Một nghiên cứu mới cho thấy bệnh nhân đái tháo đường typ2 bị tình trạng đường huyết hạ quá thấp có thể làm gia tăng nguy cơ các bệnh tim mạch.
Một nghiên cứu mới cho thấy bệnh nhân đái tháo đường typ2 bị tình trạng đường huyết hạ quá thấp có thể làm gia tăng nguy cơ các bệnh tim mạch.
Các nhà nghiên cứu cho biết, những đối tượng đái tháo đường typ2 không được kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt thường có nguy cơ cao bị tụt đường huyết (nồng độ đường trong máu hạ thấp đột ngột một cách nguy hiểm)…
Mức đường trong máu thấp nguy hiểm thường được phân loại là trường hợp khẩn cấp, thậm chí có thể cần cấp cứu y tế. Dù vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng những nghiên cứu quan sát trước đây đã cho thấy có sự liên quan giữa hạ đường huyết nặng và nguy cơ bệnh tim mạch…
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đến từ Mỹ, Nhật và Hà Lan đã phân tích kết quả của 6 nghiên cứu trên hơn 903 000 bệnh nhân bị đái tháo đường typ2. Nghiên cứu cho thấy có từ 0,6% đến 5,8% số bệnh nhân xuất hiện tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng trong 1-5 năm sau đó. Nhìn chung, các bệnh nhân này có 1.56% nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, theo nghiên cứu, được công bố ngày 30 tháng 7 trong tạp chí trực tuyến BMJ.com.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hạ đường huyết nặng có liên quan với việc tăng gấp đôi nguy cơ gia tăng bệnh tim mạch, các nhà nghiên cứu cho biết.
Chính vì vậy, ngăn ngừa việc hạ đường huyết nghiêm trọng ở những bệnh nhân tiểu đường typ 2 là cực kỳ quan trọng để phòng tránh nguy cơ gia tăng bệnh tim mạch, thông cáo báo chí về nghiên cứu nhấn mạnh.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, trước đây, mối liên hệ giữa nồng độ đường huyết và nguy cơ gia tăng các bệnh tim mạch đã được dùng để giải thích như là một nguyên nhân các bệnh nhân mắc một hoặc nhiều bệnh nguy hiểm khác, nhưng đó là sự giải thích chưa có cơ sở chắc chắn hoàn toàn.
Họ nói rằng tỉ lệ gia tăng một số bệnh nan y trong số các bệnh nhân bị hạ đường huyết nặng cần được coi là “chưa có giá trị thực tiễn”; và sự liên quan giữa các căn bệnh nan y với các bệnh tim mạch phải được xem là “cực kỳ quan trọng”.
Phương Lan– theo health24.com
Vi chất quan trọng ngăn chặn nguy cơ ung thư, tim mạch, tiểu đường và loãng xương
Theo nhiều nghiên cứu, mới đây nhất là của tạp chí Nutrition Review, thiếu hụt magnesium làm tăng nguy cơ bị nhiều loại bệnh nặng như: đái tháo đường typ 2, rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, bệnh xơ vữa động mạch, đột tử do tim, loãng xương, chứng đau nửa đầu, hen xuyễn và ung thư ruột kết… Nói cách khác, khi cung cấp đầy đủ lượng magnesium có thể ngăn chặn được nguy cơ mắc các căn bệnh này.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra hầu như phân nửa dân Mỹ không có đủ magnesium trong khẩu phần ăn của họ. Một số chuyên gia thì ước tính có thể đến 80% số dân thiếu hụt dưỡng chất quan trọng này.
Một nghiên cứu khác cho thấy huyết áp giảm đáng kể khi kết hợp magnesium với thuốc điều trị huyết áp hơn là chỉ dùng đơn trị liệu. Người ta đã cho những người tham gia uống 460mg/ngày để có được kết quả nghiên cứu này. Tiến sĩ Andrea Rosanoff, đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết: sự thiếu hụt magnesium có thể gây ra huyết áp cao, tích tụ mảng bám trong động mạch và các vấn đề tim mạch khác.
Magnesium rất cần thiết cho chức năng hoạt động của cơ bắp… Vì tim là phần cơ hoạt động liên tục trong cơ thể con người từ khi sinh ra cho tới khi lìa trần nên magnesium đóng vai trò quan trọng đến hoạt động đều đặn của tim – điều này cũng giải thích những lợi ích về sức khỏe tim mạch từ việc bổ sung magnesium.
Magnesium cũng rất cần thiết cho cơ thể thư giãn và đương đầu với stress, tham gia củng cố xương vững chắc và ổn định chức năng thần kinh. Thậm chí việc sản xuất năng lượng và cấu tạo vật liệu di truyền của con người cũng dựa trên lượng magnesium đầy đủ để có thể hoạt động nhịp nhàng.
Magnesium tìm thấy trong hạt hạnh nhân, hạt mè, hạt hướng dương, quả sung, chanh, táo, rau xanh lá đậm, cần tây và gạo lức.
Liều lượng magnesium được khuyến khích là trong khoảng 200 – 800 mg mỗi ngày. Vì canxi và magnesium có khuynh hướng hỗ trợ nhau nên việc kết hợp bổ sung magnesium song song với canxi thường được đề nghị.
PL– theo “The Life Force Diet” của Michelle Schoffro Cook
Dưỡng chất có thể đẩy lùi bệnh đái tháo đường typ1 ?
Một nghiên cứu mới cho thấy ăn thực phẩm chứa những dưỡng chất nhất định có thể hỗ trợ cơ thể những người mới bị mắc bệnh đái tháo đường typ 1 sản xuất insulin.
Theo nghiên cứu, mặc dù việc ăn những thực phẩm đó không làm thay đổi việc tiêm insulin cho bệnh nhân đái tháo đường typ 1 nhưng với thực phẩm có chất leucine (một loại acid amin) và axit béo omega 3, có thể sẽ cần ít insulin hơn.
Giáo sư Elizabeth Mayer-Davis, Chủ tịch lâm thời của Khoa Dinh dưỡng Đại học Bắc California, tác giả chính của nghiên cứu cho biết, axit animo và axit béo có liên quan đến tỷ lệ C-peptide, mà chất này rất quan trọng vì người ta đã chứng minh chúng có thể cải thiện việc kiểm soát đường glucose và có thể giúp ngăn ngừa biến chứng. Tuy nhiên, đây mới là nghiên cứu sơ bộ nên ba mẹ của trẻ em bị tiểu đường typ 1 nên tiếp tục tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về insulin và các loại thuốc đặc trị khác.
Thực phẩm có chất leucine bao gồm các sản phẩm sữa, thịt, sữa đậu nành, trứng và ngũ cốc nguyên hạt. Aixit béo omega 3 có trong loại cá béo, đặc biêt là cá hồi.
Chỉ có duy nhất một chuyên gia là BS Joel Zonein, Giám đốc Trung tâm điều trị tiểu đường Trung tâm y tế Montefiore, New York, không tin rằng các thực phẩm này có thể thay đổi việc sản xuất insulin ở bệnh nhân tiểu đường typ 1. Ông phát biểu: “Dinh dưỡng cho tiểu đường typ 1 rất khó khăn để đánh giá cho đúng… Có thể chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đôi chút, như mọi người đã cố gắng tìm kiếm mối quan hệ giữa dinh dưỡng với tiểu đường typ 1 hơn 30 năm qua. Nghiên cứu này sẽ không làm thay đổi công việc của tôi.”
Đái tháo đường typ 1 được cho là một bệnh tự miễn trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể bị nhiễm bệnh và cuối cùng là phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy.
Insulin là một hocmon rất cần thiết để chuyển hóa carbohydrate trong thực phẩm. Khi carbohydrate chuyển hóa thành đường glucose, insulin hỗ trợ đưa đường glucose vào các tế bào cơ thể để được sử dụng như là nhiên liệu cho cơ thể và não. Đường glucose không thể đi vào tế bào và trong máu nếu không có insulin.
Theo thông tin cơ bản trong nghiên cứu này, cơ thể người tiểu đường typ 1 tiếp tục sản xuất ra insulin mặc dù không đủ để nuôi dưỡng cơ thể một cách đồng bộ. Càng có nhiều tế bào beta được bảo tồn và sản xuất ra insulin thì cơ hội biến chứng của bệnh đái tháo đường càng ít.
Để nhìn thấy được các yếu tố dinh dưỡng có đóng góp việc bảo tồn các tế bào beta hay không, Mayer-Davis và các đồng nghiệp xem qua dữ liệu của hơn 300 người trẻ tuổi có độ tuổi từ 20 trở lên được chẩn đoán bị tiểu đường typ 1. Thời gian trung bình họ bị tiểu đường là 10 tháng.
Thông tin dinh dưỡng được tập trung từ những người tham gia và các bà mẹ, gồm có thông tin về việc hấp thụ thức ăn có chứa chất leucine. Các mẫu máu được phân tích để tìm ra các dưỡng chất như vitamin D và axit béo. Các mẫu máu cũng được dùng để đo lượng C-peptide, một sản phẩm từ việc sản xuất insulin.
Sau hai năm, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng chất leucine và axit béo omega 3 liên quan đáng kể đến tỉ lệ cao hơn của C-peptide.
Mayer-Davis nói tỉ lệ cao hơn của axit béo omega 3 cho thấy mối quan hệ với việc bảo tồn chức năng tế bào beta. Điều này có nghĩa càng có nhiều axit béo omega trong máu, thì dường như chất C-peptide cũng càng nhiều…
Mayer-Davis cho biết: “Có thể có những phương pháp tiếp cận có khả năng cải thiện khả năng sản xuất insulin, sau khi được chẩn đoán.” Trong một chế độ ăn lành mạnh, các sản phẩm sữa, các thực có protein cao và cá hồi có thể hỗ trợ. Tuy nhiên các bậc cha mẹ đừng nên nghĩ rằng các thực phẩm này là thần dược…, các đứa trẻ sẽ vẫn còn cần insulin.
Mayer-Davis đồng ý rằng cần có thêm nghiên cứu và bà nói bà hy vọng các nhà khoa học khác sẽ xem xét mối liên kết này.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes vào tháng 7 vừa qua…
Phương Lan – theo(http://www.health24.com/Medical/Diabetes/News/Nutrients-may-ease-onset-of-diabetes-20130805)