Google search engine

Khảo sát tỉ lệ mới mắc huyết khối tĩnh mạch sâu trên bệnh nhân nội khoa cao tuổi nằm viện có nguy cơ

TÓM TẮT

Mục Tiêu Nghiên Cứu:

Khảo sát tỉ lệ mới mắc huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) trên bệnh nhân nội khoa cao tuổi nằm viện có nguy cơ.

Phương Pháp Nghiên Cứu:            

Theo dõi tiến cứu

PGS TS BS Nguyễn Văn Trí

Khoa Y – Đại Hoc Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

ThS BS Diệp Thành Tường

Khoa cấp cứu hồi sức – Bệnh viện Đa Khoa Sài Gòn

 

Kết quả:     

Qua khảo sát 69 bệnh nhân nội khoa cao tuổi nằm viện có nguy cơ,chúng tôi phát hiện 2 trường hợp có huyết khối ở lần siêu âm thứ 1, và 11 trường hợp có huyết khối ở lần siêu âm thứ 2. Tỉ lệ mới mắc HKTMS trên bệnh nhân nội khoa cao tuổi nằm viện có nguy cơlà 16,42%.

Kết luận:

Tỉ lệ mới mắc HKTMS trên bệnh nhân nội khoa cao tuổi nằm viện có nguy cơlà 16,42%.

ABSTRACT :

Objectives:

Study proportion of deep vein thrombosis (DVT) in elderly

hospitalized patients at risk.

Methods: Prospective Follow-up Study

We screened 69 patients with acute respiratory failure, heart failure (grade III, IV), acute ischaemic stroke. Doppler ultrasound was used to study patients on admission at first day or second day and the second time at the week after (if the first time is negative)

Results:

          Among these 69 patients, 13 patients had a positive test: 2 at first ultrasound and 11  at second time. Incedence proportion of DVT was

16,42%.

Conclusions:

Incidence proportion of DVT in elderly hospitalized patients at risk was 16,42%                  

ĐẶT VẤN ĐỀ

HKTMS là tình trạng huyết khối (HK) làm tắc một phần hay toàn bộ tĩnh mạch sâu (TMS), thường gặp ở bệnh nhân nội khoa nằm viện đặc biệt trên bệnh nhân cao tuổi có bệnh cấp tính như suy hô hấp cấp, suy tim độ III, IV (NYHA), nhồi máu não. HKTMS là bệnh rất thường gặp và nghiêm trọng với biến chứng của bệnh. Sự nguy hiểm của HKTMS ở những bệnh nhân này là do những đặc điểm sau: tính phổ biến của những bệnh suy hô hấp cấp, suy tim độ III, IV (NYHA), nhồi máu não, phần lớn HKTMS không có triệu chứng lâm sàng (33%), chỉ có 11% có triệu chứng lâm sàng [8], 5% có biến chứng thuyên tắc phổi [3]. Do vậy, việc tầm soát và phòng ngừa bệnh này là cần thiết để phát hiện sớm, điều trị và ngăn chặn các biến chứng.

Trước đây, người ta cho rằng tỉ lệ HKTMS ở Châu Á  thấp hơn nhiều so với các nước phương Tây, năm 1980 tác giả Tso kết luận tỉ lệ HKTMS ở người Trung Quốc thấp hơn nhiều so với các nước phương Tây [10]. Đến 1998, tác giả Nandi chứng minh ngày nay tỉ lệ HKTMS ở người Châu Á đang gia tăng [7].

Tại Việt Nam, cho đến nay chưa có đầy đủ các số liệu về tỉ lệ mới mắc HKTMS trên bệnh nhân nội khoa cao tuổi nằm viện có nguy cơ. Việc không có đầy đủ số liệu khiến cho các bác sĩ không có cơ sở vững chắc cho việc chấp nhận sử dụng điều trị dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu cho các bệnh nhân cao tuổi nằm viện có nguy cơ tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, chúng tôi thực hiện đề tài này với mục đích xác định tỉ lệ mới mắc HKTMS trên bệnh nhân cao tuổi nằm viện có nguy cơ, để đặt ra vấn đề tầm soát, phát hiện sớm và tạo thêm cơ sở cho các bác sĩ áp dụng điều trị dự phòng cho đối tượng này.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Các bệnh nhân nam nữ từ 65 tuổi trở lên, có bệnh suy hô hấp cấp, suy tim III, IV, nhồi máu não, điều trị tại bệnh viện Đa Khoa Sài Gòn từ 2012 đến 2013.

Tiêu chuẩn chọn bệnh

◘ BN từ 65 tuổi trở lên.

◘ Suy hô hấp cấp nhưng chưa cần hổ trợ hô hấp.

◘ Suy tim III,IV (NYHA).

◘ Nhồi máu não cấp.

Tiêu chuẩn loại trừ

◘ Có thai, cho con bú, áp dụng phương pháp ngừa thai.

◘ Phẫu thuật trong vòng 3 tháng.

◘ Creatinin > 1,7 mg/dl (150µmol/l).

◘ Đặt nội khí quản.

◘ Nhiễm HIV.

◘ Tăng HA không kiểm soát được (HAmax> 200 mmHg, HAmin > 120mmHg hoặc cả hai).

◘ Loét dạ dày tiến triển.

◘ Quá mẫn với Heparin hoặc giảm tiểu cầu do heparin.

◘ Tiểu cầu < 100 000/ mm3

◘ PTT kéo dài.

◘ Điều trị kháng đông trên 2 ngày.

                     ◘ Bệnh nhân hay người nhà không đồng ý tham gia nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu:

Mô hình các bước tiến hành

 Các tiêu chuẩn chẩn đoán.

+ Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân:

Siêu âm duplex: có huyết khối trên siêu âm 3D và hình ảnh khuyết màu khi có màu.

+ Chẩn đoán suy hô hấpcấp [4].

Khi có lâm sàng với một trong hai tình huống sau:

– PaCO2> 45 mmHg và pH< 7,35.

–  PaO2< 60 mmHg hay SaO2< 90%.

+ Phân độ suy tim theo NYHA.

+ Chẩn đoán nhồi máu não [1]:

– Triệu chứng lâm sàng.

– CT Scan sọ não: Nhồi máu não.

KẾT QUẢ

Chúng tôi chọn được 69 bệnh nhân nội khoa cao tuổi  thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh và không có tiêu chuẩn loại trừ nào, điều trị tại bệnh viện Đa Khoa Sài Gòn từ năm 2012 đến năm 2013.

1.     Đặc điểm dân số nghiên cứu:

Bảng 1: Đặc điểm nhân trắc.

 
 

Nhaân traéc

n=69

 Tuoåi(naêm): trung bình( ± ñoä leäch chuaån)

 Giôùi tính: nam (%)

78,64(± 0,98)

29( 42,03%)

 

Mẫu nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhân cao tuổi, tỉ lệ nam nữ  gần bằng nhau.

Đa số bệnh nhân có cân nặng trung bình.

2. Tỉ lệ mới mắc huyết khối tĩnh mạch sâu:   

Qua khảo sát 69 bệnh nhân nội khoa cao tuổi nằm viện có nguy cơ,chúng tôi phát hiện 2 trường hợp có huyết khối ở lần siêu âm thứ 1, và 11 trường hợp có huyết khối ở lần siêu âm thứ 2. Tỉ lệ mới mắc HKTMS trên bệnh nhân nội khoa cao tuổi nằm viện có nguy cơlà 16,42%.

Biểu đồ 2. Tỉ lệ mới mắc huyết khối tĩnh mạch sâu.

Tỉ lệ mới mắc HKTMS là 16,42%.

3. Tỉ lệ mới xuất huyết:

Bảng : Tỉ lệ xuất huyết.

Như vậy, không có trường hợp xuất huyết nặng, và tỉ lệ xuất huyết khác là 4,35%.

BÀN LUẬN

Bảng 5: Tỉ lệ mới mắc HKTMS ở các nghiên cứu.

Vùng

nghiên cứu

Tác giả

(năm)

Tuổi

(TB)

Số

BN

Ngày

bất động

PP

 chẩn đoán

Tỉ lệ mới mắc

HKTMS

Phương Tây

Samama M

(1999) [9]

≥ 40

(73)

291

10

Siêu âm

13,9%

(40/288)

 

 

 

Châu Á

Gavin M Joynt

(2009) [6]

(60)

80

7

(CSTC)

Siêu âm

19%

(15/80)

Angral R

(2012) [2]

(55)

150

10

Siêu âm

6,6%

(10/150)

Hong KC

(2012) [5]

≥ 18

90

5-7

(CSTC)

Siêu âm

11,1%

(10/90)

Chúng tôi

(2013)

(78)

69

10± 2

Siêu âm

16,42%

(11/67)

Tỉ lệ HKTMS trên bệnh nhân nội khoa trên bệnh nhân nội khoa nằm viện có nguy cơ dao động từ 6,6% đến 19%.

Mẫu nghiên cứu của chúng tôi có nhiều điểm tương đồng với nhiều nghiên cứu khác trên Thế Giới; đặc biệt là nghiên cứu của tác giảHong KC với thời điểm nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, cỡ mẫu, phương thức chẩn đoán và tỉ lệ mới mắc huyết khối tĩnh mạch sâu.

Trong nghiên cứu của chúng tôi quy trình siêu âm được thực hiện chặt chẽ, có ghi hình, tĩnh mạch chi dưới được khảo sát ngang và dọc một cách liên tục, khảo sát hai bên có đối chiếu, so sánh và thực hiện siêu âm 2 lần.

Nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ mới mắc là 16,42%, cao tương đồng với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác. Với tỉ lệ mới mắc HKTMS cao như vậy thì việc tầm soát và dự phòng huyết khối trên bệnh nhân bệnh nhân nội khoa cao tuổi nằm viện có nguy cơ là vấn đề cần được quan tâm, điều này cũng phù hợp với khuyến cáo của Hội Tim Mạch Quốc gia Việt Nam năm 2011 về điều trị và dự phòng thuyên tắc huyết huyết khối tĩnh mạch đối với bệnh nhân có nguy cơ .

Y ĐỨC.

–  Có sự đồng thuận của BN.

– Nghiên cứu mô tả, sử dụng số liệu sẵn có và thông qua Hội Đồng Y Đức.

–   Bảo mật thông tin theo quy định.

KẾT LUẬN

Tỉ lệ mới mắc HKTMS trên bệnh nhân nội khoa cao tuổi nằm viện có nguy cơ trong nghiên cứu của chúng tôi là 16,42%.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO    

Tiếng Việt

1 .Vũ Anh Nhị, 2006. Thần Kinh Học, Nhà xuất bản đại học quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh, Tr. 245-78.

Tiếng Anh

2    Angral R, 2012. Incidence of Deep Vein Thrombosis and Justification of Chemoprophylaxis in Indian Patients: A Prospective Study. PubMed ID, 38(2):67-71.
3    Bornstein, 2010. Deep Vein Thrombosis after Ischemic Stroke: Rationale for a Therapeutic Trial.  Arch Phys Med Rehabil, 69 (11), 955-58.
4    Foster, 2010. Washington Manual of Medical Therapeutics. Lippincott Williams & Wilkins.
5    Hong KC, 2012. Risk Factor and Incidence of Deep Vein Thrombosis in Lower Extremities among Critically Ill Patients. Pubmed ID, eng21(13-14): 1840-6.
6    Joynt G M, 2009. The Incidence of Deep Venous Thrombosis in Chinese Medical Intensive Care Unit Patients. Hong Kong Med J, 15: 24-30.
7    Nandi P L, 1998. Deep Vein Thrombosis and Pulmonary Embolism in the Chinese Population. Hong Kong Med J, 16, 31-37.
8    Richard L, 1996. The Use of Plasma D-Dimer as a Screening Test in the Rehabilitation Setting. Stroke, 27 (9), 1516-20.
9    Samama M, 1999. Acomperison of Enoxaparin with Placebo for Prevention of Venous Thromboembolism in Acutely Illmedical Patients. NEJM, 341: 793-800
10    Tso S C,  1980. Deep Venous Thrombosis after Strokes in Chinese. Aust N Z J Med, 10 (5), 513-14.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO