Google search engine

Mướp đắng giải nhiệt mùa Hè món ăn ngon, bài thuốc quý…

nuoc-muop-dangMướp đắng (Bitter melon) hay còn gọi là khổ qua, tên khoa học là Momordica Charantia thuộc họ bầu bí, có nguồn gốc từ châu Á và châu Phi nhưng hiện nay có mặt ở nhiều nơi trên thế giới kể cả Âu- Mỹ… Nó có thể được trồng làm cảnh

Vài nét về quả mướp đắng
nuoc-muop-dangMướp đắng (Bitter melon) hay còn gọi là khổ qua, tên khoa học là Momordica Charantia thuộc họ bầu bí, có nguồn gốc từ châu Á và châu Phi nhưng hiện nay có mặt ở nhiều nơi trên thế giới kể cả Âu- Mỹ… Nó có thể được trồng làm cảnh hay lấy quả; quả có hình dài tròn, màu xanh, khi chín có màu đỏ, có những bướu nhỏ ở ngoài vỏ. Mướp đắng có vị đắng và theo Đông Y có tình hàn, giúp giải nhiệt, vừa là thức ăn lại kiêm chức năng chữa bệnh. Năm 1990 Liên Hợp Quốc đã đưa mướp đắng vào danh sách dược thảo chữa bệnh, nằm trong danh mục 6 loại dược thảo có tác dụng tốt nhất.
Tác dụng chữa bệnh của mướp đắng
* Chữa bệnh tiểu đường: Theo rất nhiều nghiên cứu các nhà khoa học đã phát hiện thấy mướp đắng có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh tiểu đường. Ví dụ, nghiên cứu của các chuyên gia ở Đại học Bologna Italia thực hiện ở 720 người mắc bệnh tiểu đường cho thấy mướp đắng đứng đầu danh sách 10 loại dược thảo điều trị tốt bệnh này. Khả năng làm giảm đường huyết có trong mướp đắng gồm  chanrantin, polypeptid-p và vicine…, những hợp chất này không chỉ làm giảm đường huyết mà còn cải thiện việc dung nạp gluco và làm giảm cholesterol. Cũng qua nghiên cứu, phát hiện thấy mướp đắng còn làm chậm quá trình thoái hóa võng mạc, một biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường.
* Mướp đắng với bệnh ung thư: Là loại quả có chứa nhiều thành phần hữu ích, đặc biệt là protein, các chất chống ôxi hóa… nên nó có tác dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn, nâng cao sức khỏe cho hệ miễn dịch. Một nghiên cứu mới nhất vừa công bố trên Tạp chí Nghiên cứu ung thư của Hiệp hội Ung thư Mỹ số ra tháng 3/2010 do nữ giáo sư Ratna Ray cùng cộng sự ở ĐH Saint Lonis, Mỹ thực hiện đã phát hiện thấy ngoài tác dụng giảm đường huyết và cholesterol, mướp đắng  còn có tác dụng kích hoạt một loạt các phản ứng hoạt hóa ở màng tế bào, làm cho các tế bào ung thư vú ở phụ nữ ngừng di căn và tiêu diệt các tế bào này. Một nghiên cứu khác của các chuyên gia Thụy Sỹ phát hiện thấy tác dụng làm co ngót khối u trong những người mắc bệnh ung thư tới trên 83% (liều 2,5%)và tăng tới 90,9% nếu dùng liều 5%. Ngoài ra các nhà khoa học còn phát hiện thấy loại dầu có trong hạt mướp đắng rất giàu cis(c)9, trans(t)11 và axit linonic t13…, những chất này có tác dụng triệt tiêu các mầm bệnh gây ung thư tá tràng và nhiều chứng bệnh nan y khác.
* Kích thích ăn uống, tiêu viêm, thoái nhiệt: Mướp đắng giúp kiện tỳ khai vị(kích thích chức năng tiêu hóa); Alkaloid trong mướp có công hiệu lợi tiểu, giúp máu lưu thông tốt, chống viêm, hạ sốt và tăng cường sức khỏe thị lực.
Một số cách dùng mướp đắng làm bài thuốc
Mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người mắc bệnh rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh.
* Mướp đắng trộn rau cần: Mướp đắng 200 gam, rau cần 200 gam, tương, tỏi giã nhuyễn, rau thơm, gia vị vừa đủ. Gọt sạch vỏ bỏ hạt thái thành sợi nhỏ và trần qua nước sôi, sau đó dội qua nước lạnh. Ráo nước trộn mướp đắng với rau cần và cho thêm các gia vị. Đây là món ăn dân dã, dễ làm, có tác dụng mát gan, thích hợp dùng cho nhóm người mắc bệnh cao huyết áp.
* Trà ướp mướp đắng: Sử dụng quả mướp đắng cắt phần trên, bỏ vỏ và cho trà vào trong ướp, treo trái mướp đắng ở nơi thoáng mát, một thời gian sau lấy xuống, rửa sạch, cắt nhuyễn trộn đều hãm trong vào ấm có tác dụng thanh nhiệt, giải khát rất tốt.
* Ngoài ra có thể dùng mướp đắng trực tiếp nấu nước uống: mướp đắng tươi rửa sạch (khoảng 500 gam), cắt thành lát nhỏ cho vào ấm, đổ 250 ml nước, đun 10-15 phút, để nguội dùng như nước, có tác dụng thanh nhiệt, sáng mắt, thích hợp dùng cho người bệnh về gan, bệnh mắt và cao huyết áp.

GIANG NAM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO