Google search engine
Google search engine

Các thức uống có chứa đường, chứ không phải thức ăn liên quan với tăng nguy cơ tử vong

Việc uống nhiều nước có hàm lượng đường cao, bao gồmcác loạinước giải khát và nước trái cây có ga và mùi hương làm tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhânvà tử vong do bệnh mạch vành ở người lớn, tuổi trung niên, đặc biệt là những người thừa cân hoặc có thu nhập thấp.

Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Jean Welsh – Phó giáo sư tại Đại học Emory và giám đốc nghiên cứu của Children’s Healthcare ở Atlanta, Georgia cho biết: “Với những bằng chứng mạnh mẽ và nhất quán về ảnh hưởng xấu đến sức khỏe củathức uống có đường, các bác sĩ lâm sàng phải hỏibệnh nhân ở mọi lứa tuổi về thức uống của họ, và tư vấn cho họ giảm các thức uống có chứa đường”.

Nghiên cứuREGARD (Reasons for Geographic and Racial Differences in Stroke) gồmgần 18.000 người từ 45 tuổi trở lên trong nghiên cứu dọc, ở phạm vi quốc gia cho thấy những người uống nước trái cây và các thứcuống có đường cao có nguy cơ tử vongdo bệnh mạch vành gấp hai lần những người tiêu thụ các loại thức uống có đường thấp. Nguy cơ tử vong cao hơn ở những người thừa cân hoặc có thu nhập thấp.

Trong khi đó, không có sự liên quan giữa việc tiêu thụ thức ănvới hàm lượng đường cao và tỷ lệ tử vong, Welsh đã báo cáo tại phiên báo cáo khoa học sức khỏe tim mạch chuyển hóa và thay đổi lối sống – Dịch tễ học và Phòng ngừa của Hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2018.

Trong khi nhiều tác dụng xấu của thứcuống có đường đã được ghi nhận rõ ràng, bao gồm tăng béo phì và nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chỉ rất ít nghiên cứu đã xem xét mối liên hệ giữa thứcuống có đường và tử vong.

Nghiên cứu mới đã loại trừ những bệnh nhân có tiền sử đột quỵ, bệnh tim mạch và đái tháo đường type2 ở thời điểm khởi đầu; lượng đường tiêu thụ của người tham gia, tính bằng gram, được tính từ đồ uống và thực phẩm một cách riêng biệt bằng cách sử dụng bảng câu hỏibán định lượng về tần suất sử dụng thực phẩm.

Trong thời gian theo dõi trung bình là 6,9 năm, tổng cộng có 1.465 ca tử vong do mọi nguyên nhân và 279 ca tử vong vì bệnh mạch vành trong số17.930 người tham gia.

Phân chia các thành viên tham gia thànhphần tư thấp nhất và cao nhất của việc tiêu thụ những thức uống có đường, bao gồm nước giải khát, trái cây và đồ uống có hương vị trái cây, và các loại nước trái cây, các tác giả nhận thấy nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn đáng kể ở phần tư cao nhất, trung bình là 567 gram(độ lệch chuẩnlà 7,8;tỷ số nguy cơ HRlà2,0;95% khoảng tin cậy là1,12 – 3,54;so với mức tiêu thụ thấp nhất, trung bình là 22,7 gram, (độ lệch chuẩn là0,6). Nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân cũng cao hơn ở phần tư trên (HRlà1,2; 95% khoảng tin cậy là 0,99 – 1,52).

Nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch và tử vong do mọi nguyên nhân dotiêu thụ thức uống có đường cao nhất được tìm thấy sau khi kiểm soát các yếu tố như tuổi, chỉ số khối cơ thể, giới tính, thu nhập, nơi sống, hút thuốc, uống rượu và hoạt động thể chất.

            Phần tư cao nhấtcủa việctiêu thụ các thực phẩm ngọt (578 gram, độ lệch chuẩn là11,3) bao gồm các món tráng miệng, kẹo, và các thức ăn sáng có vị ngọt và thực phẩm có thêm chấttạo ngọt sinh năng lượng, không cho thấytỷ lệ tử vong cao hơn có ý nghĩa thống kê so với phần tưthấp nhất (348,7 gram,độ lệch chuẩn là8,9).

Không có sự khác biệt đáng kể về giới tính hoặc chủng tộc. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vongvì tất cả nguyên nhânnhưng không phải là tử vong do bệnh mạch vành tăng lênđáng kể liên quan đến việc thêm vào nhiều hơnmỗi 340,2 gramthứcuống có đường đối với người có thu nhập thấp so với người có thu nhập cao (mức lươngdưới 74.000 USD mỗi năm; HRbằng0,69; khoảng tin cậy 95 % là0,50 – 0,96;p= 0,005).   

Những người thừa cân (chỉ số khối cơ thểtừ25,0 – 29,9) cũng có tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân cao hơn do uống nhiều đường hơn (HRlà1,12;khoảng tin cậy 95%là1,02 – 1,22; p= 0,04), nhưng tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành không khác biệt đáng kể (HRlà1,20;khoảng tin cậy 95% là0,98 – 1,46;p= 0,3).

Các giả thuyết khác nhau có thể giải thích tỷ lệ tử vong cao hơn liên quan đến thứcuống có đường so với thực phẩmcó đường, Welsh cho biết.Thứ nhất, khuynh hướng là ít khi tính lượng calo có trong thức uống có đường để trừ bớt lượng calo trong khẩu phần ăn, nghĩa là khisử dụng các thức uống có đường, mọi người thường không giảm lượng calo nhập vào bằng cách ăn ít hơn và kết quả là họ sẽ bị dư năng lượng.

Ngoài ra, sự chuyển hóa các loại thức ăn có đường xảy ra chậm hơn thứcuống bởi vì các thành phần khác, như chất xơ, chất béo và protein, và nói chung, hàm lượng chất dinh dưỡng trong thực phẩm có nhiều biến đổi hơn so với thức uống có đường trong nghiên cứu.

Theo Welsh: Nhiều nghiên cứu hơn là cần thiết để hiểu được vai trò của nhiều loại thức uống có chứađường khác nhau và cách màchúng ảnh hưởng đến nguy cơ bệnh tật và tử vong.

Chuyển hóacó thể đóng vai trò giải thích nguy cơ cao hơn ở những người thừa cân hoặc béo phì, Welshcho biết.Theo Welsh: “Nó có thể liên quan đến cách chúng ta dự trữ năng lượng và liệu nó có bị đốt cháy ngay lập tức hay không”.

Nghiên cứu trước đây về vấn đề này bao gồm nghiên cứu dựa trên sốliệucủa cuộc điều tra thăm khám dinh dưỡng và sức khỏe quốc gia (National Health and Nutrition Examination Survey: NHANES)cho thấy:nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao hơn 38% ở những người tiêu thụ từ 17% đến 21% calo bổ sung thêm từ đường so với những người tiêu thụ khoảng 8% calobổ sungthêmtừ đường.

Một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2015 liên quan đến việc tiêu thụ thứcuống có đường có tỷ lệ tử vong khoảng 184.000 người trưởng thành mỗi năm, trong đó có hơn 25.000 người Mỹ.

Theo giáo sư Alice H. Lichtenstein, DSc, giáo sư khoa học dinh dưỡng và chính sách của Gershoff, giám đốc và nhà nghiên cứu cao cấp của Phòng thí nghiệm Dinh dưỡng tim mạchtại Đại học Tufts, Boston, Massachusetts, nghiên cứu mới này cho thêm bằng chứng về những ảnh hưởng xấu của việc tiêu thụ đường quá mức.

“Những dữ liệu này càng cũng cố thêm cơ sở mà chúng tôi khuyên mọi người nên hạn chế tối đa việc uống các loại thứcuống này”.

Đáng chú ý làthứcuống có đường cao bao gồm nước trái cây (trong nghiên cứu), đó là một điểm quan trọng mà đôi khi bị bỏ qua”, Lichtenstein bổ sung.

Tiến sĩ Rachel K Johnson, giáo sư dinh dưỡng tại Đại học Vermont, Burlington, nhấn mạnh tác động của thứcuống có đường trong chế độ ăn kiêng.

“Thứcuống giải khát chứađường là chất lỏng… và là nguồn bổ sung đường hàng đầu trong chế độ ăn uống của người Mỹ, chiếm 47% trong số tất cả các đường bổ sung được tiêu thụ.

Johnson cho biết: “Chúng tôi đã thống nhất về những ảnh hưởng tiêu cực của thứcuống có đường. Tuy nhiên, những nghiên cứu này không tách biệt tác động của thức uống có đường với các loại thực phẩm có chứa đường bổ sung “.

Hạn chế của nghiên cứu là kết quảkhông chứng minh liên quan nhânquảvà hiệu quả; và khẩu phần ăn uống tự báo cáo thường thấp hơn thực tế.

 

NTH

(Dịch từ Sugary Drinks, but Not Foods, Linked to Increased Mortality. https://www.medscape.com/viewarticle/895063).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO