Google search engine

Dấu hiệu nhận biết bệnh đa hồng cầu

(Bee) – Theo TS Dương Bá Trực, trưởng khoa Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Nhi TW, bệnh đa hồng cầu thường gặp ở những người tăng huyết áp, béo phì, có bệnh động mạch vành. Bệnh tiến triển chậm, nếu điều trị tốt bệnh nhân có thể sống bình thường trong nhiều năm.
Đa hồng cầu là bệnh do một dòng tế bào bất thường (một clon) bị thay đổi gen gây ra. Đó là một loại ung thư máu thuộc dòng hồng cầu, tiến triển chậm. Đây là một trong những bệnh lý tăng sinh tủy ác tính không rõ căn nguyên, đặc trưng bởi sự tăng sinh của cả 3 dòng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu ở trong tủy xương, dẫn đến sự gia tăng số lượng của các tế bào này trong máu ngoại vi, đặc biệt là số lượng hồng cầu.

d
Đa hồng cầu là bệnh do một dòng tế bào bất thường (một clon) bị thay đổi gen gây ra.

Những người sống ở vùng núi cao có thể bị đa hồng cầu nhưng cơ thể họ thích nghi được. Phi công sống nhiều ngày trên cao cũng có thể bị đa hồng cầu nhưng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn và ít khi có biểu hiện bệnh.

Các biểu hiện thường gặp của bệnh là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nhìn mờ, chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa, bầm tím tự nhiên trên da, ngứa, ra nhiều mồ hôi, gầy sút, mặt và lòng bàn tay đỏ, đau nhức xương, gan lách to, loét hoặc xuất huyết tiêu hóa, tê rần nửa người, liệt một chi hoặc nửa người…

Chích máu giúp giảm nhanh và chọn lọc số lượng hồng cầu cũng như quá trình tạo hồng cầu mà không gây ức chế tủy xương. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này làm tăng nguy cơ thiếu sắt và có thể gây ra các rối loạn huyết động ở một số bệnh nhân.

Chích máu nhiều lần có thể góp phần làm tăng tính ngưng tập của tiểu cầu, từ đó làm tăng nguy cơ tắc mạch. Do đó, nên phối hợp thêm các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như aspirin, ticlodipin ở những bệnh nhân phải chích máu nhiều lần, nhất là ở những người có tăng số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi.

Phạm Hằng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO