Google search engine

Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp

HCCH ngày càng thấy phổ biến trên thế giới và ở nước ta. Đột quỵ là vấn đề thời sự ngày càng có tầm quan trọng trong y học và xã hội. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu đầy đủ HCCH trên BN đột qụy TMNCB cấp.

ThS. Nguyễn Văn Thảo,
TS. Đinh Minh Tân
TÓM TẮT
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

HCCH ngày càng thấy phổ biến trên thế giới và ở nước ta. Đột quỵ là vấn đề thời sự ngày càng có tầm quan trọng trong y học và xã hội. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu đầy đủ HCCH trên BN đột qụy TMNCB cấp. Do đó chng  tôi tiến hành nghiên cứu đề tài  này nhằm mục đích: khảo sát đặc điểm của HCCH ở BN đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp nằm điều trị ở Bệnh viện  Thống Nhất .
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiền cứu mô tả, cắt ngang. Chọn mẫu không xác suất từ 12- 2005 đến 8 -2006 được 214 BN, khám lâm sàng, làm XN cận lâm sàng. Phân độ THA theo JNC VII (2003), chẩn đoán HCCH theo tiêu chuẩn NCEP – ATP III – WHO có điều chỉnh vòng eo cho người châu Á. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 13.0.
III. KẾT QUẢ
Tổng số có 214 BN, nam147 BN(68,7%), nữ 67 BN (31,3%), chia 2 nhóm, nhóm I< 60T có 37 BN(17,3%); Nhóm II ³ 60T có177BN(82,7%).
Đặc điểm chung thành phần HCCH: vòng eo tb:  84,93 ± 9,74cm. VE của nam: 86,67 ± 8,92cm, của nữ: 81,13 ± 10,4cm.  Triglycerid (TG)tb: 177,54 ± 127,41mg%. Nhóm I<60T có TG = 265,29 ± 179,79 mg%, nhóm II ³ 60 T có TG = 159,19 ± 105,25mg %. HDL-C tb = 46,02 ± 10,02mg%, nhóm I: 46,26 ± 9,9mg%, nhóm II: 45,97 ± 10,37mg%. Đường huyết tb: 124,78 ± 50,25mg%, Nhóm I có ĐH: 136,71 ± 53,89mg%, nhóm II có ĐH: 122,29 ±49,26mg%. HATTh tb: 146,54 ± 1,57 mmHg, HATTr : 85,98 ± 8,54mmHg, HATTh có xu hướng tăng theo tuổi ở dân số chung và nam giới, HATTr có xu hướng giảm dần theo tuổi ở dân số chung và nữ. Theo NCEP ATPIII trong 214BN có 109BN thuộc HCCH (50,9%). Áp dụng NCEP ATPIII vòng eo cho người Châu Á, thu được 132BN có HCCH(61,7%), Nữ  80,6% cao hơn nam: 53,1%,P<0,0001. Nhóm I có HCCH: 83,8%, nhóm II: có HCCH: 57,1%, P<0,001. Trị số tb các thành phần HCCH ở BN theo NCEP ATPIII vòng eo người Châu Á THA 130/132 BN (98,5%), HATh: 146,44 ± 13,49 mmHg, HATTr: 86,21 ± 8,96. Glucose tb: 136,7 ± 5146 mg %, số BN có G > 110mg % 98 BN (59,8%), TG tb: 213,81 ± 140,66mg %, TG> 150mg% có 86BN (65,2%), HDL-C tb: 43,4 ± 9,38mg%, HDL-C< 40mg ở nam và nữ < 50mg % có 83BN(62,9%). Vòng eo tb: 87,38 ± 8,91cm, Vòng eo nam > 90cm và nữ > 80cm có 79 BN (59,8%), VE vượt ngưỡng ở nữ 85,2%, nam 42,3%. Số BN  ĐQTMNCBC thuộc HCCH có 3 yếu tố chiếm cao nhất 52,3%,4 yếu tố 34,8%, 5 yếu tố 12,9%.
IV. KẾT LUẬN:
1. Tỉ lệ BN ĐQTMN cục bộ cấp có HCCH 50,9% theo tiêu chuẩn NCEP-ATP III và 61,7% theo tiêu chuẩn NCEP-ATP III hiệu chỉnh vòng eo ở người Châu Á.Ở người có tuổi tỉ lệ này lần lượt là 46,3% và 57,1% tỷ lệ HCCH thay đổi theo giới nữ cao hơn nam, P < 0,005.
2. Theo tiêu chuẩn NCEP-ATP- III, tỉ lệ các thành phần trong HCCH  trên BN ĐQ TMNCB cấp thứ tự là: THA 99,1%, tăng ĐH 82,6%, tăng TG 73,4%, giảm HDL-C 67% và tăng VE 24,8%. Khi sử dụng tiêu chuẩn NCEP – ATP – III với vòng eo cho người Châu Á thì thứ tự này là: 98,5%; 74,2%; 65,2% và 59,8%.
3. Kiểu phối hợp giữa 3 yếu tố thường gặp nhất trong HCCH là THA – tăng TG – tăng ĐH theo tiêu chuẩn NCEP – TP – III, tăng HA – tăng TG – tăng ĐH và tăng HA – tăng VE – tăng ĐH theo tiêu chuẩn NCEP- ATP – III với vòng eo cho người Châu Á. Kiểu phối hợp giữa 4 yếu tố thường gặp trong HCCH theo cả 2 tiêu chuẩn đều là THA -TTG – giảm  HDL – tăng ĐH.

***

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hội chứng chuyển hóa (HCCH) bao gồm các yếu tố nguy cơ tim mạch liên quan đến THA, béo bụng, rối loạn lipid máu và đề kháng Insulin, HCCH ngày càng thấy phổ biến trên thế giới và ở nước ta. Tỷ lệ HCH ở các nước phương Tây hiện nay sắp sỉ 23% (19-26%) theo tiêu chuẩn NCEP-ATP III, và  sắp sỉ  28% (24 – 32%) theo tiêu chuẩn WHO, ở Mỹ người > 60T có HCCH 40%, nội thành TP.HCM thấy 12 % dân số bị HCCH.
Đột quỵ là vấn đề thời sự ngày càng có tầm quan trọng trong y học và xã hội, đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng thứ 3 sau ung thư và các bệnh tim mạch. Do vậy dự phòng đột quỵ nói chung và đột quỵ thiếu máu não cục bộ nói riêng là việc làm cấp bách, cần làm liên tục và lâu dài. Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về hội chứng chuyển hóa và mối liên quan giữa HCCH với bệnh mạch máu, ĐTĐ đột quỵ. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu đầy đủ HCCH trên BN đột qụy TMNCB cấp. Do đó chúng  tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: khảo sát đặc điểm của HCCH ở BN đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp nằm điều trị ở Bệnh viện  Thống Nhất .

II. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Thiết kế mô hình nghiên cứu: tiền cứu mô tả, cắt ngang.
2. Đối tượng nghiên cứu: các BN bị đột quỵ do TMNCB cấp được chẩn đoán lâm sàng  và cận lâm sàng điều trị tại BV Thống Nhất  từ 12-2005 đến 8-2006, chọn mẫu không xác suất. Khai thác tiền căn, bệnh sử, khám lâm sàng đo HA, đo vòng eo, làm XN máu thường qui, sinh hóa, nhóm mỡ, điện tim, XQ CT sọ não. Phân độ THA theo JNC VII (2003), chẩn đoán HCCH theo tiêu chuẩn NCEP – ATP III – WHO có điều chỉnh vòng eo cho người châu Á. Xử lý số liệu bằng toán thống  kê y học, phần mềm SPSS 13.0.
III. KẾT QUẢ :
3.1. Đặc điẻm về giới, tuổi: Tổng số có 214 BN, nam 147 BN ( 68,7%) nữ 67 BN (31,3%), tỉ lệ nam/nữ là 2,2; chia 2 nhóm < 60T có 37 BN (17,3%); ³ 60T có 177 BN (82,7%, trong đó tuổi 60 – 70T có 100 BN ( 46,7%), 75 – 89T: 68BN ( 31,8%), ³ 90T có 9 BN (4,2%). Theo Lê Văn Thành (1996) nghiên cứu TBMMN ở TP.HCM nam/nữ là 1,29; ở Tiền Giang là 1,17. Theo Bùi T. Lan Vi (2004) ở BV. Chợ Rẫy tỉ lệ nhồi máu não nam/nữ là 1,3.
3.2. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ:
Tần suất các yếu tố nguy cơ: Tiền căn: THA ở nam có 126BN (85,7%), nữ 52BN (77,6%), tiền căn ĐTĐ nam có 30 BN (20,4%), nữ 21BN (31,3%), bệnh mạch vành nam có 37 BN (25,2%), nữ 26BN(33,8%); bệnh van tim nam có 2BN(1,4%), nữ 4 BN (6%); phì đại thất trái nam có 40 BN (27,2%), nữ 10 BN (14,9%); rung nhĩ nam có 3BN (2%), nữ BN (6%); hút thuốc lá nam có 8 BN (55,8%), nữ 0 BN (0%); nghiện rượu nam có 11BN (7,5%), nữ 0 BN (0%). Phì đại thất trái, hút thuốc lá, nghiện rượu nam nhiều hơn nữ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05 – 0,0001.
3.3. Đặc điểm chung về thành phần của HCCH: (các bảng kèm theo).

Bảng 3.1 : Vòng eo tr
ung bình theo giới :

Giới

Số BN

Vòng eo TB ± SD

P

Nam

147

86,67 ± 8,92

< 0,0001

Nữ

67

81,13 ± 10,45

 

Chung

214

84,93 ± 9,74

 

Tỉ lệ vòng eo giữa nam và nữ khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,0001; phù hợp với NC của Lê Quang Tuấn(2005), Phan Hải Phương (2005) và Lê Hoài Nam(2004) .   

Bảng 3.2:  Vòng eo trung binh theo tuổi và giới :

Nhóm tuổi

 

< 60 T

≥ 60 T

VE  Tb  ±  SD (cm)

P

Chung

Nam

Nữ

87,27 ± 10,65

84,45 ± 9,5

88,21 ± 10,1

86,3 ± 8,62

84,33 ± 12,37

80,64 ± 10,16

> 0,05

< 0,0001

Bảng 3.3. Triglycerid trung bình và theo giới :

Giới

Số BN

TG Tb ± SD ( ml/dl)

P

Nam

Nữ

147

67

172,45 ± 126,4

188,69 ± 129,85

> 0,05

Cộng

214

177,54 ± 127,41

 

Triglycerid tb trong nc chúng tôi 177,54±127,41 mg/dl tương đương của Trần T. Lệ Tiên(2005):190,62 ±90,92 mg/dl, cao hơn của Lê Nguyễn Trung Đức Sơn(2001): 147 ±80,1 mg/dl, thấp hơn của Phan Hải Phương(2005):196,38±86,22 mg/dl, p < 0,05 .

Bảng 3.4: Triglycerid trung bình theo tuổi và giới:

Nhóm tuổi

Triglycerid TB ± SD  ( mg/dl)

P

Chung

Nam

Nữ

< 60 T

265,29 ± 179,79

259,41 ± 173,04

283,6 ± 209,54

> 0,05

≥ 60 T

159,19 ± 105,25

151,99 ± 103,45

173,97 ± 108,25

> 0,05

Bảng 3.5.  HDL – C  trung binh  dân số chung và theo giới :

Giới

Số BN

HDL-C Tb ± SD (mg/dl)

P

Nam

Nữ

147

67

45,28  ± 9,7

47,62  ± 11,18

> 0,05

Cộng

214

46,02  ± 10,22

 

Kết quả HDL-C huyết tương trung bình nc của chúng tôi    là 46,02±10,22 mg/dl tương đương nc Lê Hoài Nam(2004),cao hơn của Trần T.Lệ Tiên(2005): 37,39± 7,9 mg/dl và Trương Quang Bình(2000): 41,95 ±25,87 mg/dl, nhưng thấp hơn của Lê Quang Tuấn (2005) : 56,9 ±28,8mg/dl.

Bảng 3.6.  HDL – C trung bình theo tuổi và giới :

Nhóm tuổi

HDL-C Tb ± SD (mg/dl)

P

Chung

Nam

Nữ

< 60 T

≥  60 T

46,26 ± 9,9

45,97 ± 10,37

45,13 ± 10,12

45,32 ± 9,64

49,79 ± 8,79

47,23 ± 11,53

> 0,05

> 0,05

Bảng 3.7.  Đường huyết trung bình ở dân số chung và theo giới :

Giới

Số BN

Glucoza tb ± SD (mg/dl)

P

Nam

147

123,81 ± 54,22

> 0,05

Nữ

67

126,93 ± 40,5

 

Cộng

214

124,78 ± 50,25

 

Đường huyết trung bình lúc đói ở NC chúng tôi là 14,78 ± 50,25 mg/dl, tương đương của Trần T. Lệ Tiên(2005): 131,06 ± 90,92 mg/dl, nhưng cao hơn của Lê Hoài Nam(2004):94,88±20,07 mg/dl, Phan Hải Phuơng(2005):109,75 ±23,12 mg/dl và Lê Quang Tuấn(2005):104 ±40,4mg/d.   

Bảng 3.8. Glucoza trung bình theo tuổi và giới :

Nhóm tuổi

 

< 60 T

≥  60 T

Glucoza tb  ± SD (mg/dl)

P

Chung

136,71 ± 53,89

122,29 ± 49,26

Nam

138,6 ± 59,66

126,73 ± 41,89

Nữ

130,8 ± 31,72

120,33 ± 52,53

 

> 0,05

> 0,05

Bảng 3.9 . HA trung bình dân số chung và theo giới :

Giới

Số BN

HATTh ± SD  mmHg

HATTr ± SD  mmHg

Nam

Nữ

Cộng

147

67

214

146,94  ± 14,17

145,67  ± 15,49

146,54  ± 14,57

85,92 ±  8,74

86,12 ± 8,16

85,98 ± 8,54

P

> 0,05

Kết quả trung bình HATTh 146,54±1,57 mmHg, HATTr. 85,98 ± 8,54 mmHg đều cao hơn NC của Lê Quang Tuấn (2005): HATTh 123,5±16,5mmHg, HATTr 77,5±10,2mmHg ,p <0,05.
Kết quả NC của Trần T. Lệ Tiên(2005) HA TTh ở nam: 171 ±28 mmHg, ở nữ 162±28,5mmHg, HATTr.ở nam 95±15 mmHg, ở nữ 89 ±13 mmHg, đều cao hơn NC của chúng tôi, p < 0,05 .   

Bảng 3.10 : HATTh trung binh  theo tuổi và giới :

Nhóm tuổi

HATTh  tb  ± SD  (mmHg)

P

Chung

Nam

Nữ

< 60 T

≥  60 T

145,68 ± 12,81

146,72 ± 14,94

142,86 ± 10,13

147,9 ± 14,84

154,44 ± 16,67

144,3 ± 14,99

< 0,05

> 0,05

HATTh trung bình có xu hướng tăng theo tuổi ở dân số chung và nam giới.Nhóm tuổi < 60 có khác biệt giữa nam và nữ, p< 0,05 .

Bang 3.11. HA TTr. Tb theo tuổi và giới  :

Nhóm tuổi

HATTr.  tb  ±  SD  (mmHg)

P

Chung

Nam

Nữ

< 60 T

≥  60 T

87,03 ± 8,78

85,76 ± 8,5

86,43 ± 7,8

85,8 ± 8,97

88,89 ± 11,67

85,69 ± 7,52

> 0,05

> 0,05

Trị số trung bình HATTr có xu hướng giảm dần theo tuổi ở dân số chung và nữ. Không có sự khác biệt về HATTr giữa nam và nữ , p > 0,05 .   

3.4. Tỉ lệ chung của HCCH (NCEP-ATPIII): (các bảng kèm theo)
Chúng tôi ghi nhận  trên 214BN ĐQTMNCBC có 109 BN thuộc HCCH chiếm 50,9%. Người > 50 tuổi ở Mỹ có HCCH tới 40%, ở Châu Âu 30%, ở châu Á người ≥ 65t có HCCH là54%.Tỉ lệ HCCH trong NC chúng tôi cao hơn của Lê QuangTuấn(2005):26,6%,ChâuNgọcHoa(2005):27,8%,LêNguyễnTrung Đức Sơn(2001):18,5%, Trần Hữu Dàng & cs.(2005):40%, Lê Hoài Nam(2004): 38,2% và H.J.Milionis & cs.(2004): 46%, p < 0,05. Tỉ lệ HCCH ở BN ĐTĐ týp 2 trong NC của Nguyễn Thành Công (2004) : 77,6% cao hơn của chúng tôi , p < 0,05 .

Bảng 3.12. Tỉ lệ BN ĐQ TMNCB thuộc HCCH theo NCEP –ATP – III vòng eo Châu Á – TBD

Giới

Số BN

Tỉ lệ %

P

Nam

78/147

53,1

< 0,0001

Nữ

54/67

80,6

 

Tổng cộng

132/214

61,7

 

Kết quả thu được có 132 BN ĐQTMNCBC thuộc HCCH chiếm  61,7%, ở nữ có 80,6% nhiều hơn nam có 53,1%, p < 0,0001. Khi áp dụng tiêu chuẩn gốc của NCEP- ATP III, tần suất HCCH ở Singpore là12,2%, Đài Loan:15,425, Hàn Quốc: 6,8%, thấp hơn của Mỹ:21,8% (NHANES III). Nhưng áp dụng điểm chặn vòng eo cho người châu Á, thì HCCH ở Singapore tăng 17,9%, Đài Loan 21,2% và Hàn Quốc 10,9% ( Lee Wy &cs.2005). Ở Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH theo NCEP- ATP III với vòng eo châu Á thì tỉ lệ HCCH tăng lên rõ.Kết quả của chúng tôi HCCH 61,7% cao hơn NC của Châu Ngọc Hoa:35,9%, Lê Hoài Nam:51,% và Lê Quang Tuấn : 41,7%, nhưng thấp hơn của Nguyễn Thành Công: 86% .Khi phân tích theo nhóm tuổi < 60 có HCCH 83,8%; nhóm ≥ 60t có HCCH 57,1%, sự khác biệt có ý nghĩa, p < 0,0001; từng nhóm tuổi : < 60t có HCCH 83,8%; 60-74T có HCCH 59%;nhóm 75-89t có HCCH 60,3%; và ≥ 90t có HCCH 11,1%, sự khác biệt của các nhóm có ý nghĩa p < 0,0001 .

Bảng 3.13 .Trị số trung bình các thành phần HCCH ở BN đột quỵ TMNCB cấp thuộc và không thuộc HCCH theo ATP – III  VE  châu Á :

Thành phần

HCCH (-)

HCCH (+)

P

HATTh

HATTr

Vòng eo (cm)

TG (mg/dl)

HDL – C (mg/dl)

ĐH ( mg/dl)

146,71 ± 16,26

85,61 ± 7,87

81,0 ± 9,8

119,14 ± 71,37

50,24 ± 10,14

105,6 ± 41,87

146,44 ± 13,49

86,21 ± 8,96

87,38 ±  8,91

213,81±  140,66

43,40 ± 9,38

136,7 ± 51,46

>  0,05

>  0,05

<  0,0001

< 0,0001

< 0,0001

< 0,0001

Trị số HATTh và HATTr không có sự  khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ở 2 nhóm có và  không có HCCH ở BN đột quỵ TMNCB cấp .

Bảng .3. 14. Tỉ lệ các thành phần trong HCCH ( VE Chu  ) :   

Các thành phần HCCH

Số BN

Tỉ lệ %

HA ≥ 130/85mmHg

ĐH ≥ 110mg/dl

Triglycerid ≥ 150 mg/dl

HDL-C  < 40mg/dl (nam) < 50mg/dl (nữ)

Vòng eo > 90 cm (nam), > 80 cm ở nữ

130/132

98/132

86/132

83/132

79/132

98,5

74,2

65,2

62,9

59,8

Theo kết quả của Phan Hải Phương(2005): trong HCCH : THA 100%, Tăng TG 85%, giảm HDL-C 48,5%, tăngvòng eo 44% tăng ĐH 38%, riêng tăng ĐHcủa chúng tôi cao hơn của tác giả, có lẽ BN của chúng tôi bị ĐQTMNCBC nên đường huyết tương thường cao hơn .

B.3. 15. Tỉ lệ thành phần trong HCCH theo giới ( VE Chu  ) :

Thành phần của HCCH

Số BN (%)

P

Nam

Nữ

HA ≥ 130/85 mmHg

ĐH ≥ 110 mg/dl

Triglycerid ≥ 150 mg/dl

HDL-C < 40 mg/dl (nam), < 50mg/dl (nữ)

Vòng eo > 90 cm ở nam, > 80 cm ở nữ

76 (97,4%)

56(71,8%)

54 (69,2%)

47 ( 60,3%)

33 (42,3%)

54 (100%)

42(77,8%)

32 (59,3%)

36 (55,7%)

46 (85,2%)

KYNTK

KYNTK

KYNTK

KYNTK

KYNTK

Riêng tỉ lệ vòng eo vượt  ngưỡng ở nữ nhiều hơn nam, p < 0,0001 .

Bảng 3.16. Số các yếu tố kết hợp của HCCH ( NCEP – ATP –  III  VE  Chu  – TBD)
Tỉ lệ BN có 3 yếu tố, 4 yếu tố và 5 yếu tố của HCCH (VE Châu Á ) :

Số yếu tố (HCCH)

Số BN

Tỉ lệ %

3 yếu tố

4 yếu tố

5 yếu tố

69

46

17

52,3

34,8

12,9

Số BN ĐQTMNCBC thuộc HCCH có 3 yếu tố chiếm cao nhất 52,3%,4 yếu tố 34,8%, 5 yếu tô 12,9%. Theo nhóm tuổi tỉ lệ có 3 yếu tố chiếm đa số trong mỗi nhóm, nam chiếm cao hơn, ở nhóm 4 yếu tố thì nữ chiếm cao hơn. Các dạng kết hợp ở BN có 3 yếu tố : THA-TG-ĐH 21,7%;  HA-VE-ĐH: 21,7%; HA-HDL-ĐH:17,4%; HA-TG-HDL:3%; HA-VE-HDL:13%; HA-VE-TG: 11,6%; VE-TG-HDL:1,5%; Các dạng kết hợp 4 yếu tố HA-TG-HDL-ĐH:37%; HA-VE-TG-ĐH: 3,9%; HA-VE -HDL -ĐH: 21,7%; HA-VE-TG-HDL: 5,% ; VE -TG-HDL- ĐH:2,2% .

IV. KẾT LUẬN:
Nghiên cứu 214 BN đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
4.1. Tỉ lệ BN ĐQTMN cục bộ cấp có hội chứng chuyển hóa rất cao: 50,9% theo tiêu chuẩn NCEP-ATP III và 61,7% theo tiêu chuẩn NCEP-ATP III có hiệu chỉnh vòng eo ở người Châu Á. Ở người có tuổi tỉ lệ này lần lượt là 46,3% và 57,1% tỷ lệ HCCH thay đổi theo giới nữ cao hơn nam, p < 0,005.

4.2. Theo tiêu chuẩn NCEP-ATP- III, tỉ lệ các thành phần trong HCCH trên BN đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp thứ tự là: THA 99,1 %, tăng ĐH 82,6%, tăng TG 73,4%, giảm HDL – C 67% và tăng VE 24,8%. Khi sử dụng tiêu chuẩn NCEP – ATP – III với vòng eo cho người Châu Á thì thứ tự này là: 98,5%; 74,2%; 65,2% và 59,8%.
4.3. Kiểu phối hợp giữa 3 yếu tố thường gặp nhất trong HCCH là THA – tăng TG – tăng ĐH theo tiêu chuẩn NCEP – TP – III;  tăng HA – tăng TG – tăng ĐH và tăng HA – tăng VE – tăng ĐH theo tiêu chuẩn NCEP- ATP – III với vòng eo cho người Châu Á. Kiểu phối hợp giữa 4 yếu tố thường gặp trong HCCH theo cả 2 tiêu chuẩn đều là THA – TTG – giảm HDL – tăng ĐH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1.    Đào Duy An (2005): Hội chứng chuyển hóa và các rối loạn liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp., Thời sự tim mạch học, Hội tim mạch TP.HCM,(86),tr.24 -28.
2.    Alexander C.M.,et al (2003): NCEP-defined Metabolic Syndrome.Diabtes and Prevalence of Coronary Heart Disease mong NHANES III Participants Age 50 years and older.Diabets 52,pp. 1210-1214.
3.    Anderson PJ, et al(2001):factor analysis of the metabolic syndrome:obesity vs insulin resistance as thecentral obnormality. In J Obes Renal Metab Disord 25,pp. 1782- 1788.
4.    Angel Scuteri,MD,PhD, Samer S.Najjar, Christopher H.Morrell and Edward G.Lakatta(2005): The Metabolic syndrome in older individuals: Prevalence and Prediction of Cardiovascular Events. DIABETES Care 28,pp.882- 887.
5.    Trương Quang Bình(2000): Các rối loạn lipid, lipoprotein ở bệnh động mạch vành. Luận án tiến sĩ y học.Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
6.    Nguyễn Thành Công, Nguyễn Thy Khuê(2005): Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.Tạp chí y học, ĐHYD TP.Hồ chí Minh,tập9(1),tr.23-30.
7.    Trần Hữu Dàng, Nguyễn Ngọc Võ Khoa(2005): Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tai biến mạch máu nao. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Đại hội nội tiết và đái tháo đường Quốc gia Việt Nam lần thứ 3, tr.361-366.
8.    Nguyễn Văn Đăng (1998): Tai biến mạch máu não, NXB Y học – Hà Nội .
9.    Grundy SM, et al(2004): Definition of Mtabolic syndrome.Report of the National Heart,Lung and blood Institue/American Heart Association Conference on scientific issues related to definition. Circulation 109, pp. 433-438 .
10.    Huỳnh Thị Thúy Hằng(2004): Khảo sát sự kết hợp các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân thiếu máu não cấp.Hội nghị KHKT thường kỳ, Hội thần kinh học TP. Hồ Chí Minh.
11.    Lê Hoài Nam(2004):Tần xuất của hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân tăng huyết áp.Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú,chuyên ngành nội khoa, ĐHYD TP. Hồ Chí Minh.
12.    Vũ Anh Nhị và cs.(2005): Đột quỵ và bệnh lý mạch máu não.Sổ tay lâm sang Thần kinh sau đại học.NXB Địa  học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh, tr.99-130 .
13.    Đặng Vạn Phước(204): Cập nhật chẩn đoán và điều trị hội chứng chuyển hóa.Hội thảo chuyên đề cập nhật hội chứng chuyển hóa. Tháng 8 – 2004.
14.    Phan Hải Phương(2006): Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăn huyết áp có tuổi.Luận văn thạc sĩ y học, chuyên ngành lão khoa.ĐẠI HỌC y dược TP. Hồ Chí Minh.
15.    Lê Quang Tuấn(2005): Đặc đểm của hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tuổi trung niên, Luận văn thạc sĩ , chuyên ngành nội khoa.đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
XEM THÊM

DANH MỤC

THÔNG BÁO