Tóm tắt
Mục tiêu: Nguy cơ hạ đường huyết ở người cao tuổi khi dùng glyburide so với gliclazide dạng phóng thích cải tiến trong chăm sóc thường quy là vấn đề chưa được xác định rõ ràng. Chúng tôi nghiên cứu nguy cơ hạ đường huyết trong bệnh viện sau khi bắt đầu điều trị glyburide so với gliclazide dạng phóng thích cải tiến.
Kristin K. Clemens MD a, *, Eric McArthur MSc b, Stephanie N. Dixon PhD b, c, Jamie L. Fleet BHSc b, d, Irene Hramiak MD e, Amit X. Garg MD b, c, d
aKhoa Y, Đại học Western, London, Ontario Canada; b Viện Khoa học Lâm sàng, London, Ontario Canada;
c Khoa Dịch tễ và Thống kê Sinh học, Đại học Western, London, Ontario Canada;
d Phân khoa Thận, Khoa Y, Đại học Western, London, Ontario Canada; e Phân khoa Nội tiết, Khoa Y, Đại học Western, London, Ontario Canada
Người dịch: ThS. BS. Lê Hoàng Bảo – Khoa Nội tiết ĐHYD TPCHM
Phương pháp: Từ 2 nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu bắt cặp trong cộng đồng ở Ontario, Canada, trong thời gian 2002 và 2011, chúng tôi khảo sát những người cao tuổi bắt đầu điều trị với glyburide hoặc gliclazide đơn trị liệu hoặc phối hợp metformin. Tiêu chí chính là hạ đường huyết trong bệnh viện được đánh giá trong 90 ngày.
Kết quả: Đặc điểm cơ bản giữa các nhóm được bắt cặp tương tự nhau. Khởi trị bằng glyburide đơn trị liệu liên quan đến nguy cơ hạ đường huyết trong bệnh viện cao hơn so với gliclazide đơn trị liệu (69 trong số 4374 bệnh nhân dùng glyburide [1.58%] so với 8 trong số 4374 bệnh nhân dùng gliclazide [0.18%], nguy cơ tuyệt đối tăng 1.40% [95% KTC 1.01% đến 1.79%], số lượng cần thiết để gây hại là 71 [55 đến 99], tỷ số odds 8.63 [95% KTC 4.15 đến 17.93], p<0.0001). Kết quả tương tự khi khởi trị glyburide so với gliclazide khi phối hợp metformin (110 trong số 8038 bệnh nhân dùng glyburide [1.37%] so với 19 trong số 8038 bệnh nhân dùng gliclazide [0.24%], nguy cơ tuyệt đối tăng 1.13% [95% KTC 0.86% đến 1.40%], số lượng cần thiết để gây hại là 77 [71 đến 116], tỷ số odds 6.06 [95% KTC 3.68 đến 9.97], p<0.0001).
Kết luận: Glyburide liên quan đến nguy cơ hạ đường huyết cao hơn so với gliclazide dạng phóng thích cải tiến. Kết quả nghiên cứu có thể thuyết phục các chuyên gia chăm sóc sức khỏe xem xét chuyển glyburide sang gliclazide dạng phóng thích cải tiến để an toàn hơn.
Hiệp hội Đái tháo đường Canada, 2015
Tiêu chí 90 ngày trong nghiên cứu đơn trị liệu
|
Số lượng biến cố (%) |
Khác biệt nguy cơ tuyệt đối (%) (95% KTC) |
NNH (95% KTC) |
OR (95% KTC) |
p |
|
|
Glyburide n=4374 |
Gliclazide n=4374 |
||||
Nhập viện vì hạ đường huyết |
69 (1.58%) |
8 (0.18%) |
1.40% (1.01% đến 1.79%) |
71 (55 đến 99) |
8.63 (4.15 đến 17.93) |
<0.0001 |
Tử vong do mọi nguyên nhân |
100 (2.29%) |
84 (1.92%) |
0.37% (-0.21% đến 0.95%) |
(-) |
1.21 (0.89 đến 1.63) |
0.22 |
CI, Khoảng tin cậy; NNH, Số lượng cần để gây hại; (-), không có ý nghĩa; OR, tỷ số odds.
Ghi chú: Bệnh nhân được kê toa gliclazide dạng phóng thích cải tiến là nhóm so sánh.
Nghiên cứu phối hợp metformin
Trong mỗi nghiên cứu, chúng tôi giới hạn phân tích những liều sulfonylurea so sánh: glyburide, tổng liều 5, 10, 15 hoặc 20 mg mỗi ngày; và gliclazide dạng phóng thích cải tiến, tổng liều 30, 60, 90 hoặc 120 mg mỗi ngày.
Tiêu chí 90 ngày trong nghiên cứu phối hợp metformin
|
Số lượng biến cố (%) |
Khác biệt nguy cơ tuyệt đối (%) (95% KTC) |
NNH (95% KTC) |
OR (95% KTC) |
p |
|
|
Glyburide n=8038 |
Gliclazide n=8038 |
||||
Nhập viện vì hạ đường huyết |
110 (1.37%) |
19 (0.24%) |
1.13% (0.86% đến 1.40%) |
77 (71 đến 116) |
6.06 (3.68 đến 9.97) |
<0.0001 |
Tử vong do mọi nguyên nhân |
109 (1.36%) |
75 (0.93%) |
0.43% (0.10% đến 0.76%) |
233 (131 đến 1000) |
1.47 (1.09 đến 1.97) |
0.012 |
NNH, số lượng cần để gây hại; OR, tỷ số odds.
Ghi chú: Bệnh nhân được kê toa gliclazide MR là nhóm so sánh.
Các tiêu chí
Trong cả hai nghiên cứu, tiêu chí chính được đánh giá trong 90 ngày sau khi tuyển bệnh. Chúng tôi chọn 90 ngày theo dõi để tránh điều trị thuốc giao nhau có thể xảy ra khi theo dõi dài hơn và vì thuốc kê toa ở Ontario không quá 100 ngày.
Tiêu chí chính là nhập viện (nhập khoa cấp cứu hoặc nhập viện) vì hạ đường huyết. Tiêu chí phụ là tử vong do mọi nguyên nhân (bất kỳ tử vong trong hoặc ngoài bệnh viện).
Phân tích thống kê
Chúng tôi sử dụng các phương pháp thống kê tương tự nhau giữa 2 nghiên cứu. Các đặc điểm cơ bản giữa đối tượng sử dụng glyburide và gliclazide được so sánh bằng khác biệt chuẩn. Số liệu này mô tả sự khác biệt giữa trung bình nhóm liên quan đến độ lệch chuẩn gộp và được xem là khác biệt có ý nghĩa nếu lớn hơn 10% (23).
Kết quả
Nghiên cứu đơn trị liệu
Đặc điểm cơ bản
Chúng tôi xác định có 18804 bệnh nhân được kê toa glyburide (n=13550) hoặc gliclazide (n=5254). Sau khi bắt cặp, chúng tôi để 4374 bệnh nhân trong mỗi nhóm, và đặc điểm cơ bản của các nhóm tương tự nhau. Trong quá trình nghiên cứu, có 4288 bác sĩ kê toa glyburide hoặc gliclazide, và khoảng 78% là bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Toa thuốc được cung cấp bởi 464 nhà thuốc. Qua nhiều năm tích lũy, glyburide tiếp tục được khởi trị trong chăm sóc thường quy. Tuy nhiên, có xu hướng ít khởi trị hơn theo thời gian, với 609 toa năm 2002 (34/100000 người cao tuổi trong dân số chung) và 132 toa năm 2011 (7/100000 người cao tuổi). Khởi trị gliclazide tăng từ 6 năm 2002 (thời điểm thuốc chưa được chi trả trong kế hoạch kê toa thuốc toàn cầu của Ontario) lên đến 839 toa năm 2011 (47/100000 người cao tuổi).
Các tiêu chí
Kê toa glyburide liên quan đến nguy cơ nhập viện vì hạ đường huyết cao hơn gliclazide (69 trong số 4374 bệnh nhân dùng glyburide [1.58%] so với 8 trong số 4374 bệnh nhân dùng gliclazide [0.18%]; nguy cơ tuyệt đối tăng 1.40% [95% KTC 1.01% đến 1.79%], OR 8.63 [95% KTC 4.15 đến 17.93], p<0.0001). Kê toa glyburide không liên quan đến nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân cao hơn có ý nghĩa so với gliclazide (100 trong số 4374 bệnh nhân dùng glyburide [2.29%] so với 84 trong số 4374 bệnh nhân dùng gliclazide [1.92%], nguy cơ tuyệt đối tăng 0.37% [95% KTC 0.21% đến 0.95%], OR 1.21 [95% KTC 0.89 đến 1.63], p=0.22) (Bảng 2).
Nghiên cứu phối hợp metformin
Đặc điểm cơ bản
Chúng tôi xác định có 26598 bệnh nhân được kê toa glyburide (n=16631) hoặc gliclazide (n=9967) phối hợp metformin. Sau khi bắt cặp, chúng tôi để 8038 bệnh nhân trong mỗi nhóm, và các đặc điểm cơ bản tương tự giữa hai nhóm. Metformin tiếp tục được sử dụng khi theo dõi ở cả hai nhóm, với bằng chứng kê toa lặp lại sau ngày tuyển bệnh ở 6403 trong số 8038 (80%) bệnh nhân dùng glyburide và ở 6660 trong số 8038 (83%) bệnh nhân dùng gliclazide (khác biệt chuẩn 8%).
Trong quá trình nghiên cứu, có 7913 bác sĩ kê toa glyburide hoặc gliclazide, và khoảng 78% là bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Toa thuốc được cung cấp bởi 477 nhà thuốc. Qua nhiều năm tích lũy, glyburide tiếp tục được khởi trị trong chăm sóc thường quy. Có 411 toa năm 2002 (23/100000 người cao tuổi trong dân số chung) và 376 toa năm 2011 (21/100000). Khởi trị gliclazide tăng từ ít hơn 5 toa năm 2002 (thời điểm thuốc chưa được chi trả trong kế hoạch kê toa thuốc toàn cầu) lên đến 1905 toa năm 2011 (106/100000).
Các tiêu chí
Kê toa glyburide liên quan đến nguy cơ nhập viện vì hạ đường huyết cao hơn gliclazide (110 trong số 8038 bệnh nhân dùng glyburide [1.37%] so với 19 trong số 8038 bệnh nhân dùng gliclazide [0.24%], nguy cơ tuyệt đối tăng 1.13% [95% KTC 0.86% đến 1.40%], OR 6.06 [95% KTC 3.68 đến 9.97], p<0.0001). Kê toa glyburide cũng liên quan đến nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân cao hơn gliclazide (109 trong số 8038 bệnh nhân dùng glyburide [1.36%] so với 75 trong số 8038 bệnh nhân dùng gliclazide [0.93%]; nguy cơ tuyệt đối tăng 0.43% [95% KTC 0.10% đến 0.76%], OR 1.47 [95% KTC 1.09 đến 1.97], p=0.012) (Bảng 4).
Bàn luận
Những kết quả và tác động chính
Dù các hướng dẫn điều trị đều khuyến cáo phải thận trọng, glyburide vẫn tiếp tục được khởi trị ở người cao tuổi trong chăm sóc thường quy (8). Gliclazide dạng phóng thích cải tiến tác dụng kéo dài thuận tiện hơn cho bệnh nhân (một lần/ngày) so với phác đồ glyburide nhiều lần mỗi ngày. Khi được kê toa đơn trị liệu hoặc phối hợp metformin, gliclazide dạng phóng thích cải tiến an toàn hơn glyburide và ít gây hạ đường huyết hơn. Dù gliclazide dạng phóng thích cải tiến có thời gian tác dụng dài, nguy cơ hạ đường huyết của nó có thể thấp hơn vì không có chất chuyển hóa hoạt động (27,29).
Tài liệu tham khảo
1. Sherifali D, Nerenberg K, Pullenayegum E, Cheng JE, Gerstein HC. The effect of oral antidiabetic agents on A1C levels: A systematic review and meta-analysis. Diabetes Care 2010;33:1859-64. http://dx.doi.org/10.2337/dc09-1727.
2. Zimmerman BR. Sulfonylureas. Endocrinol Metab Clin North Am 1997;26: 511-22.
3. Hellman B, Sehlin J, Taljedal IB. Glibenclamide is exceptional among hypoglycaemic sulphonylureas in accumulating progressively in beta-cell-rich pancreatic islets. Acta Endocrinol (Copenh) 1984;105:385-90.
4. Rydberg T, Jonsson A, Roder M, Melander A. Hypoglycemic activity of glyburide
(glibenclamide) metabolites in humans. Diabetes Care 1994;17:1026-30.
5. Veitch PC, Clifton-Bligh RJ. Long-acting sulfonylureas: Long-acting hypoglycaemia. Med J Aust 2004;180:84-5.
6. Krentz AJ, Ferner RE, Bailey CJ. Comparative tolerability pro?les of oral antidiabetic agents. Drug Saf 1994;11:223-41.
7. Tessier D, Dawson K, Tetrault JP, et al. Glibenclamide vs gliclazide in type 2 diabetes of the elderly. Diabet Med 1994;11:974-80.
8. Meneilly GS, Knip A, Tessier D. Canadian Diabetes Association Guidelines: Diabetes in the elderly, 2013. http://guidelines.diabetes.ca/Browse/Chapter37. Accessed December 30, 2013.
9. AA Pharma Inc. Product Monograph: Gliclazide MR: Gliclazide modi?ed- release tables 30 mg. 2010. http://www.aapharma.ca/downloads/en/PIL/ gliclazide_pm.pdf. Accessed March 5, 2013.
10. Bronskill S, Carter M, Costa A, et al. Aging in Ontario: An ICES chartbook of health service use by older adults. Toronto: Institute for Clinical Evaluative Sciences, 2010.
11. von Elm E, Altman DG, Egger M, et al. The Strengthening the Reporting of Observational Studies in Epidemiology (STROBE) statement: Guidelines for reporting observational studies. Prev Med 2007;45:247-51. http://dx.doi.org/10.1016/j.ypmed.2007.08.012.
12. Levy AR, OBrien BJ, Sellors C, et al. Coding accuracy of administrative drug claims in the Ontario drug bene?t database. Can J Clin Pharmacol 2003;10: 67e71.
13. Patel AM, Shariff S, Bailey DG, et al. Statin toxicity from macrolide antibiotic coprescription: A population-based cohort study. Ann Intern Med 2013;158:869e76. http://dx.doi.org/10.7326/0003-4819-158-12-201306180-00004.
14. Siddiqui NF, Coca SG, Devereaux PJ, et al. Secular trends in acute dialysis after elective major surgery: 1995 to 2009. CMAJ 2012;184:1237e45. http://dx.doi. org/10.1503/cmaj.110895.
15. Shih AW, Weir MA, Clemens KK, et al. Oral bisphosphonate use in the elderly is not associated with acute kidney injury. Kidney Int 2012;82:903e8. http://dx. doi.org/10.1038/ki.2012.227.
16. Zhao YY, Weir MA, Manno M, et al. New ?brate use and acute renal outcomes in elderly adults: A population-based study. Ann Intern Med 2012;156:560e9. http://dx.doi.org/10.7326/0003-4819-156-8-201204170-00003.
17. Gandhi S, Fleet JL, Bailey DG, et al. Calcium-channel blocker-clarithromycin drug interactions and acute kidney injury. JAMA 2013;310:2544e53. http:// dx.doi.org/10.1001/jama.2013.282426.
18. Molnar AO, Coca SG, Devereaux PJ, et al. Statin use associates with a lower incidence of acute kidney injury after major elective surgery. J Am Soc Nephrol 2011;22:939e46. http://dx.doi.org/10.1681/ASN.2010050442.
19. CERNER Corporation. Hospitals and health systems. 2014. http://www.cerner. com/solutions/Hospitals_and_Health_Systems, Accessed November 24, 2014.
20. Gamma Dynacare. Gamma Dynacare Medical Laboratories. http://www. gamma-dynacare.ca/. Accessed November 24, 2014.
21. Murad MH, Coto-Yglesias F, Wang AT, et al. Clinical review: Drug-induced hypoglycemia: A systematic review. J Clin Endocrinol Metab 2009;94:741e5. http://dx.doi.org/10.1210/jc.2008-1416.
22. Cryer PE. Glucose homeostasis and hypoglycemia. In: Kronenberg H, Melmed S, Polonsky K, Larsen P, eds. Williams textbook of endocrinology. 11th edn. Philadelphia: Elsevier, 2008, pg 1503.
23. Austin P. Using the standardized difference to compare the prevalence of a binary variable between two groups in observational studies. Commun Stat Simulat 2009;38:1228.
24. Austin PC. An introduction to propensity score methods for reducing the effects of confounding in observational studies. Multivariate Behav Res 2011;46:399-424. http://dx.doi.org/10.1080/00273171.2011.568786.
25. Desfaits AC, Serri O, Renier G. Normalization of plasma lipid peroxides, monocyte adhesion, and tumor necrosis factor-alpha production in NIDDM patients after gliclazide treatment. Diabetes Care 1998;21:487e93.
26. Kardas P. The DIACOM study (effect of DosIng frequency of oral antidiabetic agents on the COMpliance and biochemical control of type 2 diabetes). Diabetes Obes Metab 2005;7:722e8. http://dx.doi.org/10.1111/j.1463-1326.2004.00462.x.
27. Drouin P. Diamicron MR once daily is effective and well tolerated in type 2 diabetes: A double-blind, randomized, multinational study. J Diabetes Com- plications 2000;14:185-91.
28. Baba S, Nakagawa S, Takebe K, et al. Comparison of gliclazide and glibenclamide treatment in non-insulin-dependent diabetes. Tohoku J Exp Med 1983;141(Suppl):S693e706.
29. Lu CH, Chang CC, Chuang LM, et al. Double-blind, randomized, multicentre study of the ef?cacy and safety of gliclazide-modi?ed release in the treatment of Chinese type 2 diabetic patients. Diabetes Obes Metab 2006;8:184-91. http://dx.doi.org/10.1111/j.1463-1326.2005.00501.x.
30. Gangii A, Goldsmith C, Cukeman T, et al. A systematic review and meta-analysis of hypoglycemia and cardiovascular events. Diabetes Care 2007;30:389.
31. van Staa T, Abenhaim L, Monette J. Rates of hypoglycemia in users of sulfonylureas. J Clin Epidemiol 1997;50:735-41.
32. Salas M, Caro JJ. Are hypoglycaemia and other adverse effects similar among sulphonylureas? Adverse Drug React Toxicol Rev 2002;21:205-17.
33. Zoungas S, Patel A, Chalmers J, et al. Severe hypoglycemia and risks of vascular events and death. N Engl J Med 2010;363:1410-8. http://dx.doi.org/10.1056/ NEJMoa1003795.
34. Charlson ME, Pompei P, Ales KL, MacKenzie CR. A new method of classifying prognostic comorbidity in longitudinal studies: Development and validation. J Chronic Dis 1987;40:373-83.
35. Fleet JL, Dixon SN, Shariff SZ, et al. Detecting chronic kidney disease in population-based administrative databases using an algorithm of hospital encounter and physician claim codes. BMC Nephrol 2013;14:81-8. http://dx. doi.org/10.1186/1471-2369-14-81.
36. Ontario Ministry of Health and Long-Term Care. Schedule of bene?ts for physician services under the health insurance act: Consultations and visits. A1-128, 2013. http://www.health.gov.on.ca/english/providers/program/ohip/sob/physserv/a_consul.pdf. Accessed December 30, 2013.