BS. Trương Thiện Niềm
Mục đích nghiên cứu : “Khảo sát hội chứng chuyển hóa ở đối tượng cán bộ thuộc diện quản lý của Tỉnh ủy Bạc Liêu, tầm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch và đề suất biện pháp phòng ngừa, điều trị hội chứng chuyển hóa ở cán bộ ”.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Tiền cứu mô tả, cắt ngang. Từ 8 – 2006 đến 2 -2008 chọn được 500 cán bộ, khám lâm sàng và XN cận lâm sàng. Phân độ THA theo JNC VI và WHO -1999, chẩn đoán HCCH theo tiêu chuẩn NCEP-ATP III-WHO điều chỉnh vòng eo cho người châu Á.Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 10.0 for Windows.
KẾT QUẢ:
Tổng số có 500 cán bộ, nam 402 (80,4%), nữ 98 (19,6%), chia 2 nhóm, nhóm I < 60T có 227 người (54,4%) có 194 nam, 33 nữ, Nhóm II ³ 60T: 273 người (45,6%) có 208 nam và 65 nữ. Theo NCEP-ATPIII vòng eo người Châu Á trong 500 cán bộ có 279 người thuộc HCCH 279/500 (55,8%), nam có 218/402 (54,23%), nữ có 61/98 người (62,24%).
Nhóm I có HCCH: 57,57%, nhóm II: có HCCH: 64,62%, P<0,005. Thành phần HCCH: vòng eo tb: 82,76± 10,05cm của nam: 84,12 ± 7,12cm, của nữ: 76,23 ± 8,56cm. Triglycerid (TG) tb: 227,18 ± 86,22mg %. Nhóm I < 60T ở nam có TG = 240,22 ± 50,23mg %, của nữ TG: 203,15 ± 48,12mg %; nhóm II ³ 60T ở nam có TG = 231 ± 43,32 mg %, ở nữ có TG : 186,06 ± 45,05 mg%. HDL-C tb = 46,07 ± 9,11 mg%, nhóm I: HDL-C của nam: 45,53±15, 13mg %,của nữ: 54,15 ± 11,14mg %, nhóm II: HDL-C của nam 39,15 ± 13,55 mg%, của nữ: 43,25 ± 11,05 mg%. LDL. Ctb: 134±23,11 mg%, nhóm I: LDL của nam: 133,5 ± 18,13mg%, của nữ: 122,4 ± 16,14mg%, nhóm II: LDL-C của nam: 141,6 ± 13,55mg%, của nữ: 127,8 ± 17,05mg %. Đường huyết tb: 105,06 ± 17,23mg%, nhóm I có ĐH của nam: 103,35 ± 20,15 mg %, của nữ: 85,13 ± 21,05mg %, nhóm II có ĐH của nam: 110,27 ± 21,13 mg%, của nữ: 100,53 ± 17,19mg %. HATTh tb: 146,54±1,57 mmHg, HATTr : 85,98 ± 8,54mmHg. Trị số thành phần HCCH được các tỉ lệ: THA 324/500 người (64,8%), nam THA vượt ngưỡng: 260/402 (64,67%), ở nữ: 64/98 (65,31%); tăng Đường huyết có 47%, ở nam: 4 6,27%, ở nữ có 50%; tăng Triglycerid có81,8%, ở nam: 82,23%, ở nữ 79,59%,
GiảmHDL-C có 247/500 người (49,4%), ở nam: 48,75%, ở nữ có 53,04%. Vòng eo vượt ngưỡng có 199/500 người (39,8%), ở nam có 38,55%, ở nữ có 44,89%.
KẾT LUẬN :
1. Số người có hội chứng chuyển hóa khá cao: 55,8%, nam có 54,23%,cán bộ nữ có 62,24%.
2. Tỉ lệ các thành phần trong hội chứng chuyển hóa là: THA 64,8%, ở nam: 57,2% ở nữ 65,3%. Tăng Tiglycerid 81,8%, tăng LDL-C: 66,4%,của nam luôn cao hơn của nữ ở các nhóm tuổi, giảm HDL-C: 49,4%, ở nam: 48,75%,ở nữ: 53,12%, tăng đường huyết lúc đói 26,2%, ở nam: 46,27%, ở nữ 50%, tăng vòng eo vượt ngưỡng 28,8%, ở nam: 38,55%, ở nữ: 44,89% .
3. Có sự gia tăng hội chứng chuyển hóa theo tích tuổi: Cán bộ nữ có tỉ lệ hội chứng chuyển hóa cao hơn nam. Tỉ lệ người tăng huyết áp của nữ cao hơn nam ở mọi lứa tuổi. Ở tuổi < 60 tỉ lệ tăng huyết áp của nam cao hơn nữ. Nồng độ Triglycerid của nam cao hơn nữ. Nồng độ HDL-C của nam thấp hơn nữ, đường huyết của 2 giới nam và nữ ngang nhau. Tỉ lệ vòng eo của nữ vượt ngữơng cao hơn của nam.
4. Đề suất một số biện pháp về chế độ theo dõi quản lý sức khỏe, chế độ ăn kiêng, tập luyện vận động và điều trị đối với người có hội chứng chuyển hóa.
I. Đặt vấn đề:
Năm 1922 Kylin đề cập đầu tiên hội chứng chuyển hóa. HCCH g?m cĩ béo phì , THA, rối loạn lipid máu, tăng đường huyết, đề kháng Insulin. Cho đến nay HCCH được phát hiện ngày càng nhiều trên thế giới và ở Việt Nam.
– Hoa Kỳ(2001): HCCH 40% dân số > 50 tuổi, gần 30% dân số Châu Âu.
– Ở Châu Á: HCCH 10,9%, nam 9,8%, nữ 12,4%.
– Việt Nam: Trần Hữu Dàng (2003): nc 92.003 người béo phì: HCCH 44%.
TP.HCM : có 12 % dân số nội thành mắc HCCH.
HCCH liên quan với các yếu tố nguy cơ khác gây nên hậu quả bệnh mạch vành, NMCT, đột quỵ và tử vong do tim mạch. HCCH kết hợp THA làm tăng chi phí xã hội và y tế của mỗi nước, do đó ngày càng được sự quan tâm của nhiều chuyên gia y tế trên Thế giới .
Ở tỉnh Bạc Liêu qua thực tế lâm sàng trong quản lý sức khỏe cán bộ thấy THA, ĐTĐ type2, béo phì ngày càng tăng, chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Khảo sát hội chứng chuyển hóa ở đối tượng cán bộ thuộc Tỉnh Bạc Liêu”.
Nhằm mục đích: Khảo sát hội chứng chuyển hóa ở đối tượng cán bộ thuộc diện quản lý của Tỉnh ủy Bạc Liêu,tầm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch và đề suất biện pháp phòng ngừa, điều trị hội chứng chuyển hóa ở cán bộ.
II. Phương pháp nghiên cứu
1.Thiết kế nghiên cứu: tiền cứu, mô tả cắt ngang
2. Đối tượng: Tất cả các cán bộ thuộc diện quản lý sức khỏe sinh sống trong Thị Xã Bạc Liêu và các huyện thuộc Tỉnh Bạc Liêu, được kiểm tra sức khỏe định kỳ theo quy định. Chọn một cách ngẫu nhiên qua kỳ khám sức khỏe từ tháng 8-2006 đến tháng 2 -2008, khai thác tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng, đo HA, đo vòng eo,làm XN máu thường qui, sinh hóa, nhóm mỡ, điện tim, siêu âm bụng, XQ tim phổi thẳng. Phân độ THA theo JNC VI (1997 ) và WHO, chẩn đoán HCCH theo tiêu chuẩn NCEP-ATP III- WHO có điều chỉnh vòng eo cho người Châu Á-2001. Xử lý số liệu bằng toán thống kê Y học, phần mềm SPSS 10.0 for Windows.
III. Kết quả và bàn luận:
Trong thời gian18 tháng nghiên cứu từ tháng 8–2006 đến tháng 2–2008 chúng tôi thu thập được dữ liệu của 500 đối tượng có một số đặc điểm như sau:
3.1. Đặc điểm về giới, tuổi: Trong 500 cán bộ tiến hành nghiên cứu có 402 người nam(80,4%), 98 nữ(19,6%), tỉ lệ nam/nữ là # 4,1 ; chia 2 nhóm, nhóm I < 60T có 277(54,4%) , nam có 194 người, nữ có 33; nhóm II ³ 60T có 273 người (45,6%) , trong đó nam cĩ 208, nữ có 65 người. Theo Lê Hồi Nam nam/nữ: 1,08 [18], Ngô Văn Điển & cs.[5]: nam/nữ là 1 ; Theo Bùi T. Lan Vi 2004) ở BV.Chợ Rẫy tỉ lệ nhồi máu não nam/nữ là 1,3. Phan Hải Phương: 1,5 [23], NC ở Anh Quốc: 0,89.
3.2 Tiền sử bệnh: tần suất các bệnh mãn tính: Tiền căn THA có 277 BN (55,4%), cơn đau thắt ngực ổn định còn 71 BN (14,2%), NMCT cũ 3 BN(0,6%), TBMMN 4BN(0,8%), gan nhiễm mỡ 40 BN(8%), u xơ tuyến tiền liệt 265 BN(53%), suy thận mạn 3BN(0,6), ngoài ra số người hút thuốc lá có 248 người (49,6%).
GIỚI |
Đối tượng có HCCH |
Tỉ lệ % |
P |
Nam |
218/402 |
54,23 |
P< 0,005 |
Nữ |
61/98 |
62,24 |
|
Chung |
279/500 |
55,8 |
|
Hoa Kỳ người gốc Mexico có HCCH 32% , Châu Á : HCCH 54% dân số >60tuổi, Hàn Quốc: nam 9,8%, nữ 12,4% . Ở VN, Trần Hữu Dàng : người béo phì 40% có HCCH , NguyễnThị Thu Thảo: 69,2% BN ĐTĐ typé 2 có HCCH, Lê Hoài Nam(2004);38,2%, Châu Ngọc Hoa(2005): 27,8% .
Nhóm tuổi |
Tỉ lệ có |
HCCH theo |
tuổi và giới |
|
|
|
Nam |
Tỉ lệ % |
Nữ |
Tỉ lệ % |
P |
Người < 60T |
100/194 |
52,55 |
19/33 |
57,57 |
P< 0,005 |
Người ≥ 60T |
118/208 |
56,73 |
42/65 |
64,62 |
P< 0,005 |
3.4. Đặc điểm chung về thành phần của HCCH
Nhóm tuổi < 60 T ≥ 60 T |
VE Tb ± SD (cm) |
P |
||
|
Nam |
Nữ |
||
|
82,75 ± 8,13 86,14 ± ,05 |
74,05± 9,08 78,13 ± 10,03 |
< 0,003 < 0,001 |
Giới |
Số người |
TG Tb ± SD ( mg/dl) |
P |
Nam Nữ |
402 98 |
236,55 ± 77,16 197,05 ± 82,12 |
P< 0,001 |
Cộng |
500 |
227,18± 86,22 |
|
Triglycerid tb trong NC chúng tơi: 227,18 ± 86,22 mg/dl, ở nam 236,55 ± 77,16, ở nữ : 197,05 ± 3,12 mg/dl , tương tự NC của Phan Hải Phương (2005):196,38 ± 86,22 mg/dl, nam: 206,55 ± 77,16; nữ: 187± 82,12 mg/dl, cao hơn NC củaTrầnT.LệTiên (2005) :190,62 ± 90,92 mg/dl,v Lê Nguyễn Trung Đức Sơn (2001):147 ±80,1 mg/dl, p < 0,05
Bảng 3.5: Triglycerid trung bình theo tuổi và giới:
Nhóm tuổi |
Triglycerid TB ± SD ( mg/dl) |
P |
||
|
Nam |
Nữ |
||
< 60 T |
|
240,32± 50,13 |
203,15 ± 48,12 |
< 0,001 |
≥ 60 T |
|
231,18 ± 43,32 |
186,06 ± 45,0 5 |
KYNTK |
Triglycerid của nam ở lứa tuổi < 60 cao hơn của nữ,p<0,001 . NC của Phan Hải Phương(2005): nam ≥ 60 tuổi cĩ TG: 221,32 ± 50,13 so với TG của nữ :203,15 ±48,12 mg/dl khơng khc biệt nhau, p>0,05 .NC của Ngô Văn Điển(2000) có TG tb:196,41mg/dl thấp hơn của chúng tôi, do tuổi đối tượng NC của chúng tôi cao hơn.Tỉ lệ tăng TG cĩ 409/500 người (81,8%), nam cĩ 331/402(82,23%), nữ cĩ 78/98 (79,59%), p< 0,05. Nhĩm tuổi < 60 nam cĩ 150/194(77,32%), nữ cĩ 26/33(78,9%,p< 0,05, nhĩm ≥ 60 T nam cĩ175/208 (84,13%), nữ cĩ 55/65 (84,6%), p > 0,05 .
Bảng 3.6. HDL – C trung bình dân số chung và theo giới :
Giới |
Số BN |
HDL-C Tb ± SD (mg/dl) |
P |
Nam Nữ |
402 98 |
44,58 ± 8,6 51,33 ± 9,45 |
P< 0,005 |
Chung |
500 |
46,07 ± 9,11 |
|
Kết quả HDL-C huyết tương trung bình nc của chúng tôi l 46,07±9,11mg/dl tương đương nc Lê Hoài Nam(2004), cao hơn của Trần T.Lệ Tiên -2005: 37,39± 7,9 mg/dl và Trương Quang Bình(2000): 41,95 ±25,87 mg/dl, nhưng thấp hơn của Lê Quang Tuấn( 2005) : 56,9 ±28,8mg/dl. HDL-C của nữ cao hơn nam, p<0,005, tương tự của Phan Hải Phương(2005) HDL-C của nữ 50,53±9,45 cao hơn của nam: 42±8,5 mg/dl ,P< 0.05 .
Bảng 3.7. HDL – C trung bình theo tuổi và giới :
Nhóm tuổi |
HDL-C Tb ± SD (mg/dl) |
P |
||
|
Nam |
Nữ |
||
< 60 T ≥ 60 T |
|
45,53 ± 15,13 39,15± 13,55 |
54,15 ± 11,14 43,25 ± 11,05 |
P< 0,001 P< 0,005 |
HDL-C của nữ cao hơn nam ở mọi lứa tuổi, p<0,001, p< 0,005 .tương tự NC của Phan Hải Phương: HDL-C của nữcao hơn nam ở mọi lứa tuổi, p<0,001 v p<0,005 . Tỉ lệ giảm HDL-C cĩ 247/500 người (49,4%),nam cĩ196/402 (48,75%), nữ cĩ 51/98 (53,04%), p>0,05. Người < 60 T nam cĩ 94/194(48,45%), nữ có 17/33(51,51%), người ≥ 60 T nam cĩ 101/208 (48,56%) nữ cĩ 35/65(53,85%), p < 0,05 ;
Bảng 3.8. Nồng độ LDL-C theo giới :
Giới |
Số người |
LDL-C ± SD mg/dl |
P |
Nam |
402 |
137 ± 12,6 |
P< 0,005 |
Nữ |
98 |
125 ± 18,45 |
|
Chung |
500 |
134 ± 23,11 |
|
Bảng 3.9. Nồng độ LDL-C trung bình theo tuổi v giới :
Nhóm tuổi |
LDL-C ± SD |
mg/dl |
P |
|
Nam |
Nữ |
|
< 60 tuổi |
133,5± 18,13 |
122,4 ±16,14 |
P < 0,001 |
≥ 60 T |
141,6 ± 13,55 |
127,8 ±17,05 |
P <0,005 |
Nồng độ LDL-C của nam cao hơn nữ ở mọi lứa tuổi, p< 0,001, p <0,005 .
Bảng 3.10. Đường huyết trung bình ở dân số chung và theo giới :
Giới |
Số BN |
Glucoza Tb ± SD (mg/dl) |
P |
Nam |
402 |
108,92 ± 19,54 |
P < 0,05 |
Nữ |
98 |
93,28 ± 25,16 |
|
Chung |
500 |
105,06 ± 17,23 |
|
Đường huyết trung bình lúc đói ở NC chúng tôi là 105,06 ± 79,23 mg/dl, tương đương của Lê Hoài Nam(2004): 94,88 ± 20,07 mg/dl, Phan Hải Phuơng(2005):109,75 ±23,12 mg/dlvà Lê Quang Tuấn(2005):104 ± 40,4mg/d , thấp hơn của Trần T. Lệ Tiên(2005): 131,06 ± 90,92 mg/dl .Glucose của nam cao hơn nữ, p<0,05, NCcủa Phan Hải Phương Glucose của nam:111,53 ± 25,16 khơng khc của nữ : 108,17± 19,54 mg/dl.
Bảng 3.11 . Glucoza trung bình theo tuổi và giới :
Nhóm tuổi
< 60 T ≥ 60 T |
Glucoza tb ± SD (mg/dl) |
P |
||
|
Nam 103,35 ± 20,15 110,27 ± 21,13 |
Nữ 85,813± 21,05 100,53 ± 17,19 |
P < 0,05 P < 0,05 |
|
Cĩ sự khc biệt giữa Glucose của nam v nữ ở cc nhĩm tuổi, p < 0,05 .
Tỉ lệ tăng đường huyết vuợt ngưỡng có 235/500(47%), nam cĩ 186/402(46,27%), nữ cĩ 49/98(50%), p > 0,05. Người < 6 tuổi nam có 86/194(44,33%), nữ có 14/33(42,2%), nhóm ≥ 60 T nam cĩ 100/208(48,07), nữ có 35/65(53,85%), p> 0,5, Tỉ lệ tăng đường huyết tương đương nhau ở cả 2 giới.
Bảng 3.12. Đặc điểm về Tăng huyết p (THA) :
Giới |
Số người THA |
Tỉ lệ % |
P |
Nam |
230/402 |
57,2 |
P < 0,001 |
Nữ |
64/98 |
65,3 |
|
Chung |
294/500 |
58,8 |
|
Tỉ lệ THA ở nữ: 65,3% cao hơn nam : 57,2%, p< 0,001, tương tự NC của Phan Hải Phương (2005) : 74 THA 66% cao hơn nam 53,7%, p< 0,001 .
Bảng 3.13.Tỉ lệ THA của mẫu nghin cứu theo tuổi v giới :
Tuổi |
Tỉ lệ có THA % |
|
P |
|
Nam |
Nữ |
|
< 60 tuổi |
52,57 |
57,57 |
P < 0,03 |
≥ 60 tuổi |
61,54 |
69,23 |
P < 0,05 |
Tỉ lệ THA của nữ cao hơn nam ở cả 2 nhóm tuổi,p < 0,03- 0,05 , tương tự NC của Phan Hải Phương: BN nữ trong HCCH có THA cao hơn nam ở các nhóm tuổi, p< 0,01 , p< 0,005 .
Bảng 3.14. Tỉ lệ THA vượt ngưỡng trong HCCH theo giới
GIỚI |
Số người |
Tỉ lệ % |
P |
Nam |
260/402 |
64,67 |
|
Nữ |
64/98 |
65,31 |
KYNTK |
Chung |
324 |
64,8 |
|
Tăng HA của nam và nữ không có sự khác biệt, p > 0,05 .Lê Hoài Nam (2004): BN THA tỉ lệ có HCCH ở nữ cao hơn nam. Phan Hải Phương(2005): BN THA có HCCH ở nữ(66%) cao hơn nam(53,7%) , p < 0,001 .
Bảng 3.15. Tỉ lệ THA vượt ngưỡng trong HCCH theo tuổi và giới :
Nhóm tuổi |
Nam |
Tỉ lệ % |
Nữ |
Tỉ lệ % |
P |
< 60 tuổi |
118/194 |
60,82 |
12/33 |
36,36 |
P < 0,005 |
≥ 60 tuổi |
162/208 |
77,88 |
57/65 |
87,69 |
KYNTK |
Tỉ lệ THA vượt ngưỡng trong HCCH của nam cao hơn nữ ở nhóm < 60 tuổi, p <0,005 .
L Hồi Nam(2004) : BN ≥40 T có THA ở nữ cao hơn nam.Phan Hải Phương(2005) nữ có THA 66% cao hơn nam 53,7%.NC PROCAM(2002): BN< 40T : THA ở nam cao hơn ở nữ .
Chúng tôi ghi nhận trên 500BN có 279 BN thuộc HCCH chiếm 55,8%. Người > 50 tuổi ở Mỹ có HCCH tới 40%, ở Châu Âu 30%, ở châu Á người ≥ 65t có HCCH là 54%.Tỉ lệ HCCH trong NC chúng tôi cao hơn của Lê Quang Tuấn (2005): 26,6%; Châu Ngọc Hoa (2005):27,8% ; Lê Nguyễn Trung Đức Sơn(2001):18,5%, Trần Hữu Dàng & cs.(2005):40%, Lê Hoài Nam (2004): 38,2% và H.J.Milionis & cs.(2004): 46%, p < 0,05 . Tỉ lệ HCCH ở BN ĐTĐ týp 2 trong NC của Nguyễn Thành Công (2004) : 77,6% cao hơn của chúng tôi , p < 0,05 .
Bảng 3.16. Tỉ lệ BN thuộc HCCH theo NCEP -ATP – III vòng eo Châu Á – TBD
Giới |
Số BN |
Tỉ lệ % |
P |
Nam |
218/402 |
54,23 |
< 0,005 |
Nữ |
61/98 |
62,24 |
|
Tổng cộng |
279/500 |
55,8 |
|
Kết quả thu được có 279 người có HCCH chiếm 55,8%, ở nữ có 62,24% nhiều hơn nam có 54,23% , p < 0,005 . Khi áp dụng tiêu chuẩn gốc của NCEP- ATP III, tần suất HCCH ở Singpore là 12,2%, Đài Loan:15,425, Hàn Quốc: 6,8%, thấp hơn của Mỹ:21,8% (NHANES III).Nhưng áp dụng điểm chặn vòng eo cho người châu Á, thì HCCH ở Singapore tăng 17,9%, Đài Loan 21,2 và Hàn Quốc 10,9% ( Lee Wy &cs.2005).Ở Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH theo NCEP- ATP III với vòng eo châu Á thì tỉ lệ HCCH tăng lên rõ.Kết quả của chúng tôi HCCH 55,8% cao hơn NC của Châu Ngọc Hoa:35,9%, Lê Hoài Nam:51,4% và Lê Quang Tuấn : 41,7%, nhưng thấp hơn của Nguyễn Thành Công: 86% .
Phân tích theo nhóm tuổi < 60 có tỉ lệ HCCH ở nam 100/194 ( 52,55%), nữ cĩ 19/33(57,57%); nhóm ≥ 60 tuổi nam có HCCH 118/208(56,73%),nữ cĩ 42/65(64,62%), sự khác biệt có ý nghĩa, p < 0,005 ; Theo L Hồi Nam(2004) nữ ĩ HCCH 43,5% cao hon nam 32,5%,p< 0,001.Nguyễn Thnh Cơng(2004)HCCH ở nữ 90,7% cao hơn nam72,6%, p< 0,005.
Bảng .3. 17. Tỉ lệ các thành phần trong HCCH (NCEP ATP III- VE Châu Á ) :
Các thành phần HCCH |
Số người /500 |
Tỉ lệ % |
HA > 130/85mmHg ĐH ≥ 110mg/dl Triglycerid ≥ 150 mg/dl HDL-C < 40mg/dl (nam) < 50mg/dl (nữ) Vòng eo > 90 cm (nam), > 80 cm ở nữ |
324 235 409 247 199 |
64,8 47 81,8 49,4 39,8 |
Theo kết quả của Phan Hải Phương(2005) THA có HCCH : 58,6%, giảm HDL-C 48,7%, tăng ĐH 38% ,tương đương kết quả của chúng tôi, ring tăng Triglcerid 85% v tăng vòng eo 44% đều cao hơn của chúng tôi .
B.3. 18. Tỉ lệ thành phần trong HCCH theo giới ( VE Châu Á ) :
Thành phần của HCCH |
Số BN (%) |
P |
|
Nam/402 |
Nữ/98 |
||
HA > 130/85 mmHg ĐH ≥ 110 mg/dl Triglycerid ≥150 mg/dl HDL-C < 40 mg/dl (nam), < 50mg/dl (nữ) Vòng eo > 90 cm ở nam, > 80 cm ở nữ |
260 (64,67%) 186(46,27%) 331 (82,23%) 196( 48,75%) 155(38,55%) |
64 (65,3%) 49 (50%) 78 (79,59%) 51(53,04%) 44 (44,89%) |
KYNTK P< 0,05 P< 0,05 P< 0,05 P< 0,05 |
Tỉ lệ các thành phần trong HCCH của khác biệt của nữ ó ý nghĩa,p< 0,05 , riêng THA không có khác nhau có ý nghĩa, p> 0,05 .
IV. ĐỀ SUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
4.1. Thay đổi lối sống: Các nghiên cứu cho thấy lợi ích của thay đổi lối sống: NC Life Style Heart Trial (1990) theo dõi điều trị các BN RLCH ipid có bệnh mạch vành(1-3 nhánh) bằng chế độ ăn hợp lý, ngưng thuốc lá, luyện tập đều… đã giảm 91% đau thắt ngực, 42% thời gian đau, 28% mức độ đau, so với nhóm chứng thì nhóm này đều tăng cơn đau(65%), thời gian đau 95% và mức độ đau 39% [NG. Mạnh Phan-2003)]. NC Crip(1994): 300BN ĐMV có tăng choleserl, điều trị bằng tiết chế, luyện tập… theo dõi sau 4 năm đã giảm 47% mức độ XVĐM, giảm 25% số ngày nằm viện. Các yếu tố nguy cơ bệnh ĐMV có thể thay đổi được[20] béo phì,hút thuốc lá, THA, ĐTĐ, RLCH Lipid, ít vận động thể lực, uống nhiều rượu, căng thẳng(Stress), tăng Homocysteine, nhiễm khuẩn, vêm nhiễm .
4.2. Chế độ ăn kiêng và tập luyện vận động:
a) Lợi ích của chế độ ăn kiêng: NC DART(1989): 2033 BN (56,4 tuổi) bị NMCT được ăn bằng các chất béo từ cá, rau…, NC LYONAISE(1994): 605 BN sau NMCT 6 tháng, được ăn chế độ “Địa Trung Hải” theo dõi sau 2 năm giảm các biến chứng tim mạch và giảm 29% tử vong.
b) Chế độ ăn kiêng đối với hội chứng chuyển hóa:
– Cho người tăng huyết áp: chế độ ăn DASH, “Địa Trung Hải”, giảm muối.
– Tình trang RLCH Lipid máu: nên ăn nhiều chất béo chưa bão hòa, giam chất béo bão hòa, giảm têu thụ chất Carbohydrate, đặc biệt loại có chỉ số đường cao.
– Cải thiện tình trạng tăng đường huyết và Đái tháo đường typé 2: Nên an loại mỡ bão hòa, ít chất Carbohydrates, nên giảm chỉ số đường huyết của carbohydrates, ăn các hạt ngũ cố nguyên, đậu, nên ăn nhiều chất xơ.
c) Tập luyện vận động: tập thể dục từ vừa đến gắng sức 30 phút đến 1 giờ hàng ngày ( đi bộ nhanh, chơi thể thao, bơi lội…) .
4.3. Điều trị bằng thuốc:
a) Mục tiêu điều trị: giải quyết những nguyên nhân có sẵn: thừa cân, ít vận động, uống bia rượu nhiều…
b) Điều trị các yếu tố nguy cơ liên quan tới Lipid máu: THA, tình trạng tăng tạo huyết khối, tam chứng Lipid.
4.4. Khuyến cáo điều trị NCEP ATP III – 2001: ĐTĐ xem như là một nguy cơ tương đương bệnh động mạch vành. Mục tiêu chính là điều trị hạ LDL-C, mục tiêu phụ: hạ Cholesterol không phải HDL-C, điều trị giảm Triglycerid và tăng HDL-C khi mục tiêu LDL-C đạt được.
Bảng 4.1.Bảng hướng dẫn của ATPIII về điều trị bệnh nhân rối loạn lipid máu có HCCH:
Điều trị |
Mục tiêu |
Giảm LDL-C trước + Có bệnh mạch vành hoặc yếu tố nguy cơ tương đương mạch vành + ≤ 2 yếu tố nguy cơ và nguy cơ 10 năm ≤ 20% +Theo dõi và điều trị tăng huyết áp duy trì |
LDL-C < 100mg/dl LDL-C < 130mg/dl HA < 130/85 mmHg |
Điều trị tăng Trglycerid và LHL-C +Khi Triglycerid <200mg/dl : thay đổi ối sống và hoat động thể dục +Khi Triglycerid từ 200-499mg/dl mục tiêu cholesterol không phải HDL-C(Cholesterol toàn phần) +Khi Triglycerid ≥ 500mg/dl điều trị hạ triglycerid trước ngừa nguy cơ viêm tụy cấp. Khi đạt TG < 500mg/dl, lúc này LDL-C lại là mục tiêu chủ yếu để điều trị như ban đầu |
LDL-C < 160mg/dl nếu nguy cơ bệnh mạch vành thấp LDL-C < 130mg/dl nếu nuy cơ bệnh mạch vành cao LDL-C nếu nguy cơ bệnh mạch vành trung bình . |
Điều trị đái tháo đường type 2: mục tiêu đưa Glucose ≤ 110mg/dl (≤ 6,1 mmol/l), HbA1C ≤ 6,5%. Sử dụng một trong nhóm thuốc Metformine, Sulfonylurea, TDZs, Glinit, Insulin hoặc phối hợp thuốc phù hợp.
Điều trị rối loạn chuyển hóa Lipid máu: Mục tiêu đưa các thành phần Lipid máu về giới hạn bình thường, an toàn cho bệnh nhân.Sử dụng một trong các nhóm thuốc: Fibrat, Statin,acid Nicotenic, Resin, Omega- 3 , thuốc đông y: ngưu tất , cholestal hoặc phối hợp.
V. KẾT LUẬN:
Nghiên cứu trên 500 cán bộ chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
5.1. Số người có hội chứng chuyển hóa khá cao: 55,8%, có 54,23%,cán bộ nữ có 62,24%.
5.2. Tỉ lệ các thành phần trong hội chứng chuyển hóa là: THA 64,8 %, ở nam: 57,2% ở nữ 65,3%, tăng Tiglycerid 81,8% tăng LDL-C: 66,4%,của nam luôn cao hơn của nữ ở các nhóm tuổi, giảm HDL- C 49,4% ,ở nam:48,75%, ở nữ: 53,12%, tăng đường huyết lúc đói 26,2%, ở nam: 46,27 %, ở nữ 50 %, tăng vòng eo vượt ngưỡng 28,8%, ở nam: 38,55%, ở nữ: 44,89%.
5.3. Có sự gia tăng hội chứng chuyển hóa theo tích tuổi: Cán bộ nữ có tỉ lệ hội chứng chuyển hóa cao hơn nam. Tỉ lệ người tăng huyết áp của nữ cao hơn nam ở mọi lứa tuổi.Ở tuổi < 60 tỉ lệ tăng huyết áp của nam cao hơn nữ. Nồng độ Triglycerid của nam cao hơn nữ. Nồng độ HDL-C của nam thấp hơn nữ, đường huyết của 2 giới nam và nữ ngang nhau. Tỉ lệ vòng eo của nữ vượt ngữơng cao hơn của nam.
5.4. Đề suất một số biện pháp về chế độ theo dõi quản lý sức khỏe, chế độ ăn kiêng, tập luyện vận động và điều trị đối với người có hội chứng chuyển hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Đào Duy An (2005): Hội chứng chuyển hóa và các rối loạn liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp., Thời sự tim mạch học, Hội tim mạch TP.HCM,(86),tr.24 -28.
2. Alexander C.M.,et al (2003): NCEP-defined Metabolic Syndrome.Diabtes and Prevalence of Coronary Heart Disease mong NHANES III Participants Age 50 years and older.Diabets 52,pp. 1210-1214.
3. Anderson PJ, et al(2001):factor analysis of the metabolic syndrome:obesity vs insulin resistance as thecentral obnormality. In J Obes Renal Metab Disord 25,pp. 1782- 1788.
4. Angel Scuteri,MD,PhD, Samer S.Najjar, Christopher H.Morrell and Edward G.Lakatta(2005): The Metabolic syndrome in older individuals: Prevalence and Prediction of Cardiovascular Events. DIABETES Care 28,pp.882- 887.
5. Trương Quang Bình(2000):Các rối loạn lipid,lipoprotein ở bệnh động mạch vành. Luận án tiến sĩ y học.Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Thành Công,Nguyễn Thy Khuê(2005):Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân đái tháo đường type2.Tạp chí y học,ĐHYDTP.Hồ chí Minh,tập9(1),tr.23-30.
7. Trần Hữu Dàng :Bước đầu tìm hiểu hội chứng chuyển hóa ở BV. Trung ương Huế.HN hoa học toàn quốc lần II-2003, NXB Y Học, tr.44 .
8. Ngô Văn Điển, Đặng Xuân Tin:Nhận xét sự thay đổi lipid máu và mộ số chỉ số sinh hóa có liên quan ở ngươi cao tuổi tăng huyết áp .
9. Grundy SM, et al(2004): Definition of Mtabolic syndrome.Report of the National Heart,Lung and blood Institue/American Heart Association Conference on scientific issues related to definition. Circulation 109, pp. 433-438 .
10. Châu Ngọc Hoa:Khảo sát rối loạn chuyển hóa lipid trên bệnh nhân tăng huyết áp. Báo cáo hội thảo chuyên đề háng 10 – 1999 .
11. Lê Hoài Nam(2004):Tần xuất của hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân tăng huyết áp.Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú,chuyên ngành nội khoa, ĐHYD TP. Hồ Chí Minh.
12. Đặng Vạn Phước(204): Cập nhật chẩn đoán và điều trị hội chứng chuyển hóa.Hội thảo chuyên đề cập nhật hội chứng chuyển hóa. Tháng 8 – 2004.
13. Phan Hải Phương(2005):Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp có tuổi.Luận văn thạc sĩ y học,chuyên ngành lão khoa.ĐHYD TP. Hồ Chí Minh.
14. Lê Quang Tuấn(2005): Đặc điểm của hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tuổi trung niên, Luận văn thạc sĩ , chuyên ngành nội khoa.ĐHYD TP. Hồ Chí Minh.
15. Nguyễn T.Thu Thảo:Hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân ĐTĐ týpe 2 mới chẩn đoán.Luận văn TN BSCKII02-2004, ĐHYD TP.Hồ Chí Minh.
16. Nguyễn Thị Thêm: Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở cán bộ tỉnh Ninh Thuận. Tạp chí tim mạch học Việt Nam, số 47- 2007.