Google search engine

Bản tin tổng hợp – Tháng 03/2018

Chuyên mục Xa Lộ Thông Tin tháng 3 lần này rất hân hạnh mang đến với quý đọc giả hai nghiên cứu mới, được trích dịch từ hai tạp chí nổi tiếng The New England Journal of Medicine và The Lancet.

 

1.  TRIỆT PHÁ RUNG NHĨ QUA CATHETER Ở BỆNH NHÂN SUY TIM

 

Cơ sở

Bệnh suất và tử suất ở những bệnh nhân bị suy tim có rung nhĩ sẽ cao hơn so với những người chỉ bị suy tim đơn thuần. Triệt phá rung nhĩ qua catheter đã được đề xuất là một phương tiện có cải thiện kết cục ở những bệnh nhân suy tim đã được điều trị thích hợp với những phương pháp khác.

Phương pháp

Nghiên cứu phân ngẫu nhiên các bệnh nhân rung nhĩ kịch phát hoặc rung nhĩ dai dẳng có triệu chứng những người đã không đáp ứng với thuốc chống loạn nhịp, không chấp nhận tác dụng phụ, hoặc không muốn dùng các loại thuốc này sẽ vào một trong hai nhóm, hoặc được triệt phá rung nhĩ qua catheter (179 bệnh nhân) hoặc được điều trị nội khoa rung nhĩ (kiểm soát nhịp tim hoặc tần số) (184 bệnh nhân) bên cạnh các liệu pháp điều trị suy tim theo khuyến cáo hiện hành. Tất cả các bệnh nhân đều có suy tim NYHA II, III, hoặc IV, phân suất tống máu thất trái ≤ 35% và một máy ICD. Kết cục chính là tiêu chí gộp của tử vong do mọi nguyên nhân hoặc nhập viện vì suy tim xấu đi.

Kết quả

Qua theo dõi trung vị 37.8 tháng, kết cục gộp chính xảy ra thấp hơn có ý nghĩa ở nhóm bệnh nhân triệt phá rung nhĩ qua catheter so với nhóm bệnh nhân điều trị nội khoa (51 bệnh nhân [28.5%] so với 82 bệnh nhân [44.6%], HR 0.62; KTC 95% = 0.43 – 0.87; P = 0.007). Trong nhóm triệt phá rung nhĩ qua catheter thấp hơn có ý nghĩa về tử vong do mọi nguyên nhân (24 [13.4%] so với 46 [25.0%], HR 0.53; KTC 95% = 0.32 – 0.86; P = 0.01), nhập viện vì suy tim nặng hơn (37 [20.7%] so với 66 [35.9%]; HR 0.56; KTC 95% = 0.37 – 0.83; P = 0.004), hoặc tử vong do nguyên nhân tim mạch (20 [11.2%] so với 41 [22.3%], tỷ số nguy cơ, HR 0.49, KTC 95% = 0.29 – 0.84; P = 0.009).

Kết luận

Triệt phá rung nhĩ qua catherter ở bệnh nhân suy tim đi kèm với tần suất thấp hơn có ý nghĩa so với chỉ điều trị nội khoa về kết cục gộp của tử vong do mọi nguyên nhân hoặc nhập viện vì suy tim nặng.

 

Nguồndịch: N Engl J Med 2018;378:417-27

 

 

2.  Thời điểm tối ưu của chiến lược xâm lấn ở bệnh nhân bị hội chứng vành cấp không ST chênh lên: 1 phân tích gộp các thử nghiệm lâm sàng

 

Cơ sở

Chiến lược xâm lấn thường quy được khuyến cáo cho những bệnh nhân bị hội chứng vành cấp ST không chênh (NSTE-ACS). Tuy nhiên, thời gian tối ưu của chiến lược xâm lấn ít được định nghĩa rõ ràng. Các thử nghiệm lâm sàng riêng lẻ không đủ mạnh để phát hiện một lợi ích về tử vong. Do đó chúng tôi đã thực hiện 1 phân tích gộp để đánh giá tác động của thời gian can thiệp trên tỷ lệ tử vong.

Phương pháp

Chúng tôi đã xác định các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng so sánh chiến lược xâm lấn sớm so với một chiến lược trì hoãn ở bệnh nhân có NSTE-ACS bằng cách tìm kiếm MEDLINE, Danh bạ các thử nghiệm có đối chứng đăng ký trung tâm Cochrane, và Embase. Chúng tôi đã đưa vào phân tích các thử nghiệm có báo cáo tử vong do mọi nguyên nhân ít nhất 30 ngày sau phân bố ngẫu nhiên trong viện và trong đó các nhà nghiên cứu thử nghiệm đã đồng ý hợp tác (ví dụ cung cấp dữ liệu cá nhân bệnh nhân hoặc các bảng số liệu chuẩn). Chúng tôi gộp tỷ lệ nguy cơ (HRs) bằng sử dụng các mô hình tác động ngẫu nhiên. Phân tích gộp này được đăng ký tên PROSPERO (CRD42015018988).

Dấu hiệu tìm thấy

Chúng tôi đưa vào 8 thử nghiệm (n = 5324 bệnh nhân) với thời gian theo dõi trung vị là 180 ngày (IQR 180-360). Nhìn chung, không có giảm tử vong đáng kể ở nhóm can thiệp sớm so với nhóm can thiệp muộn HR 0.81, 95% CI 0.64-1.03; p = 0.0879). Trong các phân tích được xác định trước trên những bệnh nhân có nguy cơ cao, phân tích ghi nhận tử vong thấp hơn khi thực hiện chiến lược can thiệp sớm ở bệnh nhân có dấu ấn tim tăng (HR 0.761, 95% CI 0.581-0.996), đái tháo đường (0.67; 0.45 – 0.99), có điểm số nguy cơ GRACE > 140 (0.70; 0.52 – 0.95) và > 75 tuổi (0.65; 0.46 – 0.93) , mặc dù xét nghiệm cho tương tác không kết luận.

Diễn giải

Chiến lược can thiệp sớm không làm giảm tử vong so với chiến lược can thiệp muộn ở tất cả các bệnh nhân có NSTE-ACS. Tuy nhiên, chiến lược can thiệp sớm có thể làm giảm tử vong ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.

 

Nguồndịch: Lancet. 2017;390(10096):737. Epub 2017 Aug 1

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO