0.91, 95% CI 0.63-1.22) và xuất huyết nội sọ (RR = 1.38, 95% CI 0.59-3,21).

Kết luận

Việc sử dụng aspirin trong những bệnh nhân với PVD có thể không liên quan đến cải thiện kết cục tim mạch hoặc kết cục chảy máu xấu hơn. Các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên lớn hơn nhằm đánh giá tính hiệu quả và độ an toàn của aspirin là bắt buộc để khẳng định những kết quả hiện tại. Cần phải cập nhật các khuyến cáo về hướng dẫn sử dụng aspirin ở bệnh nhân có PVD.

 

(PLOS ONE | https://doi.org/10.1371/journal.pone.0175283 April 12, 2017)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO