Mức tăng này được coi là đáng kể nếu xét đến mối liên quan giữa đường và bệnh tim.
Những người tiêu thụ nhiều đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nhiều so với bình thường |
Đường trước đây được tiêu thụ không nhiều, nhưng hiện nay đã trở thành một thực phẩm rất thông dụng. Đường được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng thực phẩm chế biến và các loại nước uống.
Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành một số công trình nghiên cứu đối với nhiều loại đường cho vào thực phẩm, trong đó có cả đường cho vào cà phê.
Bác sĩ Mariam Vos thuộc Trường đại học Emoy, người tham gia vào một công trình nghiên cứu cho biết, ăn nhiều đường có thể làm gia tăng lượng cholesterol và triglycerides trong máu. Đây là những thành phần của chất béo trong cơ thể thường được gọi là lipid. Và điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Vos nói tiếp: “Cũng giống như việc tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo làm tăng lượng triglycerides và cholesterol, ăn nhiều đường cũng có thể ảnh hưởng đến các chất lipid cùng loại”.
Các nhà khoa học đã xem xét các dữ liệu dinh dưỡng của chính phủ Mỹ và lượng chất béo trong máu của hơn 6.000 người trưởng thành trong vòng ít nhất 6 năm. Những người tham gia công trình nghiên cứu được chia thành 5 nhóm tùy theo lượng đường và những thực phẩm ngọt có đường mà họ tiêu thụ hàng ngày.
Bác sĩ Mariam Vos cho biết: “Chúng tôi phát hiện ra là những người tiêu thụ nhiều đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nhiều so với bình thường”.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu muốn tránh bị bệnh tim mạch thì cần phải biết rõ lượng đường là bao nhiêu trong thực phẩm, và nếu thấy nhiều quá thì cần phải giảm xuống.
Hiệp hội Tim của Mỹ đưa ra lời khuyên là phụ nữ Mỹ không nên tiêu thụ quá 100 calo đường mỗi ngày, và đàn ông thì không nên sử dụng quá 150 calo đường. Họ cũng cảnh báo rằng nước ngọt và các loại nước có đường khác chính là nguồn cung cấp đường nhiều nhất trong bữa ăn.
BS. Nguyễn Phương