Google search engine
Google search engine

Bản tin tổng hợp – Tháng 08/2017

1.  GIẢM NGUY CƠ ĐỘT TỬ TRONG SUY TIM

Bối cảnh

Nguy cơ đột tửở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu (Ejection Fraction-EF) giảm có triệu chứng đã thay đổi theo thời gian do việc điều trịbằng các thuốc ức chế men chuyển angiotensin, chẹn thụ thể angiotensin, chẹn β và chất đối kháng thụ thể mineralocorticoid. Nghiên cứu này nhằm cố gắng xem xét chi tiết về xu hướng thay đổi này.

Phương pháp

Nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 40.195 bệnh nhân bị suy tim với EF giảm và đã tham gia vào bất kỳ trong 12 thử nghiệm lâm sàng kéo dài từ năm 1995 đến năm 2014. Bệnh nhân có đặt máy ICD vào thời điểm thử nghiệm lâm sàng được loại trừ. Hồi quy đa biến có trọng số được sử dụng để kiểm tra xu hướng tần suất của đột tử theo thời gian. HR hiệu chỉnh cho đột tử trong mỗi nhóm được tính toán bằng cách sử dụng mô hình hồi quy Cox. Tỷ suất mới mắc dồncủa đột tử được đánh giá tại các thời điểm khác nhau sau phân bố ngẫu nhiên và kèm vớiđộ dài về thời gian giữa chẩn đoán suy tim và phân bố ngẫu nhiên.

Kết quả

Đột tử được báo cáo ở 3583 bệnh nhân. Những bệnh nhân này thường lớn tuổi hơn và ở nam nhiều hơn, có nguyên nhân thiếu máu cục bộ và chức năng tim nặng hơn những người mà đột tử không xảy ra. Đột tử giảm 44% trong các thử nghiệm (P = 0,03). Tần suất mới mắc dồn của đột tử tại thời điểm 90 ngày sau phân bố ngẫu nhiên là 2,4% trong những thử nghiệm sớm nhất và 1,0% trong thử nghiệm gần đây nhất. Tần suất đột tử cũng không cao hơn ở những bệnh nhân có chẩn đoán suy tim gần đây so với những người đã có chẩn đoán lâu trước đó.

Kết luận

Tần suất đột tử giảm đáng kể theo thời gian ở những bệnh nhân suy tim với phân suất tống máu giảm ngoại trú trên những người đã tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng, phát hiện này phù hợp với lợi ích cộng dồn của các thuốc có bằng chứng cải thiện nguyên nhân tử vong này.

 

Nguồn:N Engl J Med 2017;377:41-51

 

2. ĐIỀU TRỊ CHUYÊN KHOA VÀ KẾT CỤC TRONG RUNG NHĨ MỚI ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN-Từ nghiên cứu TREAT-AF

Bối cảnh

Rung nhĩ (Atrial fibrillation-AF) xảy ra trong nhiều bối cảnh lâm sàng, được chẩn đoán và điều trị bởi các bác sĩ lâm sàng ở nhiều chuyên khoa. Cách tiếp cận này đã dẫn đến các điều trị khác nhau.

Mục tiêu

Mục tiêu của nghiên cứu này là để đánh giá mối liên hệ giữa điều trị chuyên khoa và kết quả AF ở những bệnh nhân AF mới được chẩn đoán.

Phương pháp

Sử dụng dữ liệu từ nghiên cứu TREAT-AF (Retrospective Evaluation and Assessment of Therapies in AF) của Cục Quản lý Sức khoẻ Cựu chiến binh, những bệnh nhân AF không do bệnh van tim mới được chẩn đoán, từ 2004 đến 2012 được xác định có ít nhất 1 lần gặp ngoại trú với bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu hoặc bác sĩ tim mạch trong vòng 90 ngày kể từ khi chẩn đoán AF. Mô hình hồi qui Cox được sử dụng để đánh giá mối liên hệ giữa điều trị chuyên khoa và kết cục AF.

Kết quả

Trong số 184,161 bệnh nhân mới được chẩn đoán AF (tuổi trung bình 70±11 tuổi, 1.7% là phụ nữ, điểm CHA2DS2-VASc trung bình 2.6 ± 1.7), 40% được chăm sóc tim mạch và 60% chỉ được săn sóc tại chăm sóc sức khỏe ban đầu. Sau khi điều chỉnh các đồng biến số, chăm sóc tim mạch cho thấy có đi kèm với giảm đột quỵ (HR 0.91; 95% CI 0.86-0.96, p <0.001) và tử vong (HR: 0.89; 95% CI: 0.88-0.91, p <0.0001), tăng tỷ lệ nhập viện vì AF/nhịp nhanh trên thất (HR: 1.38, 95% CI: 1.35-1.42, p <0.0001) <0,04)và nhồi máu cơ tim (HR: 1.03, KTC 95%: 1.0-1.05, p<0.04). Nhóm đoàn hệ có bắt cặp điểmcũng cho kết quả tương tự. Trong phân tích trung gian, kê toa thuốc chống đông trong vòng 90 ngày sau chẩn đoán có thể làm giảm đột quỵ nhưng không làm giảm sống còn.

Kết luận

Những bệnh nhân AF mới chẩn đoán, chăm sóc tim mạch đi kèm với cải thiệnkết cục, khả năng tiềm tàng là qua trung gian kê toa thuốc kháng đông sớm. Mặc dù nghiên cứu tạo ra giả thuyết, những dữ liệu này phải được xem xét nghiêm túc và nghiên cứu về các can thiệp của hệ thống chăm sóc sức khoẻ tại thời điểm AF mớichẩn đoán.

 

J Am Coll Cardiol 2017;70:78–86

 

RIVAROXABAN TỐT HƠN WARFARIN TRONG PHÒNG NGỪA TÁI PHÁT THUYÊN TẮC TĨNH MẠCH DO HUYẾT KHỐI

           

Theo một nghiên cứu trên toàn quốc ở Đan Mạch: Ở bệnh nhân bị thuyên tắc tĩnh mạch do huyết khốivô căn, rivaroxaban tốt hơn warfarin trong việc làm giảm nguy cơ thuyên tắc tĩnh mạch do huyết khối tái phát mà không có các tác dụng phụ xấuhơn.

Rivaroxaban đã có mặt trên thị trường trong khoảng sáu năm và hai nghiên cứu saukhi thuốc có mặt trên thị trường trước đây cho thấy rivaroxaban có hiệu quả hơn warfarin trongdự phòng thuyên tắc tĩnh mạch do huyết khối tái phát mà không làm tăng nguy cơ xuất huyết.

Tiến sĩ Torben B.Larsen từ Bệnh viện Đại học Aalborg và cộng sự đã sử dụng dữ liệu từ các cơ quan đăng ký sổ bộ trên toàn quốc Đan Mạch để so sánh hiệu quả và tínhan toàn của rivaroxaban so với warfarin ở 5.004 bệnh nhân bịthuyên tắc tĩnh mạch do huyết khốivô căn lần đầu và chưa từng điều trị thuốc khángđông đường uống.

Trong nghiên cứu này, bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu là những bệnh nhân lần đầu được chẩn đoán thuyên tắc tĩnh mạch do huyết khốivô căn tại bệnh viện và mới bắt đầu sử dụng rivaroxaban hoặc warfarin. Những bệnh nhân bị loại khỏi nghiên cứu bao gồm:

* Bệnh nhân cư trú tại Đan Mạch dưới 1 năm trước khi chẩn đoánthuyên tắc tĩnh mạch do huyết khối.

* Bệnh nhân chỉ được chẩn đoán thuyên tắc tĩnh mạch do huyết khốingoại trú, đã từng dùng kháng đông trước đó, không được kê rivaroxaban hoặc warfarin trong vòng 7 ngày kể từ khi chẩn đoán.

* Bệnh nhân sử dụng đồng thời rivaroxaban và warfarin hoặc sử dụng các loại kháng đông khác.

Nhóm tác giả sử dụng phương pháp “propensity matching” để cân bằng đặc tính dân số nghiên cứu ban đầu và sử dụng phương pháp hồi quy Cox để đánh giá kết cục nghiên cứu trên 2 nhóm bệnh nhân.

Theo báo cáo trực tuyến trên Lancet Hematology ngày 11 tháng 4: Trong thời gian từ 9/12/2011 đến 28/2/2016, nhóm tác giả đã lựa chọn được 29.936 bệnh nhân mới bị thuyên tắc tĩnh mạch do huyết khối. Sau khi loại trừ những bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn chọn vào, 1.734 bệnh nhân sử dụng rivaroxaban được bắt cặp “propensity-matching” với 2.945 bệnh nhân sử dụng warfarin.Kết quả cho thấy:

* Rivaroxaban liên quan đến giảm 25% tỷ lệ thuyên tắc tĩnh mạch do huyết khối tái phát sau ba tháng điều trị và giảm 26% sau sáu tháng điều trị so với warfarin.

* Sau 6 tháng, tỷ lệ xuất huyết nặng trên 100 người-năm thì tương tựcho cả rivaroxaban (2,4 trường hợp) và warfarin (2,0 trường hợp).

* Tỷ lệ tử vong sau6 tháng cũng tương tự cho cả rivaroxaban vàwarfarin (5,7 so với 5,5 trường hợp tử vong trên 100 người-năm).

* Thời gian nằm viện trung bình kéo dài hơn 1 ngày ở nhómwarfarin so với rivaroxaban, và thời gian nằm viện kéo dài(ít nhất 10 ngày) thì cao hơn nhiều ở nhómbệnh nhân dùng warfarin (7,8%) so với rivaroxaban (2,1%).

Hình 1: tỷ lệ tái phát thuyên tắc tĩnh mạch do huyết khối trong các nghiên cứu

Tóm lại, kết quả từ nghiên cứu sổ bộ quốc gia Đan Mạch cho thấy, rivaroxaban hiệu quả hơn warfarin trong dự phòng tái phát thuyên tắc tĩnh mạch do huyết khốiở bệnh nhân thuyên tắc tĩnh mạch do huyết khốivô căn, đồng thời không làm tăng thêm nguy cơ xuất huyết nặng. Kết quả này đồng nhất với kết quả từ chương trình nghiên cứu phase III EINSTEIN và nghiên cứu quan sát tiền cứu XALIA: rivaroxaban cho hiệu quả ít nhất tương đương so với điều trị chuẩn.

 

Với kết quả trên, nhóm tác giả kết luận “liệu pháp một thuốc rivaroxaban cung cấp một giải pháp an toàn thay thế cho warfarin với nhiều ưu điểm như ít tương tác thuốc, dược động học dễ tiên đoán, không cần theo dõi chức năng đông máu và không cần phải chỉnh liều thường xuyên.

 

(Dịch từ Rivaroxaban Better Than Warfarin for Preventing Recurrent VTE. http://www.medscape.com/viewarticle/879741)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO