Google search engine

Sáng chế thành công con chip ghi lại hoạt động của não

(Bee) -Các nhà khoa học Canada vừa đưa ra công bố về một con chíp siêu vi được ví như một nơ-ron thần kinh, có khả năng thu nhận và truyền thông tin với các tế bào não, hứa hẹn trong việc trợ giúp các bệnh nhân mắc bệnh Parkinson và Alzheimer.


Bệnh Parkinson xuất hiện do các tế bào não kiểm soát vận động cơ bắp bị thoái hóa dần, dẫn đến các triệu chứng đi đứng khó khăn, cử động chậm, tay chân cứng và run, cơ mặt bị liệt.

Tiến sĩ Naweed Syed, chủ nhiệm nhóm sáng chế thành công chip siêu vi
Tiến sĩ Naweed Syed, chủ nhiệm nhóm sáng chế thành công chip siêu vi

Bệnh Alzheimer là bệnh thoái hóa cả não bộ không hồi phục, gây nên chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Tổn thương tế bào thần kinh ở vỏ não và những cấu trúc xung quanh làm sa sút trí nhớ, giảm phối hợp vận động, giảm cảm giác, nhận cảm sai…, cuối cùng là mất trí nhớ và chức năng tâm thần.

Theo thông tin các nhà khoa học tại trường đại học Calgary (Canada) đưa ra thì chíp siêu vi này có khả năng kiểm soát những trao đổi thông tin hóa học và điện năng với các tế bào não và tìm ra những thay đổi trong hoạt động của não bộ.

Khi đã vào được phạm vi này, các nhà khoa học có thể kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các loại thuốc để từ đó chữa trị một số bệnh về thần kinh nhanh chóng và chính xác.

Theo tiến sĩ Naweed Syed, chủ nhiệm nhóm nghiên cứu, những hoạt động tinh vi của não bộ đều có thể được ghi lại nhờ vào con chip này.

Nhờ vào chip siêu vi, hoạt động của não bộ ở mức ion và tiền phân bào đều được tìm ra, từ đó tạo nền tảng cho phát triển các loại thuốc trong điều trị các bệnh về suy thoái và rối loạn thần kinh. Phát minh này cũng tạo ra cơ hội cho việc cấy ghép chip siêu vi để giúp khôi phục những hình ảnh hay kí ức trước khi phát bệnh và những nơ-ron gây ra rối loạn thần kinh do mắc Parkinson và Alzheimer.

Hà Thư (Dailychilli)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO