Google search engine
Google search engine

Khảo sát mối tương quan giữa tăng huyết áp với BMI, vòng eo, tỉ số eo mông ở người dân phường Hòa Thạnh quận Tân Phú

TÓM TẮT
Mở đầu: Béo phì, biểu hiện qua đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI) là một yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp, góp phần làm biến cố tim mạch nặng hơn. Ngày nay, ngoài chỉ số khối cơ thể, vòng eo, tỉ số eo mông biểu hiện cho béo phì trung tâm được quan tâm trong bệnh lý tim mạch

Lý Huy Khanh*, Lê Thanh Chiến*,  Đỗ Công Tâm*, Nguyễn Thị Thu Vân*,
Đôn Thị Thanh Thủy*, Hà Thanh Yến Trang*

* Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương

 

TÓM TẮT
Mở đầu: Béo phì, biểu hiện qua đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI) là một yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp, góp phần làm biến cố tim mạch nặng hơn. Ngày nay, ngoài chỉ số khối cơ thể, vòng eo, tỉ số eo mông biểu hiện cho béo phì trung tâm được quan tâm trong bệnh lý tim mạch.
Mục tiêu  Khảo sát tỉ lệ béo phì, béo phì bụng, tỉ số eo mông ở bệnh nhân tăng huyết áp. Khảo sát mối tương quan giữa tăng huyết áp và béo phì, béo phì bụng, tỉ số eo mông.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu Bệnh _ Chứng.
Kết quả: -Béo phì theo BMI làm tăng nguy cơ tăng huyết áp 5,9 lần, BMI là yếu tố nguy cơ độc lập với tăng huyết áp. Với BMI=21,7 thì độ nhạy là 76% và độ đặc hiệu là 63%. Ở nữ, với BMI=21,7 thì độ nhạy là 78% và độ đặc hiệu là 66%. Ở nam, với BMI=24,36 thì độ nhạy là 40% và độ đặc hiệu là 88%. -Béo phì theo vòng eo làm tăng nguy cơ tăng huyết áp 4,32 lần. Vòng eo là yếu tố nguy cơ độc lập với tăng huyết áp tâm thu. Với vòng eo =75,5 thì độ nhạy là 79% và độ đặc hiệu là 54%. Ở nữ, với vòng eo =75,5 thì độ nhạy là 79,6% và độ đặc hiệu là 57,5%. Ở nam, với vòng eo =87,5 thì độ nhạy là 39,7% và độ đặc hiệu là 84,5%. -Béo phì theo tỉ số eo mông làm tăng nguy cơ tăng huyết áp 3,2 lần. Tỉ số eo mông không phải là yếu tố nguy cơ độc lập với tăng huyết áp. Với WHR =0,82 thì độ nhạy là 77% và độ đặc hiệu là 48,8%. Ở nữ, với WHR =0,82 thì độ nhạy là 77,9% và độ đặc hiệu là 53,6%. Ở nam, với WHR =0,88 thì độ nhạy là 55,2% và độ đặc hiệu là 58,6%. -BMI, Vòng eo, tỉ số eo mông cao có khả năng ảnh hưởng đến tăng huyết áp. Trong đó BMI và vòng eo có độ chính xác khá tốt, còn tỉ số eo mông có độ chính xác trung bình. Trong 3 yếu tố, BMI là yếu tố nguy cơ độc lập, có mối tương quan và là yếu tố dự đoán cao nhất của tăng huyết áp so với vòng eo và tỉ số eo mông.
Kết luận: Béo phì là yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp, chỉ số khối cơ thể là yếu tố đánh giá nguy cơ tăng huyết áp tốt nhất.

Từ khóa: Tăng huyết áp, béo phì, chỉ số khối cơ thể, BMI, vòng eo, chỉ số eo mông.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyếtáp (THA) là một vấn đề thời sự, là gánh nặng y tế. THA gây nhiều hậu quả nghiêm trọng: tai biến mạch máu não, thiếu máu cơ tim, suy tim, suy thận, tổn thương võng mạc,… Theo một số nghiên cứu gần đây, tỉ lệ THA ở Việt Nam đang gia tăng, và các biến chứng của THA  ngày một tăng.
Béo phì, biểu hiện qua chỉ số khối cơ thể (BMI) là một yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp, góp phần làm biến cố tim mạch nặng hơn. Ngày nay, ngoài BMI, vòng eo, chỉ số eo mông biểu hiện cho béo phì trung tâm được quan tâm trong bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu nhiều về mối tương quan giữa các chỉ số nhân trắc này với tăng huyết áp ở Việt Nam
Béo phì chiếm tỉ lệ như thế nào và có mối tương quan với tăng huyết áp không. Trên cơ sở nghiên cứu này, xác định một số các yếu tố nguy cơ, làm cơ sở để tác động hạn chế THA.
Mục tiêu chung: Khảo sát mối tương quan giữa tăng huyết áp và Béo phì.
Mục tiêu chuyên biệt:
– Khảo sát tỉ lệ béo phì, béo phì bụng, tỉ số eo mông ở bệnh nhân tăng huyết áp.
– Khảo sát mối tương quan giữa tăng huyết áp và béo phì, béo phì bụng, tỉ số eo mông.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng: Người dân ≥25 tuổi sống ở phường Hòa Thạnh – Tân phú.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu Bệnh _ Chứng.
Phương pháp chọn mẫu: Người dân được tầm soát tăng huyết áp
– Nhóm bệnh: Người dân  được chẩn đoán, hoặc đã được điều trị tăng huyết áp. Lấy đủ số lượng.
– Nhóm chứng:  Người dân đến tầm soát nhưng không bị tăng huyết áp. Bắt cập theo giới, tuổi, hút thuốc lá, hoạt động thể lực, ăn mặn, tiền sử có bệnh đái tháo đường, tiền sử có rối loạn chuyển hóa mỡ.
Cỡ mẫu:

3007201205

C là một hằng số, liên quan đến sai sót loại I và II. Chọn a=0.05 và b=0.05.Tra bảng, C=13

OR: Giả thuyết rằng, tỉ số nguy cơ tăng huyết áp ở người béo phì bụng là 2.

p: Tỉ lệ tăng huyết áp lưu hành p=0.20.

N=676 người (338 người tăng huyết áp, 338 người không tăng huyết áp).

Phương pháp tiến hành

Người dân ≥25 tuổi, được đo huyết áp, hỏi tiền sử tăng huyết áp và quá trình điều trị, nếu đã điều trị ghi nhận trị số huyết áp cao nhất, giới, tuổi, hút thuốc lá, hoạt động thể lực, ăn mặn, tiền sử có bệnh đái tháo đường, tiền sử có rối loạn chuyển hóa mỡ.

Phân 2 nhóm: có tăng huyết áp – không tăng huyết áp. Bắt cập theo giới, tuổi, hút thuốc lá, hoạt động thể lực, ăn mặn, tiền sử có bệnh đái tháo đường, tiền sử có rối loạn chuyển hóa mỡ. Người dân được cân nặng, đo chiều cao, vòng eo, vòng mông. Tính BMI, Tỉ số eo mông.

Kỹ thuật đo :

* Đo huyết áp:

– Nằm nghỉ 5 phút trước đo.

Không uống café 1 giờ trước đo. Không hút thuốc 15 phút trước đo. Không dùng thuốc cường giao cảm.

– Băng quấn được đặt cách khuỷu tay 3cm, ống nghe đặt nơi động mạch cánh tay.

– Bơm nhanh túi hơi vượt quá số tâm thu 20 -30mmHg.

– Xả túi hơi chậm, mỗi 3mmHg/1 giây.

– Tiếng mạch đầu tiên ghi được là huyết áp tâm thu, tiếng mạch cuối cùng nghe được là HA tâm trương.

* Xác định tăng huyết áp: bệnh nhân được đo huyết áp ít nhất 2 lần cách nhau ít nhất 5 phút có trị số huyết áp ≥140/90mmHg. Nếu có sự chênh lệch giữa 2 lần đo >5mmHg thì lấy huyết áp trung bình của 2 lần đo. Hoặc bệnh nhân đã được chẩn đoán tăng huyết áp và đang được điều trị.

* Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index: BMI) được tính bằng công thức: cân nặng chia cho chiều cao bình phương (Kg/m2). Phân loại BMI theo WHO 1997, có điều chỉnh cho người Việt Nam: Gầy (BMI<18,5); Bình thường (18,5≤ BMI <23); quá cân (23≤ BMI <25), Béo phì độ I (25≤ BMI <30), Béo phì độ II (30≤ BMI <35), Béo phì độ III (BMI ≥35).

* Vòng eo (VE) là vòng đo đi qua điểm nằm giữa mào chậu và xương sườn cuối cùng, ở thì thở ra. Béo bụng trung tâm khi vòng eo ở nam ≥90cm và vòng eo ở nữ≥80cm (theo tiêu chuẩn hội chứng chuyển hóa ở người Châu Á)

* Vòng mông (VM) được đo ngang qua 2 mấu chuyển lớn của xương đùi.

* Béo phì vùng bụng được định nghĩa khi tỉ số WHR ≥ 0,90 ở nam và ≥ 0,80 ở nữ (theo tiêu chí béo phì vùng bụng, theo IDF (International Diabetes Federation) cho Trung quốc ) (11).

Các thuật toán thống kê được thực hiện: Tính tỉ lệ, OR, c2, sử dụng đường cong ROC tìm điểm cắt của BMI, VE, WHR có ý nghĩa liên quan tăng huyết áp.

KẾT QUẢ

Một số đặc điểm chung của mẫu:

Bảng 1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

 

Tăng huyết áp

Không tăng huyết áp

Tuổi

 

53,51± 11,27

53,51± 11,27

Cao tuổi

≥ 65

68

20,1%

68

20,1%

<65

270

79,9%

270

79,9%

Giới

Nam

58

17,2%

58

17,2%

Nữ

280

82,8%

280

82,8%

Hút thuốc

34

10,1%

34

10,1%

Không

304

89,9%

304

89,9%

Uống rượu

26

7,7%

26

7,7%

Không

312

92,3%

312

92,3%

Hoạt động thể lực

149

44,1%

149

44,1%

Không

189

55,9%

189

55,9%

Ăn mặn

94

27,8%

94

27,8%

Không

244

72,2%

244

72,2%

Đái tháo đường

8

2,4%

8

2,4%

Không

330

97,6%

330

97,6%

Rối loạn chuyển hóa lipid máu

28

8,3%

28

8,3%

Không

310

91,7%

310

91,7%

Tổng

338

100%

338

100%

Nhận xét: Hai mẫu đồng nhất về các chỉ số (χ2, p>0,5)

Phân độ béo phì theo BMI và tăng huyết áp

3007201206

Biểu 1: Chỉ số BMI và tăng huyết áp.

Nhận xét: Có sự khác biệt về Tăng huyết áp và không tăng huyết áp ở các nhóm BMI (p=0,001).

Bảng 2: Thừa cân -Béo phì theo BMI và tăng huyết áp

 

THA

Tổng

(OR=4,7, χ2,p=0,001)

 

Không

BMI≥23

Không

236

110

346

102

228

330

Tổng

338

338

676

 Nhận xét: Nguy cơ tăng huyết áp ở nhóm có BMI ≥23 cao gấp 4,7 lần so với nhóm có BMI<23.

Bảng 3: Trung bình của chỉ số BMI và tăng huyết áp

 

THA

N

Trung bình

Độ lệch chuẩn

T test

Nam

Không

58

21,57

2,83

p=0,015

58

23,04

3,57

Nữ

Không

280

20,78

3,50

p=0,001

280

24,90

3,85

Chung

Không

338

20,91

3,40

p=0,001

338

24,58

3,86

Nhận xét: Có sự khác biệt về chỉ số trung bình của BMI ở người tăng huyết áp và không tăng huyết áp.

Bảng 4: Các trị số trong phân tích hồi qui tuyến tính của BMI và huyết áp:

Các yếu tố

β

α

R

R2

p

Huyết áp tâm thu

2,02

80,75

0,41

0,17

0,001

Huyết áp tâm trương

1,05

53,15

0,38

0,15

0,001

– Phương trình hồi qui:

Huyết áp tâm thu= 80,75 + 2,02 x BMI. Sự thay đổi của BMI giải thích được 17% sự thay đổi về huyết áp tâm thu.

Huyết áp tâm trương= 53,15 + 1,05 x BMI. Sự thay đổi của BMI giải thích được 15% sự thay đổi về huyết áp tâm trương.

Đường cong ROC của BMI với tăng huyết áp

3007201207

Biểu 2: Đường cong ROC của BMI với tăng huyết áp.

Bảng 5: Điểm cắt của BMI

 

Diện tích dưới đường cong

p

Điểm cắt BMI

Độ nhạy

Độ đặc hiệu

Chung

76,7%

0,001

21,7

76%

63%

Nữ

79,4%

0,001

21,7

78%

66%

Nam

62,5%

0,020

24,36

40%

88%

Nhận xét: BMI cao có khả năng ảnh hưởng tăng huyết áp.

Béo bụng và tăng huyết áp:

3007201208

Biểu 3: Béo bụng và tăng huyết áp.

Nhân xét: Có sự khác biệt về tăng huyết áp và không tăng huyết áp ở nhóm béo bụng và không béo bụng qua vòng eo. (OR=3,86. χ2,p=0,001)

Bảng 6: Trị số trung bình của vòng eo và tăng huyết áp

 

THA

N

Trung bình

Độ lệch chuẩn

T test

Nam

 

Không

58

78,79

9,57

P=0,010

58

83,59

10,06

Nữ

Không

280

74,69

9,21

P=0,001

280

83,19

9,95

Chung

Không

338

75,39

9,39

P=0,001

338

83,25

9,95

Nhận xét: Có sự khác biệt trung bình về vòng eo ở người tăng huyết áp và không tăng huyết áp.

Bảng 7: Các trị số trong phân tích hồi qui tuyến tính của vòng eo và huyết áp:

Các yếu tố

β

α

R

R2

p

Huyết áp tâm thu

0,82

61,49

0,42

0,18

0,001

Huyết áp tâm trương

0,39

46,45

0,36

0,13

0,001

– Phương trình hồi qui:

Huyết áp tâm thu= 61,49 +0,82 x vòng eo. Sự thay đổi của vòng eo giải thích được 18% sự thay đổi về huyết áp tâm thu.

Huyết áp tâm trương= 46,45 + 0,39 x vòng eo. Sự thay đổi của vòng eo giải thích được 13% sự thay đổi về huyết áp tâm trương.

Đường cong ROC của vòng eo với tăng huyết áp.

 3007201209

Biểu 4 Đường cong ROC của vòng eo với tăng huyết áp.

Bảng 8: Điểm cắt của Vòng eo:

 

Diện tích dưới đường cong

p

Điểm cắt Vòng eo

Độ nhạy

Độ đặc hiệu

Chung

72%

0,001

75,5

79%

54%

Nữ

73,8%

0,001

75,5

79,6%

57,5%.

Nam

63,3%

0,013

87,5

39,7%

84,5%.

Nhận xét: Vòng eo cao có khả năng ảnh hưởng tăng huyết áp.

Tỉ số eo mông và tăng huyết áp:

3007201210

 Biểu 5: Béo bụng qua tỉ số eo mông và tăng huyết áp

Nhận xét: Có sự khác biệt về tăng huyết áp và không tăng huyết áp ở nhóm béo bụng và không béo bụngqua tỉ số eo mông.OR=3,2. χ2, p=0,001

Bảng 9: Giá trị trung bình của tỉ số eo mông và tăng huyết áp

 

THA

N

Trung bình

Độ lệch chuẩn

T test

Nam

Không

58

0,87

0,05

P=0,127

 

58

0,88

0,06

Nữ

 

Không

280

0,84

0,07

P=0,001

 

280

0,87

0,07

Chung

Không

338

0,84

0,07

P=0,001

338

0,87

0,07

Nhân xét: Có sự khác biệt về tỉ số eo mông ở người tăng huyết áp cao hơn ở người không tăng huyết áp ở nữ và dân số chung.

Bảng 10: Các trị số trong phân tích hồi qui tuyến tính của tỉ số eo mông và huyết áp:

Các yếu tố

β

α

R

R2

p

Huyết áp tâm thu

72,24

64,66

0,26

0,07

0,001

Huyết áp tâm trương

32,56

49,17

0,21

0,04

0,001

– Phương trình hồi qui:

Huyết áp tâm thu= 64,66 +72,24 x WHR. Sự thay đổi của tỉ số eo mông giải thích được 7% sự thay đổi về huyết áp tâm thu.

Huyết áp tâm trương= 49,17 + 32,56 x WHR. Sự thay đổi của tỉ số eo mông giải thích được 4% sự thay đổi về huyết áp tâm trương.

Đường cong ROC của tỉ số eo mông với tăng huyết áp.

3007201211

 Biểu 6: Đường cong ROC của tỉ số eo mông với tăng huyết áp.

Bảng 11: Điểm cắt của tỉ số eo mông

 

Diện tích dưới đường cong ROC

p

Điểm cắt Vòng eo

Độ nhạy

Độ đặc hiệu

Chung

64,1%

0,001

0,82

77%

48,8%

Nữ

66,2%

0,001

0,82

77,9%

53,6%

Nam

56,6%

0,22

0,88

55,2%

58,6%

Nhận xét: Tỉ số eo mông cao có khả năng ảnh hưởng tăng huyết áp ở dân số chung và ở nữ.

BÀN LUẬN

Mẫu nghiên cứu tuổi trung bình 53,51± 11,27, cao tuổi chiếm 20,1%. Nữ chiếm đa số 82,8%. Về tiền căn: hút thuốc 10,1%, uống rượu: 7,7%, không hoạt động thể lực: 55,9%, ăn mặn: 27,8%, đái tháo đường: 2,4%, rối loạn chuyển hóa lipid máu: 8,3%. Đồng nhất ở 2 mẫu nghiên cứu.

Chỉ số khối cơ thể là một trong những cách xác định khối lượng cơ thể dư thừa, BMI≥23 làm tăng nguy cơ tăng huyết áp cao gấp 4,7 lần so với nhóm có BMI<23. Kết quả tương tự theo như nghiên cứu của Lê Hoàng Ninh (6) khi nghiên cứu ở người dân tỉnh Bình Dương.

Bảng 12: Odd Ratio

 

BMI

Vòng eo

WHR

Lê Hoàng Ninh (6)

OR=3,5

 

OR=2,04

Chei Cl và CS (3)

OR=1,2

 

OR=1,6

NC của chúng tôi

OR=5,9

OR=4,32

OR=3,2

OR trong nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của Lê Hoàng Ninh ở tỉnh Bình Dương và của Chei Cl. OR của BMI lớn hơn vòng eo, WHR. BMI cao ảnh hưởng đến tăng huyết áp nhiều hơn vòng eo, WHR.

Bảng 13: Diện tích dưới đường cong ROC

 

BMI

Vòng eo

WHR

Nyamdorj R và CS(12, 13)

0,760

 

0,748

NC của chúng tôi

0,767

0,72

0,641

Diện tích dưới đường cong của BMI trong nghiên cứu này tương đương nghiên cứu của Nyamdori R. WHR trong nghiên cứu của chúng tôi thì thấp hơn nghiên cứu của Nyamdori R. BMI cao liên quan đến tăng huyết áp nhiều hơn vòng eo và WHR.

Nghiên cứu của chúng tôi tương tự như Tuan NT(18), vòng eo không tốt hơn BMI trong tiên đoán THA ở người Trung Quốc khi khảo sát 12955 người ≥ 40 tuổi ở Thượng Hải.

Bảng 14: Điểm cắt

 

BMI

Vòng eo

WHR

 

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Deshmukh PR và CS (4)

21,2

21,7

65,5

72,5

 

 

Zhao WH et CS (20)

 

 

 

 

0,80

NC của chúng tôi

21,7

24,6

75,5

87,5

0,82

0,88

Điểm cắt trên đường cong ROC tìm giá trị có độ đặc hiệu và nhạy cảm cao nhất của BMI ở nữ thì giống nghiên cứu khác, tuy nhiên ở nam giá trị này trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn. Điểm cắt này của vòng eo cả nam và nữ đều cao hơn trong nghiên cứu của Deshmukh PR ở người dân Ấn Độ.

Với BMI, điểm cắt có độ đặc hiệu và nhạy cảm cao nhất với huyết áp của nghiên cứu này khác nhau ở nam và nữ so với chuẩn thừa cân ≥ 23, ở nữ, trị số này là BMI=21,7, ở nam là BMI=24,6.

Với vòng eo, điểm cắt có độ đặc hiệu và nhạy cảm cao nhất với tăng huyết áp thấp hơn chuẩn béo bụng (nam≥88, nữ≥80).

Với WHR, điểm cắt có độ đặc hiệu và nhạy cảm cao nhất với tăng huyết áp của nghiên cứu này, ở nữ cao hơn chuẩn béo bụng (WHR≥80), ở nam thấp hơn (WHR≥90).

Kết quả tương tự như Tuan NT (18), vòng eo không tốt hơn BMI trong tiên đoán THA ở người Trung Quốc khi khảo sát 12955 người ≥ 40 tuổi ở Thượng Hải. Zhao Z et CS(21), khảo sát 29079 người dân ở 4 trung tâm lớn của Trung Quốc, BMI tiên đoán tăng huyết áp tốt hơn là WHR. Nyamdorj R và CS (13) , BMI liên quan với tăng huyết áp mạnh hơn béo phì trung tâm ở người Ấn Độ. Sự tích tụ mỡ ở bụng không

– Phân tích hồi qui tuyến tính đa biến: Vòng eo, BMI, WHR với huyết áp tâm thu. BMI và vòng eo có ý nghĩa độc lập giải thích tăng huyết áp tâm thu (p=0,001). Sự thay đổi của 3 yếu tố này có hệ số tương quan R=0,446, giải thích được 19,9% sự thay đổi của huyết áp tâm thu. Sự thay đổi của tỉ số eo mông không phải là yếu tố độc lập của huyết áp tâm trương (p=0,88), sự thay đổi này phụ thuôc vào vòng eo.

– Phân tích hồi qui tuyến tính đa biến: Vòng eo, BMI, WHR với huyết áp tâm trương . BMI có ý nghĩa độc lập giải thích tăng huyết áp tâm trương. Sự thay đổi của 3 yếu tố này có hệ số tương quan R=0,400, giải thích được 16,0%. Sự thay đổi của vòng eo và tỉ số eo mông không phải là yếu tố độc lập của huyết áp tâm trương (p=0,07 và p=0,75).

KẾT LUẬN

          Béo phì theo BMI làm tăng nguy cơ tăng huyết áp 5,9 lần, BMI là yếu tố nguy cơ độc lập với tăng huyết áp. Với BMI=21,7 thì độ nhạy là 76% và độ đặc hiệu là 63%. Ở nữ, với BMI=21,7 thì độ nhạy là 78% và độ đặc hiệu là 66%. Ở nam, với BMI=24,36 thì độ nhạy là 40% và độ đặc hiệu là 88%.

          Béo phì theo vòng eo làm tăng nguy cơ tăng huyết áp 4,32 lần. Vòng eo là yếu tố nguy cơ độc lập với tăng huyết áp tâm thu. Với vòng eo =75,5 thì độ nhạy là 79% và độ đặc hiệu là 54%. Ở nữ, với vòng eo =75,5 thì độ nhạy là 79,6% và độ đặc hiệu là 57,5%. Ở nam, với vòng eo =87,5 thì độ nhạy là 39,7% và độ đặc hiệu là 84,5%.

          Béo phì theo tỉ số eo mông làm tăng nguy cơ tăng huyết áp 3,2 lần. Tỉ số eo mông không phải là yếu tố nguy cơ độc lập với tăng huyết áp. Với WHR =0,82 thì độ nhạy là 77% và độ đặc hiệu là 48,8%. Ở nữ, với WHR =0,82 thì độ nhạy là 77,9% và độ đặc hiệu là 53,6%. Ở nam, với WHR =0,88 thì độ nhạy là 55,2% và độ đặc hiệu là 58,6%.

          BMI, Vòng eo, tỉ số eo mông cao có khả năng ảnh hưởng đến tăng huyết áp. Trong đó BMI và vòng eo có độ chính xác khá tốt, còn tỉ số eo mông có độ chính xác trung bình. Trong 3 yếu tố, BMI là yếu tố nguy cơ độc lập, có mối tương quan và là yếu tố dự đoán cao nhất của tăng huyết áp so với vòng eo và tỉ số eo mông.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.    Châu Ngọc Hoa, (2009), “Tăng huyết áp”, Điều trị học nội khoa, Đặng vạn Phước _ Châu ngọc Hoa, Tr108, Nhà xuất bản y học.
2.    Châu Ngọc Hoa, (2009),”Tăng huyết áp”, Bệnh học nội khoa, Đặng vạn Phước _ Châu ngọc Hoa, Tr43-48, Nhà xuất bản y học.
3.    Chei CL và CS, (2008), “Body fat distribution and the risk of hypertension and diabetes among Japanese men and women”, Hypertens Res.2008 May;31(5):851-7.
4.    Deshmukh PR và CS, (2006), “Relationship of anthropometric indicators with blood pressure levels in rural Wardha”, Indian J Med Res.2006 May;123(5):657-64.
5.    Hội Tim mạch Việt Nam, (2008), “Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị tăng huyết áp người lớn”, khuyến cáo 2008 về bệnh lý tim mạch & chuyển hóa; 2008; Tr 235-294.
6.    Lê Hoàng Ninh và CS, (2008), “Các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây (Tăng huyết áp, Đái tháo đường typ 2) ở người lớn tỉnh Bình Dương, 2006 – 2007”, Tạp chí Y Học TP.Hồ Chí Minh – Tập 12 _Phụ bản của số 14- 2008.
7.    Liên ủy ban quốc gia về phòng ngừa ,phát hiện ,đánh gía và điều trị cao huyết áp (2007), JNC7, pp 1-7.
8.    Lý Huy Khanh và cộng sự (2008). “Khảo sát sự biến đổi mô hình bệnh tật điều trị nội trú tại bệnh viện cấp cứu Trưng Vương từ năm 2002 – 2007”. Hội nghị KHKT Bệnh viện, 2008.
9.    Moni MA và CS, (2010), “Blood pressure in relation to selected anthropometric measurements in senior citizens”, Mymensingh Med J.2010 Apr;19(2):254-8
10.    Nemesure B và CS, (2008), “The relationship of body mass index and waist-hip ratio on the 9-year incidence of diabetes and hypertension in a predominantly African-origin population”, Ann Epidemiol.2008 Aug;18(8):657-63.
11.    Nguyễn Thy Khuê. (2007). “Hội Chứng Chuyển Hóa”. Mai Thế Trạch – Nguyễn Thy Khuê. Nội tiết học đại cương. tr 503-508. Nhà xuất bản y học. Hồ Chí Minh.
12.     Nyamdorj R và CS, (2008), “Comparison of body mass index with waist circumference, waist-to-hip ratio, and waist-to-stature ratio as a predictor of hypertension incidence in Mauritius”, J Hypertens.2008 May;26(5):866-70.
13.    Nyamdorj R và CS, (2008), “BMI compared with central obesity indicators in relation to diabetes and hypertension in Asians.”, Obesity (Silver Spring).2008 Jul;16(7):1622-35. Epub 2008 Apr 10.
14.    Phạm Gia Khải,(2001), “Điều tra dịch tễ học bệnh THA và các yếu tố nguy cơ tại 12 phường nội thành Hà nội” 2001; pp 642-659.
15.    Phạm Gia Khải và cộng sự, (1998), “Đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Đại hội Tim mạch học Quốc gia lần thứ VIII, tạp chí tim mạch học số 21/2000, pp 258-295.
16.    Phạm Gia Khải, nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn & CS “Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001-2002”;(2003),Tạp chí Tim Mạch Học Việt Nam; số 33, Tr 9-15.
17.    Reeder BA và CS,(1991), “Obesity and its relation to cardiovascular disease risk factors in Canadian adults. Canadian Heart Health Surveys Research Group”, CMAJ.1992 Jun 1;146(11):2009-19.
18.    Tuan NT va CS, (2010), “Prediction of hypertension by different anthropometric indices in adults: the change in estimate approach. Public Health Nutr.2010 May;13(5):639-46. Epub 2009 Sep 17.
19.    Vũ Ngọc Bảo, Lê Hoàng Ninh, Cao Minh Nga, Phan Trần Tuấn (2005). “Tỉ lệ hiện mắc THA ở người trưởng thành tại quận 4, TP.HCM năm 2004”. Hội nghị tổng kết công tác 2004 và kế hoạch hoạt động năm 2005 của Chương trình phòng chống tim mạch.
20.    Zhao WH et CS, (2000), “The association of BMI and WHR on blood pressure levels and prevalence of hypertension in middle-aged and elderly people in rural China”, Biomed Environ Sci.2000 Sep;13(3):189-97.
21.    Zhou Z và CS, (2009),“Association between obesity indices and blood pressure or hypertension: which index is the best?”, Public Health Nutr.2009 Aug;12(8):1061-71. Epub 2008 Sep 9.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO