Google search engine
Google search engine

Thuốc hạ sốt đặt hậu môn: Dùng khi trẻ không thể uống

(Bee) – Thuốc hạ sốt có các cách sử dụng: Uống, tiêm và đặt hậu môn. Trẻ nhỏ khi bị sốt, đặc biệt là trẻ chưa biết uống thuốc, trẻ sợ thuốc thì người lớn thường mua thuốc đặt hậu môn. Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng điều này.
Thuốc đạn hạ sốt là thuốc phân liều, rắn ở nhiệt độ thường, chảy lỏng khi đặt vào trực tràng để giải phóng hoạt chất, phát huy tác dụng điều trị (hạ sốt). Cần giữ thuốc trong tủ lạnh để thuốc không bị chảy, giúp cho việc đưa thuốc vào trực tràng được dễ dàng. Loại dùng cho trẻ em khối lượng thường là 1g. Thuốc có nhiều hàm lượng khác nhau nên cần chú ý dùng cho đúng lứa tuổi.

Khi dùng thuốc đạn hạ sốt, cần lưu ý: Chỉ dùng khi trẻ em không  uống được thuốc.
Khi dùng thuốc đạn hạ sốt, cần lưu ý chỉ dùng khi trẻ em không uống được thuốc.

– Loại 80mg dùng cho trẻ từ 1 – 4 tháng tuổi (cân nặng 4 – 6kg), nếu cần 6 tiếng sau đặt viên thứ 2. Dùng không quá 4 viên một ngày.

– Loại 150mg dùng cho trẻ từ 6 tháng – 24 tháng tuổi (cân nặng 8kg – 12kg). Đặt 1 viên vào hậu môn. Viên thứ 2 dùng sau 6 giờ. Không dùng quá 4 viên một ngày.

– Loại 300mg dùng cho trẻ từ  4 – 9 tuổi (15 – 24kg). Sau 6 giờ có thể dùng viên thứ 2. Không dùng quá 4 viên một ngày.

Khi dùng thuốc đạn hạ sốt, cần lưu ý: Chỉ dùng khi trẻ em không uống được thuốc. Thuốc được hấp thu nhanh ở  trực tràng, hiệu quả gần tương đương như đường uống. Không dùng thuốc đạn hạ sốt khi trẻ  bị dị ứng paracetamol, có bệnh nặng ở gan, bị viêm hậu môn, chảy máu trực tràng, bị tiêu chảy.

Dùng thuốc đạn có nguy cơ gây kích thích tại chỗ, tùy thuộc vào thời gian dùng, thời điểm đặt thuốc và liều dùng, do đó thời gian dùng càng ngắn càng tốt, nên thay thế sớm bằng thuốc uống. Không dùng thuốc quá hạn ghi trên hộp thuốc. Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 30độC.

DS Lã Xuân Hoàn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO