Google search engine
Google search engine

Khuyến cáo của Liên chi hội Tim mạch Tp. Hồ Chí Minh về chẩn đoán và điều trị tăng áp phổi

Trưởng ban: PGS.TS.BS PHẠM NGUYỄN VINH

PGS.TS.BS HỒ HUỲNH QUANG TRÍ

Tham gia biên soạn:

BSCKII. LÊ THỊ ĐẸP, ThS.BSCKII. TRẦN THỊ TUYẾT LAN,

ThS.BSCKII. HUỲNH THANH KIỀU, ThS.BS. PHẠM ĐỖ ANH THƯ,

BSCKI. VŨ NĂNG PHÚC, BSCKI. PHẠM THỤC MINH THỦY

Biên tập: TRẦN THỊ THANH NGA

 

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
6MWD 6-minute walking distance Test đi bộ trong 6 phút
ALĐMP Áp lực động mạch phổi
ASD Atrial septal defect Thông liên nhĩ
AVT Acute vasoreactivity testing Thử nghiệm hoạt tính mạch máu cấp tính
BN Bệnh nhân
CCB Calcium channel blocker Thuốc chẹn kênh canxi
cGMP Cyclic guanosine monophosphate Guanosine monophosphat dạng vòng (GMPc)
CI Cardiac index Chỉ số tim
CO Cardiac output Cung lượng tim
COPD Chronic obstructive pulmonary disease Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
CpcPH Combined Pre and Post capillary Pulmonary Hypertension Tăng áp phổi trước và sau mao mạch
CPET Cardiopulmonary exercise testing Trắc nghiệm gắng sức tim phổi
CPFE Combined pulmonary fibrosis and emphysema Xơ phổi kết hợp với khí phế thủng
CT Computed tomography Chụp cắt lớp vi tính
CTEPH Chronic thromboembolic pulmonary hypertension Tăng áp phổi do thuyên tắc huyết khối mạn tính
CHD Congenital heart disease Bệnh tim bẩm sinh
Chụp CLVTĐMP Computed tomography pulmonary angiography (CTPA) Chụp cắt lớp vi tính động mạch phổi
Chụp MMXN Digital subtraction angiography (DSA) Chụp mạch máu xóa nền kỹ thuật số
DLCO Lung diffusion capacity for carbon monoxide Khả năng khuyến tán carbon monoxide của phổi
DPAH Drug- or toxin-associated pulmonary arterial hypertension Tăng áp động mạch phổi liên quan đến thuốc và độc chất
dPAP Pulmonary artery pressure, diastolic Áp lực động mạch phổi tâm trương
DPG Diastolic pressure gradient Chênh áp tâm trương
ĐMC Động mạch chủ
ĐMP Động mạch phổi
ECG Electrocardiogram Điện tâm đồ
EOV Exercise Oscillatory Ventilation Thông khí dao động gắng sức
ERA Endothelin receptor antagonist Đối kháng thụ thể endothelin
ERS European Respiratory Society Hiệp hội hô hấp Châu Âu
ESC European Society of Cardilogy Hiệp hội tim Châu Âu
FEV1 Forced Expiratory Volume in 1st second Thể tích khí thở ra tối đa trong 1 giây đầu tiên
FVC Forced Vital Capacity Dung tích sống gắng sức
GORD Gastro-oesophageal reflux disease Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
HF Heart failure Suy tim
HFmrEF (STPSTMGN) Suy tim với phân suất tống máu giảm nhẹ
HFpEF (STPSTMBT) Suy tim với phân suất tống máu được bảo tồn
HFrEF (STPSTMG) Suy tim với phân suất tống máu giảm
HPAH Heritable pulmonary arterial hypertension Tăng áp động mạch phổi di truyền
ILD Interstitial lung disease Bệnh phổi mô kẽ
IPAH Idiopathic pulmonary arterial hypertension Tăng áp động mạch phổi nguyên phát
IPcPH Isolated post-capillary pulmonary hypertension Tăng áp phổi hậu mao mạch đơn độc
LAS Lung allocation score Thang điểm dự báo sống còn 1 năm nếu được ghép hay không được ghép phổi
LHD Left heart disease Bệnh tim trái
LTx Lung transplant Ghép phổi
LVAD Left ventricular assist device đặt dụng cụ hỗ trợ thất
mPAP Pulmonary artery pressure, mean Áp lực động mạch phổi trung bình
MRI Magnetic resonance imaging Cộng hưởng từ
MS Mitral stenosis Hẹp van hai lá
NOAC Novel oral anticoagulant Thuốc chống đông đường uống mới
NP Test Nghiệm pháp
NPGSTP Cardiopulmonary exercise test (CPET) Nghiệm pháp gắng sức tim phổi
PAC Pulmonary arterial compliance Độ chun dãn động mạch phổi
PAC Pulmonary arterial compliance
PaCO2 Partial pressure of carbon dioxide Áp suất riêng phần của carbon dioxide
PADN Pulmonary artery denervation Triệt giao cảm động mạch phổi
PAH Pulmonary arterial hypertension Tăng áp động mạch phổi
PAH-CTD PAH associated with connective tissue disease Tăng áp động mạch phổi liên quan bệnh lý mô liên kết
PAH-CHD PAH associated with congenital heart disease Tăng áp động mạch phổi liên quan bệnh tim bẩm sinh
PAH-HIV PAH associated with HIV infection Tăng áp động mạch phổi liên quan nhiễm HIV
PAWP Pulmonary arterial wedge pressure Áp lực động mạch phổi bít
PCH Pulmonary capillary hemangiomatosis U máu mao mạch phổi
PDE5i Phosphodiesterase 5 inhibitor Ức chế phosphodiesterase 5
PFT Pulmonary function test Trắc nghiệm chức năng phổi
PICO Population, Intervention, Comparator, Outcome Dân số, can thiệp, so sánh, kết cục
POEMS Polyneuropathy Organomegaly Endocrinopathy Monoclonal gammopathy Skin changes Bệnh đa dây thần kinh Phì đại cơ quan Bệnh nội tiết Globulin miễn dịch đơn dòng Thay đổi da
PoPH Porto-pulmonary hypertension Tăng áp phổi – cửa
PPHN Persistent pulmonary hypertension of the newborn Tăng áp phổi dai dẳng ở trẻ mới sinh
PS Pulmonary arterial stenosis Hẹp động mạch phổi
PVOD Pulmonary veno-occlusive disease Bệnh tắc nghẽn tĩnh mạch phổi
PVR Pulmonary vascular resistance Kháng lực mạch máu phổi
PVRI Pulmonary vascular resistance index Chỉ số kháng lực mạch máu phổi
PVS Pulmonary vein stenosis Hẹp tĩnh mạch phổi
PH Pulmonary hypertension Tăng áp phổi
PH-LHD Pulmonary hypertension – Left heart disease Tăng áp phổi – Bệnh tim trái
RAP Right atrial pressure, mean Áp lực nhĩ phải
RCT Randomized control trial Thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên
REVEAL Registry to Evaluate Early and Long-Term PAH (Disease Management) Cơ quan đăng ký đánh giá việc quản lý bệnh tăng áp phổi sớm và dài hạn
RHC Right heart catheterization Thông tim phải
RV Right ventricle Thất phải
RVOT Right ventricular outflow tract Đường ra thất phải
SaO2 Arterial oxygen saturation Độ bão hòa oxy máu động mạch
SAT Echocardiography Siêu âm tim
sGC Soluble guanylate cyclase Guanylate cyclase hòa tan
sPAP (PAPs) Pulmonary artery pressure, systolic Áp lực động mạch phổi tâm thu
SPECT Single  photon emission computed tomography Chụp cắt lớp vi tính bằng bức xạ đơn photon
SSc Systemic sclerosis Xơ hóa hệ thống
SV Stroke volume Thể tích nhát bóp
SVI Stroke volume index Chỉ số thể tích nhát bóp
SvO2 Mixed venous oxygen saturation Độ bão hòa oxy máu tĩnh mạch trộn
TAĐMP Pulmonary artery hypertension Tăng áp động mạch phổi
TAP Pulmonary hypertension (PH) Tăng áp phổi
TAPSE Tricuspid annular plane systolic excursion Vận động tới trước thì tâm thu của vòng van 3 lá
TAPHKMT Chronic thrombo-embolic pulmonary hypertension (CTEPH) Tăng áp phổi do huyết khối thuyên tắc mạn tính
TDI Tissue Doppler Imaging Doppler mô
TPR Total pulmonary resistance Kháng lực phổi toàn bộ
TTP Pulmonary embolism Thuyên tắc phổi
V/Q Ventilation perfusion (V/Q) Thông khí/Tưới máu
VSD Ventricular septal defect Thông liên thất
WHO – FC World Health Organization functional class Phân độ chức năng theo Tổ chức Y tế Thế giới
WU Wood unit Đơn vị Wood

1. Đại cương

Tăng áp phổi (TAP) là một rối loạn sinh lý bệnh liên quan đến nhiều điều kiện lâm sàng và có thể kết hợp với nhiều bệnh tim mạch và hô hấp.

Trong những năm gần đây, tiến bộ về nhận thức lâm sàng và phương tiện cận lâm sàng giúp phát hiện, phân loại theo nguyên nhân và điều trị TAP hiệu quả hơn. Nhờ đó chất lượng cuộc sống và tuổi thọ bệnh nhân có thể tăng thêm.

Khuyến cáo này đề cập đến tất cả các khía cạnh của TAP, giúp chẩn đoán và điều trị thích hợp; có nhấn mạnh đến hai thể bệnh tăng áp động mạch phổi (PAH) và tăng áp phổi do huyết khối tĩnh mạch thuyên tắc (CTEPH: Chronic Thromboembolic Pulmonary Hypertension)

Bảng 1.1 Phân loại các khuyến cáo

Bảng 1.2 Các mức chứng cứ

2. Định nghĩa và phân loại

2.1. Định nghĩa

  • Các định nghĩa về TAP dựa vào huyết động qua kết quả thông tim phải. Tuy vậy chẩn đoán sau cùng cần được thêm vào bệnh cảnh lâm sàng và các thăm khám cận lâm sàng khác.
  • Tăng áp phổi được chẩn đoán khi áp lực trung bình ĐMP > 20 mmHg lúc nghỉ, qua thông tim. Sức cản mạch phổi bình thường khi dưới 2 đơn vị Woods. Áp lực bít mao mạch phổi bình thường khi dưới 15 mmHg. Cần phân biệt tăng áp động mạch phổi, tăng áp phổi trước mao mạch, tăng áp phổi sau mao mạch, tăng áp phổi phối hợp trước và sau mao mạch. Tăng áp phổi khi gắng sức được định nghĩa là tỷ lệ ALĐMP trung bình/ cung lượng tim lúc nghỉ và lúc gắng sức thay đổi > 3mmHg/L/phút

Bảng 2.1 Bảng phân loại TAP theo huyết động

2.2. Phân loại:

Phân loại lâm sàng tăng áp phổi dựa vào cơ chế sinh lý bệnh, biểu hiện lâm sàng, đặc điểm huyết động và cách điều trị. Phân loại này có mục đích hệ thống hóa chẩn đoán và điều trị nhóm bệnh phức tạp dẫn đến tăng áp phổi.

 Bảng 2.2 Phân loại lâm sàng tăng áp phổi

NHÓM 1 Tăng áp động mạch phổi (PAH)
1.1 Vô căn
1.1.1 Không đáp ứng trắc nghiệm dãn mạch
1.1.2 Đáp ứng cấp trắc nghiệm dãn mạch
1.2 Di truyền
1.3 Kết hợp với ma túy và độc chất
1.4 Kết hợp với:
1.4.1 Bệnh mô liên kết
1.4.2 Nhiễm HIV
1.4.3 Tăng áp tĩnh mạch cửa
1.4.4 Bệnh tim bẩm sinh
1.4.5 Schistosomiasis
1.5 Tăng áp ĐMP có tổn thương tĩnh mạch/ mao mạch
1.6 Tăng áp phổi kéo dài/ sơ sinh
NHÓM 2 Tăng áp phổi kết hợp bệnh tim trái
2.1 Suy tim
2.1.1 Kèm phân suất tống máu bảo tồn
2.1.2 Kèm phân suất tống máu giảm hay giảm nhẹ
2.2 Bệnh van tim
2.3 Các bệnh tim mắc phải hay bẩm sinh dẫn đến tăng áp phổi sau mao mạch
NHÓM 3 Tăng áp phổi kết hợp bệnh phổi và/hoặc giảm oxy máu
3.1 Bệnh phổi tắc nghẽn hoặc phế khí thủng
3.2 Bệnh phổi hạn chế
3.3 Bệnh phổi dạng phối hợp hạn chế/tắc nghẽn
3.4 Hội chứng giảm thông khí
3.5 Giảm oxy máu không do bệnh phổi (TD: ở vùng cao)
3.6 Rối loạn phát triển phổi
NHÓM 4 Tăng áp phổi với tắc nghẽn động mạch phổi
4.1 Tăng áp phổi do huyết khối thuyên tắc mạn
4.2 Các tắc nghẽn động mạch phổi khác
NHÓM 5 Tăng áp phổi đa cơ chế và/hoặc cơ chế chưa rõ
5.1 Bệnh huyết học
5.2 Bệnh hệ thống
5.3 Bệnh chuyển hóa
5.4 Suy thận mạn có hay không kèm lọc máu
5.5 Bệnh máu vi mạch phổi
5.6 Viêm trung thất vôi hóa

Hình 2.1 Các thể bệnh và điều trị tăng áp phổi

3. Chẩn đoán tăng áp phổi

3.1. Mục tiêu

  • Phát hiện sớm và xác định chẩn đoán có tăng áp phổi
  • Tìm nguyên nhân tăng áp phổi để điều trị theo nguyên nhân

3.2. Triệu chứng cơ năng

Bệnh nhân thường có biểu hiện lâm sàng của suy tim phải với các triệu chứng tăng dần theo mức độ nặng của bệnh.

Giai đoạn sớm:

  • Khó thở khi gắng sức
  • Mau mệt mỏi, kiệt sức
  • Khó thở khi cúi người ra trước
  • Hồi hộp
  • Chướng bụng, buồn nôn
  • Ho ra máu
  • Ngất

Giai đoạn trễ khi động mạch phổi dãn lớn có thể gây các triệu chứng chèn ép cơ học:

  • Khàn tiếng do thần kinh quặt ngược thanh quản trái bị chèn ép
  • Đau ngực khi gắng sức do động mạch vành trái bị chèn ép
  • Ho, khó thở, khò khè, nhiễm trùng đường hô hấp, xẹp phổi

3.3. Triệu chứng thực thể

  • Người bệnh có các dấu hiệu lâm sàng của suy tim phải như phù chân, báng bụng, gan to, tĩnh mạch cổ nổi.
  • Triệu chứng của bệnh tăng áp phổi như tím trung ương hoặc ngoại biên, độ bão hòa oxy máu giảm, nghe tim tiếng T2 mạnh, âm thổi tâm thu ở bờ trái xương ức do hở van ba lá, âm thổi tâm trương vùng đáy tim do hở van động mạch phổi.
  • Ngoài ra, người có thể có các triệu chứng thực thể của bệnh nền gây tăng áp phổi như ran ở phổi, lồng ngực hình thùng, ngón tay dùi trống, dãn tĩnh mạch chi dưới,…

3.4. Điện tâm đồ

  • Có thể thấy trục QRS lệch phải, block nhánh phải, lớn nhĩ phải, lớn thất phải, tăng gánh tâm thu thất phải trên điện tâm đồ 12 chuyển đạo. Ngoài ra, có thể có ngoại tâm thu nhĩ, nhịp nhanh nhĩ hoặc rung nhĩ.
  • Điện tâm đồ bình thường không loại trừ được bệnh tăng áp phổi.

3.5. X-quang tim phổi:

  • Các dấu hiệu bất thường trên X-quang ngực trong bệnh tăng áp phổi gồm dấu hiệu lớn nhĩ phải, lớn thất phải, cung động mạch phổi dãn. Ngoài ra, có thể thấy dấu hiệu bất thường của bệnh nền gây tăng áp phổi như bệnh phổi mạn tính, bệnh tim trái với bóng tim to,…
  • Tuy nhiên, X-quang phổi bình thường cũng không loại trừ được bệnh này.

3.6. Siêu âm tim

  • Dấu hiệu của tăng áp động mạch phổi gồm dày thất phải, dãn nhĩ phải, dãn động mạch phổi, thất trái có dạng “D-shape”, vách liên thất phẳng hoặc bị đẩy lệch sang trái trong thời kỳ tâm trương, hở van 3 lá, hở van động mạch phổi, áp lực động mạch phổi tâm thu qua dòng hở van 3 lá tăng cao. Các dấu hiệu thường gặp trên siêu âm tim của bệnh tăng áp phổi được trình bày ở Bảng 3.1

Bảng 3.1 Các dấu hiệu siêu âm tim và mặt cắt tương ứng của bệnh tăng áp phổi

Thông số Mặt cắt
Lớn thất phải Mặt cắt cạnh ức trục dọc
Tỉ lệ thất phải/thất trái > 1.0 Mặt cắt 4 buồng mỏm
Vách liên thất phẳng, thất trái dạng D-shape hoặc chỉ số thất trái giảm Mặt cắt cạnh ức trục ngang
Tĩnh mạch chủ dưới dãn, không xẹp theo hô hấp Mặt cắt dưới sườn
Thời gian tăng tốc (Acceleration time, AT) ở đường thoát thất phải giảm < 105 ms, có khấc giữa tâm thu gợi ý tăng áp tiền mao mạch. Mặt cắt cạnh ức trục ngang, đo doppler xung qua buồng tống thất phải.
Giảm FAC (Fractional Area Change) thất phải < 35% Mặt cắt 4 buồng mỏm
Giảm TAPSE (tricuspid annular plane systolic excursion) < 18mm trên M-mode Mặt cắt 4 buồng, cắt TM qua vòng van 3 lá
Giảm vận tốc tâm thu sóng S’ Doppler mô tại vòng van 3 lá < 9.5 cm/s Mặt cắt 4 buồng, đo Doppler mô (TDI) tại vòng van 3 lá
Dãn nhĩ phải > 18 cm2 Mặt cắt 4 buồng mỏm
Vận tốc tâm thu tối đa của dòng hở 3 lá > 2.8 m/s Mặt cắt 4 buồng mỏm, đo Doppler liên tục qua dòng hở 3 lá
Tràn dịch màng tim Mặt cắt 4 buồng, mặt cắt cạnh ức và mặt cắt dưới sườn
  • Dấu hiệu của bệnh tim nền như tim bẩm sinh có luồng thông ở tầng nhĩ, tầng thất hay đại động mạch, bệnh van tim trái, bệnh cơ tim,…
  • Trong nhóm bệnh tim bẩm sinh, một số trường hợp cần làm thêm siêu âm tim qua thực quản, chụp CT tim hoặc MRI tim như thông liên nhĩ thể xoang vành, thông liên nhĩ xoang tĩnh mạch, hồi lưu bất thường tĩnh mạch phổi,…

Bảng 3.2 Các dấu hiệu siêu âm tim gợi ý bệnh tăng áp phổi

Tâm thất Động mạch phổi TMCD và nhĩ phải
Tỉ lệ diện tích hoặc đường kính ở đáy thất phải/ thất trái > 1.0 Thời gian tăng tốc ở RVOT < 105 ms và/hoặc có khấc giữa tâm thu Đường kính TMCD > 2.1 cm, thay đổi ít theo hô hấp (< 50% khi hít vào sâu, < 20% khi hít thở nhẹ nhàng)
Vách liên thất phẳng (Chỉ số đồng tâm của thất trái > 1.1 trong kỳ tâm thu và/hoặc tâm trương) Vận tốc dòng hở phổi đầu tâm trương > 2.2 m/giây Diện tích nhĩ phải (cuối tâm thu) > 18 cm2
Tỉ số TAPSE/áp lực ĐMP tâm thu < 0.55 mm/mmHg Đường kính ĐMP > 25 mm

Đường kính ĐMP > đường kính ĐMC

3.7. Khí máu động mạch – Test về chức năng phổi

  • Các test về chức năng phổi gồm phế dung ký, đo dung tích phổi, đo khả năng khuếch tán CO của phổi (DLCO) và phân tích khí máu động mạch giúp phân biệt các nhóm bệnh tăng áp phổi, bệnh đi kèm, chỉ định điều trị oxy liệu pháp và độ nặng của bệnh.
  • Trong tăng áp động mạch phổi, PaO2 bình thường hoặc giảm nhẹ. Trường hợp PaO2 giảm nặng gặp trong tồn tại lỗ bầu dục, thông liên nhĩ luồng thông phải – trái, bệnh gan hoặc các bệnh lý liên quan đến DLCO thấp. PaCO2 thường thấp hơn bình thường do tình trạng tăng thông khí, có liên quan đến dự hậu không tốt; rất ít khi PaCO2 tăng do tình trạng giảm thông khí phế nang.

3.8. Xạ ký tưới máu phổi:

Chỉ định ở bệnh nhân mới phát hiện tăng áp phổi để loại trừ hay tìm các dấu hiệu của bệnh tăng áp phổi do huyết khối thuyên tắc mạn tính (Chronic Thromboembolic Pulmonary Hypertension, CTEPH). Nếu không có bệnh nhu mô phổi, xạ ký tưới máu phổi bình thường thì có khả năng loại trừ CTEPH đến 98%.

3.9. Chụp CT ngực cản quang

Chụp CT ngực được chỉ định ở bệnh nhân khó thở không rõ nguyên nhân, nghi do tăng áp phổi. Các dấu hiệu trên CT gợi ý tăng áp phổi gồm động mạch phổi dãn lớn, tỉ lệ ĐMP/ĐMC > 0.9, dãn lớn buồng tim phải. Khi có 3 thông số sau: [1] ĐMP ≥ 30 mm, [2] bề dày RVOT ≥ 6 mm, [3] tỉ lệ thất phải/thất trái ≥1 thì khả năng cao có tăng áp phổi.

Chụp động mạch phổi có cản quang giúp phát hiện tăng áp phổi do huyết khối thuyên tắc mạn tính (CTEPH) qua các dấu hiệu trực tiếp và gián tiếp như khiếm khuyết đổ đầy trong động mạch phổi, động mạch phổi co nhỏ/dãn lớn, tưới máu phổi dạng khảm, dãn lớn động mạch phế quản. Phương pháp này chẩn đoán CTEPH có độ nhạy cảm 76%, độ đặc hiệu 96%. Chụp CT ngực cản quang còn giúp phát hiện bất thường bệnh tim mạch như bệnh tim bẩm sinh có luồng thông trong tim, hồi lưu bất thường tĩnh mạch phổi, còn tồn tại ống động mạch, dị dạng động tĩnh mạch phổi.

3.10.   Cộng hưởng từ tim

Chỉ định để đánh giá hình dạng, kích thước và chức năng tim phải. Chụp cộng hưởng từ tim có thuốc tương phản giúp đo được dòng máu trong động mạch phổi, động mạch chủ và tĩnh mạch chủ dưới, tính được thể tích nhát bóp, luồng thông trong tim và dòng trào ngược. Phương pháp này có thể giúp phát hiện sớm các dấu hiệu gợi ý tăng áp phổi và bệnh tim bẩm sinh, tuy nhiên, không đo được áp lực động mạch phổi.

3.11. Xét nghiệm máu

Các xét nghiệm máu cần làm để tìm nguyên nhân và biến chứng tăng áp phổi, bệnh khác đi kèm như công thức máu, điện giải đồ, chức năng thận, chức năng gan, acid uric, sắt huyết thanh, chức năng tuyến giáp, NT-ProBNP hoặc BNP. Ngoài ra cần làm thêm huyết thanh chẩn đoán HIV và viêm gan siêu vi. Các xét nghiệm về bệnh tự miễn như kháng thể kháng nhân ANA, kháng thể kháng centromere, anti-Ro, tầm soát hội chứng kháng phospholipid ở bệnh nhân CTEPH (anticardiolipin, Lupus anticoagulant, anti beta-2 glycoprotein).

3.12. Siêu âm bụng tổng quát

Chỉ định siêu âm bụng tổng quát để đánh giá bệnh lý của gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, thông nối tĩnh mạch cửa-tĩnh mạch chủ (dị dạng Abernethy).

3.13. Trắc nghiệm gắng sức tim phổi

Trắc nghiệm gắng sức tim phổi giúp đánh giá cơ chế sinh lý bệnh nền làm người bệnh giảm khả năng gắng sức. Bệnh nhân tăng áp động mạch phổi có kiểu bất thường điển hình sau: PETCO2 thấp, VE/VCO2 cao, VO2/ HR thấp và VO2 thấp. Những bất thường này nên nghĩ ngay đến bệnh mạch máu phổi. Ở những người có nguy cơ cao bị tăng áp động mạch phổi như bệnh xơ cứng hệ thống, nếu VO2 đỉnh bình thường có thể loại bỏ chẩn đoán tăng áp động mạch phổi.

3.14. Thông tim phải

Thông tim phải là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán và phân loại tăng áp phổi. Ngoài ra, thông tim phải còn được chỉ định trong bệnh tim bẩm sinh có luồng thông trong tim và đánh giá trước khi ghép tim và phổi.

Chống chỉ định thông tim phải khi biết có u hoặc huyết khối trong nhĩ phải hoặc thất phải, mới đặt máy tạo nhịp < 1 tháng, van 3 lá cơ học, kẹp van 3 lá (TriClip) và nhiễm trùng cấp.

Các thông số cần đo đạc trong khi làm thông tim được trình bày trong Bảng 3.3

Bảng 3.3 Các thông số huyết động trong thông tim phải

Các thông số đo đạc Giá trị bình thường
Áp lực nhĩ phải, trung bình (RAP) 2-6 mmHg
Áp lực động mạch phổi, tâm thu (sPAP) 15-30 mmHg
Áp lực động mạch phổi, tâm trương (dPAP) 4-12 mmHg
Áp lực động mạch phổi, trung bình (mPAP) 8-20 mmHg
Áp lực động mạch phổi bít, trung bình (PAWP) ≤ 15 mmHg
Cung lượng tim (CO) 4-8 L/phút
Độ bão hòa oxy tĩnh mạch trộn (SvO2)a 65-80%
Độ bão hòa oxy động mạch (SaO2) 95-100%
Huyết áp hệ thống 120/80 mmHg
Các thông số tính toán được
Kháng lực mạch máu phổi (PVR)b 0.3 – 2.0 WU
Chỉ số kháng lực mạch máu phổi (PVRI) 3.0-3.5 WU.m2
Kháng lực phổi toàn bộ (TPR)c < 3.0 WU
Chỉ số tim (CI) 2.5-4.0 L/phút.m2
Thể tích nhát bóp (SV) 60-100 mL
Chỉ số thể tích nhát bóp (SVI) 33-47 mL/m2
Sức đàn hồi động mạch phổi (PAC)d > 2.3 mL/mmHg

WU, đơn vị Wood. (a) mẫu máu lấy từ động mạch phổi; ngăn đo oxy để loại trừ luồng thông trong tim khi SvO2 > 75%. (b) PVR, (mPAP−PAWP)/CO. (c) TPR, mPAP/CO. (d) PAC, SV/(sPAP−dPAP).

3.15. Trắc nghiệm dãn mạch trong thông tim phải

Mục đích của trắc nghiệm này nếu có đáp ứng với thuốc dãn mạch thì người bệnh sẽ được điều trị với thuốc ức chế canxi liều cao. Nghiệm pháp này chỉ thực hiện ở bệnh nhân tăng áp động mạch phổi vô căn, tăng áp động mạch phổi di truyền và tăng áp động mạch phổi do thuốc hoặc độc chất.

Chất được sử dụng là nitrite oxid, iloprost hít hoặc epoprostenol truyền tĩnh mạch. Trắc nghiệm được gọi là có đáp ứng hay dương tính khi áp lực động mạch phổi trung bình giảm ≥ 10 mmHg, đạt giá trị tuyệt đối ≤ 40 mmHg với cung lượng tim tăng hoặc không thay đổi.

Bảng 3.4 Khuyến cáo thông tim phải và trắc nghiệm dãn mạch

Khuyến cáo Loại MCC
Thông tim phải
Thông tim phải được thực hiện để xác định chẩn đoán tăng áp phổi (đặc biệt là tăng áp động mạch phổi hoặc CTEPH) và hỗ trợ cho quyết định điều trị. I B
Bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã có tăng áp phổi nên được làm thông tim phải ở bệnh viện chuyên khoa có kinh nghiệm. I C
Thông tim phải bao gồm đánh giá huyết động học theo một qui trình chuẩn I C
Trắc nghiệm dãn mạch
Khuyến cáo thực hiện ở bệnh nhân tăng áp phổi vô căn/di truyền/do thuốc hoặc hóa chất để xác định bệnh nhân phù hợp với điều trị thuốc ức chế canxi liều cao. I B
Trắc nghiệm này khuyến cáo thực hiện ở trung tâm tăng áp phổi. I C
Trắc nghiệm dương tính khi mPAP giảm ≥ 10 mmHg đạt giá trị tuyệt đối của mPAP ≤ 40 mmHg với tăng hoặc không đổi cung lượng tim. I C
Các thuốc được dùng gồm nitric oxide hít, iloprost hít hoặc epoprostenol truyền tĩnh mạch. I C
Trắc nghiệm này không được khuyến cáo ở bệnh nhân tăng áp động mạch phổi không thuộc nhóm vô căn/di truyền/do thuốc hoặc độc chất và ở nhóm tăng áp phổi nhóm 2, 3, 4 và 5. III C

(Vui lòng xem tiếp trong kỳ sau)

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Rosenkranz S, Gibbs JS, Wachter R, De Marco T, Vonk-Noordegraaf A, Vachiery JL. Left ventricular heart failure and pulmonary hypertension. Eur Heart J 2016;37: 942–954.
  2. Maron BA, Brittain EL, Hess E, Waldo SW, Baron AE, Huang S, et al. Pulmonary vascular resistance and clinical outcomes in patients with pulmonary hypertension: a retrospective cohort study. Lancet Respir Med 2020;8:873–884.
  3. Bermejo J, Gonzalez-Mansilla A, Mombiela T, Fernandez AI, Martinez-Legazpi P, Yotti R, et al. Persistent pulmonary hypertension in corrected valvular heart disease:hemodynamic insights and long-term survival. J Am Heart Assoc 2021;10:e019949.
  4. Caravita S, Dewachter C, Soranna D, D’Araujo SC, Khaldi A, Zambon A, et al. Haemodynamics to predict outcome in pulmonary hypertension due to left heart disease: a meta-analysis. Eur Respir J 2018;51:1702427.
  5. Crawford TC, Leary PJ, Fraser CD III, Suarez-Pierre A, Magruder JT, Baumgartner WA, et al. Impact of the new pulmonary hypertension definition on heart transplant outcomes: expanding the hemodynamic risk profile. Chest 2020;157:151–161.
  6. O’Sullivan CJ, Wenaweser P, Ceylan O, Rat-Wirtzler J, Stortecky S, Heg D, et al. Effect of pulmonary hypertension hemodynamic presentation on clinical outcomes in patients with severe symptomatic aortic valve stenosis undergoing transcatheter aortic valve implantation: insights from the new proposed pulmonary hypertension classification. Circ Cardiovasc Interv 2015;8:e002358.
  7. Vanderpool RR, Saul M, Nouraie M, Gladwin MT, Simon MA. Association between hemodynamic markers of pulmonary hypertension and outcomes in heart failure with preserved ejection fraction. JAMA Cardiol 2018;3:298–306.
  8. Dreyfus GD, Martin RP, Chan KM, Dulguerov F, Alexandrescu C. Functional tricuspid regurgitation: a need to revise our understanding. J Am Coll Cardiol 2015;65:2331–2336.
  9. Muraru D, Parati G, Badano L. The importance and the challenges of predicting the progression of functional tricuspid regurgitation. JACC Cardiovasc Imaging 2020;13:1652–1654.
  10. Andersen MJ, Hwang SJ, Kane GC, Melenovsky V, Olson TP, Fetterly K, et al. Enhanced pulmonary vasodilator reserve and abnormal right ventricular: pulmonary artery coupling in heart failure with preserved ejection fraction. Circ Heart Fail 2015;8:542–550.
  11. Tedford RJ, Hassoun PM, Mathai SC, Girgis RE, Russell SD, Thiemann DR, et al. Pulmonary capillary wedge pressure augments right ventricular pulsatile loading. Circulation 2012;125:289–297.
  12. Bosch L, Lam CSP, Gong L, Chan SP, Sim D, Yeo D, et al. Right ventricular dysfunction in left-sided heart failure with preserved versus reduced ejection fraction. Eur J Heart Fail 2017;19:1664–1671.
  13. Obokata M, Reddy YNV, Melenovsky V, Pislaru S, Borlaug BA. Deterioration in right ventricular structure and function over time in patients with heart failure and preserved ejection fraction. Eur Heart J 2019;40:689–697.
  14. Kovacs G, Berghold A, Scheidl S, Olschewski H. Pulmonary arterial pressure during rest and exercise in healthy subjects: a systematic review. Eur Respir J 2009;34: 888–894.
  15. D’Alto M, Romeo E, Argiento P, Pavelescu A, Melot C, D’Andrea A, et al. Echocardiographic prediction of pre- versus postcapillary pulmonary hypertension. J Am Soc Echocardiogr 2015;28:108–115.
  16. D’Alto M, Romeo E, Argiento P, Pavelescu A, D’Andrea A, Di Marco GM, et al. A simple echocardiographic score for the diagnosis of pulmonary vascular disease in heart failure. J Cardiovasc Med 2017;18:237–243.
  17. Vachiery JL, Tedford RJ, Rosenkranz S, Palazzini M, Lang I, Guazzi M, et al. Pulmonary hypertension due to left heart disease. Eur Respir J 2019;53:1801897.
  18. Ho JE, Zern EK, Lau ES, Wooster L, Bailey CS, Cunningham T, et al. Exercise pulmonary hypertension predicts clinical outcomes in patients with dyspnea on effort. J Am Coll Cardiol 2020;75:17–26.
  19. Eisman AS, Shah RV, Dhakal BP, Pappagianopoulos PP, Wooster L, Bailey C, et al. Pulmonary capillary wedge pressure patterns during exercise predict exercise capacity and incident heart failure. Circ Heart Fail 2018;11:e004750.
  20. Andersen MJ, Ersboll M, Bro-Jeppesen J, Gustafsson F, Hassager C, Kober L, et al. Exercise hemodynamics in patients with and without diastolic dysfunction and preserved ejection fraction after myocardial infarction. Circ Heart Fail 2012;5:444–451.
  21. Andersen MJ, Olson TP, Melenovsky V, Kane GC, Borlaug BA. Differential hemodynamic effects of exercise and volume expansion in people with and without heart failure. Circ Heart Fail 2015;8:41–48.
  22. Borlaug BA, Nishimura RA, Sorajja P, Lam CS, Redfield MM. Exercise hemodynamics enhance diagnosis of early heart failure with preserved ejection fraction. Circ Heart Fail 2010;3:588–595.
  23. Fujimoto N, Borlaug BA, Lewis GD, Hastings JL, Shafer KM, Bhella PS, et al. Hemodynamic responses to rapid saline loading: the impact of age, sex, and heart failure. Circulation 2013;127:55–62.
  24. Ho JE, Zern EK, Wooster L, Bailey CS, Cunningham T, Eisman AS, et al. Differential clinical profiles, exercise responses, and outcomes associated with existing HfpEF definitions. Circulation 2019;140:353–365.
  25. Baratto C, Caravita S, Soranna D, Faini A, Dewachter C, Zambon A, et al. Current limitations of invasive exercise hemodynamics for the diagnosis of heart failure with preserved ejection fraction. Circ Heart Fail 2021;14:e007555.
  26. Fox BD, Shimony A, Langleben D, Hirsch A, Rudski L, Schlesinger R, et al. High prevalence of occult left heart disease in scleroderma-pulmonary hypertension. Eur Respir J 2013;42:1083–1091.
  27. Lewis GD, Bossone E, Naeije R, Grunig E, Saggar R, Lancellotti P, et al. Pulmonary vascular hemodynamic response to exercise in cardiopulmonary diseases. Circulation 2013;128:1470–1479.
  28. Maor E, Grossman Y, Balmor RG, Segel M, Fefer P, Ben-Zekry S, et al. Exercise haemodynamics may unmask the diagnosis of diastolic dysfunction among patients with pulmonary hypertension. Eur J Heart Fail 2015;17:151–158.
  29. Robbins IM, Hemnes AR, Pugh ME, Brittain EL, Zhao DX, Piana RN, et al. High prevalence of occult pulmonary venous hypertension revealed by fluid challenge in pulmonary hypertension. Circ Heart Fail 2014;7:116–122.
  30. Borlaug BA. Invasive assessment of pulmonary hypertension: time for a more fluid approach? Circ Heart Fail 2014;7:2–4.
  31. D’Alto M, Romeo E, Argiento P, Motoji Y, Correra A, Di Marco GM, et al. Clinical relevance of fluid challenge in patients evaluated for pulmonary hypertension. Chest 2017;151:119–126.
  32. McDonagh TA, Metra M, Adamo M, Gardner RS, Baumbach A, Bohm M, et al. 2021 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure. Eur Heart J 2021;42:3599–3726.
  33. Selim AM, Wadhwani L, Burdorf A, Raichlin E, Lowes B, Zolty R. Left ventricular assist devices in pulmonary hypertension group 2 with significantly elevated pulmonary vascular resistance: a bridge to cure. Heart Lung Circ 2019;28:946–952.
  34. Al-Kindi SG, Farhoud M, Zacharias M, Ginwalla MB, ElAmm CA, Benatti RD, et al. Left ventricular assist devices or inotropes for decreasing pulmonary vascular resistance in patients with pulmonary hypertension listed for heart transplantation. J Card Fail 2017;23:209–215.
  35. Imamura T, Chung B, Nguyen A, Rodgers D, Sayer G, Adatya S, et al. Decoupling between diastolic pulmonary artery pressure and pulmonary capillary wedge pressure as a prognostic factor after continuous flow ventricular assist device implantation. Circ Heart Fail 2017;10:e003882.
  36. Kaluski E, Cotter G, Leitman M, Milo-Cotter O, Krakover R, Kobrin I, et al. Clinical and hemodynamic effects of bosentan dose optimization in symptomatic heart failure patients with severe systolic dysfunction, associated with secondary pulmonary hypertension–a multi-center randomized study. Cardiology 2008;109:273–280.
  37. Lewis GD, Shah R, Shahzad K, Camuso JM, Pappagianopoulos PP, Hung J, et al. Sildenafil improves exercise capacity and quality of life in patients with systolic heart failure and secondary pulmonary hypertension. Circulation 2007;116:1555–1562.
  38. Dumitrescu D, Seck C, Mohle L, Erdmann E, Rosenkranz S. Therapeutic potential of sildenafil in patients with heart failure and reactive pulmonary hypertension. Int J Cardiol 2012;154:205–206.
  39. Wu X, Yang T, Zhou Q, Li S, Huang L. Additional use of a phosphodiesterase 5 inhibitor in patients with pulmonary hypertension secondary to chronic systolic heart failure: a meta-analysis. Eur J Heart Fail 2014;16:444–453.
  40. Koller B, Steringer-Mascherbauer R, Ebner CH, Weber T, Ammer M, Eichinger J, et al. Pilot study of endothelin receptor blockade in heart failure with diastolic dysfunction and pulmonary hypertension (BADDHY-trial). Heart Lung Circ 2017;26:433–441.
  41. Vachiery JL, Delcroix M, Al-Hiti H, Efficace M, Hutyra M, Lack G, et al. Macitentan in pulmonary hypertension due to left ventricular dysfunction. Eur Respir J 2018;51:1701886.
  42. Hoendermis ES, Liu LC, Hummel YM, van der Meer P, de Boer RA, Berger RM, et al. Effects of sildenafil on invasive haemodynamics and exercise capacity in heart failure patients with preserved ejection fraction and pulmonary hypertension: a randomized controlled trial. Eur Heart J 2015;36:2565–2573.
  43. Guazzi M, Vicenzi M, Arena R, Guazzi MD. Pulmonary hypertension in heart failure with preserved ejection fraction: a target of phosphodiesterase-5 inhibition in a 1-year study. Circulation 2011;124:164–174.
  44. Opitz CF, Hoeper MM, Gibbs JS, Kaemmerer H, Pepke-Zaba J, Coghlan JG, et al. Pre-capillary, combined, and post-capillary pulmonary hypertension: a pathophysiological continuum. J Am Coll Cardiol 2016;68:368–378.
  45. Kramer T, Dumitrescu D, Gerhardt F, Orlova K, Ten Freyhaus H, Hellmich M, et al. Therapeutic potential of phosphodiesterase type 5 inhibitors in heart failure with preserved ejection fraction and combined post- and pre-capillary pulmonary hypertension. Int J Cardiol 2019;283:152–158.
  46. Obokata M, Reddy YNV, Shah SJ, Kaye DM, Gustafsson F, Hasenfubeta G, et al. Effects of interatrial shunt on pulmonary vascular function in heart failure with preserved ejection fraction. J Am Coll Cardiol 2019;74:2539–2550.
  47. Shah SJ, Borlaug BA, Chung ES, Cutlip DE, Debonnaire P, Fail PS, et al. Atrial shunt device for heart failure with preserved and mildly reduced ejection fraction (REDUCE LAP-HF II): a randomised, multicentre, blinded, sham-controlled trial. Lancet 2022;399:1130–1140.
  48. Borlaug BA, Blair J, Bergmann MW, Bugger H, Burkhoff D, Bruch L, et al. Latent pulmonary vascular disease may alter the response to therapeutic atrial shunt device in heart failure. Circulation 2022;145:1592–1604.
  49. Gaemperli O, Moccetti M, Surder D, Biaggi P, Hurlimann D, Kretschmar O, et al. Acute haemodynamic changes after percutaneous mitral valve repair: relation to mid-term outcomes. Heart 2012;98:126–132.
  50. Tigges E, Blankenberg S, von Bardeleben RS, Zurn C, Bekeredjian R, Ouarrak T, et al. Implication of pulmonary hypertension in patients undergoing MitraClip therapy: results from the German transcatheter mitral valve interventions (TRAMI) registry. Eur J Heart Fail 2018;20:585–594.
  51. Zlotnick DM, Ouellette ML, Malenka DJ, DeSimone JP, Leavitt BJ, Helm RE, et al. Effect of preoperative pulmonary hypertension on outcomes in patients with severe aortic stenosis following surgical aortic valve replacement. Am J Cardiol 2013;112:1635–1640.
  52. Melby SJ, Moon MR, Lindman BR, Bailey MS, Hill LL, Damiano RJ Jr. Impact of pulmonary hypertension on outcomes after aortic valve replacement for aortic valve stenosis. J Thorac Cardiovasc Surg 2011;141:1424–1430.
  53. Lucon A, Oger E, Bedossa M, Boulmier D, Verhoye JP, Eltchaninoff H, et al. Prognostic implications of pulmonary hypertension in patients with severe aortic stenosis undergoing transcatheter aortic valve implantation: study from the FRANCE 2 Registry. Circ Cardiovasc Interv 2014;7:240–247.
  54. Faggiano P, Antonini-Canterin F, Ribichini F, D’Aloia A, Ferrero V, Cervesato E, et al. Pulmonary artery hypertension in adult patients with symptomatic valvular aortic stenosis. Am J Cardiol 2000;85:204–208.
  55. Zuern CS, Eick C, Rizas K, Stoleriu C, Woernle B, Wildhirt S, et al. Prognostic value of mild-to-moderate pulmonary hypertension in patients with severe aortic valve stenosis undergoing aortic valve replacement. Clin Res Cardiol 2012;101:81–88.
  56. Roques F, Nashef SA, Michel P, Gauducheau E, de Vincentiis C, Baudet E, et al. Risk factors and outcome in European cardiac surgery: analysis of the EuroSCORE multinational database of 19030 patients. Eur J Cardiothorac Surg 1999;15:816–822; discussion 822–813.
  57. Bermejo J, Yotti R, Garcia-Orta R, Sanchez-Fernandez PL, Castano M, Segovia-Cubero J, et al. Sildenafil for improving outcomes in patients with corrected valvular heart disease and persistent pulmonary hypertension: a multicenter, double-blind, randomized clinical trial. Eur Heart J 2018;39:1255–1264.
  58. Chorin E, Rozenbaum Z, Topilsky Y, Konigstein M, Ziv-Baran T, Richert E, et al. Tricuspid regurgitation and long-term clinical outcomes. Eur Heart J Cardiovasc Imaging 2020;21:157–165.
  59. Topilsky Y, Nkomo VT, Vatury O, Michelena HI, Letourneau T, Suri RM, et al. Clinical outcome of isolated tricuspid regurgitation. JACC Cardiovasc Imaging 2014;7:1185–1194.
  60. Lurz P, Orban M, Besler C, Braun D, Schlotter F, Noack T, et al. Clinical characteristics, diagnosis, and risk stratification of pulmonary hypertension in severe tricuspid regurgitation and implications for transcatheter tricuspid valve repair. Eur Heart J 2020;41:2785–2795.
  61. Brener MI, Lurz P, Hausleiter J, Rodes-Cabau J, Fam N, Kodali SK, et al. Right ventricular-pulmonary arterial coupling and afterload reserve in patients undergoing transcatheter tricuspid valve repair. J Am Coll Cardiol 2022;79:448–461
  62. Simonneau G, Montani D, Celermajer DS, Denton CP, Gatzoulis MA, Krowka M, et al. Haemodynamic definitions and updated clinical classification of pulmonary hypertension. Eur Respir J 2019;53:1801913.
  63. Galiè N, Humbert M, Vachiery JL, Gibbs S, Lang I, Torbicki A, et al. 2015 ESC/ERS Guidelines for the diagnosis and treatment of pulmonary hypertension: The Joint Task Force for the Diagnosis and Treatment of Pulmonary Hypertension of the European Society of Cardiology (ESC) and the European Respiratory Society (ERS): Endorsed by: Association for European Paediatric and Congenital Cardiology (AEPC), International Society for Heart and Lung Transplantation (ISHLT). Eur Respir J 2015;46:903–975.
  64. Galiè N, Humbert M, Vachiery JL, Gibbs S, Lang I, Torbicki A, et al. 2015 ESC/ERS Guidelines for the diagnosis and treatment of pulmonary hypertension: The Joint Task Force for the Diagnosis and Treatment of Pulmonary Hypertension of the European Society of Cardiology (ESC) and the European Respiratory Society (ERS): Endorsed by: Association for European Paediatric and Congenital Cardiology (AEPC), International Society for Heart and Lung Transplantation (ISHLT). Eur Heart J 2016;37:67–119.
  65. Certain MC, Chaumais MC, Jais X, Savale L, Seferian A, Parent F, et al. Characteristics and long-term outcomes of pulmonary venoocclusive disease in- duced by mitomycin C. Chest 2021;159:1197–1207.
  66. Montani D, Lau EM, Descatha A, Jais X, Savale L, Andujar P, et al. Occupational ex- posure to organic solvents: a risk factor for pulmonary veno-occlusive disease. Eur Respir J 2015;46:1721–1731.
  67. Weatherald J, Bondeelle L, Chaumais MC, Guignabert C, Savale L, Jais X, et al. Pulmonary complications of Bcr-Abl tyrosine kinase inhibitors. Eur Respir J 2020; 56:2000279.
  68. Hurdman J, Condliffe R, Elliot CA, Swift A, Rajaram S, Davies C, et al. Pulmonary hypertension in COPD: results from the ASPIRE registry. Eur Respir J 2013;41: 1292–1301.
  69. Delcroix M, Torbicki A, Gopalan D, Sitbon O, Klok FA, Lang I, et al. ERS statement on chronic thromboembolic pulmonary hypertension. Eur Respir J 2020;57: 2002828.
  70. Shlobin OA, Kouranos V, Barnett SD, Alhamad EH, Culver DA, Barney J, et al. Physiological predictors of survival in patients with sarcoidosis-associated pulmon- ary hypertension: results from an international registry. Eur Respir J 2020;55: 1901747.
  71. Arcasoy SM, Christie JD, Ferrari VA, Sutton MS, Zisman DA, Blumenthal NP, et al. Echocardiographic assessment of pulmonary hypertension in patients with ad- vanced lung disease. Am J Respir Crit Care Med 2003;167:735–740.
  72. Fisher MR, Forfia PR, Chamera E, Housten-Harris T, Champion HC, Girgis RE, et al. Accuracy of Doppler echocardiography in the hemodynamic assessment of pul- monary hypertension. Am J Respir Crit Care Med 2009;179:615–621
  73. Fonseca GH, Souza R, Salemi VM, Jardim CV, Gualandro SF. Pulmonary hyperten- sion diagnosed by right heart catheterisation in sickle cell disease. Eur Respir J 2012; 39:112–118.
  74. Parent F, Bachir D, Inamo J, Lionnet F, Driss F, Loko G, et al. A hemodynamic study of pulmonary hypertension in sickle cell disease. N Engl J Med 2011;365:44–53.
  75. Baumgartner H, De Backer J, Babu-Narayan SV, Budts W, Chessa M, Diller GP, et al. 2020 ESC Guidelines for the management of adult congenital heart disease. Eur Heart J 2021;42:563–645.
  76. Kim NH, Delcroix M, Jais X, Madani MM, Matsubara H, Mayer E, et al. Chronic thromboembolic pulmonary hypertension. Eur Respir J 2019;53:1801915.
  77. Konstantinides SV, Meyer G, Becattini C, Fauueno H, Bueno H, Geersing GJ, et al. 2019 ESC Guidelines for the diagnosis and management of acute pulmonary em- bolism developed in collaboration with the European Respiratory Society (ERS). Eur Heart J 2020;41:543–603.
  78. Swift AJ, Dwivedi K, Johns C, Garg P, Chin M, Currie BJ, et al. Diagnostic accuracy of CT pulmonary angiography in suspected pulmonary hypertension. Eur Radiol 2020; 30:4918–4929.
  79. Guerin L, Couturaud F, Parent F, Revel MP, Gillaizeau F, Planquette B, et al. Prevalence of chronic thromboembolic pulmonary hypertension after acute pul- monary embolism. Prevalence of CTEPH after pulmonary embolism. Thromb Haemost 2014;112:598–605.
  80. Boerrigter BG, Bogaard HJ, Trip P, Groepenhoff H, Rietema H, Holverda S, et al. Ventilatory and cardiocirculatory exercise profiles in COPD: the role of pulmonary hypertension. Chest 2012;142:1166–1174.
  81. Guth S, Wiedenroth CB, Rieth A, Richter MJ, Gruenig E, Ghofrani HA, et al. Exercise right heart catheterization before and after pulmonary endarterectomy in patients with chronic thromboembolic disease. Eur Respir J 2018;52:1800458.
  82. Eyries M, Montani D, Girerd B, Perret C, Leroy A, Lonjou C, et al. EIF2AK4 muta- tions cause pulmonary veno-occlusive disease, a recessive form of pulmonary hypertension. Nat Genet 2014;46:65–69.
  83. Cottin V, Le Pavec J, Prevot G, Mal H, Humbert M, Simonneau G, et al. Pulmonary hypertension in patients with combined pulmonary fibrosis and emphysema syn- drome. Eur Respir J 2010;35:105–111.
  84. Sitbon O, Bosch J, Cottreel E, Csonka D, de Groote P, Hoeper MM, et al. Macitentan for the treatment of portopulmonary hypertension (PORTICO): a multicentre, randomised, double-blind, placebo-controlled, phase 4 trial. Lancet Respir Med 2019;7:594–604.
  85. Armstrong I, Billings C, Kiely DG, Yorke J, Harries C, Clayton S, et al. The patient experience of pulmonary hypertension: a large cross-sectional study of UK pa- tients. BMC Pulm Med 2019;19:67.
  86. Coghlan JG, Denton CP, Grunig E, Bonderman D, Distler O, Khanna D, et al. Evidence-based detection of pulmonary arterial hypertension in systemic sclerosis: the DETECT study. Ann Rheum Dis 2014;73:1340–1349.
  87. Krowka MJ, Fallon MB, Kawut SM, Fuhrmann V, Heimbach JK, Ramsay MA, et al. International Liver Transplant Society Practice Guidelines: diagnosis and manage- ment of hepatopulmonary syndrome and portopulmonary hypertension. Transplantation 2016;100:1440–1452.
  88. Sitbon O, Lascoux-Combe C, Delfraissy JF, Yeni PG, Raffi F, De Zuttere D, et al. Prevalence of HIV-related pulmonary arterial hypertension in the current anti- retroviral therapy era. Am J Respir Crit Care Med 2008;177:108–113.
  89. Nathan SD, Behr J, Collard HR, Cottin V, Hoeper MM, Martinez FJ, et al. Riociguat for idiopathic interstitial pneumonia-associated pulmonary hypertension (RISE-IIP): a randomised, placebo-controlled phase 2b study. Lancet Respir Med 2019;7: 780–790.
  90. Helmersen D, Provencher S, Hirsch AM, Van Dam A, Dennie C, de Perrot M, et al. Diagnosis of chronic thromboembolic pulmonary hypertension: A Canadian Thoracic Society clinical practice guideline update. Can J Respir Crit Care Sleep Med 2019;3:177–198.
  91. Humbert M, Farber HW, Ghofrani HA, Benza RL, Busse D, Meier C, et al. Risk as- sessment in pulmonary arterial hypertension and chronic thromboembolic pul- monary hypertension. Eur Respir J 2019;53:1802004.
  92. Kuwana M, Blair C, Takahashi T, Langley J, Coghlan JG. Initial combination therapy of ambrisentan and tadalafil in connective tissue disease-associated pulmonary ar- terial hypertension (CTD-PAH) in the modified intention-to-treat population of the AMBITION study: post hoc analysis. Ann Rheum Dis 2020;79:626–634.
  93. Olsson KM, Delcroix M, Ghofrani HA, Tiede H, Huscher D, Speich R, et al. Anticoagulation and survival in pulmonary arterial hypertension: results from the Comparative, Prospective Registry of Newly Initiated Therapies for Pulmonary Hypertension (COMPERA). Circulation 2014;129:57–65.
  94. Montani D, Savale L, Natali D, Jais X, Herve P, Garcia G, et al. Long-term response to calcium-channel blockers in non-idiopathic pulmonary arterial hypertension. Eur Heart J 2010;31:1898–1907.
  95. Badesch DB, Tapson VF, McGoon MD, Brundage BH, Rubin LJ, Wigley FM, et al. Continuous intravenous epoprostenol for pulmonary hypertension due to the scleroderma spectrum of disease. A randomized, controlled trial. Ann Intern Med 2000;132:425–434.
  96. Nunes H, Humbert M, Sitbon O, Morse JH, Deng Z, Knowles JA, et al. Prognostic factors for survival in human immunodeficiency virus-associated pulmonary arterial hypertension. Am J Respir Crit Care Med 2003;167:1433–1439.
  97. Montani D, Lau EM, Dorfmuller P, Girerd B, Jais X, Savale L, et al. Pulmonary veno-occlusive disease. Eur Respir J 2016;47:1518–1534.
  98. Chin KM, Channick RN, Rubin LJ. Is methamphetamine use associated with idio- pathic pulmonary arterial hypertension? Chest 2006;130:1657–1663.
  99. Zamanian RT, Hedlin H, Greuenwald P, Wilson DM, Segal JI, Jorden M, et al. Features and outcomes of methamphetamine-associated pulmonary arterial hypertension. Am J Respir Crit Care Med 2018;197:788–800.
  100. Savale L, Sattler C, Gunther S, Montani D, Chaumais MC, Perrin S, et al. Pulmonary arterial hypertension in patients treated with interferon. Eur Respir J 2014;44: 1627–1634.
  101. Weatherald J, Chaumais MC, Savale L, Jais X, Seferian A, Canuet M, et al. Long-term outcomes of dasatinib-induced pulmonary arterial hypertension: a population- based study. Eur Respir J 2017;50:1700217.
  102. Cardio-Oncology: Lyon AR, López-Fernández T, Couch LS, Asteggiano R, Aznar MC, Bergler-Klein J, et al. Guidelines on cardio-oncology. Eur Heart J. 2022. doi:10.1093/eurheartj/ehac244.
  103. Avouac J, Airo P, Meune C, Beretta L, Dieude P, Caramaschi P, et al. Prevalence of pulmonary hypertension in systemic sclerosis in European Caucasians and metaa- nalysis of 5 studies. J Rheumatol 2010;37:2290–2298.
  104. Launay D, Montani D, Hassoun PM, Cottin V, Le Pavec J, Clerson P, et al. Clinical phenotypes and survival of pre-capillary pulmonary hypertension in systemic scler- osis. PLoS One 2018;13:e0197112.
  105. Launay D, Sobanski V, Hachulla E, Humbert M. Pulmonary hypertension in systemic sclerosis: different phenotypes. Eur Respir Rev 2017;26:170056.
  106. Hachulla E, Jais X, Cinquetti G, Clerson P, Rottat L, Launay D, et al. Pulmonary ar- terial hypertension associated with systemic lupus erythematosus: results from the French Pulmonary Hypertension Registry. Chest 2018;153:143–151.
  107. Jais X, Launay D, Yaici A, Le Pavec J, Tcherakian C, Sitbon O, et al. Immunosuppressive therapy in lupus- and mixed connective tissue disease-associated pulmonary arterial hypertension: a retrospective analysis of twenty-three cases. Arthritis Rheum 2008;58:521–531.
  108. Qian J, Li M, Zhang X, Wang Q, Zhao J, Tian Z, et al. Long-term prognosis of pa- tients with systemic lupus erythematosus-associated pulmonary arterial hyperten- sion: CSTAR-PAH cohort study. Eur Respir J 2019;53:1800081.
  109. Sanges S, Yelnik CM, Sitbon O, Benveniste O, Mariampillai K, Phillips-Houlbracq M, et al. Pulmonary arterial hypertension in idiopathic inflammatory myopathies: data from the French pulmonary hypertension registry and review of the literature. Medicine (Baltimore) 2016;95:e4911.
  110. Wang J, Li M, Wang Q, Zhang X, Qian J, Zhao J, et al. Pulmonary arterial hyperten- sion associated with primary Sjogren’s syndrome: a multicentre cohort study from China. Eur Respir J 2020;56:1902157.
  111. Montani D, Henry J, O’Connell C, Jais X, Cottin V, Launay D, et al. Association be- tween rheumatoid arthritis and pulmonary hypertension: data from the French Pulmonary Hypertension Registry. Respiration 2018;95:244–250.
  112. Humbert M, Sitbon O, Chaouat A, Bertocchi M, Habib G, Gressin V, et al. Pulmonary arterial hypertension in France: results from a national registry. Am J Respir Crit Care Med 2006;173:1023–1030.
  113. Humbert M, Khaltaev N, Bousquet J, Souza R. Pulmonary hypertension: from an orphan disease to a public health problem. Chest 2007;132:365–367.
  114. Gunther S, Jais X, Maitre S, Berezne A, Dorfmuller P, Seferian A, et al. Computed tomography findings of pulmonary venoocclusive disease in scleroderma patients presenting with precapillary pulmonary hypertension. Arthritis Rheum 2012;64: 2995–3005.
  115. Hsu S, Kokkonen-Simon KM, Kirk JA, Kolb TM, Damico RL, Mathai SC, et al. Right ventricular myofilament functional differences in humans with systemic sclerosis-associated versus idiopathic pulmonary arterial hypertension. Circulation 2018;137:2360–2370.
  116. Chauvelot L, Gamondes D, Berthiller J, Nieves A, Renard S, Catella-Chatron J, et al. Hemodynamic response to treatment and outcomes in pulmonary hypertension associated with interstitial lung disease versus pulmonary arterial hypertension in systemic sclerosis: data from a study identifying prognostic factors in pulmonary hypertension associated with interstitial lung disease. Arthritis Rheum 2021;73: 295–304.
  117. Launay D, Sitbon O, Hachulla E, Mouthon L, Gressin V, Rottat L, et al. Survival in systemic sclerosis-associated pulmonary arterial hypertension in the modern man- agement era. Ann Rheum Dis 2013;72:1940–1946.
  118. Ramjug S, Hussain N, Hurdman J, Billings C, Charalampopoulos A, Elliot CA, et al.Idiopathic and systemic sclerosis-associated pulmonary arterial hypertension: a comparison of demographic, hemodynamic, and MRI characteristics and outcomes. Chest 2017;152:92–102.
  119. Pan J, Lei L, Zhao C. Comparison between the efficacy of combination therapy and monotherapy in connective tissue disease associated pulmonary arterial hyperten- sion: a systematic review and meta-analysis. Clin Exp Rheumatol 2018;36: 1095–1102.
  120. Sanchez O, Sitbon O, Jais X, Simonneau G, Humbert M. Immunosuppressive therapy in connective tissue diseases-associated pulmonary arterial hypertension. Chest 2006;130:182–189.
  121. Humbert M, Coghlan JG, Ghofrani HA, Grimminger F, He JG, Riemekasten G, et al. Riociguat for the treatment of pulmonary arterial hypertension associated with connective tissue disease: results from PATENT-1 and PATENT-2. Ann Rheum Dis 2017;76:422–426.
  122. Kawut SM, Taichman DB, Archer-Chicko CL, Palevsky HI, Kimmel SE. Hemodynamics and survival in patients with pulmonary arterial hypertension re- lated to systemic sclerosis. Chest 2003;123:344–350.
  123. Trombetta AC, Pizzorni C, Ruaro B, Paolino S, Sulli A, Smith V, et al. Effects of longterm treatment with bosentan and iloprost on nailfold absolute capillary number, fingertip blood perfusion, and clinical status in systemic sclerosis. J Rheumatol 2016; 43:2033–2041.
  124. Pradere P, Tudorache I, Magnusson J, Savale L, Brugiere O, Douvry B, et al. Lung transplantation for scleroderma lung disease: An international, multicenter, obser- vational cohort study. J Heart Lung Transplant 2018;37:903–911.
  125. Barbaro G, Lucchini A, Pellicelli AM, Grisorio B, Giancaspro G, Fauarbarini G, et al. Highly active antiretroviral therapy compared with HAART and bosentan in com- bination in patients with HIV-associated pulmonary hypertension. Heart 2006;92: 1164–1166.
  126. Degano B, Guillaume M, Savale L, Montani D, Jais X, Yaici A, et al. HIV-associated pulmonary arterial hypertension: survival and prognostic factors in the modern therapeutic era. AIDS 2010;24:67–75.
  127. Sitbon O. HIV-related pulmonary arterial hypertension: clinical presentation and management. AIDS 2008;22:S55–S62.
  128. Opravil M, Sereni D. Natural history of HIV-associated pulmonary arterial hyper- tension: trends in the HAART era. AIDS (London, England) 2008;22:S35–S40.
  129. Humbert M, Monti G, Fartoukh M, Magnan A, Brenot F, Rain B, et al. Platelet-derived growth factor expression in primary pulmonary hypertension: comparison of HIV seropositive and HIV seronegative patients. Eur Respir J 1998; 11:554–559.
  130. Mehta NJ, Khan IA, Mehta RN, Sepkowitz DA. HIV-related pulmonary hypertension: analytic review of 131 cases. Chest 2000;118:1133–1141.
  131. Zuber JP, Calmy A, Evison JM, Hasse B, Schiffer V, Wagels T, et al. Pulmonary ar- terial hypertension related to HIV infection: improved hemodynamics and survival associated with antiretroviral therapy. Clin Infect Dis 2004;38:1178–1185.
  132. Sitbon O, Gressin V, Speich R, Macdonald PS, Opravil M, Cooper DA, et al. Bosentan for the treatment of human immunodeficiency virus-associated pulmon- ary arterial hypertension. Am J Respir Crit Care Med 2004;170:1212–1217.
  133. Degano B, Yaici A, Le Pavec J, Savale L, Jais X, Camara B, et al. Long-term effects of bosentan in patients with HIV-associated pulmonary arterial hypertension. Eur Respir J 2009;33:92–98.
  134. Carlsen J, Kjeldsen K, Gerstoft J. Sildenafil as a successful treatment of otherwise fatal HIV-related pulmonary hypertension. AIDS 2002;16:1568–1569.
  135. Schumacher YO, Zdebik A, Huonker M, Kreisel W. Sildenafil in HIV-related pulmonary hypertension. AIDS 2001;15:1747–1748.
  136. Muirhead GJ, Wulff MB, Fielding A, Kleinermans D, Buss N. Pharmacokinetic inter- actions between sildenafil and saquinavir/ritonavir. Br J Clin Pharmacol 2000;50: 99–107.
  137. Garraffo R, Lavrut T, Ferrando S, Durant J, Rouyrre N, MacGregor TR, et al. Effect of tipranavir/ritonavir combination on the pharmacokinetics of tadalafil in healthy volunteers. J Clin Pharmacol 2011;51:1071–1078.
  138. Aguilar RV, Farber HW. Epoprostenol (prostacyclin) therapy in HIV-associated pul- monary hypertension. Am J Respir Crit Care Med 2000;162:1846–1850.
  139. Cea-Calvo L, Escribano Subias P, Tello de Menesses R, Lazaro Salvador M, Gomez Sanchez MA, Delgado Jimenez JF, et al. Treatment of HIV-associated pulmonary hypertension with treprostinil. Rev Esp Cardiol 2003;56:421–425.
  140. Ghofrani HA, Friese G, Discher T, Olschewski H, Schermuly RT, Weissmann N, et al. Inhaled iloprost is a potent acute pulmonary vasodilator in HIV-related severe pulmonary hypertension. Eur Respir J 2004;23:321–326
  141. Krowka MJ, Miller DP, Barst RJ, Taichman D, Dweik RA, Badesch DB, et al. Portopulmonary hypertension: a report from the US-based REVEAL Registry. Chest 2012;141:906–915.
  142. Lazaro Salvador M, Quezada Loaiza CA, Rodriguez Padial L, Barbera JA, Lopez-Meseguer M, Lopez-Reyes R, et al. Portopulmonary hypertension: prognosis and management in the current treatment era – results from the REHAP registry. Intern Med J 2021;51:355–365.
  143. Savale L, Guimas M, Ebstein N, Fertin M, Jevnikar M, Renard S, et al. Portopulmonary hypertension in the current era of pulmonary hypertension man- agement. J Hepatol 2020;73:130–139.
  144. Baiges A, Turon F, Simon-Talero M, Tasayco S, Bueno J, Zekrini K, et al. Congenital extrahepatic portosystemic shunts (Abernethy malformation): an international ob- servational study. Hepatology 2020;71:658–669.
  145. Fussner LA, Iyer VN, Cartin-Ceba R, Lin G, Watt KD, Krowka MJ. Intrapulmonary vascular dilatations are common in portopulmonary hypertension and may be as- sociated with decreased survival. Liver Transpl 2015;21:1355–1364.
  146. Hoeper MM, Halank M, Marx C, Hoeffken G, Seyfarth HJ, Schauer J, et al. Bosentan therapy for portopulmonary hypertension. Eur Respir J 2005;25:502–508.
  147. Olsson KM, Meyer K, Berliner D, Hoeper MM. Development of hepatopulmonary syndrome during combination therapy for portopulmonary hypertension. Eur Respir J 2019;53:1801880.
  148. Krowka MJ, Plevak DJ, Findlay JY, Rosen CB, Wiesner RH, Krom RA. Pulmonary hemodynamics and perioperative cardiopulmonary-related mortality in patients with portopulmonary hypertension undergoing liver transplantation. Liver Transpl 2000;6:443–450.
  149. Cartin-Ceba R, Burger C, Swanson K, Vargas H, Aqel B, Keaveny AP, et al. Clinical outcomes after liver transplantation in patients with portopulmonary hyperten- sion. Transplantation 2021;105:2283–2290.
  150. Deroo R, Trepo E, Holvoet T, De Pauw M, Geerts A, Verhelst X, et al. Vasomodulators and liver transplantation for portopulmonary hypertension: evi- dence from a systematic review and meta-analysis. Hepatology 2020;72: 1701–1716.
  151. Sadd CJ, Osman F, Li Z, Chybowski A, Decker C, Henderson B, et al. Long-term outcomes and survival in moderate-severe portopulmonary hypertension after li- ver transplant. Transplantation 2021;105:346–353.
  152. Savale L, Sattler C, Coilly A, Conti F, Renard S, Francoz C, et al. Long-term outcome in liver transplantation candidates with portopulmonary hypertension. Hepatology 2017;65:1683–1692.
  153. Diller GP, Kempny A, Alonso-Gonzalez R, Swan L, Uebing A, Li W, et al. Survival prospects and circumstances of death in contemporary adult congenital heart dis- ease patients under follow-up at a large tertiary centre. Circulation 2015;132: 2118–2125.
  154. van Riel AC, Schuuring MJ, van Hessen ID, Zwinderman AH, Cozijnsen L, Reichert CL, et al. Contemporary prevalence of pulmonary arterial hypertension in adult congenital heart disease following the updated clinical classification. Int J Cardiol 2014;174:299–305.
  155. Lammers AE, Bauer LJ, Diller GP, Helm PC, Abdul-Khaliq H, Bauer UMM, et al. Pulmonary hypertension after shunt closure in patients with simple congenital heart defects. Int J Cardiol 2020;308:28–32.
  156. Ntiloudi D, Zanos S, Gatzoulis MA, Karvounis H, Giannakoulas G. How to evaluate patients with congenital heart disease-related pulmonary arterial hypertension. Expert Rev Cardiovasc Ther 2019;17:11–18.
  157. Dimopoulos K, Condliffe R, Tulloh RMR, Clift P, Alonso-Gonzalez R, Bedair R, et al. Echocardiographic screening for pulmonary hypertension in congenital heart dis- ease: JACC review topic of the week. J Am Coll Cardiol 2018;72:2778–2788.
  158. Kempny A, Dimopoulos K, Fraisse A, Diller GP, Price LC, Rafiq I, et al. Blood vis- cosity and its relevance to the diagnosis and management of pulmonary hyperten- sion. J Am Coll Cardiol 2019;73:2640–2642.
  159. Arvanitaki A, Giannakoulas G, Baumgartner H, Lammers AE. Eisenmenger syn- drome: diagnosis, prognosis and clinical management. Heart 2020;106:1638–1645.
  160. Diller GP, Korten MA, Bauer UM, Miera O, Tutarel O, Kaemmerer H, et al. Current therapy and outcome of Eisenmenger syndrome: data of the German National Register for congenital heart defects. Eur Heart J 2016;37:1449–1455.
  161. Kempny A, Hjortshoj CS, Gu H, Li W, Opotowsky AR, Landzberg MJ, et al. Predictors of death in contemporary adult patients with Eisenmenger syndrome: a multicenter study. Circulation 2017;135:1432–1440.
  162. Arvind B, Relan J, Kothari SS. “Treat and repair” strategy for shunt lesions: a critical review. Pulm Circ 2020;10:2045894020917885.
  163. Brida M, Nashat H, Gatzoulis MA. Pulmonary arterial hypertension: closing the gap in congenital heart disease. Curr Opin Pulm Med 2020;26:422–428.
  164. van der Feen DE, Bartelds B, de Boer RA, Berger RMF. Assessment of reversibility in pulmonary arterial hypertension and congenital heart disease. Heart 2019;105: 276–282.
  165. Becker-Grunig T, Klose H, Ehlken N, Lichtblau M, Nagel C, Fischer C, et al. Efficacy of exercise training in pulmonary arterial hypertension associated with congenital heart disease. Int J Cardiol 2013;168:375–381.
  166. Hartopo AB, Anggrahini DW, Nurdiati DS, Emoto N, Dinarti LK. Severe pulmon- ary hypertension and reduced right ventricle systolic function associated with ma- ternal mortality in pregnant uncorrected congenital heart diseases. Pulm Circ 2019; 9:2045894019884516.
  167. Li Q, Dimopoulos K, Liu T, Xu Z, Liu Q, Li Y, et al. Peripartum outcomes in a large population of women with pulmonary arterial hypertension associated with con- genital heart disease. Eur J Prev Cardiol 2019;26:1067–1076.
  168. Regitz-Zagrosek V, Roos-Hesselink JW, Bauersachs J, Blomstrom-Lundqvist C, Cifkova R, De Bonis M, et al. 2018 ESC Guidelines for the management of cardio- vascular diseases during pregnancy. Eur Heart J 2018;39:3165–3241.
  169. Blanche C, Alonso-Gonzalez R, Uribarri A, Kempny A, Swan L, Price L, et al. Use of intravenous iron in cyanotic patients with congenital heart disease and/or pulmon- ary hypertension. Int J Cardiol 2018;267:79–83.
  170. Bertoletti L, Mismetti V, Giannakoulas G. Use of anticoagulants in patients with pul- monary hypertension. Hamostaseologie 2020;40:348–355.
  171. Freisinger E, Gerss J, Makowski L, Marschall U, Reinecke H, Baumgartner H, et al. Current use and safety of novel oral anticoagulants in adults with congenital heart disease: results of a nationwide analysis including more than 44 000 patients. Eur Heart J 2020;41:4168–4177.
  172. Galiè N, Beghetti M, Gatzoulis MA, Granton J, Berger RM, Lauer A, et al. Bosentan therapy in patients with Eisenmenger syndrome: a multicenter, double-blind, ran- domized, placebo-controlled study. Circulation 2006;114:48–54.
  173. Gatzoulis MA, Landzberg M, Beghetti M, Berger RM, Efficace M, Gesang S, et al. Evaluation of Macitentan in patients with Eisenmenger syndrome. Circulation 2019;139:51–63.
  174. Zuckerman WA, Leaderer D, Rowan CA, Mituniewicz JD, Rosenzweig EB. Ambrisentan for pulmonary arterial hypertension due to congenital heart disease. Am J Cardiol 2011;107:1381–1385.
  175. Nashat H, Kempny A, Harries C, Dormand N, Alonso-Gonzalez R, Price LC, et al. A single-centre, placebo-controlled, double-blind randomised cross-over study of nebulised iloprost in patients with Eisenmenger syndrome: A pilot study. Int J Cardiol 2020;299:131–135.
  176. D’Alto M, Constantine A, Balint OH, Romeo E, Argiento P, Ablonczy L, et al. The effects of parenteral prostacyclin therapy as add-on treatment to oral compounds in Eisenmenger syndrome. Eur Respir J 2019;54:1901401.
  177. Manes A, Palazzini M, Leci E, Bacchi Reggiani ML, Branzi A, Galiè N. Current era survival of patients with pulmonary arterial hypertension associated with congenital heart disease: a comparison between clinical subgroups. Eur Heart J 2014;35: 716–724.
  178. Savale L, Manes A. Pulmonary arterial hypertension populations of special interest: portopulmonary hypertension and pulmonary arterial hypertension associated with congenital heart disease. Eur Heart J Suppl 2019;21:K37–K45.
  179. Dimopoulos K, Diller GP, Opotowsky AR, D’Alto M, Gu H, Giannakoulas G, et al. Definition and management of segmental pulmonary hypertension. J Am Heart Assoc 2018;7:e008587.
  180. Amedro P, Gavotto A, Abassi H, Picot MC, Matecki S, Malekzadeh-Milani S, et al. Efficacy of phosphodiesterase type 5 inhibitors in univentricular congenital heart disease: the SV-INHIBITION study design. ESC Heart Fail 2020;7:747–756.
  181. Goldberg DJ, Zak V, Goldstein BH, Schumacher KR, Rhodes J, Penny DJ, et al. Results of the FUEL Trial. Circulation 2020;141:641–651.
  182. Ridderbos FS, Hagdorn QAJ, Berger RMF. Pulmonary vasodilator therapy as treat- ment for patients with a Fontan circulation: the Emperor’s new clothes? Pulm Circ 2018;8:2045894018811148.
  183. Dimopoulos K, Muthiah K, Alonso-Gonzalez R, Banner NR, Wort SJ, Swan L, et al. Heart or heart-lung transplantation for patients with congenital heart disease in England. Heart 2019;105:596–602.
  184. Lapa M, Dias B, Jardim C, Fernandes CJ, Dourado PM, Figueiredo M, et al. Cardiopulmonary manifestations of hepatosplenic schistosomiasis. Circulation 2009;119:1518–1523.
  185. Knafl D, Gerges C, King CH, Humbert M, Bustinduy AL. Schistosomiasis-associated pulmonary arterial hypertension: a systematic review. Eur Respir Rev 2020;29:190089.
  186. Fernandes CJC, Piloto B, Castro M, Gavilanes Oleas F, Alves JL Jr, Lopes Prada LF, et al. Survival of patients with schistosomiasis-associated pulmonary arterial hyper- tension in the modern management era. Eur Respir J 2018;51:1800307.
  187. Weatherald J, Dorfmuller P, Perros F, Ghigna MR, Girerd B, Humbert M, et al. Pulmonary capillary haemangiomatosis: a distinct entity? Eur Respir Rev 2020;29:190168.
  188. Humbert M, Guignabert C, Bonnet S, Dorfmuller P, Klinger JR, Nicolls MR, et al. Pathology and pathobiology of pulmonary hypertension: state of the art and re- search perspectives. Eur Respir J 2019;53:1801887.
  189. Montani D, Girerd B, Jais X, Levy M, Amar D, Savale L, et al. Clinical phenotypes and outcomes of heritable and sporadic pulmonary veno-occlusive disease: a population-based study. Lancet Respir Med 2017;5:125–134.
  190. Perez-Olivares C, Segura de la Cal T, Flox-Camacho A, Nuche J, Tenorio J, Martinez Menaca A, et al. The role of cardiopulmonary exercise test in identifying pulmonary veno-occlusive disease. Eur Respir J 2021;57:2100115.
  191. Bergbaum C, Samaranayake CB, Pitcher A, Weingart E, Semple T, Kokosi M, et al. A case series on the use of steroids and mycophenolate mofetil in idiopathic and her- itable pulmonary veno-occlusive disease: is there a role for immunosuppression? Eur Respir J 2021;57:2004354.
  192. van Loon RL, Roofthooft MT, Hillege HL, ten Harkel AD, van Osch-Gevers M, Delhaas T, et al. Pediatric pulmonary hypertension in the Netherlands: epidemiology and char- acterization during the period 1991 to 2005. Circulation 2011;124:1755–1764.
  193. del Cerro Marin MJ, Sabate Rotes A, Rodriguez Ogando A, Mendoza Soto A, Quero Jimenez M, Gavilan Camacho JL, et al. Assessing pulmonary hypertensive vascular disease in childhood. Data from the Spanish registry. Am J Respir Crit Care Med 2014;190:1421–1429.
  194. Li L, Jick S, Breitenstein S, Hernandez G, Michel A, Vizcaya D. Pulmonary arterial hypertension in the USA: an epidemiological study in a large insured pediatric popu- lation. Pulm Circ 2017;7:126–136.
  195. Berger RM, Beghetti M, Humpl T, Raskob GE, Ivy DD, Jing ZC, et al. Clinical features of paediatric pulmonary hypertension: a registry study. Lancet 2012;379:537–546.
  196. Abman SH, Mullen MP, Sleeper LA, Austin ED, Rosenzweig EB, Kinsella JP, et al. Characterisation of paediatric pulmonary hypertensive vascular disease from the PPHNet Registry. Eur Respir J 2021;59:2003337.
  197. Rosenzweig EB, Abman SH, Adatia I, Beghetti M, Bonnet D, Haworth S, et al. Paediatric pulmonary arterial hypertension: updates on definition, classification, diagnostics and management. Eur Respir J 2019;53:1801916.
  198. Haarman MG, Kerstjens-Frederikse WS, Vissia-Kazemier TR, Breeman KTN, Timens W, Vos YJ, et al. The genetic epidemiology of pediatric pulmonary arterial hypertension. J Pediatr 2020;225:65–73.e65.
  199. Levy M, Eyries M, Szezepanski I, Ladouceur M, Nadaud S, Bonnet D, et al. Genetic analyses in a cohort of children with pulmonary hypertension. Eur Respir J 2016;48: 1118–1126.
  200. Mourani PM, Abman SH. Pulmonary hypertension and vascular abnormalities in bronchopulmonary dysplasia. Clin Perinatol 2015;42:839–855.
  201. van Loon RL, Roofthooft MT, van Osch-Gevers M, Delhaas T, Strengers JL, Blom NA, et al. Clinical characterization of pediatric pulmonary hypertension: complex presentation and diagnosis. J Pediatr 2009;155:176–182.e171.
  202. Arjaans S, Zwart EAH, Ploegstra MJ, Bos AF, Kooi EMW, Hillege HL, et al. Identification of gaps in the current knowledge on pulmonary hypertension in ex- tremely preterm infants: a systematic review and meta-analysis. Paediatr Perinatal Epidemiol 2018;32:258–267.
  203. Haarman MG, Do JM, Ploegstra MJ, Roofthooft MTR, Vissia-Kazemier TR, Hillege HL, et al. The clinical value of proposed risk stratification tools in pediatric pul- monary arterial hypertension. Am J Respir Crit Care Med 2019;200:1312–1315.
  204. Beghetti M, Schulze-Neick I, Berger RM, Ivy DD, Bonnet D, Weintraub RG, et al. Haemodynamic characterisation and heart catheterisation complications in children with pulmonary hypertension: insights from the Global TOPP Registry (tracking out- comes and practice in paediatric pulmonary hypertension). Int J Cardiol 2016;203: 325–330.
  205. Ploegstra MJ, Zijlstra WMH, Douwes JM, Hillege HL, Berger RMF. Prognostic fac- tors in pediatric pulmonary arterial hypertension: a systematic review and meta-analysis. Int J Cardiol 2015;184:198–207.
  206. Ivy DD, Rosenzweig EB, Lemarie JC, Brand M, Rosenberg D, Barst RJ. Long-term outcomes in children with pulmonary arterial hypertension treated with bosentan in real-world clinical settings. Am J Cardiol 2010;106:1332–1338.
  207. Zijlstra WMH, Douwes JM, Rosenzweig EB, Schokker S, Krishnan U, Roofthooft MTR, et al. Survival differences in pediatric pulmonary arterial hypertension: clues to a better understanding of outcome and optimal treatment strategies. J Am Coll Cardiol 2014;63:2159–2169
  208. Ploegstra MJ, Douwes JM, Roofthooft MT, Zijlstra WM, Hillege HL, Berger RM. Identification of treatment goals in paediatric pulmonary arterial hypertension. Eur Respir J 2014;44:1616–1626.
  209. Singh Y, Lakshminrusimha S. Pathophysiology and management of persistent pul- monary hypertension of the newborn. Clin Perinatol 2021;48:595–618.
  210. Arjaans S, Haarman MG, Roofthooft MTR, Fries MWF, Kooi EMW, Bos AF, et al. Fate of pulmonary hypertension associated with bronchopulmonary dysplasia be- yond 36 weeks postmenstrual age. Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed 2021;106: 45–50.
  211. Goss KN, Beshish AG, Barton GP, Haraldsdottir K, Levin TS, Tetri LH, et al. Early pulmonary vascular disease in young adults born preterm. Am J Respir Crit Care Med 2018;198:1549–1558.
  212. Krishnan U, Feinstein JA, Adatia I, Austin ED, Mullen MP, Hopper RK, et al. Evaluation and management of pulmonary hypertension in children with broncho- pulmonary dysplasia. J Pediatr 2017;188:24–34.e21.
  213. Vayalthrikkovil S, Vorhies E, Stritzke A, Bashir RA, Mohammad K, Kamaluddeen M, et al. Prospective study of pulmonary hypertension in preterm infants with bronch- opulmonary dysplasia. Pediatr Pulmonol 2019;54:171–178.
  214. Abman SH, Collaco JM, Shepherd EG, Keszler M, Cuevas-Guaman M, Welty SE, et al. Interdisciplinary care of children with severe bronchopulmonary dysplasia. J Pediatr 2017;181:12–28.e11.
  215. Kessler R, Faller M, Weitzenblum E, Chaouat A, Aykut A, Ducolone A, et al. “Natural history” of pulmonary hypertension in a series of 131 patients with chron- ic obstructive lung disease. Am J Respir Crit Care Med 2001;164:219–224.
  216. Oswald-Mammosser M, Weitzenblum E, Quoix E, Moser G, Chaouat A, Charpentier C, et al. Prognostic factors in COPD patients receiving long-term oxy- gen therapy. Importance of pulmonary artery pressure. Chest 1995;107: 1193–1198.
  217. Thurnheer R, Ulrich S, Bloch KE. Precapillary pulmonary hypertension and sleep- disordered breathing: is there a link? Respiration 2017;93:65–77.
  218. Leon-Velarde F, Maggiorini M, Reeves JT, Aldashev A, Asmus I, Bernardi L, et al. Consensus statement on chronic and subacute high altitude diseases. High Alt Med Biol 2005;6:147–157.
  219. Freitas CSG, Baldi BG, Jardim C, Araujo MS, Sobral JB, Heiden GI, et al. Pulmonary hypertension in lymphangioleiomyomatosis: prevalence, severity and the role of carbon monoxide diffusion capacity as a screening method. Orphanet J Rare Dis 2017;12:74.
  220. Zeder K, Avian A, Bachmaier G, Douschan P, Foris V, Sassmann T, et al. Elevated pulmonary vascular resistance predicts mortality in COPD patients. Eur Respir J 2021;58:2100944.
  221. Olsson KM, Hoeper MM, Pausch C, Grunig E, Huscher D, Pittrow D, et al. Pulmonary vascular resistance predicts mortality in patients with pulmonary hyper- tension associated with interstitial lung disease: results from the COMPERA regis- try. Eur Respir J 2021;58:2101483.
  222. Chaouat A, Bugnet AS, Kadaoui N, Schott R, Enache I, Ducolone A, et al. Severe pulmonary hypertension and chronic obstructive pulmonary disease. Am J Respir Crit Care Med 2005;172:189–194.
  223. Lettieri CJ, Nathan SD, Barnett SD, Ahmad S, Shorr AF. Prevalence and outcomes of pulmonary arterial hypertension in advanced idiopathic pulmonary fibrosis. Chest 2006;129:746–752.
  224. Medrek SK, Sharafkhaneh A, Spiegelman AM, Kak A, Pandit LM. Admission for COPD exacerbation is associated with the clinical diagnosis of pulmonary hyper- tension: results from a Retrospective Longitudinal Study of a Veteran Population. COPD 2017;14:484–489.
  225. Kessler R, Faller M, Fourgaut G, Mennecier B, Weitzenblum E. Predictive factors of hospitalization for acute exacerbation in a series of 64 patients with chronic ob- structive pulmonary disease. Am J Respir Crit Care Med 1999;159:158–164.
  226. Vizza CD, Hoeper MM, Huscher D, Pittrow D, Benjamin N, Olsson KM, et al. Pulmonary hypertension in patients with COPD: results from COMPERA. Chest 2021;160:678–689.
  227. Dauriat G, Reynaud-Gaubert M, Cottin V, Lamia B, Montani D, Canuet M, et al. Severe pulmonary hypertension associated with chronic obstructive pulmonary disease: a prospective French multicenter cohort. J Heart Lung Transplant 2021; 40:1009–1018.
  228. Kovacs G, Agusti A, Barbera JA, Celli B, Criner G, Humbert M, et al. Pulmonary vas- cular involvement in COPD – is there a pulmonary vascular phenotype? Am J Respir Crit Care Med 2018;198:1000–1011.
  229. Andersen KH, Iversen M, Kjaergaard J, Mortensen J, Nielsen-Kudsk JE, Bendstrup E, et al. Prevalence, predictors, and survival in pulmonary hypertension related to end- stage chronic obstructive pulmonary disease. J Heart Lung Transplant 2012;31: 373–380.
  230. Thabut G, Dauriat G, Stern JB, Logeart D, Levy A, Marrash-Chahla R, et al. Pulmonary hemodynamics in advanced COPD candidates for lung volume reduc- tion surgery or lung transplantation. Chest 2005;127:1531–1536.
  231. Carlsen J, Hasseriis Andersen K, Boesgaard S, Iversen M, Steinbruchel D, Bogelund Andersen C. Pulmonary arterial lesions in explanted lungs after transplantation cor- relate with severity of pulmonary hypertension in chronic obstructive pulmonary disease. J Heart Lung Transplant 2013;32:347–354.
  232. Bunel V, Guyard A, Dauriat G, Danel C, Montani D, Gauvain C, et al. Pulmonary arterial histologic lesions in patients with COPD with severe pulmonary hyperten- sion. Chest 2019;156:33–44.
  233. Kovacs G, Avian A, Douschan P, Foris V, Olschewski A, Olschewski H. Patients with pulmonary arterial hypertension less represented in clinical trials – who are they and how are they? Am J Respir Crit Care Med 2016;193:A3979.
  234. Torres-Castro R, Gimeno-Santos E, Vilaro J, Roque-Figuls M, Moises J, Vasconcello-Castillo L, et al. Effect of pulmonary hypertension on exercise toler- ance in patients with COPD: a prognostic systematic review and meta-analysis. Eur Respir Rev 2021;30:200321.
  235. Nathan SD, Shlobin OA, Barnett SD, Saggar R, Belperio JA, Ross DJ, et al. Right ventricular systolic pressure by echocardiography as a predictor of pulmonary hyper- tension in idiopathic pulmonary fibrosis. Respir Med 2008;102:1305–1310.
  236. Bax S, Bredy C, Kempny A, Dimopoulos K, Devaraj A, Walsh S, et al. A stepwise composite echocardiographic score predicts severe pulmonary hypertension in pa- tients with interstitial lung disease. ERJ Open Res 2018;4:00124-2017.
  237. Bax S, Jacob J, Ahmed R, Bredy C, Dimopoulos K, Kempny A, et al. Right ventricular to left ventricular ratio at CT pulmonary angiogram predicts mortality in interstitial lung disease. Chest 2020;157:89–98.
  238. Chin M, Johns C, Currie BJ, Weatherley N, Hill C, Elliot C, et al. Pulmonary artery size in interstitial lung disease and pulmonary hypertension: association with inter- stitial lung disease severity and diagnostic utility. Front Cardiovasc Med 2018;5:53.
  239. Kiely DG, Levin D, Hassoun P, Ivy DD, Jone PN, Bwika J, et al. Statement on imaging and pulmonary hypertension from the Pulmonary Vascular Research Institute (PVRI). Pulm Circ 2019;9:2045894019841990.
  240. Johns CS, Rajaram S, Capener DA, Oram C, Elliot C, Condliffe R, et al. Non-invasive methods for estimating mPAP in COPD using cardiovascular magnetic resonance imaging. Eur Radiol 2018;28:1438–1448.
  241. Pynnaert C, Lamotte M, Naeije R. Aerobic exercise capacity in COPD patients with and without pulmonary hypertension. Respir Med 2010;104:121–126.
  242. Waxman A, Restrepo-Jaramillo R, Thenappan T, Ravichandran A, Engel P, Bajwa A, et al. Inhaled treprostinil in pulmonary hypertension due to interstitial lung disease. N Engl J Med 2021;384:325–334.
  243. Kovacs G, Avian A, Pienn M, Naeije R, Olschewski H. Reading pulmonary vascular pressure tracings. How to handle the problems of zero leveling and respiratory swings. Am J Respir Crit Care Med 2014;190:252–257.
  244. Blanco I, Santos S, Gea J, Guell R, Torres F, Gimeno-Santos E, et al. Sildenafil to improve respiratory rehabilitation outcomes in COPD: a controlled trial. Eur Respir J 2013;42:982–992.
  245. Ghofrani HA, Wiedemann R, Rose F, Schermuly RT, Olschewski H, Weissmann N, et al. Sildenafil for treatment of lung fibrosis and pulmonary hypertension: a rando- mised controlled trial. Lancet 2002;360:895–900.
  246. Olschewski H, Ghofrani HA, Walmrath D, Schermuly R, Temmesfeld-Wollbruck B, Grimminger F, et al. Inhaled prostacyclin and iloprost in severe pulmonary hyper- tension secondary to lung fibrosis. Am J Respir Crit Care Med 1999;160:600–607.
  247. Stolz D, Rasch H, Linka A, Di Valentino M, Meyer A, Brutsche M, et al. A rando- mised, controlled trial of bosentan in severe COPD. Eur Respir J 2008;32:619–628.
  248. Raghu G, Behr J, Brown KK, Egan JJ, Kawut SM, Flaherty KR, et al. Treatment of idio- pathic pulmonary fibrosis with ambrisentan: a parallel, randomized trial. Ann Intern Med 2013;158:641–649.
  249. Goudie AR, Lipworth BJ, Hopkinson PJ, Wei L, Struthers AD. Tadalafil in patients with chronic obstructive pulmonary disease: a randomised, double-blind, parallel-group, placebo-controlled trial. Lancet Respir Med 2014;2:293–300.
  250. Lederer DJ, Bartels MN, Schluger NW, Brogan F, Jellen P, Thomashow BM, et al. Sildenafil for chronic obstructive pulmonary disease: a randomized crossover trial. COPD 2012;9:268–275.
  251. Vitulo P, Stanziola A, Confalonieri M, Libertucci D, Oggionni T, Rottoli P, et al. Sildenafil in severe pulmonary hypertension associated with chronic obstructive pulmonary disease: A randomized controlled multicenter clinical trial. J Heart Lung Transplant 2017;36:166–174.
  252. King TE Jr, Behr J, Brown KK, du Bois RM, Lancaster L, de Andrade JA, et al. BUILD-1: a randomized placebo-controlled trial of bosentan in idiopathic pulmon- ary fibrosis. Am J Respir Crit Care Med 2008;177:75–81.
  253. King TE Jr, Brown KK, Raghu G, du Bois RM, Lynch DA, Martinez F, et al. BUILD-3: a randomized, controlled trial of bosentan in idiopathic pulmonary fibrosis. Am J Respir Crit Care Med 2011;184:92–99.
  254. Idiopathic Pulmonary Fibrosis Clinical Research Network, Zisman DA, Schwarz M, Anstrom KJ, Collard HR, Flaherty KR, et al. A controlled trial of sildenafil in ad- vanced idiopathic pulmonary fibrosis. N Engl J Med 2010;363:620–628.
  255. Kolb M, Raghu G, Wells AU, Behr J, Richeldi L, Schinzel B, et al. Nintedanib plus sil- denafil in patients with idiopathic pulmonary fibrosis. N Engl J Med 2018;379: 1722–1731.
  256. Corte TJ, Keir GJ, Dimopoulos K, Howard L, Corris PA, Parfitt L, et al. Bosentan in pulmonary hypertension associated with fibrotic idiopathic interstitial pneumonia. Am J Respir Crit Care Med 2014;190:208–217.
  257. Han MK, Bach DS, Hagan PG, Yow E, Flaherty KR, Toews GB, et al. Sildenafil pre- serves exercise capacity in patients with idiopathic pulmonary fibrosis and right- sided ventricular dysfunction. Chest 2013;143:1699–1708.
  258. Raghu G, Nathan SD, Behr J, Brown KK, Egan JJ, Kawut SM, et al. Pulmonary hyper- tension in idiopathic pulmonary fibrosis with mild-to-moderate restriction. Eur Respir J 2015;46:1370–1377.
  259. Nathan SD, Tapson VF, Elwing J, Rischard F, Mehta J, Shapiro S, et al. Efficacy of in- haled treprostinil on multiple disease progression events in patients with pulmon- ary hypertension due to parenchymal lung disease in the INCREASE trial. Am J Respir Crit Care Med 2022;205:198–207.
  260. Gall H, Felix JF, Schneck FK, Milger K, Sommer N, Voswinckel R, et al. The Giessen pulmonary hypertension registry: survival in pulmonary hypertension subgroups. J Heart Lung Transplant 2017;36:957–967.
  261. Hoeper MM, Behr J, Held M, Grunig E, Vizza CD, Vonk-Noordegraaf A, et al. Pulmonary hypertension in patients with chronic fibrosing idiopathic interstitial pneumonias. PLoS One 2015;10:e0141911.
  262. Klok FA, Delcroix M, Bogaard HJ. Chronic thromboembolic pulmonary hyperten- sion from the perspective of patients with pulmonary embolism. J Thromb Haemost 2018;16:1040–1051.
  263. Klok FA, Dzikowska-Diduch O, Kostrubiec M, Vliegen HW, Pruszczyk P, Hasenfuss G, et al. Derivation of a clinical prediction score for chronic thromboembolic pul- monary hypertension after acute pulmonary embolism. J Thromb Haemost 2016;14: 121–128.
  264. Bonderman D, Wilkens H, Wakounig S, Schafers HJ, Jansa P, Lindner J, et al. Risk factors for chronic thromboembolic pulmonary hypertension. Eur Respir J 2009; 33:325–331.
  265. Narechania S, Renapurkar R, Heresi GA. Mimickers of chronic thromboembolic pulmonary hypertension on imaging tests: a review. Pulm Circ 2020;10: 2045894019882620.
  266. Xi XY, Gao W, Gong JN, Guo XJ, Wu JY, Yang YH, et al. Value of (18)F-FDG PET/ CT in differentiating malignancy of pulmonary artery from pulmonary thrombo- embolism: a cohort study and literature review. Int J Cardiovasc Imaging 2019;35: 1395–1403.
  267. Lasch F, Karch A, Koch A, Derlin T, Voskrebenzev A, Alsady TM, et al. Comparison of MRI and VQ-SPECT as a screening test for patients with suspected CTEPH: CHANGE-MRI study design and rationale. Front Cardiovasc Med 2020;7:51.
  268. Nagel C, Prange F, Guth S, Herb J, Ehlken N, Fischer C, et al. Exercise training im- proves exercise capacity and quality of life in patients with inoperable or residual chronic thromboembolic pulmonary hypertension. PLoS One 2012;7:e41603.
  269. Nagel C, Nasereddin M, Benjamin N, Egenlauf B, Harutyunova S, Eichstaedt CA, et al. Supervised exercise training in patients with chronic thromboembolic pul- monary hypertension as early follow-up treatment after pulmonary endarterec- tomy: a prospective cohort study. Respiration 2020;99:577–588.
  270. Bunclark K, Newnham M, Chiu YD, Ruggiero A, Villar SS, Cannon JE, et al. A multi- center study of anticoagulation in operable chronic thromboembolic pulmonary hypertension. J Thromb Haemost 2020;18:114–122.
  271. Humbert MS, Simonneau G, Pittrow D, Delcroix M, Pepke-Zaba J, Langleben D, et al. Oral anticoagulants (NOAC and VKA) in chronic thromboembolic pulmonary hypertension. J Heart Lung Transplant 2022;41:716–721.
  272. Ordi-Ros J, Saez-Comet L, Perez-Conesa M, Vidal X, Riera-Mestre A, Castro-Salomo A, et al. Rivaroxaban versus vitamin K antagonist in antiphospholi- pid syndrome: a randomized noninferiority trial. Ann Intern Med 2019;171: 685–694.
  273. Pengo V, Denas G, Zoppellaro G, Jose SP, Hoxha A, Ruffatti A, et al. Rivaroxaban vs warfarin in high-risk patients with antiphospholipid syndrome. Blood 2018;132: 1365–1371.
  274. Hsieh WC, Jansa P, Huang WC, Niznansky M, Omara M, Lindner J. Residual pul- monary hypertension after pulmonary endarterectomy: a meta-analysis. J Thorac Cardiovasc Surg 2018;156:1275–1287.
  275. Lankeit M, Krieg V, Hobohm L, Kolmel S, Liebetrau C, Konstantinides S, et al. Pulmonary endarterectomy in chronic thromboembolic pulmonary hypertension. J Heart Lung Transplant 2018;37:250–258.
  276. Delcroix M, Lang I, Pepke-Zaba J, Jansa P, D’Armini AM, Snijder R, et al. Long-term outcome of patients with chronic thromboembolic pulmonary hypertension: re- sults from an international prospective registry. Circulation 2016;133:859–871.
  277. Newnham M, Bunclark K, Abraham N, Ali S, Amaral-Almeida L, Cannon JE, et al. CAMPHOR score: patient-reported outcomes are improved by pulmonary end- arterectomy in chronic thromboembolic pulmonary hypertension. Eur Respir J 2020;56:1902096.
  278. Vuylsteke A, Sharples L, Charman G, Kneeshaw J, Tsui S, Dunning J, et al. Circulatory arrest versus cerebral perfusion during pulmonary endarterectomy surgery (PEACOG): a randomised controlled trial. Lancet 2011;378:1379–1387.
  279. D’Armini AM, Morsolini M, Mattiucci G, Grazioli V, Pin M, Valentini A, et al. Pulmonary endarterectomy for distal chronic thromboembolic pulmonary hyper- tension. J Thorac Cardiovasc Surg 2014;148:1005–1011.
  280. Quadery SR, Swift AJ, Billings CG, Thompson AAR, Elliot CA, Hurdman J, et al. The impact of patient choice on survival in chronic thromboembolic pulmonary hyper- tension. Eur Respir J 2018;52:1800589.
  281. Taboada D, Pepke-Zaba J, Jenkins DP, Berman M, Treacy CM, Cannon JE, et al. Outcome of pulmonary endarterectomy in symptomatic chronic thromboembolic disease. Eur Respir J 2014;44:1635–1645.
  282. Ghofrani HA, D’Armini AM, Grimminger F, Hoeper MM, Jansa P, Kim NH, et al. Riociguat for the treatment of chronic thromboembolic pulmonary hypertension. N Engl J Med 2013;369:319–329.
  283. Ghofrani HA, Simonneau G, D’Armini AM, Fedullo P, Howard LS, Jais X, et al. Macitentan for the treatment of inoperable chronic thromboembolic pulmonary hypertension (MERIT-1): results from the multicentre, phase 2, randomised, double-blind, placebo-controlled study. Lancet Respir Med 2017;5:785–794.
  284. Jais X, D’Armini AM, Jansa P, Torbicki A, Delcroix M, Ghofrani HA, et al. Bosentan for treatment of inoperable chronic thromboembolic pulmonary hypertension: BENEFiT (Bosentan Effects in iNopErable Forms of chronIc Thromboembolic pul- monary hypertension), a randomized, placebo-controlled trial. J Am Coll Cardiol 2008;52:2127–2134.
  285. Reichenberger F, Voswinckel R, Enke B, Rutsch M, El Fechtali E, Schmehl T, et al. Long-term treatment with sildenafil in chronic thromboembolic pulmonary hyper- tension. Eur Respir J 2007;30:922–927.
  286. Guth S, D’Armini AM, Delcroix M, Nakayama K, Fadel E, Hoole SP, et al. Current strategies for managing chronic thromboembolic pulmonary hypertension: results of the worldwide prospective CTEPH Registry. ERJ Open Res 2021;7:00850–02020.
  287. Brenot P, Jais X, Taniguchi Y, Garcia Alonso C, Gerardin B, Mussot S, et al. French experience of balloon pulmonary angioplasty for chronic thromboembolic pul- monary hypertension. Eur Respir J 2019;53:1802095.
  288. Darocha S, Pietura R, Pietrasik A, Norwa J, Dobosiewicz A, Pilka M, et al. Improvement in quality of life and hemodynamics in chronic thromboembolic pul- monary hypertension treated with balloon pulmonary angioplasty. Circ J 2017;81: 552–557.
  289. Fukui S, Ogo T, Morita Y, Tsuji A, Tateishi E, Ozaki K, et al. Right ventricular reverse remodelling after balloon pulmonary angioplasty. Eur Respir J 2014;43:1394–1402.
  290. Kataoka M, Inami T, Hayashida K, Shimura N, Ishiguro H, Abe T, et al. Percutaneous transluminal pulmonary angioplasty for the treatment of chronic thromboembolic pulmonary hypertension. Circ Cardiovasc Interv 2012;5:756–762.
  291. Kriechbaum SD, Wiedenroth CB, Peters K, Barde MA, Ajnwojner R, Wolter JS, et al. Galectin-3, GDF-15, and sST2 for the assessment of disease severity and ther- apy response in patients suffering from inoperable chronic thromboembolic pul- monary hypertension. Biomarkers 2020;25:578–586.
  292. Kriechbaum SD, Scherwitz L, Wiedenroth CB, Rudolph F, Wolter JS, Haas M, et al. Mid-regional pro-atrial natriuretic peptide and copeptin as indicators of disease se- verity and therapy response in CTEPH. ERJ Open Res 2020;6:00356-02020.
  293. Lang I, Meyer BC, Ogo T, Matsubara H, Kurzyna M, Ghofrani HA, et al. Balloon pul- monary angioplasty in chronic thromboembolic pulmonary hypertension. Eur Respir Rev 2017;26:160119.
  294. Mahmud E, Behnamfar O, Ang L, Patel MP, Poch D, Kim NH. Balloon pulmonary angioplasty for chronic thromboembolic pulmonary hypertension. Interv Cardiol Clin 2018;7:103–117.
  295. Mizoguchi H, Ogawa A, Munemasa M, Mikouchi H, Ito H, Matsubara H. Refined bal- loon pulmonary angioplasty for inoperable patients with chronic thromboembolic pulmonary hypertension. Circ Cardiovasc Interv 2012;5:748–755.
  296. Ogawa A, Matsubara H. After the dawn-balloon pulmonary angioplasty for patients with chronic thromboembolic pulmonary hypertension. Circ J 2018;82:1222–1230.
  297. Olsson KM, Wiedenroth CB, Kamp JC, Breithecker A, Fuge J, Krombach GA, et al. Balloon pulmonary angioplasty for inoperable patients with chronic thrombo- embolic pulmonary hypertension: the initial German experience. Eur Respir J 2017;49:1602409.
  298. Roller FC, Kriechbaum S, Breithecker A, Liebetrau C, Haas M, Schneider C, et al. Correlation of native T1 mapping with right ventricular function and pulmonary haemodynamics in patients with chronic thromboembolic pulmonary hypertension before and after balloon pulmonary angioplasty. Eur Radiol 2019;29:1565–1573.
  299. Sugimura K, Fukumoto Y, Satoh K, Nochioka K, Miura Y, Aoki T, et al. Percutaneous transluminal pulmonary angioplasty markedly improves pulmonary hemodynamics and long-term prognosis in patients with chronic thromboembolic pulmonary hypertension. Circ J 2012;76:485–488.
  300. Ogawa A, Satoh T, Fukuda T, Sugimura K, Fukumoto Y, Emoto N, et al. Balloon pul- monary angioplasty for chronic thromboembolic pulmonary hypertension: results of a multicenter registry. Circ Cardiovasc Qual Outcomes 2017;10:e004029.
  301. Inami T, Kataoka M, Yanagisawa R, Ishiguro H, Shimura N, Fukuda K, et al. Long-term outcomes after percutaneous transluminal pulmonary angioplasty for chronic thromboembolic pulmonary hypertension. Circulation 2016;134: 2030–2032.
  302. Ejiri K, Ogawa A, Fujii S, Ito H, Matsubara H. Vascular injury is a major cause of lung injury after balloon pulmonary angioplasty in patients with chronic thromboembol- ic pulmonary hypertension. Circ Cardiovasc Interv 2018;11:e005884.
  303. Shimokawahara H, Ogawa A, Mizoguchi H, Yagi H, Ikemiyagi H, Matsubara H. Vessel stretching is a cause of lumen enlargement immediately after balloon pul- monary angioplasty: intravascular ultrasound analysis in patients with chronic thromboembolic pulmonary hypertension. Circ Cardiovasc Interv 2018;11:e006010.
  304. Jaïs X, Brenot P, Bouvaist H, Jevnikar M, Canuet M, Chabanne C, et al. Balloon pul- monary angioplasty versus riociguat for the treatment of inoperable chronic thromboembolic pulmonary hypertension (RACE): a multicentre, phase 3, open-la- bel, randomised controlled trial and ancillary follow-up study. Lancet Respir Med 2022. doi:10.1016/S2213-2600(22)00214-4.
  305. Wiedenroth CB, Olsson KM, Guth S, Breithecker A, Haas M, Kamp JC, et al. Balloon pulmonary angioplasty for inoperable patients with chronic thromboembolic dis- ease. Pulm Circ 2018;8:2045893217753122.
  306. Romanov A, Cherniavskiy A, Novikova N, Edemskiy A, Ponomarev D, Shabanov V, et al. Pulmonary artery denervation for patients with residual pulmonary hyperten- sion after pulmonary endarterectomy. J Am Coll Cardiol 2020;76:916–926.
  307. Bresser P, Fedullo PF, Auger WR, Channick RN, Robbins IM, Kerr KM, et al. Continuous intravenous epoprostenol for chronic thromboembolic pulmonary hypertension. Eur Respir J 2004;23:595–600.
  308. Nagaya N, Sasaki N, Ando M, Ogino H, Sakamaki F, Kyotani S, et al. Prostacyclin therapy before pulmonary thromboendarterectomy in patients with chronic thromboembolic pulmonary hypertension. Chest 2003;123:338–343.
  309. Reesink HJ, Surie S, Kloek JJ, Tan HL, Tepaske R, Fedullo PF, et al. Bosentan as a bridge to pulmonary endarterectomy for chronic thromboembolic pulmonary hypertension. J Thorac Cardiovasc Surg 2010;139:85–91.
  310. Araszkiewicz A, Darocha S, Pietrasik A, Pietura R, Jankiewicz S, Banaszkiewicz M, et al. Balloon pulmonary angioplasty for the treatment of residual or recurrent pul- monary hypertension after pulmonary endarterectomy. Int J Cardiol 2019;278: 232–237.
  311. Shimura N, Kataoka M, Inami T, Yanagisawa R, Ishiguro H, Kawakami T, et al. Additional percutaneous transluminal pulmonary angioplasty for residual or recur- rent pulmonary hypertension after pulmonary endarterectomy. Int J Cardiol 2015; 183:138–142.
  312. Cannon JE, Su L, Kiely DG, Page K, Toshner M, Swietlik E, et al. Dynamic risk stratification of patient long-term outcome after pulmonary endarterectomy: results From the UK National Cohort. Circulation 2016;133:1761–1771.
  313. Wiedenroth CB, Liebetrau C, Breithecker A, Guth S, Lautze HJ, Ortmann E, et al. Combined pulmonary endarterectomy and balloon pulmonary angioplasty in pa- tients with chronic thromboembolic pulmonary hypertension. J Heart Lung Transplant 2016;35:591–596.
  314. Delcroix M, Staehler G, Gall H, Grunig E, Held M, Halank M, et al. Risk assessment in medically treated chronic thromboembolic pulmonary hypertension patients. Eur Respir J 2018;52:1800248.
  315. Benza RL, Farber HW, Frost A, Grunig E, Hoeper MM, Busse D, et al. REVEAL risk score in patients with chronic thromboembolic pulmonary hypertension receiving riociguat. J Heart Lung Transplant 2018;37:836–843.
  316. Mehari A, Gladwin MT, Tian X, Machado RF, Kato GJ. Mortality in adults with sickle cell disease and pulmonary hypertension. JAMA 2012;307:1254–1256.
  317. Savale L, Habibi A, Lionnet F, Maitre B, Cottin V, Jais X, et al. Clinical phenotypes and outcomes of precapillary pulmonary hypertension of sickle cell disease. Eur Respir J 2019;54:1900585.
  318. Machado RF, Barst RJ, Yovetich NA, Hassell KL, Kato GJ, Gordeuk VR, et al. Hospitalization for pain in patients with sickle cell disease treated with sildenafil for elevated TRV and low exercise capacity. Blood 2011;118:855–864.
  319. Turpin M, Chantalat-Auger C, Parent F, Driss F, Lionnet F, Habibi A, et al. Chronic blood exchange transfusions in the management of pre-capillary pulmonary hyper- tension complicating sickle cell disease. Eur Respir J 2018;52:1800272.
  320. Gladwin MT, Sachdev V, Jison ML, Shizukuda Y, Plehn JF, Minter K, et al. Pulmonary hypertension as a risk factor for death in patients with sickle cell disease. N Engl J Med 2004;350:886–895.
  321. Derchi G, Galanello R, Bina P, Cappellini MD, Piga A, Lai ME, et al. Prevalence and risk factors for pulmonary arterial hypertension in a large group of beta-thalassemia patients using right heart catheterization: a Webthal study. Circulation 2014;129: 338–345.
  322. Jais X, Ioos V, Jardim C, Sitbon O, Parent F, Hamid A, et al. Splenectomy and chronic thromboembolic pulmonary hypertension. Thorax 2005;60:1031–1034.
  323. Adir Y, Humbert M. Pulmonary hypertension in patients with chronic myeloproli- ferative disorders. Eur Respir J 2010;35:1396–1406.
  324. Takanashi S, Akiyama M, Suzuki K, Otomo K, Takeuchi T. IgG4-related fibrosing mediastinitis diagnosed with computed tomography-guided percutaneous needle biopsy: two case reports and a review of the literature. Medicine 2018;97:e10935.
  325. Montani D, Achouh L, Marcelin AG, Viard JP, Hermine O, Canioni D, et al. Reversibility of pulmonary arterial hypertension in HIV/HHV8-associated Castleman’s disease. Eur Respir J 2005;26:969–972.
  326. Jouve P, Humbert M, Chauveheid MP, Jais X, Papo T. POEMS syndrome-related pulmonary hypertension is steroid-responsive. Respir Med 2007;101:353–355.
  327. Savale L, Huitema M, Shlobin O, Kouranos V, Nathan SD, Nunes H, et al. WASOG statement on the diagnosis and management of sarcoidosis-associated pulmonary hypertension. Eur Respir Rev 2022;31:210165.
  328. Bandyopadhyay D, Humbert M. An update on sarcoidosis-associated pulmonary hypertension. Curr Opin Pulm Med 2020;26:582–590.
  329. Baughman RP, Shlobin OA, Gupta R, Engel PJ, Stewart JI, Lower EE, et al. Riociguat for sarcoidosis-associated pulmonary hypertension: results of a 1-year double- blind, placebo-controlled trial. Chest 2022;161:448–457.
  330. Jutant EM, Jais X, Girerd B, Savale L, Ghigna MR, Perros F, et al. Phenotype and out- comes of pulmonary hypertension associated with neurofibromatosis type 1. Am J Respir Crit Care Med 2020;202:843–852.
  331. Oliveros, E, Vaidya, A. Metabolic disorders of pulmonary hypertension. Adv Pulm Hypertens 2021;20:35–39.
  332. Humbert M, Labrune P, Simonneau G. Severe pulmonary arterial hypertension in type 1 glycogen storage disease. Eur J Pediatr 2002;161:S93–S96.
  333. Kawar B, Ellam T, Jackson C, Kiely DG. Pulmonary hypertension in renal disease: epidemiology, potential mechanisms and implications. Am J Nephrol 2013;37: 281–290.
  334. Edmonston DL, Parikh KS, Rajagopal S, Shaw LK, Abraham D, Grabner A, et al. Pulmonary hypertension subtypes and mortality in CKD. Am J Kidney Dis 2020; 75:713–724.
  335. Pabst S, Hammerstingl C, Hundt F, Gerhardt T, Grohe C, Nickenig G, et al. Pulmonary hypertension in patients with chronic kidney disease on dialysis and without dialysis: results of the PEPPER-study. PLoS One 2012;7:e35310.
  336. Price LC, Seckl MJ, Dorfmuller P, Wort SJ. Tumoral pulmonary hypertension. Eur Respir Rev 2019;28:180065.
  337. Seferian A, Steriade A, Jais X, Planche O, Savale L, Parent F, et al. Pulmonary hyper- tension complicating fibrosing mediastinitis. Medicine 2015;94:e1800.
  338. Baughman RP, Culver DA, Cordova FC, Padilla M, Gibson KF, Lower EE, et al. Bosentan for sarcoidosis-associated pulmonary hypertension: a double-blind pla- cebo controlled randomized trial. Chest 2014;145:810–817.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO