Google search engine

Hiệp hội Tim mạch hoa kỳ cập nhật hướng dẫn cho săn sóc cấp cứu tim mạch và hồi sức tim phổi

Nhấn mạnh trước tiên đến sự cần thiết phải ép ngực nhanh có hiệu quả cao của Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (AHA) thay đổi tầm quan trọng từ việc kiểm tra đường thở, nhịp thở và ép lồng ngực (theo trình tự ABC) sang khởi sự ép lồng ngực trước, sau đó kiểm tra đường thở và nhịp thở (CAB).

Daily News, Saturday November 13, 2010, Chicago, American Heart Association, online: scientificsessions.org
Biên dịch: BS. Phạm Chí Hiền
Khoa Nội Tim Mạch Lão Học
Bệnh Viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang

Nhấn mạnh trước tiên đến sự cần thiết phải ép ngực nhanh có hiệu quả cao của Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (AHA) thay đổi tầm quan trọng từ việc kiểm tra đường thở, nhịp thở và ép lồng ngực (theo trình tự ABC) sang khởi sự ép lồng ngực trước, sau đó kiểm tra đường thở và nhịp thở (CAB). Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ đã làm thay đổi nầy vì có chứng cứ cho thấy rằng sự tiếp cận ABC có thể làm chậm mất 20 giây trước khi sự ép lồng ngực bắt đầu.

Hướng dẫn dành cho hồi sức tim phổi và săn sóc cấp cứu tim mạch được phát hành vào 10/2010 tiếp tục quảng bá sự cần thiết cho hồi sức tim phổi hiệu quả cao – ép ngực ở mức độ đầy đủ và sâu, cho phép sự nảy bật lại đầy đủ của ngực sau mỗi lần ép, giảm thiểu sự gián đoạn trong việc ép ngực và tránh sự thông hơi quá mức.

Hướng dẫn của Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ dành cho hồi sức tim phổi và săn sóc cấp cứu tim mạch được duyệt xét lại năm năm một lần, nhưng những bài phê bình được xuất bản khi có chứng cứ khoa học chứng minh một sự cập nhật hóa là đúng. Năm 2008, Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ xuất bản một bài cố vấn khoa học thúc đẩy những người không chuyên môn gọi 9-1-1 khi họ trông thấy một người lớn nào đó quỵ xuống và làm những ” thao tác ép ngực có hiệu quả cao bằng cách đẩy ép mạnh và nhanh ở phần giữa ngực của nạn nhân, với sự gián đoạn tối thiểu “.  Hướng dẫn năm 2005 đề nghị rằng người không chuyên môn nên ép ngực 30 lần cứ sau 2 lần hô hấp cứu nguy, nhưng người cấp cứu không có kiến thức chuyên môn mà không biết hay không muốn thực hiện phương pháp hô hấp cấp cứu có thể dùng phương pháp hồi sức tim phổi bằng tay.

Hướng dẫn năm 2010 tiến một bước xa hơn bằng cách đề nghị rằng những người không chuyên môn mà không được huấn luyện về hồi sức tim phổi, nên dùng phương pháp hồi sức tim phổi chỉ bằng tay. Thực ra, hai cuộc nghiên cứu được  xuất bản hồi tháng bảy trong tạp chí y khoa New England đã đưa thêm vào các bằng chứng càng ngày càng nhiều rằng phương pháp hồi sức tim phổi chỉ dùng tay có hiệu quả cũng như phương pháp hồi sức tim mạch quy ước cho những nạn nhân người lớn bị ngừng tim.

Các báo cáo cho thấy không có sự khác biệt nào trong mức độ sống sót khi người ngoài cuộc sử dụng phương pháp hồi sức tim phổi chỉ bằng tay so với phương pháp hồi sức tim phổi quy ước. Gần 300.000 người bị chứng ngừng tim đột ngột ngoài bệnh viện ở Hoa Kỳ mỗi năm, và kết quả là trên 92% chết: Chưa tới 1/3 bệnh nhân bị ngừng tim ngoài bệnh viện nhận được cấp cứu hồi sức tim phổi  từ những người ngoài cuộc, bằng chứng tạo thêm ấn tượng cho thống kê  là phương pháp hồi sức tim phổi ngay lập tức có thể tăng gấp đôi hoặc gấp ba cơ may sống sót của nạn nhân. Các cập nhật xác định rõ là “ít nhất” 100 lần ép ngực mỗi phút. Tương tự như thế hướng dẫn năm 2010 thay đổi độ sâu được đề nghị là từ  “khoảng” 2 inches đến “ít nhất” 2 inches.

Hướng dẫn năm 2010 chỉ làm một thay đổi đối với những đề nghị săn sóc cấp cứu tim mạch từ năm 2005 cho việc sử dụng máy phá rung bên ngoài tự động. Những máy này bây giờ có thể được dùng cho các em bé dưới 1 tuổi cũng như cho trẻ em và người lớn. Đối với các bé dưới 1 tuổi, máy phá rung bằng tay được thích hơn, nhưng nếu máy phá rung bằng tay không có sẳn, người cấp cứu không chuyên môn và nhân viên y tế có thể dùng máy phá rung tự động bên ngoài với máy làm giảm liều trẻ em. Nếu hai máy không cái nào có sẳn, có thể sử dụng một máy phá rung tự động bên ngoài mà không có máy làm giảm liều trẻ em. Sự phá rung bằng tay được xem như liệu pháp hổ trợ nâng cao đời sống. Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ đã tổ chức một hội nghị tập huấn giảng viên dành cho các giảng viên khóa hồi sức tim phổi. Hội nghị duyệt xem lại tính khoa học đằng sau các hướng dẫn và dạy cho các giảng viên cách sát nhập những hướng dẫn mới vào các khóa mà họ giảng dạy.

Hướng dẫn của Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ năm 2010 dành cho hồi sức tim phổi  và săn sóc cấp cứu tim mạch có sẳn cho tất cả các nhà chuyên môn về săn sóc sức khỏe và cộng đồng. Hướng dẫn năm 2005 yêu cầu mức ép ngực là “khoảng”  100 lần ép mỗi phút, nhưng phương pháp hồi sức tim phổi năm 2010 của Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ thì cũng dễ dàng như các hướng dẫn: máy phá rung bên ngoài tự động bây giờ có thể dùng trên trẻ em dưới 1 tuổi.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO