Google search engine
Google search engine

10 Cty Dược vi phạm về giá bị cấm nhập khẩu

(Bee) – TS Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết, Cục đã có các văn bản xử lý các vi phạm về giá thuốc đối với 10 đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc.
Theo đó, dừng cấp giấy phép nhập khẩu của các công ty dược: Cty Ampharco U.S.A, Cty Dược TƯ 4, Công ty Dược Sài Gòn, Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex vì chưa kê khai giá thuốc đầy đủ, Công ty Cổ phần Traphaco vì có 6 mặt hàng bán giá quá cao.

Dừng cấp số đăng ký một số mặt hàng của các Cty Choongwae Pharm Corparation, Cty Cổ phần sản xuất – thương mại dược phẩm Đông Nam, Cty Dược TƯ 4, Công ty Micro Labs Limited vì chưa báo cáo đầy đủ các nội dung theo yêu cầu, Văn phòng đại diện Medochemie có nhiều mặt hàng kê khai giá cao hơn giá CIF (giá thành, bảo hiểm và cước) thực tế.

Ảnh: SGGP
Ngành y tế đã không quản lý được sự mua bán lòng vòng của các hãng dược? Ảnh: SGGP
Yêu cầu Công ty Teva Pharmaceuticals Works giải trình về việc giá CIF thực tế của mặt hàng Methylprednisolone Teva 40mg cao hơn giá kê khai.

Vừa qua, tại buổi làm việc của Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP.HCM với Sở Y tế TP.HCM, ông Nguyễn Văn Minh, Phó ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP.HCM cho rằng, ngành y tế đã không quản lý được sự mua bán lòng vòng của các hãng dược, không xác định được giá thuốc bán trên thị trường đã hợp lý hay chưa. Do đó, có những loại thuốc trị viêm gan như Peg-intron lên tới vài triệu đồng/lọ mà người dân phải cắn răng chịu!

Mặc dù dân số TP.HCM đông, nhu cầu chữa bệnh nhiều nhưng việc quá nhiều nhà thuốc khiến công tác kiểm soát không xuể. Thậm chí theo quy hoạch là 500m có một nhà thuốc nhưng thực tế “ra ngõ” gặp nhà thuốc. Điều đó khiến thuốc trôi nổi, không nguồn gốc, kém chất lượng vẫn tràn lan.
Chưa hết, TP.HCM hiện có hơn 663 công ty TNHH dược phẩm, nhưng không ít trong số đó “mọc ra” chỉ để làm trung gian, mua đi bán lại.
Hải Yến

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO