GS.TS. Đặng Vạn Phước2
PGS.TS. Nguyễn Đỗ Nguyên3
1BVĐK Tân Thạnh – Long An, 2Bộ môn Nội – Đại học Y Dược TP.HCM, 3Bộ môn Dịch tễ – Đại học Y Dược TP.HCM
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi đang sinh sống trong cộng đồng tại tỉnh Long An.
Phương pháp: Cắt ngang, mô tả.
Kết quả: Có 1.134 bệnh nhân THA được khảo sát. Kết quả như sau: Tỉ lệ BN có tiền sử gia đình bệnh tim mạch sớm chiếm 1,5%. Tỉ lệ hiện đang hút thuốc lá chiếm 23,4%. Béo phì chiếm 13,49%. Đái tháo đường chiếm 13,23%. Tỉ lệ tăng cholesterol là 50,4%. Tăng Triglycerit là 51,2%. Tăng LDL là 54,8%. Giảm HDL là 14,3%. Tỉ lệ dày thất trái là 19,4%. Tỉ lệ suy thận mạn là 10,6%. Tỉ lệ đạm niệu vi lượng chiếm 63,2%.
Kết luận: Tỉ lệ các yếu tố nguy cơ tim mạch và tổn thương cơ quan đích ở BN THA cao tuổi là khá cao. Vì vậy, cần tầm soát chúng một cách thường qui ngay từ tuyến y tế cơ sở.
ABSTRACT
Objectives: Study the prevalence of clinical and laboratory characteristics of hypertension in elderly patients in Long An province.
Methods: Cross-sectional and descriptive study.
Results: We studied on 1134 patients with hypertension. The results of characteristics were as following: Family history of premature cardiovascular diseases: 1.5%. Current smoking: 23.4%. Obesity: 13.5%. Diabetes mellitus: 13.2%. Hypercholesterolemia: 50.4%. Hypertriglyceridemia: 51.2%. High LDL-C level: 54.8%. Low HDL-C level: 14.3%. Left ventricular hypertrophy: 19.4%. Chronic kidney disease: 10.6%. Microalbuminuria: 63.2%.
Conclusions: The prevalence of cardiovascular risk factors and damaged target organs is very common in elderly hypertensive patients. Thus, we should screen them when they first come to primary health care systems.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tỉ lệ bệnh tăng huyết áp ngày càng gia tăng và đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng [13]. Bên cạnh đó, tuổi thọ trung bình của con người cũng tăng nhanh, làm cho số lượng người cao tuổi ngày càng nhiều [10]. Theo thống kê của Bộ Y tế, ở người cao tuổi mắc trung bình 2,69 bệnh [1], trong đó THA là một bệnh thường gặp [7]. THA là một yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch, mà bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số 12 nguyên nhân gây tử vong ở người cao tuổi [16].
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm bệnh THA ở người cao tuổi trước đây, nhưng đa số các công trình nghiên cứu này được thực hiện ở các bệnh viện hoặc trung tâm tim mạch. Do đó, đối tượng được chọn vào nghiên cúu phần lớn là những BN THA đã có biến chứng hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch tiềm tàng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này ở những đối tượng THA đang sinh sống trong cộng đồng nhằm mục tiêu sau đây:
Xác định tỉ lệ các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở BN THA cao tuổi đang sinh sống trong cộng đồng tại tỉnh Long An.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Gồm những BN THA từ 60 tuổi trở lên được chẩn đoán THA trong đợt khám sàng lọc ở 30 cụm được chọn mẫu trên địa bàn tỉnh Long An từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2007.
2.2 Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang, mô tả.
2.3 Cách tiến hành
Qua khám sàng lọc những đối tượng được chẩn đoán THA chúng tôi tiến hành: phỏng vấn bằng bộ câu hỏi của WHO có điều chỉnh cho phù hợp với địa phương. Đo chiều cao, cân nặng, vòng bụng, vòng mông. Xét nghiệm: đường huyết, bilan lipid máu, creatinin máu, định lượng albumin niệu. Đo ECG 12 chuyển đạo cơ bản.
2.4 Xử lý số liệu: Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.0, phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 8.0.
3. KẾT QUẢ
3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Qua khám sàng lọc đối tượng người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) ở 30 cụm trên địa bàn tỉnh Long An từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2007, có 1.134 đối tượng được chẩn đoán THA. Trong đó có 417 đối tượng đã được chẩn đoán THA và đang dùng thuốc hạ HA tại thời điểm nghiên cứu và 717 đối tượng mới được chẩn đoán THA (dựa vào số đo HA tại thời điểm nghiên cứu). Gồm 577 nam và 557 nữ. Tuổi trung bình: 72,98 ± 7,47, nhỏ nhất 60, lớn nhất 101.
3.2 Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng (các bảng kèm theo)
3.2.1 Tiền sử gia đình bệnh tim mạch sớm
TS gia đình bệnh tim mạch sớm |
Nam (n,%) |
Nữ (n,%) |
Chung (n,%) |
Có |
7 (1,2) |
10 (1,8) |
17 (1,5) |
Không |
570 (98,8) |
547 (98,2) |
1.117 (98,5) |
Chung |
577 (50,9) |
557 (49,1) |
1.134 (100) |
x2 =0,6505; p = 0,420
Tỉ lệ BN THA có tiền sử gia đình về bệnh tim mạch sớm chiếm 1,5%, tỉ lệ này ở nam và nữ khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p = 0,420).
3.2.2 Hút thuốc lá
Hút thuốc lá |
Chung (n,%) |
Nam (n,%) |
Nữ (n,%) |
p |
Từng hút thuốc lá |
429 (37,8) |
413 (71,6) |
16 (2,9) |
0,001 |
Hiện tại đang hút thuốc lá |
265 (23,4) |
254 (44,0) |
11 (1,9) |
0,001 |
Tỉ lệ BN THA từng có hút thuốc lá chiếm 37,83%. Tỉ lệ BN THA hiện tại đang hút thuốc lá chiếm 23,37%. Tình trạng hút thuốc lá giữa hai giới khác nhau có ý nghĩa thống kê (p = 0,001).
3.2.3 Tình trạng béo phì
Tình trạng béo phì |
Nam (n = 577) |
Nữ (n = 557) |
Chung (1.134) |
BMI ≥ 25 |
53 (9,2) |
100 (17,9) |
153 (13,5) |
Béo bụng: Vòng bụng > 90 cm ở nam, > 80 cm ở nữ |
32 (5,5) |
163 (29,3) |
195 (17,2) |
Béo kiểu nam: WHR ≥ 0,95 ở nam, ≥ 0,85 ở nữ |
112 (19,4) |
335 (60,1) |
447 (39,4) |
Tỉ lệ béo phì chiếm 13,5%, béo bụng chiếm 17,2%, béo kiểu nam 39,4%.
3.2.4 Đái tháo đường
Đái tháo đường |
Nam (n,%) |
Nữ (n,%) |
Chung (n,%) |
Đã chẩn đoán |
19 (3,3) |
36 (6,5) |
55 (36,7) |
Mới chẩn đoán |
44 (7,6) |
51 (9,2) |
95 (63,3) |
Chung |
63 (10,9) |
87 (15,6) |
150 (13,2) |
Tỉ lệ ĐTĐ chiếm 13,2%. Trong đó ĐTĐ đã được chẩn đoán 36,7%, ĐTĐ mới được chẩn đoán 63,2%.
3.2.5 Rối loạn lipid máu
Các rối loạn mỡ máu |
Nam (n = 577) |
Nữ (n = 557) |
Chung (n = 1.134) |
Tăng cholesterol (≥ 200 mg%) |
243 (42,1) |
329 (59,1) |
572 (50,4) |
Tăng Triglycerit (≥ 150mg%) |
256 (44,4) |
325 (58,3) |
581 (51,2) |
Tăng LDL (≥ 130 mg%) |
268 (46,4) |
353 (63,4) |
621 (54,8) |
Giảm HDL (< 40 mg%) |
74 (12,8) |
88 (15,8) |
162 (14,3) |
Rối loạn ít nhất 1 thành phần |
408 (70,7) |
476 (85,5) |
884 (77,9) |
Tỉ lệ BN có rối loạn ít nhất 1 thành phần lipid máu chiếm 77,9%.
3.2.6 Dày thất trái
Dày thất trái |
Nam (n,%) |
Nữ (n,%) |
Chung (n,%) |
Có |
116 (20,1) |
104 (18,7) |
220 (19,4) |
Không |
461 (79,9) |
453 (81,3) |
914 (80,6) |
Chung |
577 (50,9) |
557 (49,1) |
1.134 (100) |
x2 =0,3719; p = 0,542.
Tỉ lệ dày thất trái chiếm 19,4%. Tỉ lệ dày thất trái giữa hai giới khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p = 0,54).
3.2.7 Suy thận mạn
Suy thận mạn |
Nam (n,%) |
Nữ (n,%) |
Chung (n,%) |
Có |
64 (11,1) |
56 (10,1) |
120 (10,6) |
Không |
513 (88,9) |
501 (89,9) |
1.014 (89,4) |
Chung |
577 (50,9) |
557 (49,1) |
1.134 (100) |
x2 =0,3227; p = 0,570
Tỉ lệ suy thận mạn là 10,6%. Tỉ lệ suy thận giữa hai giới khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p = 0,570).
3.2.8 Đạm niệu
Đạm niệu |
Nam (n,%) |
Nữ (n,%) |
Chung (n,%) |
Bình thường |
236 (40,9) |
180 (32,3) |
416 (36,7) |
Đạm niệu vi lượng |
341 (59,1) |
376 (67,5) |
717 (63,2) |
Đạm niệu đại lượng |
0 (0) |
1 (0,2) |
1 (0,1) |
Chung |
577 (50,9) |
557 (49,1) |
1.134 (100) |
Fisher’s exact ; P = 0,003
Tỉ lệ đạm niệu vi lượng chiếm 63,2%. Tỉ lệ các loại đạm niệu giữa hai giới khác nhau có ý nghĩa thống kê.
4. BÀN LUẬN
4.1 Tiền sử gia đình bệnh tim mạch sớm
Trong mẫu nghiên cứu, tỉ lệ BN THA có tiền sử gia đình về bệnh tim mạch sớm chiếm 1,5% (bảng 1), tương đương với tỉ lệ này của Trần Minh Giao (1,1%) [3], Trần Văn Huy và Thạch Công Luận (5,81%) [5]. Nhưng tỉ lệ này lại thấp hơn tỉ lệ tiền sử gia đình về bệnh tim mạch sớm trong nghiên cứu của Phan Ngọc Khánh (34,1%) [6], và John G. O’Meara (21-38,5%) [22]. Có lẽ dân số nghiên cứu của chúng tôi là người cao tuổi nên khi khai thác tiền sử này đối tượng thường là không nhớ do những người thân của họ đã mất quá lâu hoặc do người thân của họ không tử vong tại cơ sở y tế nên chưa có được chẩn đoán rõ ràng, chính xác hoặc do sự trao đổi thông tin giữa đối tượng nghiên cứu và người thân của họ bị hạn chế.
Tiền sử gia đình về bệnh tim mạch sớm là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch cần được đánh giá đầy đủ ở tất cả BN THA.
4.2 Hút thuốc lá
Tỉ lệ BN THA trong mẫu nghiên cứu trong tiền sử từng có hút thuốc lá chiếm 37,8%, và hiện tại đang hút thuốc lá chiếm 23,4%. Tỉ lệ BN nam từng hút thuốc và hiện đang hút thuốc lá luôn cao hơn nữ (p = 0,001) do đặc điểm phụ nữ Việt Nam ít hút thuốc lá (bảng 2). Tỉ lệ BN từng hút thuốc lá trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi cao hơn tỉ lệ từng hút thuốc lá trong nghiên cứu I-SEARCH trên dân số BN Việt Nam (8,19%) [9]. Tỉ lệ BN hiện tại đang hút thuốc lá trong mẫu nghiên cứu cao hơn hẳn tỉ lệ BN hút thuốc lá của Trần Minh Giao (9,4%) [3], Đoàn Dư Đạt (13,6%) [2], I-SEARCH (10,92%) [9] có lẽ do đối tượng nghiên cứu trong mẫu của các tác giả này là những BN đến khám và điều trị tại BV, đa số có vấn đề về sức khỏe cũng như nhận được sự giáo dục bỏ thuốc lá từ thầy thuốc nên tỉ lệ hiện hút thuốc lá thấp. Tuy nhiên, tỉ lệ BN hiện tại đang hút thuốc lá trong mẫu của chúng tôi lại thấp hơn tỉ lệ này của Đỗ Thị Kim Yến (36,29%; 45/124) [11], Hồ Lan (30,25%; 112/ 327) [8], Trần Văn Huy và Thạch Công Luận (29,45%; 73/258) [5] do đặc điểm BN trong các nghiên cứu này đa số là nam giới nên tỉ lệ hút thuốc lá cao. Trong nghiên cứu GENOA, tỉ lệ nam da đen hút thuốc lá (29,6%) cao hơn tỉ lệ nam hút thuốc lá trong mẫu nghiên cứu nhung tỉ lệ nam da trắng hút thuốc lá (10,9%) thấp hơn tỉ lệ nam hút thuốc lá trong nghiên cứu của chúng tôi (23,37%). Tỉ lệ nữ hút thuốc lá trong nghiên cứu này đều cao hơn tỉ lệ nữ hút thuốc lá trong nghiên cứu của chúng tôi (1,97%) ở cả da đen và da trắng (13% và 9,6%) [22] có lẽ do đặc điểm phụ nữ phương Tây thường có thói quen hút thuốc lá nhiều hơn.
Tất cả các bằng chứng nghiên cứu đều cho thấy hút thuốc lá làm tăng tỉ lệ mới mắc và tử vong do các bệnh tim mạch. Ngừng hút thuốc ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng đem lại những lợi ích đáng kể và tức thời cho sức khỏe. Ghi nhận thói quen hút thuốc hiện tại và trong quá khứ là một việc quan trọng, cần thiết để đánh giá toàn diện nguy cơ tim mạch cho mỗi người, đặc biệt là ở BN THA [4].
4.3 Béo phì
Tỉ lệ béo phì trong nghiên cứu của chúng tôi (13,5%) cao hơn rất nhiều tỉ lệ béo phì trong nghiên cứu của Trần Minh Giao ở BN THA cao tuổi tại BV Nhân Dân Gia Định (14/461 = 3%) [3]. Tỉ lệ béo phì của Trần Minh Giao thấp hơn của chúng tôi có lẽ do các đối tượng trong nghiên cứu này là những người đến khám và điều trị tại BV, do đó cân nặng phần nào cũng được điều chỉnh. Tuy nhiên, tỉ lệ béo phì trong nghiên cứu của chúng tôi còn thấp hơn tỉ lệ béo phì (BMI > 25 kg/m2) trong nghiên cứu I-SEARCH trên dân số BN Việt Nam (34,3%) [9] có lẽ do tuổi trung bình của các đối tượng trong nghiên cứu I-SEARCH nhỏ hơn tuổi trung bình của các đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi. Phân bố mỡ trong cơ thể cũng là một yếu tố quan trọng, những người béo bụng (béo trung tâm) có nguy cơ cao nhất [4]. Tỉ lệ béo phì vùng bụng trong mẫu nghiên cứu là 17,2%. Béo dạng nam cũng chiếm tỉ lệ khá cao trong nghiên cứu này (39,42%). Trong nghiên cứu I-SEARCH trên dân số BN Việt Nam cũng có 22,45% BN có bất thường về vòng eo [9]. Tình trạng quá cân/béo phì ở người cao tuổi THA tại Long An tương đối cao, đặc biệt là béo phì dạng nam. Vì vậy, tình trạng quá cân/béo phì cần được đánh giá đầy đủ ở đối tượng này.
4.4 Đái tháo đường
Tỉ lệ ĐTĐ trong nghiên cứu của chúng tôi (13,2%) thấp hơn tỉ lệ ĐTĐ của Dwivedi S và CS (31,41%) [14], Đỗ Thị Kim Yến (28,2%) [11], Trần Văn Huy (21,17%) [5], Trần Minh Giao (25,8%) [3] có lẽ
do đối tượng nghiên cứu trong các nghiên cứu này được chọn ở BV, còn trong nghiên cứu của chúng tôi các đối tượng được chọn ở cộng đồng.
THA và ĐTĐ thường cùng tồn tại ở dân số lão hóa. Cả hai bệnh này là những yếu tố quan trọng dẫn đến sự phát triển của bệnh tim mạch và bệnh thận, và sự cùng tồn tại của những yếu tố nguy cơ này sẽ kích hoạt rất mạnh cả bệnh lý tim mạch và bệnh thận [27]. Vì vậy, cần thiết tầm soát ĐTĐ một cách thường qui ở BN THA, đặc biệt là ở người cao tuổi THA.
4.5 Rối loạn lipid máu
Theo John B. Kostis, các yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành thường không xảy ra một cách đơn độc, và sự kết hợp của THA với rối loạn lipid máu, có hoặc không kèm theo các yếu tố nguy cơ khác sẽ làm tăng lên rất nhiều nguy cơ bệnh động mạch vành [19]. Naito và CS, qua mổ tử thi của 178 trường hợp tử vong trong BV, gồm 104 nam và 74 nữ, tuổi trung bình là 81, đi đến kết luận là: Rối loạn lipid máu là yếu tố chủ yếu gây xơ vữa động mạch ở người cao tuổi, và kiểm soát rối loạn lipid máu vẫn còn cần thiết ở dân số người cao tuổi [20].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có khác với các tác giả khác có thể là do khác nhau về đối tượng chọn mẫu, cỡ mẫu, cũng như khác về tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu đều có chung kết luận là tỉ lệ rối loạn lipid máu ở những BN THA là khá cao. Trong mẫu nghiên cứu này có hơn 50% BN có tăng hoặc cholesterol hoặc triglyceride hoặc LDL và có đến ¾ BN THA có rối loạn ít nhất một thành phần lipid máu. Vì vậy, cần tầm soát rối loạn lipid máu ở tất cả BN THA cao tuổi để đánh giá đầy đủ các yếu tố nguy cơ tim mạch, để công tác điều trị đạt kết quả cao.
4.6 Dày thất trái
Ở người cao tuổi có HA bình thường, dày thất trái chủ yếu là do hậu quả của quá trình thoái hóa mô liên kết. Ở người THA, dày thất trái do sự gia tăng khối cơ và mô sợi [15]. Ngoài ra, các yếu tố khác cũng góp phần làm dày thất trái ở BN THA là thời gian mắc bệnh THA lâu, THA không được kiểm soát, rối loạn chuyển hóa và áp lực mạch rộng [28]. Dày thất trái làm tăng tỉ lệ các biến cố tim mạch gây tử vong hoặc không tử vong [15] lên gấp 2 lần [17]. Ngay cả khi không có hẹp động mạch vành, do dày thất trái làm giảm dự trữ động mạch vành, làm tăng rối loạn nhịp tim, và suy giảm chức năng thất trái [15]. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu trong đó có nghiên cứu Framingham đã chứng minh rằng dày thất trái là yếu tố nguy cơ chính của đột quỵ [17].
Kết quả chẩn đoán dày thất trái bằng ECG trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi có khác với các tác giả khác có thể do các nghiên cứu khác nhau về tiêu chuẩn chọn mẫu, tiêu chuẩn chẩn đoán, thời gian mắc bệnh THA, mức độ THA và hiệu quả của việc điều trị THA.
4.7 Suy thận mạn
THA đóng vai trò quan trọng đối với tổn thương thận [18], THA là nguyên nhân gây suy thận giai đoạn cuối đứng hàng thứ hai sau ĐTĐ. THA thúc đẩy trực tiếp sự phát triển của suy thận giai đoạn cuối, và nó làm tăng tốc sự suy giảm chức năng thận ở những bệnh lý thận khác. Người cao tuổi THA kèm theo ĐTĐ hoặc suy thận thì được xếp vào loại nguy cơ rất cao đối với bệnh lý tim mạch, cho phép việc điều trị tích cực bằng thuốc chống THA [24].
Tỉ lệ suy thận mạn trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi (10,6%) có cao hơn tỉ lệ suy thận trong dân số người cao tuổi chung trong cộng đồng của Almirall (3,8% ở nữ và 8% ở nam) [12], nhưng lại thấp hơn tỉ lệ suy thận ở BN THA điều trị tại BV của Đỗ Thị Kim Yến (25%) [11], Trần Văn Huy (33,65%) [5], và Trần Minh Giao (41%) [3]. Khác biệt này là do khác nhau về tiêu chuẩn đối tượng chọn mẫu hoặc khác nhau về tiêu chuẩn chẩn đoán.
4.8 Đạm niệu vi lượng
Sự kết hợp trực tiếp và liên tục giữa HA với sự bài tiết albumin trong nước tiểu đã được biết qua nhiều công trình nghiên cứu [26]. Yếu tố chính quyết định tốc độ bài tiết albumin qua nước tiểu ở những BN THA mức độ nhẹ và không có biến chứng tim mạch dường như là do gánh nặng huyết động học. Ngược lại, ở những BN THA trầm trọng hơn và có tổn thương cơ quan đích, sự tăng bài tiết albumin trong nước tiểu có lẽ do hậu quả của tổn thương cầu thận [23]. Albumin niệu vi lượng là dấu hiệu của rối loạn chức năng nội mô hệ thống, được xem là giai đoạn sớm của quá trình xơ vữa động mạch. Ở BN THA, có hoặc không có ĐTĐ và/ hoặc bệnh thận, albumin niệu vi lượng là yếu tố nguy cơ độc lập đối với các biến cố bệnh mạch vành và bệnh mạch não cũng như tử vong do tất cả các nguyên nhân [25]. Đặc biệt ở người cao tuổi THA không có biến chứng tim mạch trước đây, albumin niệu vi lượng có thể là dấu hiệu báo trước các biến cố tim mạch bất chấp sự kiểm soát HA cổ điển [21].
Tỉ lệ đạm niệu vi lượng trong nghiên cứu của chúng tôi (63,2%) cao hơn tỉ lệ đạm niệu vi lượng trong các nghiên cứu của Đỗ Thị Kim Yến (46,2%) [11], Trần Minh Giao (41%) [3], và I-SEARCH trên dân số toàn cầu (58,4%) [9] có lẽ tỉ lệ đạm niệu vi lượng trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ thực hiện một lần duy nhất và chúng tôi điều tra trên cộng đồng nên chưa loại trừ được những nguyên nhân khác cũng gây nên đạm niệu vi lượng. Nhưng tỉ lệ đạm niệu vi lượng của chúng tôi thấp hơn tỉ lệ đạm niệu vi lượng của nghiên cứu I-SEARCH trên dân số Việt Nam (70,48%). Sự khác biệt này có thể do BN trong nghiên cứu này là BN đến khám ở các cơ sở thực hành chuyên khoa về tim mạch, vì vậy BN có thể có nhiều nguy cơ tim mạch hơn và BN có thể đã có các biến chứng của THA, trong đó có tổn thương thận nên tỉ lệ đạm niệu vi lượng cao hơn.
5. KẾT LUẬN
– Tỉ lệ BN có tiền sử gia đình bệnh tim mạch sớm chiếm 1,5%.
– Tỉ lệ BN từng hút thuốc lá chiếm 37,8%, tỉ lệ BN hiện đang hút thuốc lá chiếm 23,4%.
– Tỉ lệ béo phì chiếm 13,5%, béo bụng chiếm 17,2%, béo kiểu nam 39,4%.
– Tỉ lệ đái tháo đường 13,2%.
– Tỉ lệ tăng Cholesterol 50,4%, tăng Triglycerit 51,2%, tăng LDL 54,8%, giảm HDL 14,3%. Rối loạn ít nhất một thành phần lipid máu chiếm 77,9%.
– Tỉ lệ dày thất trái chiếm 19,4%.
– Tỉ lệ suy thận mạn chiếm 10,6%.
– Tỉ lệ đạm niệu vi lượng chiếm 63,2%.
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ Y Tế (2004), Thông tư 02/2004/ TT-BYT, Hà nội, Ngày 20/01/2004.
2. Đoàn Dư Đạt, Đặng Thị
Quận và CS (2005), “Nhận xét các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp và các tổn thương cơ quan đích trong các BN THA tại khoa tim mạch BV Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh năm 2003-2004”, Tạp Chí Tim Mạch Học Việt Nam, Số 41, tr. 514-523
3. Trần Minh Giao (2006), “Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định”, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học y dược TP. Hồ Chí Minh.
4. Hội tim mạch Việt Nam (2008), Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, NXB y học chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, tr. 1-26, 235-294, 248-502.
5. Trần Văn Huy, Thạch Công Luận (2003), “Các yếu tố nguy cơ tim mạch kết hợp ở bệnh nhân tăng hyết áp lớn tuổi tại Khánh Hòa”, Tạp chí tim mạch học Việt Nam, 36, tr. 155-163.
6. Phan Ngọc Khánh và cộng sự (2004), “Khảo sát đặc điểm và tình hình điều trị bệnh tăng huyết áp tại khoa tim mạch A- bệnh viện Nhân Dân 115- năm 2004”, Kỷ yếu báo cáo khoa học, Hội nghị khoa học tim mạch Việt – Đức lần V-2005.
7. Hà Huy Khôi (1996), Mấy vấn đề dinh dưỡng trong thời kỳ chuyển tiếp, NXB Y học, Hà Nội, tr. 53-54, 68 -73, 146, 217.
8. Hồ Lan, Trần Đình Nhường, Nguyễn Vĩnh Phú, Trần Văn Hùng, và CS (2007), “Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ và thực trạng quản lý bệnh tăng huyết áp ở tập thể cán bộ diện tỉnh quản lý tại phòng khám bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Nghệ An”, Tạp Chí Tim Mạch Học Việt Nam, Số 48, tr. 66-71.
9. Đặng Vạn Phước, Nguyễn Mạnh Phan, Phạm Nguyễn Vinh và CS (2008), “Tỉ lệ đạm niệu vi lượng trên bệnh nhân tăng huyết áp và các nguy cơ tim mạch đi kèm: Kết quả của nghiên cứu quốc tế I-SEARCH trên dân số bệnh nhân Việt Nam. Phân tích phụ của một cuộc điều tra trên 21.050 bệnh nhân tại 26 nước”, Thời sự tim mạch học, số 126, tr. 17-24.
10. Uỷ Ban Dân Số gia đình va trẻ em (2003), “Những nội dung chủ yếu của Pháp lệnh dân số”, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội, tr. 16-17.
11. Đỗ Thị Kim Yến và CS (2003), “Nghiên cứu đặc điểm tăng huyết áp tâm thu đơn thuần ở đối tượng bệnh nhân có tuổi và tăng huyết áp”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học bệnh viện Thống Nhất, tr. 27-40.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
12. Almirall J, Vaqueiro M, Anton E, et al (2005), “Prevalence of chronic kidney disease in community-dwelling elderly and associated cardiovascular risk factors”, Nefrologia, 25(6), pp. 655-662.
13. Chobanian A V, Barkris G L, Black H R, et al (2003), “The seventh Report of the Joint National Committee on the Prevention, Detection, Evaluation and Treatment of High Blood Pressure_JNC VII Express”, JAMA, (289), pp. 2560-2572.
14. Dwivedi S, Singh G, Agawal MP (2000), “Profile of Hypertension in Elderly Subjets”, JAPI, 48, pp. 1047-1049.
15. Grodzicki T, Messerlif H(1998), “The heart in the hypertensive elderly”, Journal of human hypertension, 12 (9), pp. 573-647.
16. Hazzard W R., Blass J P., Halter J B., Ouslander J G., Tinetti M E. (2003), Principles of Geriatric medicine and Gerontology, McGraw-Hill Companies, The United States of America, pp. 53-75, 403-421, 499-509.
17. Julien J, Tranche C, Souchet T (2004), “Left vetricular hypertrophy in hypertensive patients. Epidemiology and Prognosis”, Arch Mal Cœur Vaiss, 97 (3), pp. 221-227.
18. Kaplan N M. (2006), “Treatment of Hypertension: Drug therapy”, Kaplan’S Clinical Hypertnsion, 9th Edition, Lippincott Williams & Wilkins, USA, pp. 13; 416-608.
19. Kostis J B. (2007), “The Importance of Managing Hypertension and Dyslipidemia to Decrease Cardiovasclar Disease”, Cardiovasc Drugs Ther, 21, pp. 297-309
20. Naito, Takahiro, Sawabe, et al (2007), “Dyslipidemia is a major determinant of systemic atherosclerosis in the elderly: An autopsy study”, Geriatrics and Gerontology International, 7 (3), pp. 229-237.
21. NAKAMURA Satoko, KAWANO Yuhei, INENAGA Takashi, et al (2005), “Microalbuminuria and Cardiovascular Events in Elderly Hypertensive Patients Without Cardiovascular Previous Complications”, Hypertens Res, 26, pp. 303-308.
22. O’Meara J G., Kardia S L. R., Armon J J., Brown C., Boerwinkle E, Turner S T. (2004), “Ethnic and Sex Differences in the Prevalence, treatment, and control of Dyslipidemia Among Hypertensive Adults in the GENOA study”, Arch Intern Med, 164, pp. 1313-1318
23. Palatini P (2003), “Microalbuminuria and hypertension”, Curr Hypertens Rep, 5, (3), pp. 208-214.
24. Prisant L. Michael (2005), Hypertension in the Elderly, Humana Press Inc, New Jersey, pp. 11-516.
25. Svensson Staffan (2006), “Medication adherence, side effects and patient-physican interaction in hypertension” Gưteborg, Sweden, pp. 15-18.
26. Verdecchia P, Reboldi GP (2004), “Hypertension and mocroalbuminuria: the new detrimental duo”, Blood press, 13, (4), pp. 198-211.
27. Yildirir A., Batur M.K., Oto A. (2002), “Hypertension and Arrythmia: Blood pressure control and beyond”, Europace, 4, pp. 175-182.
28. Yun ZHU, Fan ZHANG, Fu-chun ZHANG, Guang WANG, Ling ZHOU (2006), “Risk factors related to left ventricular hypertrophy in elderly hypertensive patients”, Journal of Chinese Clinical medicince, 1 (6), pp. 308-314.